Hội Họa Phật Giáo Thái Lan

09/12/20234:20 SA(Xem: 1208)
Hội Họa Phật Giáo Thái Lan

 

HỘI HỌA PHẬT GIÁO THÁI LAN

Phan Tấn Hải

 

_02 Kosit chua trang_white temple
Đối với nhiều người Thái Lan, Chalermchai Kositpipat là họa sĩ đương đại lớn nhất của nền mỹ thuật Phật Giáo Thái Lan. Những nét vẽ và kiến trúc của ông vừa mang chất thần thoại truyền thống, vừa đậm chất kỹ thuật tân kỳ của thế kỷ 20 và 21 – vừa dịu dàng, thơ mộng, như thật như mơ, nhưng là những bước đi đầy các khám phá mới trên vùng đất tiền nhân chưa khai thác hết, nổi tiếng với việc sử dụng hình ảnh Phật giáo, và các họa phẩm của Chalermchai đã nhiều lần triển lãm trên toàn thế giới.

Chalermchai Kositpipat sinh ngày 15/2/1955. Thân phụ ông là một người Trung Quốc nhập cư từ Quảng Đông trong khi mẹ anh là người Thái gốc Hoa. Kositpipat theo học tại Đại học Mỹ thuật Silpakorn, tốt nghiệp Cử nhân Mỹ thuật chuyên ngành nghệ thuật Thái Lan năm 1977. Ban đầu, ông vẽ quảng cáo phim trên bảng quảng cáo. Những bức tranh tường đầu tiên của ông pha trộn giữa nghệ thuật nhà chùa Phật giáo truyền thống của Thái Lan với những hình ảnh đương đại.

Năm 1980, Chalermchai đến thăm Sri Lanka (Tích Lan) trong chuyến đi nước ngoài đầu tiên và ở đó sáu tháng, nghiên cứu kiến trúc, điêu khắc, hội họa và các ngôi chùa Phật giáo của Sri Lanka. Ông được ảnh hưởng bởi những bức tượng và đền thờ màu trắng ở Sri Lanka. Ông đã làm việc chặt chẽ với nghệ sĩ kỳ cựu Manju Sri của Sri Lanka. Chalermchai đã tổ chức triển lãm nghệ thuật cá nhân tại Phòng trưng bày nghệ thuật Lionel Wendt ở Colombo, Sri Lanka. Sau cuộc triển lãm, ông đã mang những tác phẩm nghệ thuật đó sang Thái Lan và bán hết.

Năm 1988, ông được giao nhiệm vụ vẽ tranh tường cho chùa Wat Buddhapadipa ở London. Các bức tranh tường nơi đây mất bốn năm để hoàn thành và gây tranh cãi vì kiểu dáng hiện đại. "Tôi nhận được lời phàn nàn từ mọi người - từ chính phủ [Thái Lan], từ các nhà sư và từ các nghệ sĩ khác, nói rằng những gì tôi đang làm không phải là nghệ thuật Thái Lan," ông được trích dẫn nói vào năm 1998.

Cuối cùng, công việc của ông đã được chấp nhận nhiều hơn, trong đó Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej là một trong những khách hàng của ông. Một tác phẩm của ông đã được bán với giá 17.500 USD vào năm 1998 tại cuộc đấu giá nghệ thuật Thái Lan tại Christie's Singapore. Một tác phẩm khác của ông, "Food Offering to Monks" (Thực phẩm cúng dường chư Tăng), được bán với giá 59.375 USD vào ngày 7 tháng 3/2018.

Trong số các tác phẩm của ông có Wat Rong Khun, một ngôi chùa Phật giáo màu trắng trang trí công phu đang được xây dựng ở tỉnh Chiang Rai quê hương ông. Công việc xây dựng ngôi chùa được bắt đầu vào năm 1997 và vẫn tiếp tục.

"Chỉ có cái chết mới có thể ngăn giấc mơ của tôi nhưng không thể ngăn cản dự án của tôi," Chalermchai được trích dẫn khi nói về ngôi chùa và nói thêm rằng ông tin rằng công trình ngôi chùa trắng sẽ mang lại cho ông "cuộc sống bất tử". Ông là người được vinh danh về nghệ thuật thị giác đầu tiên khi khai mạc lễ trao Giải thưởng Silpathorn Award, được thành lập từ năm 2004 để vinh danh những nghệ sĩ đương đại Thái Lan đang ở giai đoạn giữa sự nghiệp. Cuối năm 2011, ông được Ủy ban Văn hóa Quốc gia Thái Lan vinh danh là Nghệ sĩ Quốc gia.

 

Đức Phật nghĩ gì về hội họa?

 

Tới đây, chúng ta có thể nêu lên một thắc mắc về triết lý hội họa Phật Giáo. Đức Phật nghĩ gì về hội họa? Và có bức tranh chân dung Đức Phật nào được vẽ khi ngài còn sinh tiền hay không?

Chúng ta không có bức chân dung chính xác nào về Đức Phật. Các tranh vẽ và tượng về Đức Phật chỉ xuất hiện khoảng 500 năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bản. Không phải vì thời Đức Phật chưa có họa sĩ, nhưng phần lớn vì Đức Phật không xem trọng các pháp hữu vi, và luôn luôn ưu tiên thúc giục các môn đệ tìm giải thoát ra khỏi tất cả những gì gọi là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp -- nghĩa là xa lìa những cái được thấy (mà tranh và tượng là những cái được thấy), xa lìa những cái được nghe (mà âm nhạc là những cái được nghe), và vân vân. Do vậy, các tranh tượng đời sau là từ sức sáng tạo riêng, rất cá nhân, của các họa sĩ và điêu khắc gia. Và hiển nhiên là, họa sĩ Phượng Hồng và họa sĩ Nhuận Thường của hội họa Việt Nam vẽ Đức Phật khác hẳn các Đức Phật trong tranh Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa, Thái Lan…

Kinh ghi lại rằng, Đức Phật có một thân tướng rất đẹp, nhưng luôn luôn nhắc tứ chúng rằng hãy quán thânbất tịnh, bất kể là thân của chúng sinh nào trong các cõi trời, người. Trong Kinh SN 22.87 (Vakkali Sutta), Đức Phật cảnh giác chúng ta về thân Phật rằng: “Đủ rồi, Vakkali! Có gì để thấy trong tấm thân bất tịnh này? Ai thấy Pháp, Vakkali, là thấy ta; và ai thấy ta, là thấy Pháp. Thực sự thấy Pháp, mới thấy được ta; và thấy ta, chính là thấy Pháp." Nói như thế, cũng là thúc giục tu học, thúc giục phải thấy pháp ấn vô thường, phải tu như lửa cháy trên khăn bịt đầu.

Chúng ta nên nhớ rằng, thời Đức Phật đã có các họa sĩ, những người hành nghề sáng tạo mỹ thuật. Tuy nhiên, Đức Phật trong các kinh sơ kỳ luôn luôn nhắc rằng khi đối mặt với các tác phẩm hội họa, chớ có nên khởi lên một “thức thực say đắm” (món ăn say đắm của tâm thức) vì sẽ gặp cơ nguy sinh tử luân hồi.

Trong Kinh SN 12.64, Đức Phật có dẫn ra trường hợp thức thực khi nhìn thấy bức tranh hình người đàn bà hay đàn ông, theo bản dịch của Thầy Minh Châu, trích:

Này các Tỷ-kheo, nếu đối với thức thực, có tham, có hỷ, có ái, thời có thức được an trú, tăng trưởng. Chỗ nào có thức được an trú, tăng trưởng, chỗ ấy có danh sắc sanh. Chỗ nào có danh sắc sanh, chỗ ấy có các hành tăng trưởng. Chỗ nào có các hành tăng trưởng, chỗ ấy hữu được tái sanh trong tương lai. Chỗ nào hữu được tái sanh trong tương lai, chỗ ấy có sanh, già chết trong tương lai. Chỗ nào có sanh, già chết trong tương lai, Ta nói chỗ ấy có sầu, có khổ, có não.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người thợ nhuộm hay một người thợ vẽ. Nếu có thuốc nhuộm hay sơn màu nghệ, màu xanh, hay màu đỏ, có một tấm bảng khéo đánh bóng, một bức tường hay tấm vải, có thể phác họa hình người đàn bà hay người đàn ông có đầy đủ chân tay.”

Như thế, cảnh giác về chuyện say mê người trong tranh không phải ban đầu là từ chuyện Bích Câu Kỳ Ngộ của văn học Việt Nam, mà đã từ rất xa xưa trong Kinh Phật. Do vậy, trong 500 năm đầu tiên sau khi Đức Phật viên tịch, nghệ thuật Phật Giáo là phi hình tượng. Chủ yếu là biểu tượng như hoa sen, như cây Bồ Đề, như bánh xe luân hồi, như bàn chân Đức Phật… Và tới khi các họa sĩ tài năng quyết định vẽ tranh, đúc tượng, bấy giờ chúng ta mới có nhiều mô hình Đức Phật khác nhau, và có thể các họa phẩm mang tính dị biệt sắc tộc theo hình dung của họa sĩ. Từ đó, là trăm hoa đua nở. Mỗi quốc độ, là những mắt nhìn nghệ thuật khác nhau.

Nên ghi nhớ, ý nghĩa các tranh tượng đời sau trong Phật Giáo không chuyên chở các mục đích thế tục. Những tranh tượng Phật Giáo được các nghệ sĩ sáng tạo nhằm để truyền cảm hứng cho sự sùng kính, thờ cúng hoặc chiêm nghiệm. Nghĩa là, các tranh và tượng Phật, dù tượng ngồi hay đứng, đều được vẽ hay sáng tạo để nêu lên sự tôn nghiêm của giới hạnh, sự trầm mặc của định lực và sự linh mẫn của trí tuệ.

Bây giờ, chúng ta đã có Internet, nên mỹ thuật Phật Giáo dễ dàng nhìn thấy trên các mạng. Nhưng vài mươi năm trước, bạn phải bước vào một số ngôi chùa, như Chùa Xá Lợi tại Sài Gòn, mới thấy các tác phẩm hội họa, trong hình thức tranh tường hoặc phù điêu, nơi các bức tường nhà chùa, ghi lại cuộc đời Đức Phật. Điểm khác biệt giữa mỹ thuật Phật giáo và các tôn giáo khác là: nghệ thuật Phật giáo được sáng tạo để mô tả các chủ đề Phật giáo và truyền cảm hứng cho thiền địnhchiêm nghiệm. Trong khi đa số tranh tượng Phật giáo mỗi quốc gia đều có vẻ đẹp và độc đáo riêng, nhưng có lẽ đa dạng nhất, là các tranh tượng Phật Giáo Thái Lan, một quốc gia gần với chúng ta, may mắn không bị chiến tranh tàn phá trong hơn một thế kỷ qua, và cũng có cơ may nhờ nghệ thuật Phật Giáo được Quốc vươnghoàng gia Thái Lan bảo trợ tận lực.

Những cơ duyên để nghệ thuật Phật giáo Thái Lan phát triển rất hy hữu. Một cách chính thức, Thái Lan công nhận năm nhóm tôn giáo: Phật giáo, Hồi giáo, Bà la môn-Ấn Độ giáo, đạo Sikh và Ky tô giáo. Mặc dù không có quốc giáo chính thức nhưng Hiến pháp Thái Lan yêu cầu quốc vương phải theo đạo Phậttuyên bố rằng vua là “người ủng hộ các tôn giáo.” Phật giáotôn giáo lớn nhất ở Thái Lan, với khoảng 94% dân số theo đạo Phật. Hiến pháp Thái Lan không quy định bất kỳ tôn giáo nhà nước nào, nhưng khuyến khích Phật giáo, đồng thời đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho mọi công dân Thái Lan. Phật giáo Thái Lan lại nhấn mạnh vào việc xuất gia ngắn hạn cho mọi người đàn ông Thái Lan, nên Phật Giáo có tính phổ cập lan tỏa trong mọi thành phần dân số.

Nghệ thuật Thái Lan trải dài nhiều thế kỷ, chuyển biến phong cách theo từng triều đại hoàng gia. Thời kỳ nghệ thuật Dvaravati, kéo dài từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ 12, chứng kiến sự truyền bá của Phật giáo Theravada khắp miền trung, miền bắc, đông bắc và miền nam Thái Lan. Kế tiếp là nghệ thuật Srivijaya, trong các thế kỷ 8 tới 13, miền Nam Thái Lan chịu ảnh hưởng của Vương quốc Srivijaya, bao gồm Sumatra và Bán đảo Mã Lai. Theo thời gian, tới nghệ thuật Lopburi (giữa thế kỷ 11 và 13), rồi nghệ thuật U-Thong, nhận tên từ Vương quốc U-Thong. Rồi tới nghệ thuật Sukhothai (thế kỷ 13-15) trùng hợp với thời điểm Vương quốc Sukhothai được thành lập. Rồi tới các khuynh hướng nghệ thuật Lanna, nghệ thuật Ayutthaya, và rồi nghệ thuật Rattanakosin nổi lên từ năm 1780, khi Vương quốc Rattanakosin được thành lập bởi vua Rama I. Nghệ thuật đương đại Thái Lan xuất hiện vào những năm 1990, pha trộn những nét văn hóa Thái cũ và mới với những bảng màu và hoa văn đa dạng để tạo ra một nền nghệ thuật hiện đạilôi cuốn.

Trong thời hiện đại, có ba nghệ sĩ Phật giáo Thái Lan nổi tiếng nhất là: Chalermchai Kositpipat, Thawan Duchanee, và Chakrabhand Posayakrit.

 

THAWAN DUCHANEE

 

Họa sĩ Thawan Duchanee, cũng nổi tiếng tương tự như họa sĩ Chalermchai Kositpipat đã ghi nơi đầu bài. Trong khi nét vẽ của Kositpipat mềm mại, thơ mộng như truyện cổ tích, nét vẽ của Duchanee gân guốc hơn, như những vết cày trên các luống màu. Đề tài Duchanee vẽ phần lớn là các linh vật huyền thoại trong Kinh Phật. Như hình ảnh voi trắng 6 ngà (trong sự kiện Đức Phật nhập mẫu thai). Hay như ngựa Kiền Trắc chở Thái Tử Tất Đạt Đa phóng nước đại vượt dòng sông Anoma để ngài ly gia tìm đạo giải thoát.

Thawan Duchanee sinh ngày 27/9/1939, từ trần ngày 3 tháng 9/2014, là một họa sĩ, kiến trúc sư và nhà điêu khắc nổi tiếng quốc tế. Năm 2001, nghệ sĩ nổi tiếng này đã được Văn phòng Ủy ban Văn hóa Quốc gia Thái Lan trao giải thưởng là Nghệ sĩ Quốc gia Thái Lan về Mỹ thuật và Nghệ thuật Thị giác (National Thai Artist in Fine art and Visual art).

Thawan lớn lên ở Chiang Rai, Thái Lan và bắt đầu học nghệ thuật ở tuổi 15 tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật và Thủ công (Art and Craft College) với học bổng của Bộ Giáo dục Thái Lan. Năm 1958, ông tiếp tục học tại khoa Hội họa, Điêu khắc và Đồ họa, Đại học Silpakorn. Thawan là một nghệ sĩ có năng khiếu phi thường từ khi còn nhỏ. Thời trẻ, ông có niềm đam mê mãnh liệt với Phật giáo. Tuy nhiên, thái độ của ông đối với công việc sáng tạo đã thay đổi kể từ khi ông vào được thế hệ sinh viên cuối cùng của bậc thầy Silpa Bhirasri tại Đại học Silpakorn. Thawan đạt điểm cao trong các tác phẩm vẽ của mình cũng như các tác phẩm vẽ của ở trường đại học nhưng lại đạt điểm thấp trong lớp vẽ của họa sư Silpa. Lý do thầy Silpa giải thích về điểm thấp của Thawan là “họa phẩm cá của bạn không có mùi tanh, họa phẩm chim của bạn không thể bay trong không trung, họa phẩm ngựa của bạn không thể cưỡi hoặc phóng đi. Bạn chỉ là một người sao chép chứ không phải một nghệ sĩ thực sự.” Kể từ đó, Thawan bắt đầu làm việc theo một cách khác và trở thành một sinh viên xuất sắc.

Sau ba tháng nằm viện vì biến chứng do tăng huyết áp và tiểu đường, Thawan qua đời vì suy gan vào ngày 3 tháng 9/2014, ở tuổi 74. Tang lễ được tổ chức tại Chùa Wat Debsirindrawas ở Bangkok. Lễ hỏa táng vinh dự được ban tặng bởi Công chúa Hoàng gia Maha Chakri Sirindhorn.

Các tài liệu tham khảo về Phật giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong các tác phẩm của Thawan. Theo một trong những tác phẩm đáng chú ý, loạt tranh Ramayana mà ông đã trình bày tất cả các nhân vật theo cách giải thích của riêng mình. Thawan đã nổi tiếng khắp thế giới với tư cách là một nghệ sĩ đương đại Thái Lan nhờ những bức tranh Phật giáo này. Triết lý về nghệ thuật? “Nghệ thuật vượt xa thiên nhiêntrí tuệ,” Thawan giải thích. Ông ưu tiên sự sáng tạo nghệ thuật của con người trong tác phẩm nghệ thuật.

Thawan cũng là người điêu khắc đầu tiên sử dụng kỹ thuật mới. Ông đã sử dụng loại bút bi đặc biệt để tạo ra những bản khắc chứa hàng triệu nét vẽ. Sau khi làm việc theo cách này một thời gian, một bác sĩ đề nghị ông dừng lại vì cách ông làm việc có ảnh hưởng tai hại đến sức khỏe. Thawan cũng tạo ra bức tranh bằng bút vẽ Zen nhằm thể hiện triết lý Thiền dưới hình thức nghệ thuật.

Nét độc đáo trong tranh của Thawan không chỉ ở hình thức, câu chuyện tôn giáo mà còn ở màu sắc ông sử dụng. Sau khi tìm hiểu về các tác phẩm nghệ thuật của Trung Quốc, Ấn ĐộNhật Bản, đặc trưng là hội họa đơn sắc, anh đã có cảm hứng vẽ tranh đen trắng để thể hiện chính xác cảm xúc nội tâm. Thawan không chỉ nổi tiếng về hội họa mà còn về kiến trúc. Kiệt tác kiến trúc của ông là Bảo tàng viện Baan Dam Museum, được người nước ngoài gọi là "Black House Museum" (Bảo tàng Nhà Đen) là một bảo tàng nghệ thuật tư nhân bao gồm sự kết hợp giữa các tòa nhà truyền thống miền Bắc Thái Lan với kiến trúc độc đáo và đương đại, được thiết kế bởi Thawan Duchanee. Đó cũng là nơi ở của Thawan trong suốt quãng đời còn lại.

CHAKRABHAND POSAYAKRIT

 

Một người khổng lồ khác của nghệ thuật Phật Giáo Thái Lan là Chakrabhand Posayakrit. Họa sĩ Posayakrit sinh ở Bangkok, ngày 16/8/1943. Ông cũng được Văn phòng Ủy ban Văn hóa Quốc gia Thái Lan công nhận là nghệ sĩ quốc gia trong lĩnh vực nghệ thuật thị giác (hội họa) vào năm 2000. Đóng góp của ông cho nghệ thuật Thái Lan còn lớn hơn nhiều so với các bức tranh của ông. Trong vài thập niên qua, ông đã dành phần lớn thời gian của mình cho múa rối Thái, một bộ môn bao gồm nhiều nhánh nghệ thuật Thái Lan từ hội họa và thủ công truyền thống đến biểu diễn.

Là sinh viên của Giáo sư Silpa Bhirasri (tên khai sinh là Corrado Feroci) – cha đẻ của nghệ thuật hiện đại ở Thái Lan và là người sáng lập Đại học Silpakorn, Chakrabhand đã lấy bằng cử nhân Mỹ thuật tại Khoa Hội họa, Điêu khắc và Nghệ thuật Đồ họa của trường đại học vào năm 1968. Nhiều thập niên sau, Chakrabhand nhận bằng Tiến sĩ Danh dự về Nghệ thuật của Đại học Chulalongkorn năm 1989 và bằng Tiến sĩ Danh dự về Nghệ thuật Ứng dụng của Đại học Silpakom năm 1995. Sinh ra ở Bangkok khi Thế chiến thứ hai sắp tàn, Chakrabhand phát triển niềm yêu thích với nghệ thuật khi còn rất trẻ. Ông kể lại, “Tôi đã ‘viết tranh’ ngay cả trước khi bắt đầu viết kor kai (chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái tiếng Thái, tương đương với A).”

Họa sĩ Chakrabhand Posayakrit được coi là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất của đất nước với một số tác phẩm đạt giải thưởng tại các cuộc thi nghệ thuật quốc gia. Nhưng điều khiến ông nổi tiếng nhất chính là tác phẩm độc đáo và vô số tác phẩm kết hợp nghệ thuật truyền thống Thái Lan với thẩm mỹ hiện đại. Bình luận về số lượng tranh của mình, ông từng nói, “Tôi cảm thấy mình làm như gà đẻ trứng… và cứ đẻ trứng”.

Những người phụ nữ trong tranh của Chakrabhand được biết đến với vẻ đẹp thanh tú dù họ được vẽ từ văn học, kịch hay sinh vật thần thoại, chẳng hạn như Kinnaree, một sinh vật nửa người nửa chim trong thần thoại Phật giáoẤn Độ giáo. Hầu hết những hình ảnh này được sao chép hàng năm và bán để gây quỹ cho các tổ chức từ thiện trong dịp Tết.

Ông cũng nổi tiếng với những bức chân dung cũng như tranh minh họa về các tác phẩm văn học Thái Lan, trong số đó có Inao, một câu chuyện dân gian có nguồn gốc từ đảo Java Indonesia, được ông vẽ cho Nhà xuất bản Thai Wattana Panich vào năm 1967 và cho những câu chuyện dân gian địa phương ở Muang Boran (tạp chí Ancient City) năm 1977.

Chakrabhand còn được công nhận là bậc thầy về vẽ tranh tường, một loại hình nghệ thuật truyền thống thường tô điểm trong các ngôi chùa Thái Lan. Những bức tranh tường của Chakrabhand có thể được nhìn thấy tại các Chùa Trithosathep Worawihan ở Bangkok và Wat Khao Sukim, huyện Tha Mai, tỉnh Chanthaburi ở phía Đông Thái Lan. Các tác phẩm của Chakrabhand và các đệ tử của ông được nhiều người coi là đại diện cho một trường phái mới trong truyền thống thủ công của Thái Lan.  

Say mê đọc sách tới mức tự nhận là một con mọt sách, Chakrabhand cũng là một nhà văn tài năng, người trước đây đã từng viết bài cho tạp chí phụ nữ Lalana dưới bút danh Sasiwimol, cũng như cho tạp chí Ploygampetch. Các bài viết của ông đã được biên soạn thành nhiều cuốn sách bỏ túi về nghệ thuật.

Ông cũng có công giúp hồi sinh nghệ thuật múa rối Thái Lan. Chakrabhand luôn yêu thích nghệ thuật truyền thống Thái Lan và múa cổ điển. Năm 1955, khi còn là học sinh tại trường nội trú tư thục dành cho nam sinh Vajiravudh College, lần đầu tiên ông nhìn thấy những con rối trên TV. Ông say mê vở múa rối kể câu chuyện về Phra Aphai Mani, một bản anh hùng ca của nhà thơ vĩ đại Sunthorn Phu (1786-1855), đến nỗi ông bắt đầu tự làm những con rối que từ những vật liệu xung quanh mình, chẳng hạn như bút vẽ và đũa gãy.

Tình yêu của ông dành cho nghệ thuật múa rối truyền thống Hun Krabok không bao giờ phai nhạt. Sau khi tốt nghiệp, ông làm giảng viên thỉnh giảng tại Khoa Nghệ thuật Trang trí của Đại học Silpakorn. Tại đây, ông quen Chuen Sakulkaew, một nghệ sĩ múa rối truyền thống dân tộc. Cô dạy về nghệ thuật Hun Krabok, và sau đó ông tiếp tục học cách chế tạo và phục hồi những con rối. Và rồi, ông đã tạo ra một loạt con rối của riêng mình. Và thế là Đoàn múa rối Chakrabhand Posayakrit ra đời. Năm 1975, đoàn kịch ra mắt tại Nhà hát Quốc gia với vở kịch “Phra Aphai Mani: Thoát khỏi con hổ biển”. Buổi biểu diễn đầu tiên đã giúp anh gặp gỡ và học hỏi thêm kiến thức từ Wong Ruamsuk, một bậc thầy múa rối khác đến từ Amphawa, tỉnh Samut Songkhram.

Nhìn chung, nghệ thuật Phật Giáo Thái Lan phát triển đa dạng, phong phú, bắt rễ từ truyền thống nghệ thuật dân gian lâu đời của dân tộc Thái Lan kết hợp với những quan điểm hiện đại, vừa được các triều đình hoàng gia bảo trợ, vừa cung ứng cho cả nhu cầu tâm linh bản thân các họa sĩ và cho nhu cầu tranh tường của các chùa. Tranh Phật Giáo Thái Lan mang chất bí ẩn hơn những gì chúng ta có thể nhìn thấy, vì các họa sĩ Thái Lan từ khi còn niên thiếu đã nhiều lần vào chùa tu ngắn hạn, và nét vẽ của họ cũng là từ các chiêm nghiệm thiền định nhiều năm của bản thân. Nơi đó, họa phẩm không phải là thuần túy sao chép từ hiện thực, mà còn là những con ngựa Kiền Trắc phóng nước đại vượt sông Anoma trong các giấc mơ từ thơ ấu (và từ tiền kiếp) của họ.

 

_01 Kosit portraitHọa sĩ Chalermchai Kositpipat

_02 Kosit chua trang_white templeNgôi chùa trắng Wat Rong Khun ở tỉnh Chiang Rai, Thái Lan, do Chalermchai Kositpipat đích thân vẽ kiểu, chỉ dẫn xây dựng mà ông gọi là công trình cả đời.

_03 Ducha_and white elephantHọa sĩ Thawan Duchanee và con voi 6 ngà trong Kinh Phật.

_04 Ducha _horseNét vẽ ngựa Kiền Trắc của họa sĩ Thawan Duchanee.

_05 posaya portraitHọa sĩ Chakrabhand Posayakrit và nét vẽ thiên nữ trong Kinh Phật.

_06 posaya_tranh tuong vach chua_07 posaya artTranh tường trên vách chùa do họa sĩ Chakrabhand Posayakrit sáng tác.

 

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2014(Xem: 12534)
27/09/2014(Xem: 9098)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.