Cô Bé Visākhā

07/08/20148:03 SA(Xem: 6089)
Cô Bé Visākhā

MỘT CUỘC ĐỜI

MỘT VẦNG NHẬT NGUYỆT

TẬP 3

Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Nhà xuất bản Văn Học 2014


Cô Bé Visākhā


Rời Kuru, đức Phậthội chúng tỳ-khưu bây giờ đã lên đến năm trăm vị, lần lượt bộ hành một quãng đường xa diệu vợi, xuôi Nam, vượt Kosambī, vượt Kāsi, Bārāṇasī, vượt Māgadha, theo bờ Bắc sông Gaṇgā, xuống miền Đông đến vương quốc Aṇga, kinh thành Campā là một bộ tộc nhỏ nhưng giàu sang, thạnh mậu. Đây cũng là một địa chỉ có khá nhiều nhân duyên với giáo pháp.

Đức Phật chưa đến Aṅga, nhưng do giới thương buôn loan truyền, tin tức ấy đã đến nơi này từ mấy hôm về trước. Náo nức nhất là những người buôn bán làm ăn xa, đã có dịp nghe pháp tại Jetavanārāma hay Veḷuvanārāma. Trong số ấy có hai vợ chồng triệu phú Dhanañjaya và Sumanā Devi. Đặc biệt là triệu phú Meṇḍaka, cha của bà Sumanā Devi là người hoan hỷ nhất.

Lúc đức Phật dẫn đầu đoàn sa-môn trang nghiêm, vàng rực lần lượt trì bình khất thực tại thị trấn Bhaddiya thì tin lành ấy đã được truyền đến tai triệu phú Meṇḍaka. Ông liền cho gọi cô bé cháu ngoại, là Visākhā, lúc ấy mới bảy tuổi rồi nói rằng:

- Cháu yêu quý của ông! Đức Thế TônTăng chúng đang vân du hành hóa đến quê hương của chúng ta; ngài và hội chúng còn ở Bhaddiya ngày nào, là những ngày an vui và hạnh phúc cho hai ông cháu chúng ta đấy, cháu biết không?

Cô bé Visākhā mở tròn mắt, ngạc nhiên, ngây thơ hỏi:

- Tại sao thế ông ngoại? Không phải là chúng ta cũng đang sống trong an vui và hạnh phúc đó sao?

- Ừ, đúng là vậy! Triệu phú Meṇḍaka âu yếm vuốt mái tóc cô cháu gái – Nhưng ông đã được nghe pháp của đức Thế Tôn, ông mới hiểu được rằng, an vui và hạnh phúc của chúng ta hiện có ở đây, không được lâu bền; nó mong manh lắm, nó mau biến hoại, đổi khác lắm, như một đóa hoa buổi sáng nở, buổi chiều thì tàn vậy.

- Là hoa phù dung, cháu biết rồi – Cô bé Visākhā mau mắn nói - buổi sáng màu trắng, trưa màu hồng, chiều màu đỏ và tối thì tàn rụi. Cháu thấy rồi, và cháu thương cảm cho nó quá.

- Cháu thương cảm nó à?

- Phải, cháu thương cảm nó! Nên cháu thường nhặt những đóa hoa phù dung tàn ấy, bỏ trong ly nước, nhưng nó cũng không thở được, không sống được, ông ngoại à!

- Ừ, không thể sống được đâu! Ông triệu phú Meṇḍaka đăm chiêu một lát rồi nói tiếp - Đức Thế Tôn, các bậc Chánh Đẳng Giác cũng thương cảm chúng ta cũng như cháu thương cảm đóa hoa phù dung kia vậy. Do thế, đức Thế Tôn đã chỉ dạy một con đường cho chúng ta tìm thấy một loại an vui và hạnh phúc lâu bền hơn.

- Vậy là tuyệt! Cô bé Visākhā vỗ tay – Cháu cũng muốn nghe sự chỉ dạy ấy của đức Thế Tôn. Nhưng ngài ở đâu, thưa ông ngoại?

- Ngài đã đến rồi! Đức Thế Tôn ấy, sáng nay cùng với hội chúng sa-môn năm trăm vị đang đi trì bình khất thực hóa độ chúng sanh tại thị trấn Bhaddiya của chúng ta đấy.

- Thế tại sao ông ngoại và cháu không đi thăm, đảnh lễcúng dường đức Thế Tôn ấy rồi xin được nghe lời chỉ dạy.

- Đi chứ, đi chứ! Ông triệu phú cười vui, mau mắn nói – Nhưng hẵng đợi đến sớm mai. Bây giờ, cháu hãy chuẩn bị cho thật trọng hậu và hoành tráng nhất; nghĩa là phải có đủ năm trăm cỗ xe có ngựa kéo với đầy đủ tứ sự, lễ vật cùng năm trăm thị nữ, gia nhân... rồi ông cháu chúng ta đến thăm đức Thế Tôn, có lẽ đang ở tại một ngôi rừng nào đó ở ngoại ô...

Sau khi cô bé đi lo công việc, ông triệu phú suy nghĩ: “Cha mẹ nó đều là bậc trí thức, hiền thiện, đã từng được nghe pháp nhiều lần ở nơi này và nơi kia; riêng cô bé thì chưa. Nó lạ lắm. Nó tiềm tàng những phẩm chất cao quý mà ít người có được. Khi sinh ra, nó nằm gọn gàng trong cái bọc điều tinh khiết, trông kháu khỉnh, sáng rỡ như viên hồng ngọc, lại còn hương trời ở đâu mà tỏa ngát, thơm lừng cả nhà nữa chứ. Càng lớn lên trông nó càng mỹ miều, duyên dáng. Theo nhân tướng học, nó có năm vẻ đẹp quý phái, đó là xương, vóc, tóc, da và tuổi trẻ. Tuy mới bảy tuổi, chưa phát lộ toàn diện năm vẻ đẹp ấy nhưng rõ ràng tóc nó mượt mà, lóng lánh, dài rồi cuộn lên như đuôi công. Cặp môi của nó đỏ hồng đi liền với nụ cười xinh xắn, dịu dàng. Còn hàm răng của nó nữa, trắng trong, khít khao đều đặnsáng ngời như hai hàng bạch ngọc. Nước da cô bé mịn màng như cánh hoa sen màu vàng. Vóc nó trông mảnh mai, nhưng tiềm tàng một sức khỏe lạ lùng; có lần nó bồng một chú bê con trông nhẹ nhàng như ôm một bó bông! Điều đặc biệt, lúc nào, nó ăn uống đi đứng nằm ngồi đều toát ra cái phẩm chất cao quý, dường như không hề thấy thói hư tật xấu nào. Chỉ tiếc nó là gái, bằng không nó sẽ trở nên một bậc chí nhân, chí thiện trên đời này. Nhưng mà không sao, phải tạo cơ hội cho cô bé này được thân cận những bậc đại trí tuệ như đức Phật để cho nó được thăng hoa những phẩm chất ấy”.

Thế rồi, ngày hôm sau, ông triệu phú Meṇḍaka và cô bé Visākhā với năm trăm cỗ xe thực phẩm, lễ vật; năm trăm thị nữ, gia nhân rầm rộ, sang trọng không thua gì vua chúa đến khu rừng ngoại ô thăm viếng đức Thế Tônhội chúng tỳ-khưu.

Đức Phật biết trước chuyện này, là một nhân duyên lớn cho giáo pháp nên sáng nay đã không đi bát, ngài ngồi dưới một gốc cây lớn với hội chúng xung quanh.

Thấy được đức Phật, tự dưng cô bé Visākhā phát khởi đức tin trong sạch, niềm hoan hỷ bừng bừng tỏa sáng nơi khuôn mặt, nó nói nhỏ với ông ngoại:

- Đức Phậthội chúng sa-môn này có cái gì rất trong sạch, thiêng liêng, hoàn toàn khác với các đạo sĩ, du sĩ... với hình dong, y áo, tướng mạo lôi thôi, lếch thếch mà cháu thường gặp nhan nhản khắp mọi nơi, khắp mọi chỗ...

- Ừ, cháu nhận xét đúng đấy! Cái đó được gọi là tăng tướng và phẩm mạo thánh hạnh chỉ có được trong giáo hội của đức Tôn Sư thôi, cháu ạ!

Sau buổi đặt bát, cúng dường lớn, triệu phú Meṇḍaka và cô bé Visākhā còn được nghe pháp. Hôm ấy, đức Phật do biết được sự suy nghĩ trong tâm của ông triệu phú nên ngài nói về những tính xấu của con người cần phải loại bỏ, phải cần có trí tuệ soi sáng thường trực để nhận ra những thói quen, tật xấu nằm ngủ lưu niên lưu cữu trong dòng nghiệp của mỗi người. Nhờ vậy, mới hiển lộ được tư cách và phẩm chất tốt đẹp mà ai cũng sẵn có, rồi làm cho nó được thăng hoa, dần dần đưa đến toàn thiệntoàn mỹ. Muốn đi theo con đường ấy, ban đầu phải có ngũ giới, thập thiện, biết bố thí, cúng dường, biết mở rộng tấm lòng trong tương quan sự sống với con nguời, chúng sanhxã hội.

Sau buổi pháp thoại, ông triệu phú rưng rưng nước mắt thấy đức Phật thuyết một thời pháp đúng với tâm nguyện của mình nên ông đã có được đức tin vững chắc đối với Tam Bảo. Cô bé Visākhā, mặc dầu còn nhỏ, nhưng tinh thần đã đến mức tiến hoá bậc cao do căn duyên nhiều đời, nên đã chứng quả Nhập Lưu, hơn cả ông ngoại nó!

Khi về đến nhà rồi, hai ông cháu hoan hỷ quá, cứ huyên thuyên nói chuyện với nhau. Cha mẹ cô bé Visākhā, ông bà triệu phú Dhanañjaya và Sumanā Devi đi công việc ở xa về, nghe được, mỉm cười nói:

- Hai ông cháu thế là “bỏn xẻn” pháp, đức Thế Tôn sẽ cười chê đấy. Hai ông cháu đặt bát một lần thì chúng tôi sẽ đặt bát hai ba lần. Hai ông cháu được nghe pháp một lần thì chúng tôi sẽ nghe pháp hai ba lần cho mà xem.

Ôi, niềm vui nhẹ nhàng, thanh cao của cái gia đình hiền thiện này, ai mà không thèm muốn.

Thế là đức Phậthội chúng phải ở lại đây một thời gian nữa để gieo duyên với chúng sanh. Không những hai vợ chồng gia đình triệu phú này đặt bát cúng dường mà còn bạn bè, thân hữu cùng rất đông gia chủ ở trong thị trấn Bhaddiya nữa. Vậy là tôn giả Sāriputta và Ānanda thỉnh thoảng phải thay mặt đức Phật để thuyết pháp đến quần chúng tín mộ. Họ quy y rất đông.

Sau đó, đức Phật tiết lộ một chút về tương lai:

- Cô bé Visākhā kia, sau này sẽ trở thành một nữ đại thí chủ, mà công đức hộ trì Tam Bảo, cúng dường tứ sự đến tăng ni cũng không thua gì ông triệu phú hiền thiện Cấp Cô Độc đâu đấy!




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/09/2011(Xem: 45526)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :