Phật Việt - Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam Số 1

20/06/20219:35 SA(Xem: 4255)
Phật Việt - Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam Số 1
PHẬT VIỆT 
Tập San Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam
Số ra mắt, mừng Phật Đản | PL 2565
Chứng Minh:
Hòa Thượng Thích Thắng Hoan & Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ
Chủ nhiệm:
Hòa Thượng Thích Như Điển
Chủ bút:
Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu
Ban Biên Tập
Tâm Huy Huỳnh Kim Quang, Tâm Quang Vĩnh Hảo,
Thị Nghĩa Trần Trung Đạo, Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
Thư Ký Tòa Soạn:
Tâm Thường Định và Nguyên Không
Kỹ Thuật:
Nhuận Pháp và Uyên Nguyên
Phát hành tại Hoa Kỳ, 2021.
ISBN: 978-1-0878-8346-5
© Phật Việt Tùng Thư.

MỤC LỤC

THƯ TÒA SOẠN | Thích Nguyên Siêu | 9
TÂM THƯ ƯỚC NGUYỆN TĂNG GIÀ HÒA HỢP | Thích Quảng Độ | 10
THÔNG BẠCH THỈNH CỬ HỘI ĐỒNG HOẰNG PHÁP
Văn Phòng Viện Tăng Thống, GHPGVNTN | 16
ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2565: CÙNG ĐỌC LẠI HUẤN THỊ AN CƯ
CỦA ĐỨC ĐỆ TỨ TĂNG THỐNG TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH HUYỀN QUANG
Viện Tăng Thống, GHPGVNTN | 22
HUẤN THỊ AN CƯ CỦA ĐỨC ĐỆ TỨ TĂNG THỐNG
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT | Thích Huyền Quang25
TÂM THƯ của HỘI ĐỒNG HOẰNG PHÁP | Thích Tuệ Sỹ | 32
THƯ CUNG BẠCH CỦA PHẬT TỬ HỘ TRÌ TAM BẢO | 37
THÔNG TIN BÁO CHÍ – PRESS RELEASE – 06/06/2021,
Lãnh Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Các Châu Lục
Thành Lập Hội Đồng Hoằng Pháp Với Sự Tán Trợ Của Viện Tăng Thống, GHPGVNTN | 44
MANG LẠI CHẤT LƯỢNG CHO SỰ NGHIỆP CỦA PHẬT GIÁO | Thông Điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma | 48
XÂY DỰNG TĂNG THÂN | Thích Nhất Hạnh, Làng Mai | 54
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA PHẬT GIÁO
TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM | Thích Thắng Hoan | 58
PHẬT GIÁO TRONG BẢN ĐỒ VĂN HÓA VIỆT NAM | Trí Siêu Lê Mạnh Thát | 84
TÂM SỰ ĐẦU NĂM | Tuệ Sỹ | 87
CÔNG TRÌNH PHIÊN DỊCH ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM | Trí Siêu và Tuệ Sỹ | 94
KHUDDAKA NIKÀYA, CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CHÂN TRỜI
CAO RỘNG CỦA NGƯỜI XUẤT GIA | Thích Phước An | 113
NHẬN ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC | Thích Bảo Lạc | 148
PHẬT TỬ LÀ NGƯỜI HOẰNG PHÁP | Chân Văn Đỗ Quý Toàn | 172
PHÁP AN CƯ CỦA CHƯ TĂNG | Thích Thái Hòa | 184
SỨC MẠNH CỦA TĂNG GIÀ HAY NHỮNG NGUYÊN TẮC NHIẾP CHÚNG | Thích Nguyên Siêu | 194
ĐỨC CHÚNG NHƯ HẢI | Thích Như Điển | 228
PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI | Thích Nguyên Tạng239
ĐẠO PHẬT, MỘT LÝ TƯỞNG SỐNG CỦA THỜI ĐẠI | Như Hùng | 252
BƯỚC QUA LỊCH SỬ | Tâm Quang Vĩnh Hảo | 256
THÔNG CÁO BÁO CHÍ, Tòa Bạch Ốc tổ chức Đại lễ Phật đản
với thắp nến lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ | Tòa Bạch Ốc | 257
MỪNG NGÀY ĐẢN SINH CỦA ĐỨC PHẬT
NGHĨ VỀ DI SẢN VÔ GIÁ CỦA NGÀI | Tâm Huy Huỳnh Kim Quang | 267
HƯƠNG HOA CÚNG DƯỜNG CHƯ PHẬT | Nguyên Giác Phan Tấn Hải | 273
HỌC THUỘC BÀI HỌC THƯƠNG ĐAU | Chân Minh285
NHÌN VỀ TUỔI TRẺVĂN HÓA HẬU COVID | Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn | 288
CLIMATE, CORONA, AND COLLAPSE: THE DHARMA WAS MADE FOR THESE TIMES
Karin L. Meyers | Insight Journal | Bcbs | 297
AS IF THIS IS HOME | Wendi L. Adamek University Of Calgary | Cjbs | 314
WHAT FORM OF BUDDHISM IS FOR US? | Thich Tu Luc | 338
DRAWING A LINE | Thich Thien Duyen | 346
BA PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC TUỔI TRẺ PHẬT GIÁO:
HÃY GIEO BA HẠT GIỐNG LÀNH | Tâm Thường Định | 349
ĐÊM NGHE SÔNG HẰNG HÁT | Thị Nghĩa Trần Trung Đạo355
LÂY LẤT TRONG ĐẠI DỊCH | Nguyên Không369
LỊCH SỬ CHO BẠN BIẾT GÌ SẼ ĐẾN SAU ĐẠI DỊCH? | Nguyễn Tuấn Khanh | 374
BUÔNG Ở CHỖ NÀY | Tiểu Lục Thần Phong | 380
HUYNH TRƯỞNG GĐPT ALEXANDRA HUỲNH:
KHÔI NGUYÊN THƠ GIỚI TRẺ HOA KỲ 2021 | Việt Báo | 386
IT DOES NOT MATTER ANY LONGER WHERE YOU LIVE
Alexandra Huỳnh | Tâm Thường Định phỏng dịch | 396
10 CÔNG ÁN | Pháp Hoan (法歡) | 409
Thơ: ĐÊM CHIÊM BAO CỬU LONG | Thy An | 414
Giới thiệu: Phật Điển Phổ ThôngDẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT | 419
Giới thiệuTRIẾT LÝ và THI CA của Nguyên Siêu, Phật Việt xuất bản, 2021 | 423

_________________________________

THƯ TÒA SOẠN

Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả… Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này.

Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà trả lời rằng:
“Vận nước như dây quấn
Trời Nam mở thái bình
Vô vi trên điện các
Xứ xứ hết đao binh.”

Đây là một chứng minh Đạo Phật cùng song hành với dân tộc.

Đến triều đại nhà Lý, Thiền sư Vạn Hạnh cũng như các thức giả, sĩ phu đương thời đã lập Lý Công Uẩn–Lý Thái Tổ lên ngôi để giữ yên bờ cõi. Trước giờ thị tịch Thiền sư Vạn Hạnh đã để lại bài kệ chứng đắc:
“Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời
Thịnh suy, suy thịnh việc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.”

Vua Lý Nhân Tông đã có lời truy tán Thiền sư Vạn Hạnh như sau:
“Vạn Hạnh thông ba cõi
Thật hợp lời sấm xưa
Quê nhà tên Cổ Pháp
Gậy chống giữ nghiệp vua.”

Thiền sư đã cùng vua giữ gìn sơn hà xã tắc ngày một âu ca thái bình hơn một trăm năm. Đến triều đại nhà Trần, có vua Trần Nhân Tông bỏ ngai vàng điện ngọc lên núi Yên Tử ẩn tu, chứng ngộ đạo Thiền, thành Thiền Tổ Trúc Lâm Yên Tử mà người đời tôn xưng là Điều Ngự Giác Hoàng Phật Tổ.

“Dòng chảy của Phật Giáo Việt Nam” tiếp tục vượt qua tất cả mọi chướng ngại, thịnh suy của cuộc đời, đến thời cận đạiBồ tát Thích Quảng Đức đã vị Pháp thiêu thân, bằng ngọn lửa Từ Bi và trái tim bất diệt để bảo vệ Đạo Pháp trong cơn hoạn nạn tự do tín ngưỡng và giữ vững nền tự do dân chủ nước nhà.

Trên là một vài chứng minh“Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt” suốt dòng lịch sử Phật Giáo Việt Nam trên quê hương.

Vấn đề còn lại là: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” Chúng ta phải làm gì? Và làm gì trong giá trị“Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Chúng ta nhất quán, cùng nhìn về một hướng để góp sức, chung lòng cho “tuổi trẻ” có phương tiện trau dồi Phật Pháp, học hỏi tiếng Mẹ đẻ và tuổi trẻ đi bằng đôi chân của chính mình. Tạo ý thức. Gây hiểu biết xây dựng quê hương, yêu thương dân tộc, giống nòi như các thế hệ cha ông đã từng trải. Có được như thế thì quả thật vai trò của “Phật Việt” hôm nay mới đúng nghĩa, trên hướng đi, “Đạo Phật Việt Nam.”

Thẩm định bằng giá trị bởi chính nó, cho nên nhóm chủ trương tiếp tục vực dậy những gì đã bỏ lửng trong nhiều năm qua, nay xin được tiếp tục, ước mong, chư vị thiện hữu tri thức góp lời và đồng hành với “Phật Việt” ngày thêm tốt đẹp hơn trên tiến trình phụng sự Đạo PhápTuổi trẻ hay rộng ra là thế giới con người.

Tư duy mà không “Khởi Đi Từ Hôm Nay” thì cũng chưa thực nghiệm để có được trải nghiệm trên tiến trình phụng sự, mà trong nhà Phật có nói là “hạ thủ công phu.”

Nền văn hóa trí tuệ được đầu tư bởi nhiều chất xám, của nhiều cây bút gạo cội, của nhiều tấm lòng ưu tư về nhiều thế hệ mai sau, để nuôi lớn những gì đang cần nuôi lớn, để duy trì, tiếp nối cái truyền thống của Cha Ông. “Phật Việt” ở giữa lòng “Tộc Việt.”

Trân Trọng
Thích Nguyên Siêu

pdf_download_2
Phật Việt -Số 1 Phật Đản 2565 -Text Final

Phật Việt -Số 1 Phật Đản 2565 - Cover



.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2021(Xem: 2825)
15/10/2018(Xem: 5920)
22/01/2015(Xem: 8326)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.