Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung qua con đường Phật giáo

19/11/20143:37 CH(Xem: 4422)
Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung qua con đường Phật giáo

Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung
qua con đường Phật giáo - âm Hán Việt phạm hay phạn? (phần 1.1)

Nguyễn Cung Thông

nguyencungthong@yahoo.com

 

Vị trí địa lí và các sinh hoạt văn hóa kinh tế giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN) đã để lại nhiều dấu ấn trong ngôn ngữ theo dòng thời gian, nhất là khi Phật giáo (PG) du nhập vào Đông Nam Á và TQ. Phần này chú trọng vào các cách đọc (âm Hán Việt) của chữ  梵 phạn hay phạm trong các tài liệu cổ TQ và các dữ kiện tương ứng trong tiếng Việt. Các tài liệu viết tắt là TVGT (Thuyết Văn Giải Tự - khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum, Alexandre de Rhodes, 1651), VNTĐ (Việt Nam Tự Điển/1931/1954), HV (Hán Việt). Dấu hoa thị (*) chỉ dạng âm cổ phục nguyên (reconstructed sound).

Vấn đề trở nên rất thú vị khi tiếng Việt còn duy trì các vết tích - lúc đậm lúc nhạt - của các đợt giao lưu văn hoá ngôn ngữ với Trung Quốc - lúc cho lúc nhận - phản ánh qua cách dùng bụt và Phật từ thời Hán, phạm và phạn vào thời Minh ... Nếu hai âm bụt và Phật1 cho ta thấy một kết quả của ảnh hưởng Việt (cổ) đến Hán, hai âm phạm và phạn lại cho thấy ảnh hưởng rõ nét từ tiếng Hán vào tiếng Việt. Gần đây hơn (trong vòng hai mươi năm nay) ta lại thấy cách dùng A Mi Đà Phật so với A Di Đà Phật. Tuy âm phạn vẫn còn tồn tại trong tiếng Việt (cùng với phạm) nhưng cách dùng “làm phạn” đã biến mất sau thời VBL.

pdf_download_2
Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung qua con đường Phật giáo


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2021(Xem: 2791)
15/10/2018(Xem: 5899)
22/01/2015(Xem: 8288)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.