Thư Viện Hoa Sen

Khảo Sát Hai Bộ Ván Khắc Kinh Xuất Tượng Lưu Giữ Tại Hội An

30/05/20211:00 SA(Xem: 2496)
Khảo Sát Hai Bộ Ván Khắc Kinh Xuất Tượng Lưu Giữ Tại Hội An

KHẢO SÁT
HAI BỘ VÁN KHẮC KINH XUẤT TƯỢNG
LƯU GIỮ TẠI HỘI AN
Phạm Đức Thành Dũng


Trong công trình khảo sát những bộ ván khắc trân tàng ở Huế, các nhà nghiên cứu của đoàn Liễu Quán đã tìm thấy và phân lập được hơn 3 ngàn tấm ván khắc và đã giới thiệu trên ấn phẩm Liễu Quán số 8. Lần này, theo chân các nhà nghiên cứu Liễu Quán điền dã ở một số địa chỉ ở Hội An, chúng tôi tiếp cận được một số mộc bản rất giá trịliên kết được với nhiều sự kiện lịch sử hết sức thú vị. Đặc biệt, chúng tôi rất xúc động khi tìm được 2 bộ mộc bản rất cổ khắc 2 bản kinh Phật rất được đa số Phật tử hành trì tụng niệm và điểm chung là được minh hoạ bằng hình ảnh hết sức sống độngthuật ngữ thường dùng là “xuất tượng”, nên xin được giới thiệu chung ở đây: Đó là bộ ván khắc “Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Phổ Môn Xuất Tượng 大 乘 妙 法 蓮 花 經 普 門 出 象” và “Đại Bi Xuất Tượng Đà La Ni Kinh 大悲出像陀羅尼經”

I.Khái quát về hai bộ Kinh

“Phổ Môn” là phẩm thứ 25 của kinh Diệu Pháp Liên Hoa, được hiểu là cánh cửa phổ thông nhất, rộng mở cho mọi người đi vào tu Phật, mà nghĩa lý thông thường của nhân gianbài Kinh cầu nguyện đức Quán Thế Âm, người có năng lực nghe được tiếng kêu than của chúng sinhthị hiện đủ các pháp thân để cứu độ. Sâu hơn, tu học phẩm Phổ Môn là học cách gìn giữ diệu âm tức âm thanh thanh tịnh nhiệm mầu trong chính tâm của mỗi người để cõi đất tâm nhiều phiền não mê lầm trở nên trang nghiêm thanh tịnhtự tại. Phật giáo quá cao rộng uyên thâm nhưng cũng có cánh cửa phổ thông phù hợp với căn cơ đa số, đồng thời phẩm này liên quan đến giải thoát hầu hết các loại khổ nạncon người thường gặp ở trên đời, nên lại càng phổ biến. Cũng vậy, chú Đại Bi, gọi giản đơn của Đại Bi Tâm Đà La Ni, là bài chú được Bồ tát Quán Thế Âm đọc trước một cuộc tập họp của chư Phật, Bồ Tát… Trì chú này có tác dụng diệt vô lượng tội, được vô lượng phước, có thể thoát khỏi luân hồi sanh tử… Tất nhiên, khi trì chú phải phát bồ đề tâm, giữ gìn trai giới, tâm bình đẳng mọi loài và phải chuyên tâm trì tụng mới có hiệu quả. Bài chú này hiện rất phổ biến và trong trì tụng vẫn dùng âm của bản Hán ngữ phiên âm Phạn ngữ.

Do vậy, việc dùng hình ảnh để minh hoạ cho 2 bản kinh này là một việc làm hết sức ý nghĩa, giúp người hành pháp dễ thuộc hơn, dễ hình dung hơn, dễ quán tưởng hơn, dễ thăng tiến về khả năng định tâm hướng về bảo tướng của chư Phật, Bồ Tát… khi trì tụng danh hiệu của các Ngài.

Điều làm cho chúng tôi ngạc nhiênhết sức xúc động là từ rất sớm, các bậc tiền nhân đã bỏ nhiều công sức và tâm huyết để khắc nên những bộ kinh Phật giá trị như vậy.

II. Khảo sát cụ thể

          1. Bộ ván khắc Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Phổ Môn Xuất Tượng

          1.1.Thông tin chung:

-Tàng bản: Chùa Chúc Thánh, phường Cẩm Phô, Thành phố Hội An, Quảng Nam.

          -Ván hiện lưu tại: Chùa Chúc Thánh

          -Tổng số ván khắc: 14 tấm khắc 2 mặt, tổng số 28 mặt khắc.

          -Kích thước ván khắc: 47,5cm x 22cm

          -Tổng số ván khắc hiện còn: 12 tấm x 2 mặt

          -Số ván bị mất: 2 tấm x 2 mặt (tương ứng với các mặt bị mất số 1, 2, 7, 8)

          -Chất liệu: Căn cứ độ nặng, độ sắc sảo của những nét li ti và độ bền theo thời gian, có thể đoán định là gỗ thị.

          -Thực hiện sao in: Trung tâm Bảo tồn Di tích Hội An.

          -Tổ chức nhân sự và thời điểm khắc in:

          Quan tâm đến tổ chức nhân sự và thời điểm khắc in, chúng tôi khảo sát “lý lịch sách” ở trang cuối cùng:   

+Tăng cang của Sắc tứ Chúc Thánh Tự, và Tăng cang của 2 chùa Ngự chế Tam Thai và Linh ỨngHoà thượng Thiện Quả chứng minh.

                    +Trú trì của Sắc tứ Phước Lâm Tự hiệu là Phổ Trí Hoà Thượng

                    +Nguyên Trú trì của Ngự chế Tam Thai Tự hiệu là Phước Thông Hoà Thượng,

                    +Nguyên Tăng cang của Ngự chế Tam Thai Tự hiệu là Thiện Trung Hoà Thượng.

                    +Trú trì Sắc tứ Linh Ứng Tự hiệu là Tôn Nguyên Yết Ma.

                    +Trú trì Sắc tứ Long Tuyền Tự hiệu là Phổ Thoại Hoà Thượng.

          Các vị trên cùng đứng tên hộ niệm.

          Tiếp theophương danh của những người đứng ra trực tiếp thực hiện công việc và mục đích cụ thể:

          Trú trì Sắc tứ Chúc Thánh Tự, đồng thời kiến tạo 2 chùa Chúc Thọ và Chúc Diên là Yết ma hiệu Quang Minh kính tạo mộc bản kinh này niệm tưởng đến Phụ thân Lê Dụng Tuyển pháp danh Ấn Niệm và Mẫu thân Bùi Thị ieeLiêm pháp danh Ấn Lô, nguyện Phật thọ ký.

          Giáo thọ am Thật Lâm, Thủ toà chùa Chúc Thánh hiệu là Hoằng Lễ theo dõi công việc.

          45 người cúng dường đều được khắc tên, từ vợ chồng quan Tri huyện đóng góp 100 quan, cho đến những người đóng góp dưới 1 quan.

          Tiếp đến là những nghệ nhân trực tiếp khắc ván (gọi là Tài công): Hoàng Quang Hảo và Hoàng Ngọc Dương

          Cuối cùng là nơi tàng bản: Quảng Nam Sắc tứ Chúc Thánh Tự

          Về tổ chức nhân sự để chạm khắc bộ mộc bản này tưởng cũng đã quá rõ qua “Lý lịch sách”, chỉ xin làm rõ thêm về khoảng thời gian tiến hành công việc:

          Theo nghiên cứu của Thượng toạ Thích Như Tịnh chùa Viên Giác ở Hội An, chúng tôi biết được hành trạng của các vị Hoà thượng đứng ra tổ chức làm Phật sự này. Chư Hoà thượng Phước Thông, Tôn Nguyên đều mất hoặc mất tích năm 1945, Hoà thượng Phổ Trí mất năm 1947, nên ta có giới hạn cuối của mốc thời gian là 1945. Hoà thượng Thiện Quả được tấn phong Tăng cang của Chúc Thánh năm 1934, đến năm 1936 mới được kiêm luôn Tăng cang của Tam Thai và Linh Ứng, nên giới hạn đầu của mốc thời gian phải là sau 1936. Một điều trùng khớp nữa là Hoà thượng Quang Minh (Thế danh là Lê Hợi) làm Trụ trì của Chúc Thánh vào năm 1934 (sau khi Hoà thượng Thiện Quả lên làm Tăng cang), rồi từ đó ngài lại vào Nam hoằng hoá, lập nên chùa Chúc Thọ và Chúc Diên tại xóm Thuốc thuộc Gò Vấp. Thiết tưởng, ngài phải làm Trụ trì vài năm mới vào Nam, rồi lập đến 2 ngôi chùa hẳn cũng tốn thêm nhiều năm nữa, sau đó mới ra lại quê làm mộc bản để hồi hướng cho song thân, do vậy có thể khu trú thời gian hoàn thành bộ ván khắc khoảng từ 1940 đến 1945.

          1.2. Hình thức trình bày: Đây là bản Kinh đạt nghệ thuật đỉnh cao về thư pháp và hoạ pháp.

          -Trang bìa rất đặc biệt hình một long vị trán chạm mặt rồng có chữ nhâm 壬, hai bên chạm song long chầu dòng chữ Hán Đương kim Hoàng đế thánh thọ vạn tuế 當今皇帝聖壽萬歲, và bên cạnh mới là tên sách Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Phổ Môn Xuất Tượng 大乘妙法蓮花經普門出象

          -Từ mặt khắc 3, mỗi mặt khắc đều chia thành các khung, song kích thước không đều nhau, thông thường một khung khắc một đoạn Kinh cứu nạn của Ngài kèm liền một khung chạm khắc hình ảnh minh hoạ. Do phần đầu, mỗi đoạn Kinh mô tả thường dài ngắn không đều nên việc chia kích thước khung tuỳ thuộc vào số chữ Hán, hơn nữa do chữ được chạm khắc rất đều đặn về kích thước cũng như bút pháp, dùng chữ chân có pha hành. Về tranh “xuất tượng” minh hoạ cũng vậy, các khung tranh hoàn toàn không đều, có vẻ như thuần tuý tôn trọng ngẫu hứng của nghệ nhân thực hiện hình vẽ. Vì vậy, dung lượng một mặt khắc thông thường chứa 2 khung chữ Hán và 2 khung hoạ, song gần như không được mấy tấm trọn vẹn, thường lẹm một phần sang mặt khắc kế tiếp. Hẳn là vị hoạ gia cứ tự do sáng tác bản vẽ, rồi vỗ lên ván khắc, thừa thì vỗ tiếp vào mặt kế đó, thiếu thì vỗ tiếp bản vẽ khung thư (hoặc hoạ) vào tiếp, rồi thừa hoặc thiếu cứ tiếp tục như thế. Đến mặt khắc 19 trở về sau, mỗi khung tranh thường đi với một khung hoạ chứa 4 câu Kệ cùng số lượng chữ, song kích thước vẫn không đều. Điều này, cho chúng tôi đoán định các nhà thư pháp thì viết tuỳ theo số lượng chữ để có kích thước khung, các hoạ gia thì tuỳ nội dung để phát hoạ tranh, kích thước (chiều rộng) thì tuỳ sáng tạo, và có thể khẳng định tất cả đều thực hiện trên giấy rồi mới vỗ vào gỗ và chạm khắc theo đường nét đó.

          -Thông thường, trên mỗi khung chạm khắc hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiện trên không trung, bên dưới là người niệm tụng danh hiệu của Ngài, cạnh đó là hình ảnh minh hoạ tai qua nạn khỏi. Từ mặt khắc 9 trở đi, bên dưới là hình ảnh hoá thân của Ngài làm trung tâm, để giảng pháp cứu độ chúng sanh.

          1.3.Khảo tả nội dung:

Tất cả thể hiện văn tự và hình minh hoạ theo thứ tự của Kinh. Từ đầu cho đến mặt khắc thứ 17, hầu hết các khung tranh đều có hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm ở trên không, bên dưới là hình ảnh Ngài hoá thân để giảng pháp phổ độ chúng sanh, khi thì thân Phật, khi thì thân Thanh Văn, thân Phạm Vương, thân Đế Thích, thân Tự Tại Thiên, thân Đại Tự Tại Thiên, thân Đại Thiên Tướng Quân, thân Tỳ Sa Môn, thân Tiểu Vương, thân Trưởng giả, thân Cư sĩ, thân Tể quan, thân Bà La Môn; riêng khi thị hiện thân Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di thì chỉ thể hiện hình ảnh một tu sĩ đang nói pháp; thân phụ nữ của Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà la môn thì chỉ thể hiện hình ảnh chung của một phụ nữ; tiếp là thân Thiên long, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, Nhơn và Phi nhơn, thị hiện thân Chấp Kim cang thần… Tiếp theo là đoạn Kinh thuật chuyện Đức Phật nói với Bồ tát Vô Tận Ý về thành tựu công đức của Bồ tát Quán Thế Âm nên phải cúng dường…, rồi đến việc Bồ tát Vô Tận Ý xin cúng dường chuỗi ngọc quý…

          Tiếp theo mặt khắc thứ 18, Vô Tận Ý Bồ Tát nói tiếp bài kệ 104 câu dâng lên hỏi đức Thế tôn. Minh hoạ cho bài Kệ, thường cứ mỗi 4 câu lại kèm một khung tranh diễn tả uy lực nhiệm mầu cứu độ khi niệm Quán Thế Âm:

          -Rơi vào hầm lửa mà hầm lửa biến thành ao sen.

          -Trôi dạt ngoài biển cả sóng biển không làm hại.

          -Rơi xuống từ núi Tu Di mà bình yên như mặt nhật giữa không trung.

          -Bị kẻ ác truy đuổi rơi xuống núi Kim Cang không mảy may suy suyễn.

          -Ác tặc oán thù bao vây cầm đao toan hại bỗng khởi tâm từ không hại.

          -Hành hình theo vương pháp sắp sửa mệnh vong đao gông bỗng gãy từng đoạn.

          -Tù tội gông cùm tay chân trói buộc bỗng được giải thoát.

          -Độc dược hại thân sắp nguy khốn bỗng trở lại như thường.

          -Gặp phải La sát ác và quỷ dữ rồng độc cũng không dám hại.

          -Ác thú bao vây nanh vuốt sắc nhọn liền bỏ chạy thẳng.

          -Rắn rết bò cạp độc khí ngùn ngụt bỗng tự bỏ đi.

          -Sấm sét mưa tuôn giáng xuống ầm ầm bỗng chốc tiêu tan.

          Từ câu Kệ : “Chúng sanh bị khốn ách, Vô lượng khổ bức thân…” cho đến hết bài kệ không minh hoạ thêm hình ảnh.

          Tiếp mặt khắc thứ 25 là đoạn Kinh kể Ngài Trì Địa Bồ Tát bạch Phật, và rồi lời của Đức Thế tôn, tiếp là Chơn ngôn, lời Tán, và 12 Nguyện.

          Đặc biệt, mặt khắc thứ 26, trước tranh Hộ pháp là dòng chữ:

          上祝皇圖鞏固帝道遐昌佛日增輝法輪常轉

(Kính chúc cơ đồ đế vương vững chãi, đạo của vua hưng thịnh khắp cõi. Mặt trời Phật pháp thêm rực rỡ, bánh xe pháp vẫn thường chuyển luân)

          Cuối cùng là phần “Lý lịch sách” ghi địa điểm thực hiện, Hoà thượng chứng minh, các vị đại sư tham gia công việc và phương danh cúng dường, rồi đến niên đại thực hiện.

          2.Bộ ván khắc Đại Bi Xuất Tượng Đà La Ni Kinh

          2.1.Một số thông tin cơ bản:

-Tàng bản: chùa Vạn Đức, xã Thanh Quýt, huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa (nay thuộc thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, Thành phố Hội An, Quảng Nam).

          -Địa chỉ lưu trữ: Chùa Phước Lâm, phường Cẩm Hà, Thành phố Hội An, Quảng Nam.

          -Tổng số ván khắc: 10 tấm x 2 mặt, tổng cộng 20 mặt khắc.

          -Kích thước ván khắc: 62 cm x 15 cm          

          -Tổng số ván hiện còn 8 tấm x 2 mặt, tổng cộng 16 mặt khắc.

          -Số ván khắc bị mất: 2 tấm ứng với 4 mặt khắc số 2, 5, 6, 12

          -Chất liệu: Căn cứ độ nặng, độ sắc sảo của những nét li ti và độ bền theo thời gian, có thể đoán định là gỗ thị.

          -Niên đại khắc in: được khắc rõ ràng cuối bộ ván là Ngày lành tháng 6 năm Giáp thân Cảnh Hưng thứ 25 (景興二十五年歲次甲申季夏穀旦), tương đương 1764, ứng với thời chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong.

          2.2.Hình thức trình bày:

Mỗi mặt ván khắc Kinh thường được chia ra 7 khung đứng tương đương kích thước. Mỗi khung chạm khắc một hình tượng hoá thân của đức Quán Thế Âm, lạc khoản bên phải khắc hồng danh của một hoá thân Ngài bằng chữ Hán phiên âm Phạn ngữ, bên dưới là mấy dòng Hán ngữ chú thích cho hình tượng trên (như là hoá thân thành Đức Phật A Di Đà, hay các ngài Bồ tát Hương Tích, Bạch y Bồ Tát, A La Hán, A Nan, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, hay Tứ đại thiên vương, Phi đằng dạ xoa… để cứu nạn…).

          Nếu hình tượng đã có trước đó thì chạm dòng Hán ngữ phiên âm Phạn danh hiệu vị hoá thân chính giữa khung, số thứ tự đánh bên dưới và chú thích giống như trước.

          Khung thứ 7 của mặt khắc 13 và khung thứ nhất của mặt khắc 14 chỉ ghi danh hiệu hoá thân của Quán Thế Âm Bồ Tát từ Ta bà ha (số 67) cho đến danh hiệu cuối cùng nhưng không khắc tượng. Tiếp theo đó (bắt đầu từ khung thứ 2 của mặt khắc 14) là khắc các ấn chú và cách hành trì các chơn ngôn.

          2.3.Khảo tả nội dung: Trong phần này, qua sơ bộ khảo sát, chúng tôi thấy bản Kinh này có nhiều nét khác với những bản đang lưu hành (về tự dạng, âm tiết, cũng như về cách ngắt các danh hiệu hoá thân của Bồ tát Quán Thế Âm), nên cố tâm đưa vào trọn vẹn nội dung lời Chú phần chữ Hán (phiên âm Phạn ngữ) cho người quan tâm tham khảo:

          -Mặt khắc đầu tiên bắt đầu là tượng Quán Thế Âm, tiếp là dòng chữ Hán:

皇 圖 鞏 固 帝 道 遐 昌 佛 日 增 輝 法 輪 常 轉

(Cơ đồ đế vương vững chãi, đạo của vua hưng thịnh khắp cõi. Mặt trời Phật pháp thêm rực rỡ, bánh xe pháp vẫn thường chuyển luân)

          Tiếp đến là tên chính thức của sách gốc và người chuyển ngữ nguyên thuỷ: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni  (千 手 千 眼 觀 世 音 菩 薩 大 悲 心 陀 羅 尼) do Tam Tạng Bất Không[1] thời Đường dịch (大唐三藏不空譯).

          Sau đó là 36 câu niệm Quán Thế Âm kèm những lời nguyện: để mau hiểu các pháp, được trí tuệ, vượt qua bể khổ và lên non Niết Bàn… như thay cho lời đầu sách.

          -Mặt khắc thứ 2: thiếu

          -Mặt khắc thứ 3: Nêu 15 hạt giống thiện sinh sôi trong việc hành trì Kinh, từ sinh gặp nước thiện, gặp bằng hữu tốt, quyến thuộc ân nghĩa hoà thuận, …, đến nghe được Pháp, thấy được Phật, hiểu sâu được Chánh pháp… Tiếp theo là ghi cụ thể 84 danh hiệu hoá thân của Bồ tát Quán Thế Âm bằng Hán ngữ phiên âm Phạn ngữ (từ 1 đến 57).

          -Mặt khắc thứ 4: Sau khi ghi tiếp các danh hiệu cho đến thứ 84, bắt đầu vào phần “xuất tượng” từ danh hiệu số 1 đến danh hiệu số 4: 南 無 喝 囉 怛 那 哆 囉 夜 耶, 南 無 阿 唎 耶, 婆 盧 羯 帝 爍 鉢 囉 耶,菩 提 薩 埵 婆 耶 (Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da[2], Nam mô a rị da, Bà lô yết đế thước bát ra da, Bồ đề tát đỏa bà da,)

-Mặt khắc thứ 5 và mặt khắc thứ 6 không còn nữa, tuy vậy nếu đối chiếu với phần văn tự ở mặt khắc thứ 3 thì cũng có thể biết được những danh hiệu bằng chữ Hán chú cho hình tượng Bồ Tát khắc ở 2 mặt khắc này. Để quý độc giả có được đầy đủ một bản chú Đà la ni đã khắc in cách đây 255 năm, chúng tôi xin đưa vào đây đầy đủ các danh hiệu bằng chữ Hán chắc chắn được chạm khắc ở mặt khắc 5 và 6 (và cả mặt khắc thứ 12 đã mất ở phần sau): 摩 訶 薩 埵 婆 耶, 摩 訶 迦 盧 尼 迦 耶, 唵 薩  囉 罸 曳, 數 怛 那 怛 寫, 南 無 悉 吉 嘌 埵 伊 蒙 阿 唎 耶, 婆 盧 吉 帝 室 佛 囉  馱 婆, 南 無 那 囉 謹 墀, 醯 唎 摩 訶  哆 沙 咩,薩 婆 阿 他 豆 輸 朋,阿 逝 孕, 薩 婆 薩 哆 那 摩 婆 薩 哆 那 摩 婆 伽,摩 罸 特 豆,怛 姪 他,(Ma ha tát đỏa bà da, Ma ha ca lô ni ca da, Án, Tát bàn ra phạt duệ, Số đát na đát tả, Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà, Nam mô na ra cẩn trì, Hê rị ma ha bàn đa sa mế, Tát bà a tha đậu du bằng, A thệ dựng, Tát bà tát đa na ma bà tát đa na ma bà già[3], Ma phạt đạt đậu, Đát điệt tha,)

-Mặt khắc thứ 7: Khắc tượng từ danh hiệu thứ 19 đến thứ 25: 唵, 阿 婆 盧 醯, 盧 迦 帝, 迦 羅 帝, 夷 醯 唎, 摩 訶 菩 提 薩 埵, 薩 婆 薩 婆, 摩 訶 摩 訶, (Án, A bà lô hê, Lô ca đế, Ca la đế, Di hê rị, Ma ha bồ đề tát đỏa, Tát bà tát bà, Ma ra ma ra,)

-Mặt khắc thứ 8: Khắc tượng từ danh hiệu thứ 26 đến thứ 32: 摩 醯 摩 醯 唎 馱 孕, 俱 盧 俱 盧 羯 蒙, 度 盧 度 盧 罰 闍 耶 帝, 摩 訶 罰 闍 耶 帝, 陀 羅 陀 羅, 地 唎 尼, 室 佛 羅 耶 (Ma hê ma hê rị đà dựng, Cu lô cu lô kiết mông, Độ lô độ lô phạt xà da đế, Ma ha phạt xà da đế, Đà la đà la, Địa rị ni, Thất Phật ra da,)

-Mặt khắc thứ 9: Khắc tượng từ danh hiệu thứ 33 đến thứ 39: 遮 囉 遮 囉, 摩 摩 罸 摩 囉, 穆 帝 隸, 伊 醯 移 醯, 室 那 室 那, 阿 囉  佛 囉 舍 利, 罸 沙 罸 , (Dá ra dá ra, Mạ mạ phạt ma ra, Mục đế lệ, Y hê di hê, Thất na thất na, A ra sâm Phật ra xá lợi, Phạt sa phạt sâm,)

-Mặt khắc thứ 10: Khắc tượng từ danh hiệu thứ 40 đến thứ 46: 佛 囉 舍 耶, 呼 盧 呼 盧 摩 囉, 呼 盧 呼 盧 醯 唎, 娑 囉 娑 囉, 悉 唎 悉 唎, 蘇 嚧 蘇 嚧,菩 提 夜 菩 提 夜, (Phật ra xá da, Hô lô hô lô ma ra, Hô lô hô lô hê rị, Ta ra ta ra, Tất rị tất rị, Tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ,)

-Mặt khắc thứ 11: Khắc tượng từ danh hiệu thứ 47 đến thứ 54: 菩 馱 夜 菩 馱 夜, 彌 帝 唎 耶, 那 囉 謹 墀, 地 唎 瑟 尼 那, 波 夜 摩 那, 娑 婆 訶, 悉 陀 夜, 娑 婆 訶, (Bồ đà dạ bồ đà dạ, Di đế rị da, Na ra cẩn trì, Địa rị sắc ni na, Ba dạ ma na, Ta bà ha, Tất đà dạ, Ta bà ha,)

- Mặt khắc thứ 12 [đã mất, nhưng căn cứ ở mặt khắc thứ 3, sẽ khắc hình tượng hoá thân từ danh hiệu số 55 đến 59]: 摩 訶 悉 陀 夜, 娑 婆 訶, 悉 陀 喻 藝, 室  囉 夜 娑 婆 訶  (Ma ha tất đà dạ, Ta bà ha, Tất đà dụ nghệ, Thất bàn ra dạ, Ta bà ha,)

-Mặt khắc thứ 13: Khắc tượng từ danh hiệu thứ 60 đến thứ 66, còn từ 67 cho đến 84 chỉ khắc chữ Hán mà không chạm tượng: 娑 婆 訶, 摩 囉 那 羅, 娑 婆 訶, 悉 囉 僧 阿 穆 佉耶,娑 婆 訶, 娑 婆 訶 阿 悉 陀 夜, 娑 婆 訶, 者 吉 囉 阿 悉 陀 夜, 娑 婆 訶, 波 陀 摩 羯 悉 哆 夜, 娑 婆 訶, 那 囉 謹 墀  伽 囉 耶, 娑 婆 訶, 摩 婆 利 勝 羯 囉 夜, 娑 婆 訶, 南 無 喝 囉 怛 那 哆 囉 夜 耶,

南 無 阿 唎 耶, 婆 盧 吉 帝, 爍  囉 夜, 娑 婆 訶, 唵悉殿都, 漫哆羅, 跋馱耶, 娑 婆 訶.

(Ta bà ha, Ma ra na la, Ta bà ha, Tất ra tăng a mục khê da, Ta bà ha, Ta bà ha a tất đà dạ, Ta bà ha, Giả kiết ra a tất đà dạ, Ta bà ha, Ba đà ma yết tất đà dạ, Ta bà ha, Na ra cẩn trì bàn ca ra da, Ta bà ha, Ma bà lị thắng yết ra dạ, Ta bà ha,

Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da, Nam mô a rị da, Bà lô kiết đế, Thước bàn ra dạ, Ta bà ha, Án, Tất điện đô, Mạn đa la, Bạt đà da, Ta bà ha.)

- Từ mặt khắc 14 cho đến hết mặt khắc số 19 là phần giải thích các quyết ấn & hướng dẫn hành trì các Chơn ngôn. Tất cả có 41 thủ ấn (mặt số 14 có 6 hình thủ ấn, từ mặt 15 đến 19 mỗi mặt 7 hình). Các hình thủ ấn thật sắc sảo và sống động, tiếc là phần chữ do mặt khắc bám quá nhiều mực cũ nên không in ra chữ rõ được.

Mặt khắc cuối cùng, sau khi nói về tác động tích cực của lời Chú, giải thích thêm một số thuật ngữ Hán phiên Phạn ngữ, ghi rõ địa phương thực hiện, các đại sư trực tiếp thực hiện, phương danh cúng dường, Hoà thượng chứng minh, niên hiệu khắc in (景興二十五年歲次甲申季夏穀旦, Ngày lành tháng 6 năm Giáp thân Cảnh Hưng thứ 25 [1764]), đến tranh tượng La Hán và bìa cuối là tên sách.

III.Bàn thêm

          Hai bộ Kinh vừa giới thiệu hẳn là được nhiều Phật tử Việt hành trì nhất. Việc dùng hình ảnh để minh hoạ là một điều đã được người xưa lưu tâm. Thiền tịnh song tu hẳn là tinh thần của hành giả Việt trong mấy trăm năm qua, nên dù là Trì danh niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật, hay Quán tượng niệm Phật, thì hình ảnh bảo tượng của Phật Bồ Tát hiện lên trong từng hồng danh niệm vẫn là cần thiết để xua đi tạp niệm trong hành trì, nên việc bỏ công sức tiền tài tâm huyết để làm nên những bộ Kinh “xuất tượng” là vô cùng ý nghĩa.

          Về phía cá nhân chúng tôi, từng chứng kiến rất nhiều hình ảnh tu tập kinh sách này khiến bản thân xúc động, từ những người nông dân ở làng An Xuân nửa đêm thức dậy tụng kinh Phổ Môn với tâm nguyện chí thành, rồi những bà già xứ Huế lênh đênh trên biển cả với gia đình tôi năm 1975 vẫn an nhiên tụng Kinh này trong suốt hành trình; rồi trong những thập niên trước, lại có cơ may chứng kiến những học giả uy tín của Huế xưa khi tuổi đã hơi lớn (hơn 60 tuổi) đã bắt đầu rửa tay gác bút, không bàn thế sự, chỉ làm một việc duy nhấttụng kinh Phổ Môn mà ngày đêm chuyên tâm rất mực... Những hình ảnh đó khiến chúng tôi cũng có nhiều chuyển biến tâm thức, lờ mờ nhận ra pháp của Phật chẳng phân biệt cao thấp, tuy Phổ Môn được hiểu là cánh cửa phổ biến nhất song phù hợp với tất cả các hạng căn cơ, từ người nông dân ít học cho đến những trí tuệ tuyệt luân, cốt tuỷ là tín tâmcông phu hành trì. Có lẽ ngộ Phật phải từ tâm là vậy.

Một điều nữa tuy hơi lạm nhưng cũng xin bàn thêm. Trong quá trình nghiên cứu về mộc bản ở Huế và Quảng Nam, chúng tôi gặp khá nhiều mộc bản thời các chúa Nguyễn, giúp hình dung một giai đoạn Phật giáo hưng thịnh, là giai đoạn mà những vị chúa cai quản xứ Đàng Trong tôn vinh Phật giáo, và bản thân họ có thọ giới, có pháp danh, pháp hiệu, thực sự có tu tập hành trì. Lần này tiếp xúc với bộ ván khắc có niên đại từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, chúng tôi lại nghĩ đến bộ kinh Hoa Nghiêm hiện đang được trân tàng tại chùa Báo Quốc Huế cũng được khắc mộc bản thời các Chúa Nguyễn, mà rất may chúng tôi được tiếp xúc trong một lần triển lãmLiễu Quán cách đây chừng 4 năm. Đó là một bộ Kinh giấy dó được in từ mộc bản, hiện chứa trong 40 hòm gỗ, được thời đại các Chúa trân trọng và trân tàng trong Giác Vương Nội Viện trong phủ Chúa. Thời gian triều đại Tây Sơn, bộ Kinh vẫn được giữ gìn trọn vẹn trong dân. Đến thời Gia Long trở về sau, bộ Kinh được bảo tồn nguyên vẹn và cất giữ trong Hoàng cungý nghĩa như “bảo vật trấn cung”, được trân quý rất mực. Đến thời Khải Định, sau khi vua dùng tiền riêng xây cung An Định làm của cải truyền đời cho Hoàng trưởng tử Vĩnh Thuỵ, bộ Kinh lại được chuyển qua đặt ở tầng cao nhất của Khải Tường Lâu (tầng 3), và cũng mang ý nghĩa như khi ở Hoàng cung vậy. Sau khi Đức Từ Cung phải chuyển sang cư trú tại số 79 Phan Đình Phùng (mua lại ngôi nhà của dòng họ Hồ), của cải quý nhất chọn lựa và mang đi đầu tiên vẫn là bộ kinh Hoa Nghiêm khắc từ mộc bản ấy, và vẫn với vai trò như nơi ở trước. Mãi cho đến khi già yếu (trước năm 1980), Đức Từ Cung đã hiến lại toàn bộ của cải cho Nhà nước, và riêng bộ Kinh thì cúng dường lại cho chùa Báo Quốc, ý nghĩa như Châu về Hợp Phố vậy. Những mộc bản Kinh đang khảo sát trong bài này hẳn cũng được người xưa tôn quý như vậy nên mới còn đến hôm nay.

Tất nhiên, ở đây dẫn lại những chuyện liên quan chỉ nhấn mạnh thêm hành xử của người xưa đối với việc làm ra Kinh Phật, lưu giữ và bảo tồn, hành trìtâm thành tôn trí. Thời đại mà những ông Chúa được nhận định là những vị vua Phật đã xây dựng một Đàng Trong trù phú và quy củ, trong vòng hơn một trăm năm đã hoàn thành việc khai phá phương Nam. Từ nhìn nhận cuộc sống nghiêm cẩn khi trị vì, tín tâm trong hành trì tu tập của các chúa Nguyễn và công nghiệp quá lớn lao của họ, chúng tôi có cảm nhận rằng trong hành trang mở nước về phương Nam của dân tộc Việt không có nhiều không gian cho gươm giáo, mà chủ yếu là kinh sách của Phật giáo. Phật giáo là điểm chung nhất giữa văn hoá tín ngưỡng truyền thống của Việt và Chăm, mà người nhận ra và xiển dương Phật giáo để xây dựng liên minh Việt Chăm để chống kẻ thù phương Bắc sớm nhất là Đức vua Trần Nhân Tông, và sau này các chúa Nguyễn đã phát huy tư tưởng này để công cuộc mở nước về Nam trở thành một cuộc cộng cư hoà bình và nhân ái, cùng hướng về ngọn cờ bình đẳng vô phân biệt của Phật giáo. Đó là điều để cho đời sau học tập.

IV.Kết luận

          Tìm thấy 2 bộ ván khắc này ở Quảng Nam, chúng tôi rất xúc động và bất ngờ. Tận mục sở thị một cổ vật hơn 250 năm tuổi hình thành trong một giai đoạn nhiễu nhương của Đàng Trong, khi mà hào quang hoàn thành sự nghiệp mở cõi  ở phương Nam (1757) của chúa Nguyễn Phúc Khoát chỉ còn là cái bóng lờ mờ vì ông đã đắm chìm vào hoan lạc, tin tưởng nịnh thần, khiến quan lại tham nhũng, nhân dân lầm than; và cũng bằng ấy thời gian, trải qua bao thăng trầm, biến động, bao cơn binh lửa…, những mộc bản kinh sách vẫn được bảo tồn, hẳn phải bằng bao tâm huyết, cả niềm tin và sự trân trọng, hẳn không ai ngăn được những dòng cảm xúc. Càng xúc động hơn khi nhìn những trang Kinh in ra từ những ván khắc này. Có thể xem đó là những bức thư pháp độc đáo của những nghệ nhân âm thầm lặng lẽ phục vụ cho lý tưởng cúng dường tha nhân, cúng dường Phật pháp, và cũng có thể nhận định không ngoa rằng, đó cũng là những bức tranh mộc bản sớm nhất và mang giá trị rất cao trong lịch sử mỹ thuật của chúng ta. Không phải chỉ ở kỹ xảo tuyệt luân khi làm nên những bức tranh sống động dù nét thô hào hay vi tế, cái độc đáo của người nghệ nhân ở đây còn là sự sáng tạo độc đáo các hình tượng dù chỉ nghe qua kinh sách. Riêng hình tượng Bồ Tát hoá thân trong chú Đà la ni đã hơn 50 hình tượng (chưa tính các mặt mất đã có 33 hình tượng), và bao nhiêu hình tượng hoá thân khác trong phẩm Phổ Mônchúng tôi đã mô tả trong phần Hình thức trình bày (Phần 1.2) và Khảo tả nội dung (Phần 1.3), cũng rất nhiều và rất sáng tạo. Bên cạnh đó còn bao nhiêu hình ảnh sông núi đình đài cung điện và bao nhân vật khác nữa, mỗi thứ mỗi vẻ vô cùng sống động. Đó là một sự sáng tạo trên cơ sở của tín tâm hướng vọng, thật đáng để tôn vinh.

Ngày nay, có rất nhiều bản Kinh được trình bày vô cùng đẹp nhờ kỹ thuật hiện đại, nhưng hẳn là người tu tập sẽ có một cảm xúc thật lạ rất riêng tràn dâng khi mục kích hay hành trì trên những bản Kinh giấy dó in ra từ những tấm mộc bản này, có lẽ vì ai cũng cảm nhận được công sức, tài nghệ, trí tuệ, tâm huyết và tâm linh của bao người có một tín tâm đối với Phật giáo để hình thành nên nó, từ đó sẽ gia tăng củng cố thêm tín tâm cho người tu tập. Bên cạnh đó, việc hành trì cũng được thuận lợi nhờ chú tâm quán tưởng hình tượng Phật Bồ Tát được chạm khắc công phu, càng có điều kiện hơn để huân tập các đức tính từ bi hỷ xả, bình đẳng lợi tha, dần dà tâm hành giả trở nên thanh tịnh, lọc sạch những niệm ác, tạo miền đất thiện cho thiện niệm sinh sôi, dẫn đến nhất tâm bất loạn. Đó là điều mà chúng tôi nghĩ đến khi muốn đề xuất phát huy giá trị các ván khắc bằng cách in ra lại những bộ Kinh, những tranh hình tượng của Đức Phật, của Bồ Tát, để cho Phật tử tôn trí, hành trì hay thờ cúng.

P.Đ.T.D

 

 

 

 



[1] Ngài thường được gọi là Bất Không Tam Tạng Pháp Sư, tên cụ thểBất Không Kim Cang, sinh năm 705, mất năm 774, là đệ tử của Ngài Kim Cang Trí. Ngài là một danh tăng nổi tiếng, để lại rất nhiều trước tác, đặc biệt là 2 lần phiên chú Đại Bi qua Hán Ngữ trong khoảng thời gian từ năm 720 đến 741.

[2] Tự dạng tượng âm da 耶 trong bài Kinh ở ván khắc hầu như đều có thêm bộ khẩu 口 ở trước

[3] Ở những bản kinh đang lưu hành được đa số Phật tử trì tụng, danh hiệu này thường là “Tát bà tát đa na ma bà già”(8 chữ), bản này lại có thêm 5 chữ chèn giữa na ma bà tát đa (cộng 13 chữ), nhưng cuối 5 tự dạng này trong bản khắc có chú thích bằng 2 dòng kiểu song cước nhưng do mực dính quá lâu ngày nên không đọc được, có thể là một đoạn chú thích cho bản Kinh gốc liên quan đến 5 chữ này (đoạn chú thích có chữ ngũ còn đọc được). Khi tham khảo nhiều bản Kinh khác như Đại Bi Xuất Tướng Đồ do pháp sư Y Lâm người Đài Loan vẽ (Tu viện Quảng Đức giới thiệu, https://quangduc.com), hay ở Ý nghĩa những câu chú Đại Bi và 84 hình ảnh minh hoạ ở trang nguoiphattu.com, thì danh hiệu này có đủ 13 chữ như ở ván khắc; hoặc một số bản khác chữ Hán có đủ 13 chữ, song khi phiên âm thì 5 âm giữa na ma bà tát đa lại đặt trong ngoặt “Tát bà tát đa (na ma bà tát đa) na ma bà già”, như ở www.chudaibi.com, hay Chú Đại Bi-chia theo 84 câu dễ học ở trang thichphatphap.blogspot … Đặc biệt, trong công trình quá công phu của Giáo sư Lê Tự Hỷ (Về bản Phạn văn và ý nghĩa của Chú Đại Bi), đến danh hiệu này cũng ghi 13 chữ và bỏ trong ngoặt đơn 5 chữ na ma bà tát đa như mấy bản trên, mà không thấy giải thích gì thêm (xem từ www.tamduc.net.vn). Điểm này,  chúng tôi chưa hiểu tường tận, nên cứ chép đầy đủ và để tồn nghi như vậy.

Tạo bài viết
01/07/2014(Xem: 13418)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: