Chương Sáu: Ba Kỳ Kiết Tập

22/11/20163:22 SA(Xem: 6191)
Chương Sáu: Ba Kỳ Kiết Tập

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
ẤN ĐỘ PHẬT GIÁO SỬ LUẬN 
Viên Trí
Nhà xuất bản Phương Đông

Chương sáu
BA KỲ KIẾT TẬP

 

1.Kiết tập kinh điển lần thứ nhất114:

Hầu hết các bộ phái Phật giáo đều nhất trí với nhau rằng, sau ngày đức Phật nhập đại Niết-bàn khoảng hai tháng, kỳ kiết tập kinh điển (Sangĩti) lần thứ nhất đã được nhóm họp, nhằm trùng tuyên lại kinh luật đồng thời giải quyết một số vấn đề liên quan đến uy tín của Tăng đoànniềm tin cùa giới Phật tử. Tuy nhiên, để cỏ thể hiểu được một cách chính xác một sổ sử liệu quan trọng đề cập đến vấn đề trên, người ta thường chia diễn biến đại hội thành những chủ đề chính như sau:

1.Động cơ và mục đích.

2.Không gian, thời gianthành phần tham dự.

3.Tiến trình của đại hội.

4.Tính xác thực của sử liệu

a. Động cơ và mục đích

Nguồn sử liệu có giá trị lịch sử liên hệ đến diễn biến trọng dại này là chương thứ 11 của Tiểu Phẩm ( Cullavagga) thuộc Luật Tạng ( Vinayapi). Tập Cullavagga nói rằng lý do chính của kiết tập thứ nhất bắt nguồn từ thái độ hành xử của Tỷ-kheo Subhadda 115.

Trong khi sự thị tịch cảu đức Phật đã gây nên sự trống vắng và đau khổ cùng cực đối với toàn bộ Phật giáo đồ, Tỷ-kheo Subhadda lại vui mừng và có những lời tuyên bố gây xôn xao trong giới Phật giáo. Ông nói rằng :” Thôi, đủ rồi thưa các ngài, đừng có than khóc thảm thiết nữa! Nay chúng ta đã thoát khỏi sự kiềm chế của Đại Sa Môn. Chúng ta sẽ không còn bị Đại Sa Môn làm bực mình bằng việc nói rằng “ cái này hợp với các ngươi, hay cái này không hợp với các ngươi”. Nhưng, nay chúng ta có thể làm bất cứ gì chúng ta thích, và những gì chúng ta không thích chúng ta sẽ không làm…” 116

Tôn giả Ca-diếp vô cùng lo lắng và xem lời tuyên bố ấy là một lời cảnh báo về tình trạng suy đồi đạo dức có thể xảy ra trong hàng ngũ Tỷ-kheo khi bậc đạo sư không còn nữa. Đay là lý do chính cảu kỳ đại hội này. Mặc dù có một vài sai khác về tên tuổi của vị Tỷ-kheo, Tìa liệu của một số bộ phái như Mahisasaka, Dharmagupta, Mahasamhika Vinayas, Sudarsama-vinayavibhasa và Vinayamatrka-sutra có cùng quan điểm với tập Cullvavaga> Ba tập Mahisasaka, Dharmagupta và Vinayamatrka-sutra nói rằng vị fTyr-kheo này có tên là Subhananda; trong khi ấy, theo Mahasamhika Vinayas, vị Tỷ-kheo này có tên Mahallanka; nhưng tập Sudarsama-vinayavibhasa lại nói ràng tên của ị đó là Subhadrama-hammaka.

Cần lưu ý rằng nhiều nguồn sử liệu quan trọng khác, ví dụ cảu Nhứ Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada), Dipavamsa( Đảo Sử), Tibetan Dulvan,…lại không xem trọng lí do vừa nếu trên 117. Tập Dipavamsa nói rằng động cơ và mục đích cảu kỳ kiết tập kinh điển lần thứ nhất là nhằm ổn định niềm tin của Tăng Nitín đồ Phật tử sau ngày đức Phật nhập diệt, vì theo tập Dulva của văn điển Tây Tạng, tôn giả Đại Ca-diếp nghe đồn rằng khi tôn giả Xá-lợi-phất nhập Niết-bàn, 80.000 Tỷ-kheo cùng thị tịch theo. Khi tôn giả Mục-kỉềti-ìỉên nhập Niết-bàn 70.000 người cùng thị tịch; và đã có hơn 18.000 vị thị tịch khi nghe tin đức Phật nhập Niết-bàn. Do vậy, lời dạy của đức Phật có thể biến mất như mây khói, tất cả Tỷ-kheo cỏ năng lực sẽ nhanh chống nhập diệt, Kinh tạng, Luật tạngLuận tạng của Ngài sẽ không còn lưu truyền. Sau khi nghe được lời đồn đãi và vu khống như thế, tôn giả Đại Ca-diếp kể lại các hiện tượng ấy cho chúng Tỷ-kheo biết và yêu cầu họ nhóm họp ở Câu-thi-la (Kusinãrã) và chúng Tỷ-kheo đã tán thảnh lời đề nghị đó118.

Ngài Phật-âm (Buddhaghosa) và Huyền Trang đồng ý với cách giải thích của Cullavagga. Tuy vậy, Huyền Trang thêm rằng không chỉ riêng Subhadda mà còn có nhiều Tỷ-kheo đã biểu hiện sự vui mừng sau thời điểm nhập diệt của Như Lai. Khi được biết như thế, tôn giả Đại Ca-diếp vô cùng xúc cảm và đau buồn; do vậy, ngài quyết định nhóm họp Tăng chúng để kiết tập kho tàng Phật pháp (Dhammapitaka), đồng thời trừng phạt những người phạm tội.

Mặt khác, theo thuyết của Mahavastu[1],Tỷ-kheo phát nguyện thị tịch sau sự kiện Đại Niết- bàn của đức Phật, nhưng tôn giả Đại Ca-diếp phản đối thủ tục ấy và nói ràng Tăng-già cần phải kiết tập chánh pháp, nếu không ngoại đạo sẽ nói rằng giáo pháp của Như Lai đã tan tành như mây khói.

b.Thời gian, không gianthành phần tham dự:

Phần lớn giới nghiên cứu đều nhất trí rằng kỳ kiết tập lần thứ nhất được tồ chức khoảng cuối tháng thứ hai hoặc đầu thứ ba sau ngày đức Phật nhập Niết-bàn, tức nhằm tháng thứ hai của mùa An cư (Vassãvãsa) năm ấy. Thủ đô của Ma-kiệt-đà (Magadha), tức thành Vương-xá (Rãjagaha), là nơi được Tăng-già chọn để tổ chức đại hội, vì tại đây chúng tăng không gặp khó khăn về vấn đề chỗ ở và lương thực trong suốt thời gian nghị sự. Có ý kiến cho rằng sở dĩ thành Vương-xá được chọn làm nơi kiết tập kinh điển vì vua A-xà-thế (Ajatasatru), đệ tử tín thành của đức Phật, phát nguyện cúng dường mọi nhu yếu phẩm cho Tăng-già trong suốt kỳ đại hội. Tuy nhiên, có một vài sai khác giữa các nguồn sử liệu về địa điểm chính xác của kỳ kiết tập.

Theo tập Cullavagga, kỳ kiết tập diễn ra ở hang động Thất-diệp (Sattapanni) tại đồi Vaihara gần núi Linh-thứu (Ragriha). Tập Tibetan Dulvala: cho rằng, đại hội được tổ chức tại hang độrng Nigrodha; nhưng theo Thuyết Xuất Thế bộ (Lokottaravãda), nơi diễn ra kỳ kiết tậpvị trí phía Bắc của ngọn núi Vebhãra (Sanskrit: Vaibhara) Theo Mã Minh. (Asvaghosa), kỳ kiết tập được tồ chức tại động Indrasala (hay Indasãlaguhã) của núi Gijjhakvita. Tuy nhiên, ngày nay, chứng cứ ghi lại trong tập Cullavagga được nhiều sử gia chấp nhận sau khi tính xác thực của nó được đối chiếu với các sử liệu được phát hiện về sau.

Hầu hết các sử liệu đều thống nhất rằng tổng số thành viên tham dự kỳ kiết tập Kinh Luật lần thứ nhất là 500 vị; nhưng theo Huyền Trang[2], tổng số Tỷ-kheo tham dự đại hội là 1.000 vị. Tuy nhiên, con số này rõ ràng đã được phóng đại; do vậy, thuyết  này được xem là không chính xác.

Theo hai tập Cullavagga và DĩpavaiỊisa[3], số lượng thành viên tham dự đại hội gồm 500 Arahant (A-la-hán), được Tăng-già bỏ phiếu bình chọn ngay tại thị trấn Câu-thi-na (Kusinãra) sau khi đức Phật nhập diệt. Trong khi ấy, nhiều nguồn tài liệu khác lại nói rằng, ngay từ lúc đầu, Tăng- già đã ủy quyền chọn lựa tư cách thành viên tham gia đại hội cho trưởng lão Đại Ca-diếp, và tổng số thành viên do ngài tuyển chọn là 499 vị A-la-hán. Tuy nhiên, Tăng-già không đồng ý với quyết định của trưởng lão Đại Ca-diếp khi không cho phép tôn giả Ananda tham dự kỳ kiết tập với lý do rằng tôn giả Ananda chưa chứng quả A-la-hán. Do sự thỉnh cầu cùa hội đồng Tỷ-kheo, cuối cùng ngài Đại Ca-diếp đồng ý cho tôn giả Ananda tham dự kỳ kiết tập. Vì lý do trên, người ta nói rằng mặc dù tôn giả Đại Ca-diếp được ủy quyền chọn lựa và quyết định các vấn đề, nhưng mọi việc chỉ có hiệu lực khi được Tăng-già thông qua.

            c.Tiến trình đại hội

Theo ghi chép của Cullavagga, tiến trình nghị sự rất đơn giản. Được Tăng-già cho phép, tôn . Đại Ca-diếp hỏi tôn giả Upãli về vấn đề giới 1uật theo mẫu thức sau:

 “Thưa tôn giả Upãli, giới Pãrajika (Ba-la-di) được han hành tại đâu?”

“Thưa tôn giả Đại Ca-diếp, tạiVesãlĩ.”

“Liến hệ đến người nào giới này được nói ra?”

“Liên hệ đến Sudina, con trai của Kalanda”

“Liên quan đến vấn đề gì giới Pãrajika (Ba-la. di) thứ nhất được nói đến?”

“ Thưa tôn giả, liên hệ đến dâm dục”.

Với hình thức tương tự, trưởng lão Đại Ca- diếp hỏi tôn giả Upãli về tất cả các học giới, nguyên nhân, nơi chốn, cá nhân liên hệ đến từng giới điều hỏi về cắc quy tắc, ai sẽ phạm tội, ai sẽ không phạm tội các học giới ấy. Bằng thể thức trên, toàn bộ Luật tạng được đại hội nhất trí thông qua.

Tương tự như trên, tôn giả Đại Ca-diếp hỏi tôn giả Ananda về năm bộ Nikãya, gồm lý do và đối tượng cụ thể của từng bài kinh được Phật thuyết giảng. Khi tôn giả Ananda có những câu trả lời thích đáng và trùng tuyên lại nội dung các bài kinh một cách chính xác. Kinh tạng hình thành với sự hoan hỷ của toàn thể đại hội.

Cần lưu ý rằng, mặc dù hoàn toàn đồng ý với tập Cullavagga về vai trò chủ đạo cuả tôn giả Đại Ca-diếp, Upãli và Ananda trong quá trình dại hội, ngài Phật Âm đặc biệt chỉ rõ những thành phần cụ thể của Kinh tạngLuật tạng được trùng tuyên trong kỳ kiết tập lần thứ nhất ở tác phẩm Samanta- pãsãdikã của mình. Trái lại, cùng với việc nêu ra các giải thích tường tận, chi tiết, tập Dĩpavamsa cho rằng tất cả 500 A-la-hán hiện diện trong kỳ kiết tập đều có vai trò tích cực trong quá trình kiết tập, cụ thể là sự đóng góp của các tôn giả Vangĩsa Pũma, Kassapa, Kãtyãyana và Kotthita. Bên cạn ấy, theo tập Tibetan Dulva và Huyền Trang, sau phần trùng tuyên Kinh tạngLuật tạng của tôn giả Upãli và Ananda, tôn già Đại Ca-diếp tuy đọc Luận (Abhidhamma). Tuy nhiên, quan điểm này hầu như không đứng vững, vì không có chứng cứ nào cho thấy Luận tạng là một phần của kỳ kiết tập thứ nhất. Trong khi ấy, giải thích của tập Mahavastu lại hoàn toafntrais ngược với truyền thồng Pali. Theo Mahavastu, tôn già Ca-chiên-diên ( Kãtyãyana) là vị diễn thuyết chính của đại hội, và chủ đê chính tôn giả trình bày là Thập địa (Dasabhumis). Về phần giải thích này, người ta nhấn mạnh rằng, tập Mahãvastu muốn bảo trì và đề cao truyền thống của Thuyết Xuất Thế bộ (Lokottaravãdin) thuộc Đại Chúng bộ (Mahã$amghika), ra đời trong giai đoạn phân chia bộ phái, nên tạo ra già thuyết trên[4].

Sau phần trùng tuyên Kinh Luật, tôn giả Ananda giải trình với hội đồng Tỷ-kheo lời di huấn của đức Phật. Đó là, nếu muốn và cảm thấy cần Tăng-già có thể sửa đổi một số giới điều nhỏ nhặt không quan trọng. Nhưng khi được hỏi các giới điều cụ thể ấy bao gồm những gì, tôn giả Ananda thú nhận rằng vì quá đau buồn trước sự ra đi vĩnh viễn của đức Phật, tôn giả đã quên hỏi Ngài[5]. Do vì không đạt được sự nhất trí nào về nội dung số giới điều cần phải sửa đổi, hoặc hùy bỏ, toàn thể hội nghị đồng ý với lời gợi ý của tôn giả Đại Ca-diêp là giữ nguyên toàn bộ giới luật do đức Phật chế định, không sửa đổi, hủy bỏ hay thêm thắt bất cứ gì vào Luật tạng.

Cần lưu ý ràng, theo Cullavagga, trưởng lão Purãna và 500 Tỷ-kheo đến dự đại hội ngay khi việc trùng tuyên vừa kết thúc, không đồng ý hoàn toàn nội dung Kinh và Luật đã được kiết tập; vì theo Puràna, giáo pháptrưởng lão nghe từ chính kim khẩu của đức Phật có nhiều điều sai khác. Hơn nữa, Puràna còn thêm vào 08 học giới liên quan đến vấn đề thực phẩm vào trong Luật tạng ngay trong kỳ kiết tập lần thứ nhất[6]. Tuy nhiên, Cullavagga không ghi lại chi tiết này.

Phần cuối cùng của đại hội lần thứ nhất là việc luận tội tôn giả Ananda và Chanda (Xa-nặc).Như các tài liệu thường đề cập, ban đầu tôn giả Ananda không có tên trong thành phần tham dự đại hội, vì lý do chưa chứng đắc A-la-hán; nhưng nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của chúng Tỷ-kheo, tôn giả được chính thức tham dự hội nghị với trách nhiệm đặc biệt vốn đã được giao phó. Thêm vào đó có một vài giả thuyết cho ràng tôn già Ananda chứng đắc quả vị A-la-hán ngay trước thời điểm khai mạc đại hội kiết tập; nhưng hầu hêt các sử liệu đều thống nhất ý kiếntôn giả Ananda bị hội đồng Tăng-già quy kết một số tội sau đây:

1. Tôn giả không xác định được các giới luật thứ yếu, không quan trọng được đức Phật cho phép bỏ.

2.Tôn giả đã giẫm đạp lên đại y của đức Phât trong khi may vả nó.

3.Tôn giả đã cho phép nữ giới đảnh lễ nhục thân cùa Thế Tôn trước.

4.Tôn giả đã không thỉnh cầu Thế Tôn cho phép Ngài trú thế thêm một tiểu kiếp nữa (kalpa)

5.Tôn giả đã cầu xin đức Phật cho phép phái nữ xuất gia, gia nhập Tăng đoàn.

Tập Tibetan Dulva[7] còn nêu ra hai tội mà tôn giả đã vi phạm, gồm:

1.Tôn giả đã không đem nước uống cho đức Phật, mặc dù Ngài ba lần yêu cầu.

2.Tôn giả đã để cho những người thuộc cấp thấp xem những bộ phận kín của đức Phật.

Dưới đây là giải trình của tôn giả Ananda với bảy lời buộc tội trên:

1. Vì quá đau buồn với sự ra đi vĩnh viễn của bậc đạo sư, tôn giả đã quên không hỏi đức Phật luật thứ yếu gồm những điều nào.

2.Vào lúc ấy gió thổi rất mạnh và không có ai ở đó để giúp, tôn giả buộc phải giẫm lên y của đức Phật.

3.Vì không muốn ngăn cản nên tôn giả cho phép nữ giới đảnh lễ nhục thân đức Phật trước; đồng thời qua việc làm ấy tôn giả muốn cảm hóa họ.

4.Vì đang bị quyền lực của Ma vương trấn áp, tôn giả không thể thỉnh cầu đức Phật trú thế thêm một tiểu kiếp nữa.

5.Tôn giả cầu xin đức Phật cho phép phái nữ xuất gia vì muốn báo đáp công ơn dưỡng dục của bà Ba-xà-ba-đề Kiều-đàm-di (Pajãpati Gotami) đối với Ngài.

6.Vì nước sông ở đó quá đục, tôn giả không dám dâng đức Phật uổng.

7. Tôn giả nho phép những người tính khí bình thường thấy bộ phận kín của đức Phật với dụng ý giúp họ loại trừ tính dâm dục.

Theo các nguồn sử liệu, sự giải thích của Ananda được đại hội xem nhưhợp lýhợp pháp. Tiếp đến, tôn giả Ananda thưa với đại hội rằng, trước giờ thị tịch, đức Phật để lại di huấn rằng, Tăng-già cần phải hành tội Phạm-đàn đối với Tỷ-kheo Chanda (Xa-nặc), người đánh ngựa cho đức Phật, để làm gương cho chúng Tỷ- kheo126. Lý do là vì nghĩ mình có công với đức Phật, Chanda tỏ ra cực kỳ cao ngạo, xem thường tất cả thành viên của Tăng-già từ thấp đến cao. Tăng-già dưa ra quyết định tẩy chay mọi quan hệ với Chanda. Khi quyết định được công bố Chanda vô cùng đau khổ và thật sự hối hận. Nhờ vậy, Chanda lập tức loại bỏ mọi lỗi lầm của tự thân và chứng đắc A-la-hán quả. Do thế, quyết định trừng phạt tự nhiên mất tính hiệu lực.

Có một sai khác nhỏ giữa tập Cullavagg và tậpTibetan Dulva về thời gian luận tội tôn giả Ananda[8]. Theo Cullavagga, tôn giả không hề gặp sự cản trở nào trong việc tham dự đại hội. Sau khi kiết tập xong Kinh Luật, hội đồng Tỷ-kheo mới vấn nạn Ananda về 7 tội danh đã đề cập trên. Tuy nhiên, tập Tibetan Dulva lại nói rằng, tư cách thành viên của Ananda là do tôn giả tự thân chứng quả A- la-hán mà không nhờ sự can thiệp của Tăng-già, và việc luận tội Ananda được tiến hành trước giờ khai mạc hội nghị. Trong khi ấy, ngài Huyền Trang lại không đề cập đến việc buộc tội, nhưng lại đề cập đến sự kiện tôn giả Ananda chứng đắc quả A-la- hán trước giờ khai mạc hội nghị, cần lưu ý rằng, các tác phẩm như Dĩpavamsa, Mahãvamsa, Mahãvastu, Samantapãsãdikã đều không đề cập đến những sai sót của tôn giả Ananda.

Tóm lại, đại hội kiết tập lần thứ nhất đã thành tựu được một số thành quả sau; (a) Kiết tập được Luật tạng dưới sự chủ ưì của tôn giả Upãli; (b) Kiết tập được Kinh tạng với sự chủ trì của tôn giả Ananda; (c) Luận tội tôn giả Ananda; và (d) Trừng phạt Tỷ-kheo Chanda.

 

d. Tinh xác thực của sử liệu128:

Có một vài học giả nghi ngờ về tính xác thực liên quan đến lịch sử kỳ kiết tập kinh điển lần thứ nhất. Nghi vấn được người ta thường nhắc đến là do học già người Đức, giáo sư Oldenberg, nêu ra cách đây hơn nữa thế kỷ. Theo Oldenberg, “câu chuyện kiết tập lần thứ nhất” không cỏ tính lịch sử, mà đó chỉ là một sự tưởng tượng thuần túy; hay hơn thế nữa, đó chỉ là sự sáng tạo của thời đại cổ xưa. Học giả này chỉ ra câu chuyện về cách hành xử bất kính của Tỷ-kheo Subhadda được ghi lại gần như đồng nhất trong hai tập Cullavagga và Kinh Đại-bát Niết- bàn (Mahãparinibbana Sutta). Tuy nhiên, Oldenberg lại cho rằng mặc dù chuyện ấy được Cullavagga diễn đạt như là nguyên nhân trực tiếp cho việc triệu tập đại hội, nhưng kinh Đại-bát Niết-bàn lại không hề để lại bất cứ sự ám chỉ nào đối với sự kiện quan trọng ấy. Oldenberg cho rằng, “sự im lặng này (argumentum ad silentio) được xem là bằng chứng[9] trực tiếp có giá trị nhất. Nó chứng tỏ hề biết gì về kỳ kiết tập lần thứ nhất”[10].

Trong thực tể, giáo sư Rhys Davids cũng nêu lên sự chống đối một cách nhẹ nhàng về tính nội bộ cảu thuyết trên, nhưng Rhys David lại nhận xét rằng dường như kết luận của Oldenbe cách giải thích quá vội vàng, nóng nảy về sự kiện tương phản thật sự mà ông ta đã nêu ra. Tương tự như thế, Kem chỉ ra động cơ khẳng định của Cullavagga không những không cỏ trong kinh Đại- bát Niết-bàn mà cả trong cuốn Dĩpavamsa. Do vậy, lập luận của Oldenberg là cỏ cơ sờ. Tuy nhiên, Kem cũng nói thêm rằng nhận xét thiếu thông minh cùa Oldenberg đã làm mất hiệu quả cái kết luận của ông ta về câu chuyện mang tính cục bộ của kỳ kiết tập lần thử nhất. Rockhill cũng kín đáo phản đối ý kiến của Oldenberg và cho rằng tính xác thực về kỳ kiết tập đã bị nghi ngờ một cách thiếu nền tảng.

Người đầu tiên nỗ lực chỉ ra nhược điểm cùa chủ trương Oldenberg là giáo sư L.De La Valee Pousin. Theo Pousin người ta không thể chỉ dựa vào việc kinh Đại Niết-bàn không ghi lại sự kiện trênđể bác bỏ tính xác thực của tất cả sử liệu còn lại. Trên nền tảng của nhiều nguồn sử kiện có giá trị đucợ chọn lọc,ý kiến phản bác của Oldenberg chứng tỏ thiếu tính thuyết phục và cần được loại bỏ. Thật ra, hành động bất kính của Tỷ-kheo Subhadda không được nhiều tài liệu xem là nguyên nhân chính của kỳ kiết tập; thậm chí, một vài sử liệu có giá trị không đề cập đến sự kiện ấy. Ví dụ, tác phẩm Tibetan Dulva diễn tả câu chuyện Tỷ-kheo Subhadda rất giống với kinh Đại-bát Niết-bàn nhưng không hề nói gì đến nó khi đề cập nguyên nhân của kỳ kiết tập. Như vậy, người ta không thể nói rằng, tác giả của Tibetan Dulva không hề biết gì về đại hội kiết tập lần thứ nhất! Bên cạnh ấy, theo học giả Jacobi, không nhất thiết kinh Đại-bát Niết- bàn phải diễn tả kỳ kiết tập đó. Quan trọng hơn nữa, theo nghiên cứu của Finot và Obermiller, đầu tiên, tập Cullavagga XI là một phần của kinh Đại-bát- niết-bàn; về sau nó được tách riêng và thêm vào tập Cullavagga. Sự kiện ấy có thể làm cho gợi ý của hai học giả này thực sự giá trị nhờ vào tác phẩm có tên là Samuktavathu, trong đó các giải thích của cả Đại- bát Niết-bàn và các kỳ kiết tập đều được bao gồm.

Cần lưu ý rằng, giới học giả chấp nhận tính lịchsử của kỳ kiết tập lần thứ nhất không có nghĩa là họ chấp nhận toàn bộ chi tiết của nó; lý do là vì vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về nội dung của sự kiện trọng đại này. Ví dụ, Pousin có khuynh hướng tin rằng ấy chỉ là cuộc hội họp đê tụng đọc Pãtimokkha. Trong khi ấy, Finot và N.Dutt cho rằng cuộc hội họp đó chỉ nhằm để xác định các giới điều thứ yếu, không quan trọng. Hay theo học già Minayeíĩ, nội dung của đại hội chia thành hai phần, trong đó phần thứ hai nói về việc biên soạn kinh điển của các thời đại sau khi các bộ phái ra đời, v.v... Tuy nhiên, điều quan trọng nhất cần phải xác định là hiện nay cả hai giới học giả Đông Tây đều thống nhất rằng nghi vấn của Oldenberg và những thứ cùng loại về tính xác thực của kỳ kiết tập lần thứ nhất là không có cơ sở, do vậy không cần phải tranh cãi.

2. Kiết tập kinh điền lần thứ hai:

a. Nguyên nhân:

Theo truyền thống Luật tạng, nguyên nhân cùa kỳ kiết tập lần thứ hai liên quan đến giá trị pháp lý của mười điều luật (Thập phi pháp sự) do các Tỷ- kheo người Bạt-kỳ (Vajji) thuộc thành Tỳ-xá-ly (P.Vesatì; s. Vaisãli) đề xướng. Tuy nhiên, thuyết “Năm Chướng Ngại của A-la-hán” (La-hán ngũ sự) đo Đại Thiên (Mahãdeva) chủ trương cũng được một số sử liệu quan trọng khác nêu ra. Do đó, người ta cho rằng nguyên nhân chính của kỳ kiết tập này bao gồm cả giáo lý lẫn giới luật.

b. Thời gian, không gianthành phần tham dự:

Phần lớn các sử liệu đều ghi lại rằng kỳ kiết tập lần thứ hai được tổ chức tại thành phố Vesali- tuy có một vài sai khác về niên đại, trú xứ và thành phần tham dự.

Theo Cullavagga, đại hội Vesali diễn ra khoảng một thế kỷ (từ 100 đến 137 năm) sau ngày đức Phật nhập Niết-bàn, do bởi chúng Tỷ-kheo Bạt- kỳ (Vajji) tự động đề xướngcho phép áp dụng mười vấn đề liên hệ đến đạo đức của Tỷ-kheo, không phù hợp với giới bổn Patimokkha. Nhưng ngài Huyền Trang khẳng định rằng, kỳ kiết tập diễn ra đúng 110 năm sau ngày thị tịch của đức Phật. Trong khi ấy, tài liệu của ngài Chơn Đế (Paramãrtha) lại ghi rằng, đại hội thứ hai được tổ chức đúng 116 năm sau ngày Phật Niết-bàn[11] tại  kinh đô Pataliputta (Ba-liên-phất hay Hoa Thị Thành), ngày nay thuộc thị trấn Patna của Ấn Độ dưới triều đại của Asoka (có lẽ là Kãlãsoka)[12].

Truyền thống của Theravada (Thượng Tọa Bộ) và Mahãsanghika Vinaya (Luật tạng của Đại chúng bộ) đều ghi rằng tu viện Vãlikãrama là nơi diễn ra hội nghị; nhưng theo Bu-ston, tên của tu viện ấy là Kusumapura. Tuy nhiên, người ta cho ràng có lẽ sử liệu Bu-ston đã nhầm lẫn tên thủ phù cùa thành phô ấy với trú xứ của kỳ kiết tập.

Theo một vài học giả, lãnh đạo tối cao của hội nghị (Sanghatthera) là trưởng lão Sabbakãmĩ, nhưng Bu-ston lại ghi chủ tọa đại hội là ngài Sabbakãml và Khujjasobhita (hay Kubjita). Trong khi ấy, sử liệu của Theravada, Dharmguptakas, Mahisasalcas Sarvastivãda lại quy trách việc chủ trì hội nghị cjj ngài Revata. Vỉ những bất đồng của các sử liệu khiến người ta thường kết luận rằng, đại hội kiết tập lần thứ hai không bầu chọn được chủ tọa hội nghị, Do vậy, tất cả công việc của đại hội đều do một hôi đồng tám vị trưởng lão, gồm bốn vị được tuyền chọn từ các quốc gia phía Tây và bốn vị được tuyển chọn từ các quốc gia phía Đông. Trưởng lão Sabbakãmĩ,  Sãlha, Khujjasobhita, và Vãsa- bhagãmỉka đại diện các quốc gia ở phía Tây; các trưởng lão Ravata, Sambhũta Sãnavãsĩ, Yasa và Sumana là của các nước ở phía Đông[13].

Tất cả các sử liệu đều thống nhất về số lượng thành viên tham dự gồm 700 vị[14], cần lưu ý rằng, theo Nalinaksha Dutt, không phải tất cả thành viêncủa hội nghị là A-la-hán, mà còn bao gồm một số Tỷ-kheo, cư sĩhọc thức uyên bác[15].

Diễn biến của đại hội:

Thuyết “Thập Phi Pháp Sự”

Theo tập Cullavagga (Tiểu Phẩm), khoảng hơn 100 năm sau ngày nhập diệt của đức Phật, các Tỷ- kheo của xứ Vajji (Bạt-kỳ) đề xướng mười điều luật (Dasa vatthũnĩ) liên hệ đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của chúng Tỷ-kheo. Sau đây là nội dung của mười vấn đề trên:

  1. SINGILONAKAPPA hay được phép cất chứa muối trong sừng để dùng những lúc cần thiết. Việc làm ấy phạm giới Pãcittiya 38 (Ba-dật-đề), cấm tích trữ lương thực.

 

2.   DVANGULAKAPPA hay được phép ân buổi inra khi bỏng mặt trời mới chếch khoảng hai ngón tay. Điều này phạm giởi Pãcittiya 37, cấm không được đùng cơm trưa quá giờ Ngọ.

3.   GÃMANTARAKAPPA hay được phép đi đến ngôi làng khác và ăn bữa cơm thứ hai ở đó trong cùng một ngày. Điều này phạm giới Pãcittiya 35 cấm ăn nhiều lần.

4.   AVÄSAKAPPA hay được phép cử hành lễ Uposatha (Bố-tát) nhiều địa điểm trong cùng một cương giới (sima). Việc làm này vi phạm với giới điều của Mahãvagga (Đại Phẩm, II, 8.3) về luật cư trú trong cùng một cương giới.

5.   ANUMATIKAPPA hay có thể đưa ra quyết định về một sự việc khi việc làm ấy đã kết thúc. Điều này cỏ nghĩa là phá vỡ kỷ cương tu viện.

6.   ACINNAKAPPA hay có thể làm việc theo tiền lệ, tức noi theo những thể lệ của người trước đã làm. Điều này cũng vi phạm kỷ cương tu viện.

7.   AMATITTHAKAKAPPA hay được phép dùng sữa hòa tan với nước sau bữa ăn. Điêu này phạm giới Pãcittiya 35, cấm ăn nhiều lần.

8.   JALOGIM-PÃTƯM hay được phép uống rượu hòa với đường, nước và chanh (toddy).Việc này làm này phạm giới Pãcittiya 51, cấm uống rượu và các thứ cỏ chất men gây say.

9.   ADASAMKAM-NISĨDAM hay được phép dùng tọa cụ không có viền. Điều này phạm giới Pãcittiya 89, cấm dùng các loại khăn, ra không có viền

10. JÃTARŨPARAJATAM hay được phép nhận vàng, bạc. Việc làm này phạm giới Nissaggiya-pãcittiya 18 (Ni-tát-kỳ ba-dật-đề), cấm thọ nhận vàng bạc.

Trong mười điều luật trên, thọ nhận vàng bạc do thập phương thiện tín cúng dườngvấn đề nghiêm trọng và gây tranh cãi nhiều nhất. Trong khoảng thời gian các Tỷ-kheo Vajji áp dụng các điều luật này, tôn giả Yasa, con trai của Bà-la-môn Kãkandaka, đến Vesali và tạm trú tại Mãhãvana trên ngọn đồi Kũtãgãra. Vào ngày Uposatha (Bố-tát), các Tỷ-kheo tại Vesali đặt một cái chậu đồng đầy nước giữa hội chúng Tỷ-kheo và kêu gọi hàng Phật tử tại gia cúng dường tiền đồng vào trong chậu. Họ giải thích với giới Phật tử tại gia rằng, sự cúng dường ấy sẽ được chi dụngdự trữ thực phẩm cho Tăng-già. Tôn giả Yasa xem việc làm ấy là phi pháp, vi phạm giới điều cấm cất chửa tiền bạc trong bộ Patimokkha (Ba-la-đề-mộc-xoa). Do vậy, tôn giả công khai chống đối các Tỷ-kheo Vajji và ngăn cấm Phật tử cúng dường. Tuy thế, giới Phật tử tại gia vẫn cúng dường chúng tăng; riêng tôn giả Yasa từ chối tất cả mọi thứ cúng dường cho ngài.

Các Tỷ-kheo tại Vesali vô cùng tức giận quyết định trừng phạt Yasa bằng việc buộc tôn giả phải tuân thủ pháp lệnh Patisãrananiya-kamma (Luật hòa giải -Act of Reconciliation), vì đã trách mắngchửi rủa tín đồ. Để phục tùng sự trừng phạt này, người phạm tội phải đi xin lỗihòa giải với hàng Phật tử. Do đó, Yasa phải đến từng nhà Phật tử; nhưng thay vì nói lòi xin lỗi, tôn giả bảo vệ quan điểm của mình trước giới Phật tử. Sự biện luận hùng hồn của Yasa đã chinh phục được các Phật tử tại gia, khiến họ trở lại ủng hộ Yasa, thật sự xem tôn giả là Tỷ-kheo nghiêm túc trong việc hành trì giới luật. Kết quả này đã làm cho sự tức giận của các Tỷ-kheo xứ Vajji gia tăng. Họ quyết định áp đặt luật “Ukkhepaniya-kamma”(Exco-mmuni-cation) đối với tôn giả Yasa, nghĩa là trục xuất đương sự ra khỏi Tăng đoàn.

Sau khi lịnh trừng phạt được công bố, Yasa đi đến Kosambi (S. Kausãmbĩ). Từ đây, tôn giả gởi đặc sứ đến vùng Avanti, cùng các quốc gia ở phía Tây cũng như phía Bắc, mời tất cả Tỷ-kheo đến nhóm họp để giải quyết vấn đề, nhằm loại trừ các điều phi pháp ra khỏi giới luậtbảo trì sự thanh tịnh cho Tăng-già. Từ Kosambi, Yasa đến gặp thượng tọa Sambhũta Sanãvãsĩ đang cư trú tại đồi Ahoganga, trình giải mười điều luật của nhóm Tỷ-kheo Vajji đề xướng lên trưởng lão Sanãvãsĩ và yêu cầu trưởng lão nghiên cứu, xem xét. Trưởng lão Sanãvãsĩ đồng ý nhận lời. Trong khoảng thời gian đó, đáp lại lời mời của tôn giả Yasa, khoảng 60 vị A-la-hán từ quốc gia Pãva ở phía Tây, 80 vị từ Avanti và các nước ở phía Bắc cùng tụ hội tại đồi Ahoganga.

Tuy nhiên, toàn thể chúng Tỷ-kheo A-la-hán này đều cho rằng những vấn đề trên thật ra rất

 

 

 

chức đúng 116 năm sau ngày Phật Niết-bàn[16] kinh đô Pataliputta (Ba-liên-phất hay Hoa [xrrr

 

Thành), ngày nay thuộc thị trân Patna của Ấ

dưới triều đại của Asoka (có lẽ là Kãlãsoka)[17].

 

Truyền thống của Theravada (Thượng Tọa

và Mahãsanghika Vinaya (Luật tạng của Đại chúng bộ) đều ghi rằng tu viện Vãlikãrama là nơi diễn ra hội nghị; nhưng theo Bu-ston, tên của tu viện ấy là Kusumapura. Tuy nhiên, người ta cho ràng có lẽ sử liệu Bu-ston đã nhầm lẫn tên thủ phù cùa thành phô ấy với trú xứ của kỳ kiết tập.

Theo một vài học giả, lãnh đạo tối cao của hội nghị (Sanghatthera) là trưởng lão Sabbakãmĩ, nhưng Bu-ston lại ghi chủ tọa đại hội là ngài Sabbakãml và

Khujjasobhita (hay Kubjita). Trong khi ấy, Sừ \ịì của Theravada, Dharmguptakas, Mahisăsalcas Sarvastivãda lại quy trách việc chủ trì hội nghị cjj ngài Revata. Vỉ những bất đồng của các sử li&j khiến người ta thường kết luận rằng, đại hội kiết tập lần thứ hai không bầu chọn được chù tọa hội nghị, Do vậy, tất cả công việc của đại hội đều do một hôi đồng tám vị trưởng lão, gồm bốn vị được tuyền chọn từ các quốc gia phía Tây và bốn vị được tuyển chọn từ các quốc gia phía Đông. Trưởng lẫo Sabbakãmĩ, Sãỉha, Khujjasobhita, và Vãsa- bhagãmỉka đại diện các quốc gia ở phía Tây; các trưởng lão Ravata, Sambhũta Sãnavãsĩ, Yasa và Sumana là của các nước ở phía Đông[18].

Tất cả các sử liệu đều thống nhất về số lượng thành viên tham dự gồm 700 vị[19], cần lưu ý rằng, theo Nalinaksha Dutt, không phải tất cả thành viêncủa hội nghị là A-la-hán, mà còn bao gồm một số Tỷ-kheo, cư sĩhọc thức uyên bác[20].

Diễn biến của đại hội:

Thuyết “Thập Phi Pháp Sự”

Theo tập Cullavagga (Tiểu Phẩm), khoảng hơn 100 năm sau ngày nhập diệt của đức Phật, các Tỷ- kheo của xứ Vajji (Bạt-kỳ) đề xướng mười điều luật (Dasa vatthũnĩ) liên hệ đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của chúng Tỷ-kheo. Sau đây là nội dung của mười vấn đề trên:

  1. SINGILONAKAPPA hay được phép cất chứa muối trong sừng để dùng những lúc cần thiết. Việc làm ấy phạm giới Pãcittiya 38 (Ba-dật-đề), cấm tích trữ lương thực

 

2.   DVANGULAKAPPA hay được phép ân buổi inra khi bỏng mặt trời mới chếch khoảng hai ngón tay. Điều này phạm giởi Pãcittiya 37, cấm không được đùng cơm trưa quá giờ Ngọ.

3.   GÃMANTARAKAPPA hay được phép đi đến ngôi làng khác và ăn bữa cơm thứ hai ở đó trong cùng một ngày. Điều này phạm giới Pãcittiya 35 cấm ăn nhiều lần.

4.   AVÄSAKAPPA hay được phép cử hành lễ Uposatha (Bố-tát) nhiều địa điểm trong cùng một cương giới (sima). Việc làm này vi phạm với giới điều của Mahãvagga (Đại Phẩm, II, 8.3) về luật cư trú trong cùng một cương giới.

5.   ANUMATIKAPPA hay có thể đưa ra quyết định về một sự việc khi việc làm ấy đã kết thúc. Điều này cỏ nghĩa là phá vỡ kỷ cương tu viện.

6.   ACINNAKAPPA hay có thể làm việc theo tiền lệ, tức noi theo những thể lệ của người trước đã làm. Điều này cũng vi phạm kỷ cương tu viện.

7.   AMATITTHAKAKAPPA hay được phép dùng sữa hòa tan với nước sau bữa ăn. Điêu này phạm giới Pãcittiya 35, cấm ăn nhiều lần.

8.   JALOGIM-PÃTƯM hay được phép uống rượu hòa với đường, nước và chanh (toddy).Việc này làm này phạm giới Pãcittiya 51, cấm uống rượu và các thứ cỏ chất men gây say.

9.   ADASAMKAM-NISĨDAM hay được phép dùng tọa cụ không có viền. Điều này phạm giới Pãcittiya 89, cấm dùng các loại khăn, ra không có viền

10. JÃTARŨPARAJATAM hay được phép nhận vàng, bạc. Việc làm này phạm giới Nissaggiya-pãcittiya 18 (Ni-tát-kỳ ba-dật-đề), cấm thọ nhận vàng bạc.

Trong mười điều luật trên, thọ nhận vàng bạc do thập phương thiện tín cúng dườngvấn đề nghiêm trọng và gây tranh cãi nhiều nhất. Trong khoảng thời gian các Tỷ-kheo Vajji áp dụng các điều luật này, tôn giả Yasa, con trai của Bà-la-môn Kãkandaka, đến Vesali và tạm trú tại Mãhãvana trên ngọn đồi Kũtãgãra. Vào ngày Uposatha (Bố-tát), các Tỷ-kheo tại Vesali đặt một cái chậu đồng đầy nước giữa hội chúng Tỷ-kheo và kêu gọi hàng Phật tử tại gia cúng dường tiền đồng vào trong chậu. Họ giải thích với giới Phật tử tại gia rằng, sự cúng dường ấy sẽ được chi dụngdự trữ thực phẩm cho Tăng-già. Tôn giả Yasa xem việc làm ấy là phi pháp, vi phạm giới điều cấm cất chửa tiền bạc trong bộ Patimokkha (Ba-la-đề-mộc-xoa). Do vậy, tôn giả công khai chống đối các Tỷ-kheo Vajji và ngăn cấm Phật tử cúng dường. Tuy thế, giới Phật tử tại gia vẫn cúng dường chúng tăng; riêng tôn giả Yasa từ chối tất cả mọi thứ cúng dường cho ngài.

Các Tỷ-kheo tại Vesali vô cùng tức giận quyết định trừng phạt Yasa bằng việc buộc tôn giả phải tuân thủ pháp lệnh Patisãrananiya-kamma (Luật hòa giải -Act of Reconciliation), vì đã trách mắngchửi rủa tín đồ. Để phục tùng sự trừng phạt này, người phạm tội phải đi xin lỗihòa giải với hàng Phật tử. Do đó, Yasa phải đến từng nhà Phật tử; nhưng thay vì nói lòi xin lỗi, tôn giả bảo vệ quan điểm của mình trước giới Phật tử. Sự biện luận hùng hồn của Yasa đã chinh phục được các Phật tử tại gia, khiến họ trở lại ủng hộ Yasa, thật sự xem tôn giả là Tỷ-kheo nghiêm túc trong việc hành trì giới luật. Kết quả này đã làm cho sự tức giận của các Tỷ-kheo xứ Vajji gia tăng. Họ quyết định áp đặt luật “Ukkhepaniya-kamma”(Exco-mmuni-cation) đối với tôn giả Yasa, nghĩa là trục xuất đương sự ra khỏi Tăng đoàn.

Sau khi lịnh trừng phạt được công bố, Yasa đi đến Kosambi (S. Kausãmbĩ). Từ đây, tôn giả gởi đặc sứ đến vùng Avanti, cùng các quốc gia ở phía Tây cũng như phía Bắc, mời tất cả Tỷ-kheo đến nhóm họp để giải quyết vấn đề, nhằm loại trừ các điều phi pháp ra khỏi giới luậtbảo trì sự thanh tịnh cho Tăng-già. Từ Kosambi, Yasa đến gặp thượng tọa Sambhũta Sanãvãsĩ đang cư trú tại đồi Ahoganga, trình giải mười điều luật của nhóm Tỷ-kheo Vajji đề xướng lên trưởng lão Sanãvãsĩ và yêu cầu trưởng lão nghiên cứu, xem xét. Trưởng lão Sanãvãsĩ đồng ý nhận lời. Trong khoảng thời gian đó, đáp lại lời mời của tôn giả Yasa, khoảng 60 vị A-la-hán từ quốc gia Pãva ở phía Tây, 80 vị từ Avanti và các nước ở phía Bắc cùng tụ hội tại đồi Ahoganga.

Tuy nhiên, toàn thể chúng Tỷ-kheo A-la-hán này đều cho rằng những vấn đề trên thật ra rất tế nhị và khá khó khăn, do vậy cần phải tham khảo ý kiếntranh thủ sự ủng hộ của thượng tọa Revata đang cư trú tại Soreyya; vì Ravata không những nổi tiếng do học sâu hiểu rộng, mà còn rất uyên thâm trong lãnh vực tâm linh, được tất cả mọi người kính phục. Do vậy, toàn thể hội chúng quyết định lên đường để yết kiến thượng tọa. Sau một thời gian dài du hành, phải đoàn đă gặp Revata tại Sahajãti. Nhờ sự giới thiệu cùa trưởng lão Sambhũta Sanãvãsĩ, tôn giả Yasa tiếp cận được Revata và lần lượt trình mười nghi vấn trên trước ngài. Thượng tọa Revata tuyên bố tất cả mười điều luật trên của Tỷ-kheo Vajji đều không phù hợp với pháp luật, do đó không có giá trị

Trong thời gian ấy, chúng Tỷ-kheo Vajji cũng bận rộn với chương trình hành sự riêng. Họ cũng đến Sahajãtĩ, dâng cúng rất nhiều lễ vậtgiá trị cho Revata để mong được ngài ủng hộ. Tuy nhiên, thượng tọa đã từ chối mọi lễ vật với lời cám ơn lịch sự. Các Tỷ-kheo Vajji vẫn không chịu bỏ cuộc. Họ tiếp cận vị đệ tử thân tín của ngài là Tỷ-kheo Uttara, tặng quà và khuyến dụ vị này thuyết phục thượng tọa nhận lời; nhưng Uttara cũng thất bại và bị Revata trách máng vì đã xúi giục ngài làm công việc trái với giới luật.Theo sự gợi ý của Revata, phái đoàn Tỷ-kheo đã trở về lại Vesali[21] để giải quyết việc tranh cãi ngay nơi nó phát sinh. Bảy trăm vị Tỷ-kheo cùng nhóm họp để quyết định vấn đề trên, nhưng vì quá  đông người nên chủ đề bàn luận không tập trung, tiêu hao quá nhiều thời gian. Sau cùng, toàn thể hội nghị quyết định tuyển chọn tám vị A-la-hán, bốn vị ở phía Đông và bốn vị ở phía Tây, giao vấn đề quan trọng ấy cho hội đồng này giải quyết.Tỷ-kheo Ajita được chỉ định làm người điều chỉnh (gần như chức thư ký) của hội đồng[22].

Cần lưu ý rằng, trong thời gian ấy, Tỷ-kheo già nhất của giáo hộiđại trưởng lão Sabbakãmĩ, người được tôn giả Ananda làm lễ xuất gia 120 năm trước, vẫn còn sống và đang trú tại Vesali. Do đó, khi hội đồng nhóm họp, thượng tọa Revata đề nghị thỉnh đại trưởng lão Sabbakãmĩ chứng minh và trình toàn bộ sự việc ấy lên để ngài có ý kiến, trước khi hội đồng biểu quyết. Lời đề nghị ấy được các vị A- la-hán đồng ý. Dưới đây là diễn tiến của chương trinh nghị sự:

Tôn giả Revata đặt vấn đề: “Thế Tôn có cho phép cất giữ muối trong sừng hay không?

Đại trường lão Sabbakami hỏi:”Thế nào là cất giữ muôi trong sừng?”

Tôn giả Revata hỏi lại: “Có phải Thể Tôn cho phép cất giữ muối trong sừng với mục đích để nêm vảo thức ăn (được tích trữ qua đêm) khi cần thiết hay không?”

Đại trường lão Sabbakãmĩ đáp: “Không được phép, này hiền giả.”

Hỏi: ”Học giới này được thiết lập tại đâu?”

Đáp: “Tại Sãvatthi (Xá-vệ), trong kinh Vibhanga.”

Hỏi: “Người ta sẽ phạm vào giới nào nếu vi phạm học giới này?”

Đáp: “Phạm giới Pãcittiya (Ba-dật-đề), cấm tích trữ lương thực.”

Tôn giả Revata tuyên bố: “Kính mong hội đồng Tăng-già lắng nghe, vấn đề thứ nhất đã trình Tăng-già xem xét và kiểm chứng. Sau khi xem xét và kiểm chứng, hội đồng đã nhất trí rằng vẩn đề ấy là phi pháp, phi luật, không bao gồm trong giáo lý của Thế Tôn. Như thế, cho phép tôi loại trừ sự biểu quyết thứ nhất.”

Mười vấn đề trên tuần tự được nêu lên và biểu quyết trong cùng một cách thức. Cuối cùng, tôn giả Revata kết luận: “Kính mong hội đồng Tăng-già lắng nghe. Toàn bộ mười vấn đề đã được Tăng-già xem xét và kiểm chứng. Sau khi xem xét và kiểm chứng, hội đồng đă nhất trí đi đến kết luận rằng chúng là phi pháp, phi luật, không bao gồm trong giáo lý của Thế Tôn.”

Cho đến thời điểm này, đại trưởng lão Sabbakãmĩ đồng ý là sự tranh tụng đã được giải quyết dứt khoát. Tuy thế, ngài gợi ý thượng tọa Ravata nên trùng tuyên tất cả vấn đề trên trước toàn thể Tăng đoàn, gồm 700 vị A-la-hán và Tỷ-kheo, để họ có ý kiến. Do vậy, thủ tục hội nghị được tiến hành lại một lần nữa. Tăng đoàn cũng thông nhất biểu quyết trước của hội đồngtuyên bố bế mạc kỳ kiết tập. Theo Mahãvamsa (Đại-sử), sau đó, 700vi Ty-kheo đã kết tập Kinh tạng (dhamma)[23], Buddhaghosa (Phật-âm) đề cập trong ập Samanta- pấdika rằng sau khi sự phán quyết chấm dứt, 700 Tỷ-kheo đã tiến hanh đọc lại Luật (Vinaya), Kinh (Sutta) và biên tập thành Pitaka, Nikaya, Anga va Dharmakandha [24]. Theo tập Dipavamsa (Đảo Sử), trong thời gian ấy, các Tỷ-kheo tại Vesali cũng triệu tập một đại hội khác bao gồm 10.000 thành viên tham dự.Kỳ kiết  tập đó được gọi là Mahasangiti (Great council- Đại kiết tập)[25].

(ii) “Thuyết La-hán ngũ sự”[26]:

Như đã đề cập ở phần đầu tiết mục này, một số dịch phẩm từ nguyên bản Sanskrit sang tiếng Trung Hoa ghi lại nội dung của kỳ kiết tập kinh điển lầm thứ hai không chỉ đơn thuần là “ mười phi pháp sự” của nhóm Tỷ-kheo Vajji, mà còn liên hệ đến vấn đè giáo lý cảu Sthaviaradins, tức tiền thần cảu Theravada ( Thượng Tạo Bộ).  Theo tài liệu của Paramãrtha (Chơn Đế), đại hội thử hai được tổ chức đúng 116 năm sau ngày Phật Niết-bàn tại kinh đô Pataliputta (Hoa Thị Thành) dưới triều đại của Asoka (có lẽ là Kãlãsoka). Đại hội đặt dưới sự chủ tọa của Bãspa; thành phần tham dự bao gồm cả A-la-hán và Tỷ-kheo[27]

Theo Vasmumitra, Bhavya và Vinĩtadeva, sự bất hòa trong Tăng đoàn dẫn đến việc phân chia Phật giáo thành hai bộ phái Sthaviravãda (tiền thân của Theravada) và Mahãsanughika (Đại Chúng bộ - tiền thân cùa Mahãyãna - Phật giáo Phát Triển) bắt nguồn từ học thuyết năm chướng ngại của A-la-hán (La-hán Ngũ Sự) do Mahãdeva (Đại Thiên) đề xướng [28]. Theo bộ Abhidharma-vibhãsã-sãstra, Mahãdeva là con trai một gia đình thương gia Bà-la- môn của xứ Mathura, xuất gia tại Kukkutãrãma thuộc Pãtaliputta. Nhờ năng ỉực và lòng nhiệt thành của tự thân, Mahãdeva trở thành vị lãnh đạo của tu viện Phật học tại đỏ; đặc biệt vua đương quyền là người báo trợ, đồng thời là bạn của ngài. Mahãdeva đề xưởng thuyết “La-hán Ngũ Sự” nhưng bị các vị A-la-hán và hàng Tỷ-kheo trưởng lão cực lực phản đối. Tuy nhiên, quan điểm này lại được giới Tỷ- kheo trẻ tán thành. Từ sự giúp đỡ và ủng hộ của nhà vua và việc đồng lòng của đại đa số Tỷ-kheo, thuyết cùa Mahãdeva đã chiếm thượng phong và áp đảo tiêng nói của các vị Tỷ-kheo thâm niên lạp trưởng đặt nền mỏng cho sự ra đời của bộ phải Mahasanghika (Đại Chúng Bộ)[29]. Năm điều chướng ngại của A-la-hán gồm:

  1. A-la-hán có thể bị cám dỗ, quyến rũ (xuất tinh) trong khi ngủ.
  2. A-la-hán có thể chưa thấu suốt đối với môt số pháp thế gian.
  3. A-la-hán có thể còn nghi ngờ đối với một số vấn để thế tục.
  4. A-la-hán phải nhờ ngoại duyên giúp đỡ mới biết tự thân đã chứng đắc trí tuệ .
  5. A-la-hán, trong khi thiên định nhờ nhận thấy được chân tướng của cuộc đời và cảm thán:” Ôi! Đời là khổ”, do nhận biết và cảm thán như thế vị ấy nỗlực hướng đên sự chứng đứac toàn giác.

Đối với quan điểm đầu tiên, Thượng Tọa bộ phủ nhận một cách dứt khoát, vì theo họ, đã là bậc giải thoát mọi chấp thủ, A-la-hán không thể là đối tượng bị cám dỗ. Liên quan đến điểm hai và ba, Theravãda cho ràng người ta không thể là A-la-hán, trừ khi vị ấy loại trừ tất cả vô minh, nghi hoặcchứng đắc lậu tận minh, về điểm thứ tư, Thượng Tọa bộ cho ràng, A-la-hán tự thân chứng ngộ trí tuệ mà không cần sự trợ giúp của người thầy. Các nhà truyền thống không đưa ra giải thích nào về điểm thứ năm, vì theo họ, tác giả của học thuyết trên đã không có sự hiểu biết đúng đắn về tâm chứngquả chứng của một vị A-la-hán.

Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là Luật tạng của tất cả các bộ phái dường như không đề cập đến thuyết của Mahãdeva. Do thế, người ta thường thắc mắc rằng, không rõ nguyên nhân của kỳ kiết tập lần thứ hai và sự phân chia bộ phái chỉ liên quan đến Luật tạng, tức “ Thập phi pháp sự của Tỷ-kheo Vajji”. Hay cả quan điểm giá lý, tức “ La-hán ngũ sự của Mahaveda” ?Để trả lời cho cau hỏi trên, hai khuynh hướng sau đây thường được một số học giả thảo luận:

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhất trí với truyền thống Luật tạng rằng việc chia rẽ Tăng đoàn Phật giáo bắt nguồn từ nhiều quan điểm khác nhau liên hệ đến việc giải thích giới luật của các Tỷ-kheo Vajji, xảy ra trong thời kỳ trì vì vua Kalasoka; nghĩa là trước thời điểm của Mahadeva, tức Sthiramati, truyền bá mạnh mẽ vào thời điểm tiếp đó, Do vậy, lý do của kỳ kiết tập nay chỉ liên quan đến vấn đề giới luật.

Trong khi ấy, những phân tích và bình luận về lãnh vực triết lý của các bộ phái hậu kỳ do Vasumitra, Paramartha và một số tác giả khác biên soạn, được ghi lại trong văn điển Tây Tạng và Trung Hoa, lại quan tâm đến thuyết Mahãdeva. Theo các tác giả trên, bất đồng về giáo lýnguyên nhân chính cùa việc phân phái trong Phật giáo. Cũng cần nói thêm ràng các nhà chiêm bái Trung Hoa, đặc biệt là ngài Huyền Trang, luôn ghi nhận hai thuyết trên mỗi khi đề cập đến đại hội kiết tập lần thứ hai. Tuy nhiên, hầu hết giới nghiên cứu ngày nay thường đề cập đến “Thập Phi Pháp Sự” của Tỷ-kheo Vajji, và bỏ qua thuyết “La-hán Ngũ Sự” của Mahãdeva mỗi khi nghiên cứu nguyên nhân của kỳ kiết tập lần thứ hai.

d.Tính xác thực của sử liệu;

Sau khi nghiên cứu một cách cẩn thận các nguồn sử liệu dường như không có nhiều người nghi ngờ giá trị xác thực về tính lịch sử của đại hội kiết tập tại Vesali. Dù vẫn chưa hoàn toàn thống nhất về nhân sự và niên đại của nó, người ta vẫn hoàn toàn đồng ý nội dung của đại hội, cũng như ghi nhận tên tuổidanh phận cúa các nhân vật lịch sử đóng vai trò chủ chốt trong sự kiện có tầm quan trọng này.

Tuy nhiên, một vài học giả vẫn còn nghi vấn giá trị khoa học của các nguồn sử liệu liên quan đến kỳ kiết tập. Vi dụ, giáo sư Olden berg, nhà học giả người Đức, có lúc đã nghi ngờ giá trị lịch sử của đại hội này. Theo ông, nếu Luật tạng không ghi lại những tuyên bố được thảo luận tại kỳ kiết tập Vesali, điều ấy chứng tỏ rằng rất có thể nó được hư cấu trong thời đại về sau. Tuy nhiên, nghi ngờ của Oldenberg sớm biểu lộ tính yếu kém và thiếu cơ sở do vậy không được giới nghiên cứu quan tâm. Bên cạnh ấy, Kem, nhà sử học châu Âu, cũng suy nghĩ như Oldenberg. Nghiên cứu ban đầu của Kern có thể tóm tắt như sau: Người ta không thể khám phá ra bất cứ diều gì trong đống sử liệu ấy, mà đó chỉ là một sự hư cấu mang tính giáo điều, và chính sự hư cấu ấy đã cung cấp dữ kiện cho những câu chuyện thần thoại mang tính mô phạm của thời đại xa xưa đó. Tuy nhiên, không lẳu sau đó Kem đã thay đổi quan điểm khi viết trong tác phẩm của minh như sau: “Đại hội Luật tạng tại Vesali có cơ sở, mang tính lịch sử”’45. [30]

Nói tóm lại, mặc dù vẫn còn một số bất đồng nhỏ về thời gian, không gian và nhân sự giữa nguồn sử liệu của Nam truyền và Bắc truyền phần lớn các nhà sử học đều nhất trí với kết luận rằng kiết tập Vesali là một sự kiện lịch sử xác thực, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Có lẽ kỳ kiết tập này được tổ chức vào khoảng một thế kỷ sau ngày đức Phật nhập Niết-bàn tại thành phố Vesali nhằm giải quyết những tranh chấp liên quan đến giới luật. Đây một kỳ dại hội có tính quy mô rộng lớn vì thành phần tham dự bao gồm phần lớn số Tỷ-kheo các địa phương của Ấn Độ thời bấy giờ. Thành quả của đại hội này là việc giải quyết dứt điểm “Thập Phi Pháp Sự” của số Tỷ- kheo Vajji, nhưng đồng thời cũng đưa đến những rạn nứt trong nội bộ Phật giáo. Hệ quả của nó là Tăng đoàn Phật giáo bị chia chẻ thành hai bộ phái; đó là Sthaviravadins (về sau gọi là Theravãda) và Mahãsanghika (về sau gọi là Mahãyãna).

3.Kiết tập kinh điển lần thứ ba:

Dĩpavamsa, Mahãvamsa và Samantapãsaĩdikã là các tài liệu chính ghi lại toàn bộ diễn tiến của kỳ kiết tập kinh điển lần thứ ba. cần lưu ý rằng, sự kiện này dường như  những tập Cullavagga không ghi lại, mà truyền thống Phật giáo phía Bắc Ấn Độ ,Tây Tạng và Trung Hoa cũng không ghi nhận.

a. Thời gian, không giannguyên nhân của đại hội:

Đại hội kiết tập kinh điển lần thứ ba được tổ chức tại Pataliputta (S. Pãtaliputra), còn được gọi là Kusumapura, nghĩa là “thành phố hoa” (The City of Flower - Hoa Thị Thành), đặt dưới sự bảo trợ của hoàng để Phật tử danh tiếng Asoka. Theo biên niên sử của Tích Lan (Ceylon), kỳ kiết tập này diễn ra sau ngày nhập diệt của đức Phật 236 năm, nghĩa là vào năm 250 Tr.CN146. Tập Mahãvamsa lại ghi ràng, đại hội thứ ba được tổ chức vào năm thứ 17 của triều đại Asoka, bắt đầu giữa tháng 01 năm 247 Tr.CN và kết thúc vào tháng 10 cùng năm147.

Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà sử học, lý do quan trọng của đại hội là nhằm tái xác định sự thanh tịnh của Kinh điển vốn đang bị đe dọa bởi sự ra đời của nhiều bộ phái Phật giáo cùng với những triết thuyết và sự hành trì chống trái lẫn nhau của tín đồ các tân bộ phái ấy. Tuy nhiên, theo ý kiến của Kem148, kỳ kiết tập kinh điển lần thứ ba chỉ là cuộc họp mang tính riêng biệt của bộ phái Sthavlravadin hay còn gọi là Vaibhajjava-dins, mà không phải lả một đại hội khoáng đại của tất cả bộ phái Phật giáo.

Sử liệu ghi lại rằng, sau khi chiếm đoạt ngai vàng và cai trị quốc gia được vài năm, Asoka đã trở thành đệ tử tại gia tín thành của Phật giáo. Thông qua sự hướng dẫn của một tu sĩ Phật giáo149, nhà vua nhận chân được giá trịý nghĩa cùa cuộc sông5 đồng thời giúp Asoka lấy lại được quân bình sau cơn khủng khoảng tâm lý vì thàm cảnh của cuộc chiến tranh tàn khốc tại Kalinga[31][32]. Với lòng mộ đạo và sự ủng hộ mạnh mẽ của Asoka đối với Phật giáo Tăng đoàn càng ngày càng đồng đảo, tài sản của các tu viện gia tăng không ngừng, đời sống của giới Tỷ- kheo trờ nên sung mãn và dư dật. Lợi dưỡngdanh vọng ấy đã thu hút một số lượng khổng lồ tu sĩ ngoại đạo gia nhập vào Tăng đoàn Phật giáo sau khi gia sản của giáo hội họ bị khánh kiệt, khủng hoảng do mất đi sự bảo trợ của hoàng tộc đương triều. Tất nhiên, họ trở thành tu sĩ Phật giáo chỉ vì cuộc sống tiện lợithoải mái về phương diện vật chất; nhưng về phương diện tâm linh, họ vẫn tiếp tục trung thànhvới triết thuyết, giáo điềuduy trì lốí tu tập truyền thống của riêng họ. Điều dó đã khiến cho nhiều bậc thượng tọa trưởng lão chân chính của Phật giáo lo lắng và đau buồn cực độ. Số lượng tu sĩ dị giáo và Tỷ-kheo phạm giới ngày càng trở nên nhiều hơn Tỷ- kheo nghiêm trì lời Phật dạy. Hậu quả nghiêm trọng của sự kiện này là trong vòng bảy năm không có một tu viện Phật giáo nào tổ chức lễ Uposatha (Bố- tát) hay Pãvãrana (Tự-tứ); vì các vị Tỷ-kheo thanh tịnh từ chối tiến hành các lễ nghi ấy với số tu sĩ dị giáo và những người phạm giới.

Khi biết được sự thiếu sótxao lãng của hơn 60.000 Tỷ-kheo đang cư trú ngay ở Assokãrãma, tu viện hoàng gia, tại Pataliputta, hoàng đế Asoka vô cùng thất vọng. Đức vua gởi sứ giả đến gặp các trưởng lão và chúng Tỷ-kheo của tu viện này, thỉnh cầu chư tăng tổ chức lại lễ Uposatha. Không may, người được ủy nhiệm công tác trên lại hiểu lâm thiện ý của Asoka, ra lệnh giết một số Tỷ-kheo không tuân hành lịnh của đức vua. Khi hung tin được trình báo về hoàng triều, với cõi lòng tràn ngập lo âuhối hận, vua Asoka đã gởi lời xin lỗi đến chư Tăng đổi với việc làm sai trái ấy. Nhà vua đích thân đến gặp nhiều Tỷ-kheo để hỏi xem mình có trách nhiệmsai trái gì trong sai lầm nghiêm trọng trên hay không! Một số cho rằng nhà vua có tội; một số khác lại nói không. Với tâm trạng thật sự bối rối, vua Asoka công khai hỏi mọi người ai có tư cách và đủ thẩm quyền xác định nghi vấn trên? Tất cả tăng chúng đều trả lời rằng chỉ có trưởng lão Moggaliputta Tissa có thể trả lời nghi vấn ấy.

Ngay sau đó, nhà vua đã gởi đặc sứ đến địa phương cùa Moggaliputta Tissa đang ẩn cư, tọa lạc tại đồi Ahoganga, phía trên lưu vực sông Hằng (Ganga), để cung thỉnh ngài về Pataliputta. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng trưởng lão Tissa bị thuyết phục bởi thiện chí của Asoka. Ngài đồng ý về kinh đế giúp nhà vua giải quyết những rắc rối đang xảy ra. Trưởng lão trở về kinh bằng đường thủy. Khi thuyền cập bến, đích thân nhà vua đến bến tàu để cung đón vị cao Tăng này. Vua Asoka đã quỳ ngay bên mạn thuyền, duỗi đôi tay ra để tỏ lòng cung kính trưởng lão Moggaliputta Tissa.

Được diện kiến đức độtài năng của vị cao Tăng, nhà vua cảm thấy an lòng. Một vài sử liệu còn nói rằng trưởng lão Tissa đã thi triển thần thông theo lời thỉnh cầu của nhà vua, và chính điều đó càng củng cố niềm tin cho Asoka[33]. Để giái quyết nghi hoặc đang đè nặng trong lòng, đức vua trình bày sự cố xảy ra tại tu viện Asokarãma lên trưởng lão và hỏi rằng nhà vua có phần trách nhiệm nào trong ác nghiệp ấy không. Theo kiến giải của trưởng lão Moggaliputta Tissa, nhà vua không có tội vì ông không hề có bất cứ tác ý hay dụng ý nào trong sai lầm nói trên. Câu trả lời đúng chánh pháp ấy khiến mọi người thoả mãn, xóa tan đi đám mây nghi ngờ, ân hận trong lòng Asoka; đồng thời giúp chúng tăng đi ra khỏi việc tranh cãi, bất hòasự kiện trên. Sau đó, vị trưởng lão này còn giảng dạy những giáo nghĩa cơ bản của Phật pháp cho Asoka.

b. Tiến trình đại hội:

Một tuần lễ sau đó, đại đế Asoka ra sắc lệnh triệu tập đại hội Tăng-già (samnipata), bao gồm Tỷ- kheo cùa tất cà bộ phái Phật giáo đương thời với mục đích giải quyết những tệ nạn đang hiện hành trong nội bộ Tăng-già Phật giáo, và trả lại sự thanh tịnh cho Phật pháp. Theo tập Dĩpavamsa, số lượng Tỷ-kheo có mặt trong đại hội này khoảng 60.000 người. Với sự hiện diện của trưởng lão Moggaliputta Tissa, nhà vua cho mời tất cả Tỷ-kheo vởi những kiến giải khác nhau diện kiếnyêu cầu họ giải thích các giáo lý trọng yếu của đức Phật. Qua đó, giới tu sĩ dị giáo đã phơi bày chân tưởng cũng như sự hiểu biết sai lầm của họ về các giáo lý căn bản Phật giáo, như giáo lý tự ngã, linh hồn, tái sinh, v.v... Tất cả tu sĩ ngoại đạo và Tỷ-kheo phạm giới đã bị hoàng đế Asoka trục xuất ra khỏi Tăng đoàn trong kỳ sát hạch này. Tiếp đến, Asoka cho mời các vị Tỷ-kheo chân chính đến hỏi đức Phật đã dạy những gì? Họ trả lời đức Phật dạy giáo lý Vibhajja, tức lý luận và phân tích[34]. Khi trưởng lão Moggaliputta Tissa chứng thực sự chính xác và đúng đán của câu trả lời ấy, vua Asoka thật sự hoan hỷ. Vua thỉnh cầu Tăng-già nên tổ chức ngay lễ Uposatha để cho bản thể của toàn bộ Tỷ-kheo có thể thanh tịnh. Ngài M. Tissa được cung thỉnh giữ chức giám hộ Tăng đoàn.

Sau đó, theo gương hai đại tôn giả Maha Kassapa và Yasa, trưởng lão M. Tissa tuyển chọn 1.000 Tỷ-kheo tinh thông Kinh Luật để kiết tậpbiên soạn lời dạy chân chính của đức Phật. Thể thức và nhiệt tâm của đại hội cũng diễn tiến như thủ tục của kỳ kiết tập thứ nhất và thứ hai của Maha Kassapa và Yasa. Trải qua 9 tháng làm việc, trưởng lão Tissa và hội đồng Tỷ-kheo đã kiết tập hoàn tất tam tạng kinh điển (tipitaka). Trong đại hội này, ngài Tissa đã trình bày và biên soạn bộ luận Kathãvatthu-pakarana153 với mục đích chỉ ra tất cả quan điểm sai lầm của ngoại đạoloại bỏ chúng ra khỏi hệ thống giáo lý Phật giáo.

Một trong những thành quảý nghĩa nhất của kỳ kiết tập này là việc gởi các phái đoàn Tỷ- kheo đi truyền đạo khắp đất nước Án Độ và nhiều quốc gia thuộc lãnh thổ châu Á, châu Phi và châu Âu. Cụ thể nhất, đức vua đã phái hai người con của mình, Tỷ-kheo Mahinda và Tỷ-kheo-ni Sanghamittã, sang Tích Lan (Ceylon) để truyền đạo, cảm hỏa toàn thể nhân dân của đảo quốc này quy y Phật pháp, biến quốc gia này trở nên thành trì vững chẳc của Phật giảo, duy trì tam tạng kinh điển của truyền thống Thượng Tọa bộ từ thời điểm ấy cho đển tận ngày hôm nay. Chính nhờ vào hoạt động của các phái đoàn truyền bá giáo lý ấy mà Phật giáo đã trở thành tôn giáo mang tính toàn cầu, để lại những dấu son trong các nền văn hóaPhật giáo từng du nhậphiện hữu.

c. Tính xác thực của kỳ kiết tập thứ ba:

Một vài sử gia thường nghi ngờ tính xác thực của kỳ kiết tập kinh điển lần thứ ba; Keith, N. Dutt G.c Pande,v.v.. là những ví dụ điển hình[35]. Theo họ, sự im lặng của bia ký Asoka, của tam tạng Pali và của các nhà chiêm bái Trung Hoa về sự kiện này đã tạo ra nghi vấn lớn nhất về sự thật lịch sử của nó. Nalinaksha Dutt và Keith cho ràng đại hội ấy chỉ mang tính bè phái cục bộ, nghĩa là của Thượng Tọa bộ (Theravãda). Vua Asoka cũng như triều thần của ông không có liên quan gi đến sự kiện ấy, vì nhà vua không thể dành tất cả sự ủng hộ của mình cho riêng một bộ phái. G.c Pande cho rằng có lẽ hoàng đế Asoka đã không có sự liên kết chặt chẽ với kỳ kiết tập thứ ba như truyền thống Pàli đã nỗ lực để thuyết phục chúng ta. Tuy nhiên, D.R. Bhandarkar lại phản đối ý kiến trên. Theo nghiên cứu của D.R Bhandarkar, Bia Ký Ly Giáo (Schism Edict) của Asoka đã tuyên bố rõ ràng nhà vua thực sự ủng hộ kỳ kiết tập này. Bia ký trên cũng đề cập mục đích chủ yếu của kỳ đại hội theo đúng truyền thống; đó là trục xuất giới tu sĩ ngoại đạo và Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni phạm giới ra khỏi Tăng đoàn Phật giáo. Bên cạnh ấy, số học giả có khuynh hướng tin tưởng tính lịch sử của đại hội này có ý kiến rằng có thể Asoka dã không có cơ hội đề cập kỳ kiết tập ấy trong các bia ký của vua.

Gần đây, Bongard-Levin dành nhiều thời gian để xem xét, nghiên cứu các nghi vấntính chất lịch sử của đại hội thứ ba. ông đi đến kết luận rằng, không có điều gì không thể thuộc về những sự kiện trên trong việc liên kết với kỳ kiết tập này. Lịch sử của đại hội kiết tập thứ nhất và thứ hai đã cho thấy,ngay trớc thời Asoka, mâu thuẫn không chỉ tồn tại giữa giới Phật giáotín đồ của các tôn giáo khác mà hiện hữu ngay trong nội bộ Phật giáo. Trong thời đại Asoka, rõ ràng Tăng-già không còn là một đoàn thể thống nhất, mà là một tổ chức; trong đó, mâu thuẫn giữa cảc nhóm Tỷ-kheo với nhau cũng như những người bất đồng quan điểm đã nảy sinh ngang qua các chủ đề liên quan đến cấu trúc của Tăng đoàn và chính tự thân giáo lý. Theo B. Levin, sự phát triển tinh thần dân chủ trong cộng đồng Phật giáo nới lỏng những tiêu chuẩn nghiêm túc về tổ chức làm phát sinh nhiều bộ phái khác nhau, dẫn đến việc đề cao chủ trương của từng triết thuyết có nguồn gốc từ Kinh Luật do đức Phật giảng dạy. Việc di chuyển trú xứ của tín đồ các bộ phái đó khắp nơi trên lãnh thổ Ấn Độ làm tổn hại tính thống nhất của Tăng đoàn Phật giáo. Tất cả các nguyên nhân trên dẫn đến sự ra đời hàng loạt các nhà đề xướng, chủ trương những trường phái triết học khác nhau trong các tu viện Phật giáo. Để tranh thủ sự ủng hộ, các bộ phái ấy dễ dàng cho phép giới tu sĩ ngoại đạo gia nhập vào tu viện hoàng gia Asokarama. Rõ ràng, đây là lý do đưa đến việc đình trệ tất cả lễ nghi mang tính truyền thống của Phật giáo, bao gồm cả lễ Uposatha (Bố-tát) và Pavãranã (Tự-tứ)... như Biên Niên Sử của Tích Lan đã đề cập.

Bongard Levin[36] cũng vạch rõ một số điểm tương đồng giữa tài liệu sử học và các dữ kiện điêu khắc trên đá: (1) Sử kiện của Bia Ký về yêu cầu bức thiết nhằm trục xuất kẻ dị giáo và người có tư tưởng ly giáo ra khỏi Tăng đoàn hoàn toàn đồng nhất với các nguồn sử liệu của Miến Điện và Tích Lan. Sự tương tự cụ thể như thế cũng được tìm thấy trong tác phẩm của Buddhaghosa (Phật-âm); (2) Bằng chứng của Mahãvamsa và Buddhaghosa về việc thanh lọc Tăng đoàn nhằm hồi phục tính thống nhất của nó là thật sự giống nhau đối với dữ kiện của Bia ký Phân giáo. Sự giải thích của Sanchĩ chứng thực cho giả thuyết rằng Bia Ký đó được ban hành sau sự kiện chia rẻ trong Tăng đoàn, khi sự thống nhất của cộng đồng Phật giáo được phục hồi trở lại, và khi các tu sĩ dị giáo, ngoại đạo bị trục xuất khỏi Tăng- già; (3) Mahãvamsa và Buddhaghosa nối kết việc tiến hành nghi lễ Uposatha và phục hồi tính thống nhất của Tăng-già lại với nhau; (4) Cả Dĩpavamsa và Bia Ký Phân Giáo (Schism Edict) đều nhất trí trong việc trình bày vua Asoka như là người đấu tranh cho việc thống nhất.

Những điểm tương tự giữa Biên Niên Sử và Bia Ký Asoka rất có ý nghĩa cho việc tạo nên giá trị thật của các sự kiện đưa đến việc triệu tập kỳ đại hội. Do vậy, nếu ai cho rằng kỳ kiết tập thứ ba không hề xảy ra và chỉ là đại hội mang tính bè phái của Vabhajjaväda hay Theravãda, có lẽ vì họ đã mang sẵn thành kiến về những cống hiến của triều đại Mauryan cho riêng Phật giáo. Tóm lại đại hội kiết tập kinh điển do hoàng đế Asoka triệu tập để giải quyết một số vấn đề nan giải sinh khởi trong Tăng đoàn Phật giáo dường như là một sự kiện lịch sử đã thật sự xảy ra trong thời kỳ này.

 

 

 

 

 


[1] Sđd, tr. 30-31.

114: Chi tiết xem “TM”, tr. 14-18

115: dây không phải Sudhadda được đức Phật hóa độ trước khi ngài nhập diệt mà là một sự trùng tên họ ( soạn giả)

116 P.V.Bapat, 2500 Years of Buddhism, Ministry of Information and Broadcasting Government of India, 1997,tr.31

 

[2] p v Bapat 2500 Years of Buddhism, Ministry of Information and Broadcasting Government of India, 1997, tr. 33; Xem thêm

m BS., tr. 32.

[4]              BS., tr. 34.

[5]              Xem “ĐTKVN, Kinh Trường Bộ I, ư. 663.

[6]              EL.HIB., tr. 126; BS.,tr. 44.

[7]              Xem “P.v Pabat, 2500 Years of Buddhism”, Ministry of Information and Bradcasting Government of Inida, 1997, tr. 35.

[8]              BS., tr. 36.

[9]              Tư liệu để chứng minh tính xác thực của sử liệu chủ yếụ dựa vào tuyen tập “Buddhist Studies, B.c. Law (biên tập), Indological Book House, Delhi, 1983, tr. 38-45.

[10]            p.v Pabat, 2500 Years of Buddhism”, Ministry of Information and Bradcasting Government of Inida, 1997, tr. 36; BS., tr. 38-40.

[11]            về niên đại tổ chức kỳ kiết tập lần thứ II, xem thêm Thích Thanh Kiểm, Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ, Thành Hội Phật Giảo Tp. HCM ấn hành, 1995, tr. 86.

[12]            Theo N. Dutt, trong “The Kathavatthu-atthakatha”, Kãlãsoka được gọi là Asoka (BSI., tr. 4). Theo Dipavamsa và Mahãvamsa, sự kiện các Tý-kheo Vajji của thành Vesãli chủ trương 10 điêu phi pháp này xảy ra vào năm thứ 11 (=383-382 T.CN) của triều đại Kãlãspka, nhưng các tài liệu về sau ghi lả cuối năm thứ 10 của triều đại Kãlãsoka (TM., tr. lv và tr. 19).

[13]            Sđd, ư. lv.; và “BSL, tr.2J.

_133 Sđd, tr. hr,; vả “BSL, ừ. 21.

[15] Đó là người đang tu học (prfìthagjanas), bậc đã chứng A-la-hán (saiksas), bậc đã chứng ba minh (aắaiksas), và bậc đã chứng lục thông (traividýa). Xem “BSI”, tr. 21.

[16]            về niên đại tổ chức kỳ kiết tập lần thứ II, xem thêm Thích Thanh Kiểm, Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ, Thành Hội Phật Giảo Tp. HCM ấn hành, 1995, tr. 86.

[17]            Theo N. Dutt, trong “The Kathavatthu-atthakatha”, Kãlãsoka được gọi là Asoka (BSI., tr. 4). Theo Dipavamsa và Mahãvamsa, sự kiện các Tý-kheo Vajji của thành Vesãli chủ trương 10 điêu phi pháp này xảy ra vào năm thứ 11 (=383-382 T.CN) của triều đại Kãlãspka, nhưng các tài liệu về sau ghi lả cuối năm thứ 10 của triều đại Kãlãsoka (TM., tr. lv và tr. 19).

[18]            Sđd, ư. lv.; và “BSL, tr.2J.

_133 Sđd, tr. hr,; vả “BSL, ừ. 21.

[20] Đó là người đang tu học (prfìthagjanas), bậc đã chứng A-la-hán (saiksas), bậc đã chứng ba minh (aắaiksas), và bậc đã chứng lục thông (traividýa). Xem “BSI”, tr. 21.

[21]            Ngày nay là Đesarh, cách Patna khoảng 27 dặm (M. Monier- Williams, Buddhism, Munshừam Manoharlal Publishers, New Delhi, 1995, tr. 57).

[22]            Theo Mahãvamsa, kỳ kiết tập lần thứ II đặt dưới sự chủ trì cùa thượng tọa Revata (TM., tr. 25).

XM., tr. 25.

tr. 53.

[25]            P.V. Bapat, 2500 Years of Buddhism, Ministry of Information and Broadcasting Government of India, 1997, tr. 39.

[26]            dci on

[27]            Sđd, tr. 23

[28]            Cần lưu ý rằng cỏ rất nhiều thuyết khác nhau liên quan đến Mahãdeva; phần lớn các tài liệu đều nghi ngờ tính lịch sử cảa nhân vật này.

[29]            Theo nghiên cứu của André Bareau, do ảnh hường của thuyết Đại Thiên ngũ sự, Mahãsanghika ra đời từ sự phân phái lân thứ nhất, vào khoảng 140 năm sau ngày Phật Niêt-bàn (xem “CBPPGTT”, tr. 98).

[30] Kem, “Manual of Buddhism”, p. 109 f 82

India, Munshiram Manoharlal Publishers Pvt Ltd, New Delhi, 1995 tr. 35-36).

Để chiếm đoạt ngai vàng, Asoka mưu sát toàn bộ 99 anh em cùng cha khác mẹ với mình. Giống như ông nội (Chandragupta) và cha (Bindusãra), sau khi lên ngôi, Asoka dùng vũ tực đê mờ rộng bờ cõi Vương triều Maurya. Cành tượng máu lửa, chêt chóc của chiên dịch, đặc biệt là cuộc chinh phục vùng đất Kanlinga đã đánh thức lương tri của Asoka. Nhận thức được sự bạo tàn, ác độc đê thỏa mân tham vọng cá nhân minh, Asoka vô cùng đau khổ, bửc rức vả hổi hận. Chính trong thời điểm quan trọng này, đức vua gặp được một bậc cao tăng cùa Phật giáo để sau đó trở thành đệ tử thuản tín của đức Phật (Kanai Lai Hazra, The Rise and Decline of Buddhism in.

150. [32] Theo P V. Đapat, có lẽ là tôn giả Tissa Moggaliputta (Xem “P.v Đapat, 2500 Years of Buddhism, tr. 39); Theo nghiên cứu của Kanai Lai Hazra, với nội dung bài pháp “Appamãda Vagga” (đề cập đến sự phát triển giá trị trong cuộc sống), Sa-môn pháp hiệu Nigrodha, đồng thời là cháu của Asoka, đã giải tỏa được tâm lý của Asoka và khiến đức vua phát tâm quy y Tam Bảo (Xem “Kanal Lai Hazra, The Rise and Decline of Buddhism in India, Munshiram Manoharlal Publishers Pvt Ltd, New Delhi, 1995, tr. 36).

146.ELHIB, tr. 273; xem “P.v Bapat, 2500 Years of Buddhism”, tr.

 

[33]BS., tr. 66.

[34] Theo M. Wintemitz, Vibhayavãdin có nghĩa là ngưòi giải thích mọi vấn đề với một sự phân biệt rõ ràng và tường tận.

[35] Xem “SRG.AHIB., tr. 178.

[36]            Sđd., tr. 179-181

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.