Vài Nét Về Phật Giáo Du Nhập Vào Afghanistan

12/05/201112:00 SA(Xem: 9554)
Vài Nét Về Phật Giáo Du Nhập Vào Afghanistan

VÀI NÉT VỀ PHẬT GIÁO

DU NHẬP VÀO AFGHANISTAN


Afghanistan nằm giữa vùng Tây Á dân số khoảng 20 triệu người, diện tích 647.497 km2, với dân số tuy ít nhưng lại có nhiều chủng tộc như Puxtum, Tat-zit, U dơ bêch,… Ngôn ngữ chính của Afghanistan là Puxtum, Ba Tư và thổ ngữ, thủ đô là Kabul. Trên châu lục thì Afghanistan thuộc Trung Á, vì thế cho nên nó nằm ngay trên con đường xuyên Sil-road (con đường Tơ lụa), rất thuận lợi cho việc giao dịch thương mại, trao đổi văn hóa một số quốc gia lân cận. Có thể nói 300 năm trước Tây lịch dưới triều đại Asoka, Phật giáo đã vượt khỏi biên giới Ấn Độ, và phát triển rộng về phiá Nam, phiá Đông và Tây Ấn Độ.

Phiá Tây Bắc, Phật giáo du nhập vào các vương quốc Hy Lạo, đó là các vùng Gandhara, Pakistan và Afghanistan. Ở thế kỷ thứ I trước Tây lịch, một vùng đất rộng lớn bao gồm Bắc Ấn, Gandtara, Afghanistan cho tới thung lũng sông Tarim do hoàng đế Kaniska cai trị. Vị vua này là một tín đồ Phật giáo, dưới triều đại của ông đã tổ chức kết tập kinh điển lần thứ IV ở Kashmir và cũng chính nhà vua đã cử những vị cao tăng đem Phật giáo đến các vương quốc như Hy Lạp, Ai Cập, Syria… Tất cả những con đường các quốc gia nêu trên phải đi ngang qua Afghanistan rồi Trung Á và truyền sang Trung Hoa.

Vua Milanda gốc Hy Lạp từng trị vì ở Bactria nay là một phần của Afghansitan, ông cũng là một Phật tử, thời đại của ông sau Phật nhập Niết bàn khoảng 500 năm vào TK I trước Tây Lịch. Trong quyển Na Tiên Tỳ Kheo (Milindalinda), ông được giới thiệu như là một vị vua của người dân Yonakas, đây là một từ riêng lúc ban đầu chỉ cho người Hy Lạo có mặt tại Ionia (Tiểu Á ngày nay) nhưng về sau, từ Yonakas có nghĩa mở rộng hơn chỉ cho người Hy Lạp nói chung. Đất nước của người Yonakas và Kambojas được đề cập trong kinh Trung Bộ (kinh Assalayana), cho biết ở hai xứ này thay vì có 4 giai cấp như Ấn Độ, họ chỉ có hai giai cấp, đó là chủ nô và nô lệ.

Như chúng ta biết sau kết tập kinh điển lần thứ III ở Pataliputra dưới triều đại Asoka, các nhà truyền giáo Phật giáo đã được cử đến đất nước của người Yanakas gồm có vương quốc của Gonatas ở Mexedonia, sự kiện này được ghi trên các trụ đá thứ 2 và thứ 13 của Asoka. Trong các trụ đá của Asoka có ghi tên vị tu sĩ Dhmamarakkhita người gốc Hy Lạp được cử tới xứ Aparantaka để truyền đạo. Như vậy cho chúng ta biết khoảng 200 năm trước Milinda, người Hy Lạo đã biết đến đạo Phật và chính vì hoài nghi về số điểm trong nền giáo lý đạo Phật mà vua Milinda đã có cuộc vấn đạo với vị Tỳ kheo Na Tiên (Nagasena) và sau khi được giải thích, nhà vua trở thành một Phật tử thuần thành. Sau 17 năm ở ngôi vua, ông đã xuất gia đạt được quả vị A la hán.

Trong các tài liệu sử ghi lại, vương quốc của Milinda gồm vùng thung lũng Kabul (thủ đô của Afghanistan ngày nay), Peshawar, Punjab, Sindh, Pradesh, đây có thể nói là một vùng rộng lớn thuộc Tây Ấn Độ và Pakistan hiện nay. Ngoài cuộc vấn đáp đạo lý nổi tiếng giữa nhà vua và Na Tiên Tỳ kheo, nhà vua còn cho xây dựng một tu viện mang tên tu viện Milinda, cúng dường cho vị cao tăng Na Tiên, đồng thời ông cũng cúng dường rộng rãi cho chư Tăng trong xứ thời bấy giờ. Nhà sử học Plutarch ghi lại rằng vua Milinda qua đời như một vị xuất gia, các đô thị Ấn Độ đã chia nhau xá lợi nhà vua để tôn thờ.

Điều có ý nghĩa lớn là những đồng tiền đúc của vua Milinda đều mang biểu trưng bánh xe pháp Dharmacakra. Bia ký Shinkot cho biết vua Milinda đã có công lớn trong việc truyền bá đạo Phật giữa hai vùng Hindukouch va Sindh (theo History of culture of India people, quyển II trang 112 và quyển Political history of ancient India – 1955, trang 382). Nhà sử học này cho rằng triều đại của Milinda rất được nhân dân mến mộ trong chính sách cai trị của ông.

Sau vị vua Milinda có một ông vua Ấn độ là một Phật tử (gồm cả vùng Afghanistan và Trung Á) đó là hoàng đế Kaniska, ông thuộc bộ tộc Yueh-chi (Kushans) Trung Hoa gọi là Nguyệt Thị, từng cư trú vùng Tân Cương (Trung Quốc), vị tù trưởng Yueh-chi cũng gọi là bộ tộc Kusana đầu tiên chiếm lĩnh và cai trị Bắc Ấn Độ là vua Kadphises I cũng là một Phật tử, những đồng tiền đúc dưới thời ông đều có dòng chữ DHARMATHIDASA (tin thuần thành ở Pháp). Chính vì sanh ra trong dòng họ tin Phật như vậy cho nên Kaniska lên ngôi mang niềm tin Phật giáo trong việc cai trị đất nước.

Triều đại Kaniska (78-101 trước Tây lịch) là một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển Phật giáo tại Ấn Độ. Nó đánh dấu sự hưng khởi của Phật giáo Đại thừa và sự ra đời của những sáng tác văn chương Phật giáo với những tên tuổi sáng chói như : Parsa, Asvaghosa (Mã Minh), Thế Hữu (Vasumitra)… Trong lĩnh vực nghệ thuật, đây là thời kỳ các trường phái nghệ thuật Gandhara với nhiều tượng PhậtBồ tát mang nghệ thuật vóc dáng Hy Lạp cổ đại. Chính dưới triều đại Kaniska, Phật giáo được truyền bá rộng rãi ở Trung Á và Đông Á với sự bảo trợ của nhà vua, hoạt động hoằng pháp không ngừng được đẩy mạnh trong một vương quốc rộng lớn từ Trung Ấn Độ ngang qua Afghanistan đến các vùng Trung Á.

BÙI KHÁNH NHI
(Tuần báo Giác Ngộ)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/09/2011(Xem: 44998)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.