Một trường hợp tái tạo văn hóa

12/12/202012:58 CH(Xem: 3035)
Một trường hợp tái tạo văn hóa

MỘT TRƯỜNG HỢP TÁI TẠO VĂN HÓA
(A case for cultural reconstruction)
Tác giả: nữ Luật sư Rafia Zakaria | Thích Vân Phong biên dịch

  

nữ Luật sư Rafia Zakaria
Nữ Luật sư Rafia Zakaria

Vào ngày 2 tháng 11 vừa qua, một buổi lễ nhỏ đã được tổ chức tại Tổng Lãnh sự quán Pakistan ở thành phố New York, Hoa Kỳ. Sự kiện này là một điều bất thường: một nghi thức bàn giao 45 Cổ vật được thu hồi bởi Văn phòng Biện lý Quận Manhattan, Thành phố New York, Hoa Kỳ. Các cổ vật, hầu hết có niên đại từ Gandhāra (một trung tâm văn hoá nghệ thuật Phật giáo cổ đại), đã bị buôn lậu ra khỏi Pakistan. Trong nhiều thập kỷ qua, Bộ An ninh Nội địa Pakistan, chỉ lo truy lùng bắt các nghi phạm khủng bố, và đã tìm thấy họ cho là người Pakistan. Buổi lễ đánh dấu việc chính thức bàn giao các cổ vật (trị giá khoảng 250.000 USD) cho bà Ayesha Ali Tổng Lãnh sự Pakistan tại New York, Hoa Kỳ.

Trong bài phát biểu, đại diện Tổng Lãnh sự quán Pakistan, bà Ayesha Ali  lưu ý rằng, việc cho các cổ vật hồi hươngđặc biệt quan trọng, bởi gần đây Pakistan đang thúc đẩy văn hóa du lịch và việc trao trả các cổ vật, sẽ giúp thu hút nhiều khách du lịch văn hóa đến Pakistan nhiều hơn. Biện lý quận Manhattan, Cyrus R. Vance, Jr, một cựu quan chức ngoại giao và công tố viên hiện tại, đã trả lời rằng, ông rất muốn có cơ hội đến viếng thăm Pakistan sau khi kết thúc đại dịch Covid-19.

Để thực sự thu hút khách du lịch văn hóa, Cộng hòa Hồi giáo Pakistan cần phát triển các khía cạnh lịch sử, và khảo cổ của lịch sử đất nước mình. Loại phát triển này vẫn chưa diễn ra. Gần đây, việc hồi hương những cổ vật bị cướp phá này sẽ là một nguyên nhân để ăn mừng nếu người ta biết điều gì sẽ xảy ra với những cổ vật quý báu này, khi chúng được trao trả về quê hương Pakistan.

Thật vậy, tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với những cổ vật từ thời Gandhāra, một Vương quốc cổ đại đặc biệt nổi tiếng bởi tiên phong là một trong những trường phái nghệ thuật Phật giáo sớm chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Hy Lạp. Thử đặt ra câu hỏi rằng, Pakistan đang làm gì với những cổ vật có mặt trên đất nước này. Xét cho cùng, Pakisrtan hầu như không có bất kỳ bảo tàng nào dành riêng cho lịch sử của mình, chưa nói đến lịch sử của thời đại Phật giáo và nền văn minh Gandhāra trước khi Hồi giáo ra đời.

Gandhāra, một vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan. Ngày xưa Gandhāra là một trung tâm văn hóa nghệ thuật Phật giáo. Trong thế kỷ thứ 1, 2 ánh sáng từ bi, trí tuệ Phật giáo Đại thừa đã bắt đầu xuất hiện tại đây. Ngày nay, các đạo tràng Phật giáo không còn bao nhiêu dấu tích vì bị phá hủy vào thế kỷ thứ 5. Theo ký sự của Ngài Tam tạng Pháp sư Đường tăng Trần Huyền Trang thì đạo Phật tại đây đã bị hủy diệt vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Khác với giai đoạn đầu của nghệ thuật Phật giáo tại Gandhāra, Phật được diễn tả như một thế nhân. Phần lớn hình ảnh của Phật được tạc trên đá, nhắc lại các tiền thântiểu sử của Ngài. Người ta trình bày Phật như vị tu sĩ với một thân tâm hoàn toàn tự tại, có khi người ta xem Phật như một vị thầy, luôn luôn giữ phong cách vô vi và hướng nội. Một số tranh khác diễn tả Phật sống khổ hạnh, thân thể tiều tụy ốm gầy chỉ còn xương bọc da. Nghệ thuật tại đây đã đạt tới tình trạng trừu tượng, các tranh tượng đều có vẻ thủ ấnhảo tướng của Phật. Người ta cũng chú ý đến các trình bày y phục của Phật, một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc Gandhāra.

Sự thật này có tác động trực tiếp đến khả năng người Pakistan thực sự hiểu được vai trò của mảnh đất, quê hương mà họ đang đi bộ hành, hít thở và sinh sống.

Một trong những lý do khiến Di sản Bảo tàng dành riêng cho lịch sử quốc gia Pakistan trở nên vô hiệu, là vì không có Chính phủ nào có thể giải quyết mâu thuẫn giữa chủ nghĩa mù mờ tôn giáo, và việc tái thiết lịch sử. Sự ác cảm hẹp hòi đối với mọi thứ, và bất cứ thứ gì tồn tại trong khu vực trước khi đạo Hồi xuất hiện, đồng nghĩa với tích cực phá hủy các vật thể hàng nghìn năm tuổi, và đại diện cho những phần quan trọng của quá khứ, không chỉ của Pakistan mà còn của lịch sử nhân loại.

 Sự thật này có tác động trực tiếp đến khả năng du lịch văn hóa của đất nước và khả năng người Pakistan thực sự hiểu biết được vai trò của mảnh đất mà họ đi bộ, hít thở và sinh sống tròn bức tranh toàn cảnh rộng lớn hơn của nền văn minh nhân loại. Trong một chu kỳ tự kéo dài sự  bi thảm, việc thiếu ý thức về lịch sử có nghĩa là không có kế hoạch quốc gia để xây dựng các bảo tàng, cung cấp được hiểu địa điểm lịch sử này, và việc không thể hiểu lịch sử này có nghĩa là không ai quan tâm nếu một địa điểm như vậy được tạo ra. Thay vào đó, những cổ vật được bỏ lại để mua và trưng bày tại tư gia của những người cực kỳ giàu có và có quan hệ tốt, hoặc xuất lậu ra nước ngoài, hoặc bị nổ tung bằng thuốc nổ.

Khi vắc-xin cho loại virus corona mới được phát triển, thế giới chắc chắn sẽ trải qua sự hồi sinh của du lịch văn hóa. Tất cả những người đã được giam giữ tại tư gia sẽ quay trở lại thế giới với sự sốt sắng và nhiệt tình hơn nữa.

Nếu Pakistan đang theo đuổi mục tiêu thu hút khách du lịch văn hóa với mọi mức độ nghiêm túc, thì quốc gia này phải có thể đưa ra một câu chuyện lịch sửvăn hóa gắn kết, và không bị cản trở bởi chủ nghĩa cực đoan. Sự phát triển của một Bảo tàng và các cuộc triển lãm đột phá được quản lý phù hợp, có thể trở thành cơ sở của một câu chuyện như vậy. Thế giới không quan tâm đến sự bế tắc của một quốc gia không thoải mái với lịch sử của chính mình; thậm chí nó còn ít quan tâm đến mọi thứ sơ hãi, hoặc công cụ xóa bỏ những phần của lịch sử đó.

Nằm trên sông Indus, một khu vực màu mỡ giàu di sản cổ đại, Pakistan có tất cả tiềm năng để trở thành cái nôi của các nền văn minh lâu đời nhất thế giới. Thật bi thảm bởi sự bất an của những người theo chủ nghĩa mù mờ, đã khiến câu chuyện này trở nên xa lạ với chính người dân của họ. Việc cổ vật hồi hương, một phong trào đang được sức hút trong những năm gần đây, là rất quan trọng nếu những tác động có hại bởi cuộc chinh phục phương Tây cần được sửa chữa. Lịch sử của Pakistan bị bóp méo không nhỏ, là ảnh hưởng của sự chia rẻ do người Anh gieo rắc, dẫn đến chủ nghĩa cuồng tín, đe dọa xóa sổ mọi thứ không liên quan đến di sản Hồi giáo của quốc gia này. Xóa bỏ sự tàn phá do chủ nghĩa thực dân gây ra, bao gồm việc làm cho người dân đủ an toàn về danh tính của họ để họ không cảm thấy bị đe dọa bởi sự tồn tại của một câu chuyện bắt đầu, và kết thúc câu chuyện trước đây về sự sáng tạo của Pakistan, và thậm chí trước khi người Hồi giáo đến các bờ biển Nam Á.

Trong trường hợp cụ thể của những cổ vật này, đã được người Mỹ trả lại cho Pakistan vẫn còn một số câu hỏi. Chính phủ có thể thông báo nơi lưu giữ những cổ vật này, nếu người dân Pakistan có thể nhìn thấy nó, và liệu nó có là một phần của dự án “Tái tạo Văn hóa” và lịch sử lớn hơn không. Trên thực tế, sẽ rất hữu ích nếu biết được hàng nghìn cổ vật khác từ khu di tích nghệ thuật Phật giáo tại Gandhāra đang được cất giữ và bảo tồn nơi đâu.

Tổng lãnh sự quán ở New York, Hoa Kỳ đã làm một công việc đáng khen ngợi trong việc theo đuổi, và sau đó nhận lại những cổ vật đã được trả lại. Bây giờ Chính phủ ở trong nước phải tiết lộ kế hoạch của mình, bao gồm cả những kế hoạch để thu hút những người quan tâm đến Pakistan, những người muốn tìm hiểu thêm về nền văn minh nghệ thuật Phật giáo tại Gandhāra. Lịch sử phong phú và sự giàu có về khảo cổ học của Pakistan là một tài sản, nhưng nó sẽ mất đi giá trị nếu nó không được bối cảnh hóa và trình bày như một câu chuyện kể theo sự thật lịch sử.

Nữ Luật sư Rafia Zakaria là một tác giả, nhà văn, luật sư giảng dạy luật Hiến pháptriết học chính trị, nhà hoạt động nhân quyền, người đã làm việc thay mặt cho các nạn nhân của bạo lực gia đình trên toàn thế giới.

Cô là một columnist cho Al Jazeera Mỹ, Ms., Bất đồngchính kiến, và DAWN,tờ báo tiếng Anh lớn nhất của Pakistan. Nữ Luật sư Rafia Zakaria sinh ra và lớn lên ở Karachi và hiện đang sống ở Pakistan và Hoa Kỳ, nơi cô phục vụ trong hội đồng quản trị của Tổ chức Ân xá Quốc tế Hoa Kỳ.

 

Tác giả: nữ Luật sư Rafia Zakaria

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Dawn News)

 

.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/09/2014(Xem: 9479)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :