Nét Văn Hoá Phật Giáo Thời Đại Về Đâu Sen Và Sóng?

17/06/20212:21 CH(Xem: 2723)
Nét Văn Hoá Phật Giáo Thời Đại Về Đâu Sen Và Sóng?

NÉT VĂN HOÁ PHẬT GIÁO THỜI ĐẠI
về đâu sen và sóng?

Trần Kiêm Đoàn

 

hoa sen trắngHoa sen vốn tĩnh. Sóng đời vốn động. Tĩnh thắng động thì an nhiên. Động thắng tĩnh thì náo nhiệt. Cửa thiền xưa nay vốn cửa không. Tâm người ví như hoa sen. Hoa sen trên mặt hồ phẳng lặng thì thấy được cả trời lẫn bóng nguyên hình. Hoa sen trên sóng thì trời nghiêng, bóng đảo. Văn hóa Phật giáo trước những thách đố thời đại thường được ví với hình ảnh hoa sen trên sóng: Khéo lèo lái thì sóng sẽ yên hồ sẽ lặng; buông tay thì chao đảo trùng trùng và sóng sẽ ngự trên sen…

Đại dịch Covid-19 là một biến cố trời nghiêng, bóng đảo trên đầu nhân loại. Sự tàn phá và hệ quả lâu dài của nó khó lường. Còn quá sớm để đưa ra những tiên đoán hay suy diễn mang tính giả định, nhưng mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống. Tuy nhiên, điều khẳng định là thế hệ “hậu Covid” sẽ có những biến tướng kỳ lạ mà cả hai thế hệ đàn anh đang đi qua và thế hệ đàn em kế thừa đang đến đều cần chuẩn bị dè chừng khi đối mặt với thực tế đang còn là ẩn số.

Trong những lối suy nghĩ truyền thống, sự kế thừa thế hệ thường được ví như những mùa gặt. Giống tốt, đất lành, trời thuận, người hiền… thì kết quả mùa gặt sẽ bội thu hoa thơm, trái ngọt và ngược lại. Thế hệ kế thừa sẽ thu hoạch sản phẩm văn hóa như thế nào tùy theo đó là mùa gặt thiện hay mùa gặt ác. Khi thiện ác còn ẩn hiện dưới muôn vàn hình tướng thì tiến trình kế thừa thế hệ thường bị nghiêng lệnh theo sức mạnh thế quyền, mang theo hệ quả chuyển đổi niềm tin; hay nói một cách khác hơn, đó là sự sát nhập văn hóa vào chính trị mà kết quả sau cùng đều chẳng có lợi cho ai cả. Khi văn hóa tôn giáo dính mắc vào chính trị hay bị chính trị chi phối thì tôn giáo thì sẽ mất đi tinh hoa truyền thống để trở thành cỏ mọn hoa hèn dưới tay người làm chủ. Đồng thời, giới nắm quyền lực sẽ mất đi cơ hội nghe được lời hay, lẽ đạo từ những bậc minh sư một khi tôn giáo đã bị đưa vào kho lẫm của các đoàn thể quần chúng chỉ biết một chiều tuân phục, tung hô.

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo (TCVHPG) -- một trường hợp tham khảo.

Xin mượn tạm khái niệm Văn Hóa của phương Tây ở vào thời đại chữ số để giới hạn cụ thể về khái niệm văn hóa tương hợpứng dụng cho từng lĩnh vực như: Văn hóa tôn giáo, văn hóa thị trường, văn hóa đại gia, văn hóa hè phố, văn hóa online… Văn hóa Phật giáo (sử dụng như một danh từ chung) là hợp thể của nhiều hình thứcphương tiện truyền thống hay tự phát theo hoàn cảnh trong sinh hoạt tinh thần cũng như thể chất của những tín đồ hay thân hữu đạo Phật nói chung và qua từng hoàn cảnh, thời đại nói riêng, huân tập lâu ngày thành nề nếp. Văn hóa Phật giáo linh động như ánh nắng mặt trời xuyên qua trái đất. Mỗi một quốc gia, xã hội, thời đạithể chế cầm quyền đều có những cách vận dụng và thực hành đạo Phật ứng hợp với hoàn cảnh của mình. Ánh nắng mặt trời không thay đổi nhưng sông núi bốn mùa trên mỗi vùng trái đất lại đổi thay. Hiện tượng những người ngồi ẩn trong hầm kín lại cứ mãi phàn nàn ánh sáng không xuyên suốt đường hầm là không công bằng và thiếu thuyết phục.  

Văn hóa Phật giáovấn đề mênh mông trời biển, giới hạn tóm gọn trong những dòng viết sau đây, người viết chỉ xin được nói TCVHPG như một trường hợp để tham khảo về sự biến tướng văn hóa theo hoàn cảnh hơn là nhằm phê bình hay phản biện. TCVHPG xuất bản bằng tiếng Việt từ năm 1985 nhưng tờ báo thực sự trở thành một cơ quan ngôn luận của đạo Phật Việt Nam với sự kết hợp từ những nguồn tư tưởng mang tính hàn lâm kết hợp với kiến thức khoa học và suy niệm nhân văn từ sau năm 2000 cho đến gần đây.

Lớp đàn anh đầu tiên chủ trương thành lập và phát triển  TCVHPG thuộc về thế hệ U-90, thế hệ của các cư sĩ Võ Đình Cường, Trần Tuấn Mẫn hay chư tăng trưởng lão Thích Chơn Thiện, Thích Trung Hậu… đã lần lượt ra đi hay hay gác kiếm! Thế hệ đàn em tiếp nối bước chân người đi trước là sự kế thừa tự nhiêncần thiết.

TCVHPG vừa chuyển hướng qua một giai đoạn giao thời nhận trách nhiệm kế thừa làm báo Văn Hóa Phật Giáo. So với lớp đàn anh, thế hệ đàn em TCVHPG có khả năng ứng dụng kỹ thuật in ấn báo giấy, phổ biến online khá vững vànglinh động. Nhưng đặc tính chung của thế hệ trẻ G-4, G-5 và GEN Z… ở trong nước cũng như toàn cầu là nhạy bén và thực dụng. Khả năng nhạy bén trong kỹ thuật, nghệ thuật và báo chí thường rất nổi trội về quảng cáo, phát hành, phát triển bề rộng. Nhưng tính thực dụng là nắm bắt ngay những sản phẩm mới để tung vào thị trường ồ ạt nên thường khi không đủ lắng xuống bề sâu. Đáng tiếc thay, những phẩm chất tuổi trẻ thời đại kinh tế thị trường nầy khi áp dụng vào sáng tác nghệ thuật, nhất là nghệ thuật phổ biến và phát huy văn hóa thì rất dễ bị lạm dụng, biên kiến và máy móc.

TCVHPG bộ mới đang ở đâu?  

van hoa phat giao so 368Câu hỏi nầy sẽ hiện rõ dần trong ý nghĩ của bất cứ ai khi đọc Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo gần đây và số mới nhất, 368 chủ đề Phật giáo với môi trường được phát tán rộng rãi gấp nhiều lần hơn các số trước. Để có một tầm nhìn khách quan và xây dựng, xin mời người đọc giở ngay tờ báo đang được phát hành luân lưu online trong nước và hải ngoại bằng cách bấm trực tiếp vào dòng chữ xanh “Phật giáo với môi trường” hay lần theo địa chỉ sau:

http://dientu.tapchivanhoaphatgiao.vn/books/obmt/#p=1

Báo Văn Hóa Phật Giáo số mới nhất - 368

Địa chỉ xem tạp chí VHPG điện tử các số trước:
http://dientu.tapchivanhoaphatgiao.vn/

Là một cộng tác viên viết cho TCVHPG (bộ cũ), tôi thật vui mừng khi qua nhiều cuộc thăm dò ý kiến độc giả trong hơn ba thập niên qua, TCVHPG được nhận xét rộng rãi là tờ báo tôn giáotác dụng tích cực với mọi thành phần độc giả; trợ duyên cho các Phật tửthân hữu tu học hay nghiên cứu giáo lý Phật Đà. Theo ý kiến chung, tờ báo được yêu mến nhờ nội dung phong phú, hình thức trang nhã, khuynh hướng độc lập và sự cộng tác rộng rãi trong cũng như ngoài nước.

la thu hunh truongNhững năm gần đây, tuy tôi không còn viết thường xuyên cho TCVHPG nữa nhưng vẫn theo dõi bài vở thì thấy tờ báo vẫn khởi sắc nhờ bài vở giá trị, nhiều màu sắc đã đành nhưng quan trọng nhất là chất lượng Phật họcphương tiện hoằng pháp vẫn giữ được phong cách thiền vị không bị ảnh hưởng chính trị, kinh tế và xã hội chi phối như lối mòn khó tránh của hầu hết báo chí trong nước. Một phần nhỏ các bài viết của tôi trên TCVHPG về GĐPT và tuổi trẻ Phật tử Việt Nam đã được các Anh Chị Huynh trưởng GĐPT tại Mỹ tập hợp in thành sách Lá Thư Huynh Trưởng và phát hành trên mạng lưới Amazon:

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo bộ mới

Gần đây, các độc giả TCVHPG đã chứng kiến là có một cuộc “cải tổ sâu rộng” cho tờ báo. Nhưng trong nghệ thuật và báo chí, giá trị sản phẩm đích thực không phải là bộ máy tổ chức, kỹ thuật phổ biến hay cái khung nhân sự mà là tác phẩm tự chính nó.

Riêng đối với đạo Phật, giới hàn lâm thiện tri thức Phật tử cũng như thiện hữu yêu mến Phật giáo đã trực tiếp hay gián tiếp góp phần xây dựng phương tiện truyền thông và hỗ trợ hoằng dương đạo pháp khiến dòng chảy Văn Hóa Phật Giáo tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới ngày càng lan rộng và khởi sắc hơn.  Tuy nhiên, trong khung cảnh còn có hiện tượng nhập nhằng giữa tôn giáo và chính trị; thế quyền có cùng cương giới hoạt động với giáo quyền như địa bàn, quần chúng, tài chánh và lý thuyết… thì rất dễ sinh ra hai tình trạng cực đoan: Đối lập hay lợi dụng nhau. Tuy nhiên,   có một lĩnh vực mà hai bên rất dễ thỏa hiệpxây dựng được niềm tin cũng như tinh thần hỗ trợ lẫn nhau, đó là khi văn hóa tôn giáo và sách lược chính trị hội nhập mà không sát nhập, nương tựa vào nhau mà không đồng hóa lẫn nhau.

Một đạo Phật chỉ có giá trị cho các triều đại cầm quyền khi tôn giáo là chỗ dựa tinh thần hay là đối tượng tham khảo, tham vấn của thế lực lãnh đạo. Ngược lại, lịch sử Đông Tây kim cổ đã chứng minh rằng đạo Phật sẽ bị thoái trào và trở thành “con nợ tâm linh – kinh tế” cho bất cứ thế lực lãnh đạo đất nước nào muốn biến đạo Phật thành phương tiện thế tục phục vụ nằm trong tay hay dưới trướng của guồng máy lãnh đạo chính trị. Bởi vậy, vấn đề cần có sự phân định rạch ròi giữa Tôn Giáo và Nhà Nước đã thường xuyên đặt ra những vấn nạn toàn cầu. Câu trả lời đã được minh thị rõ ràngdứt khoát rằng cả Nhà Nước và Tôn Giáo đều có lợi khi hai bên có sự sinh hoạt độc lập nhưng tương kính và thường xuyên hỗ trợ cho nhau. Phật giáo Việt Nam thời đại Lý Trần là hình ảnh đẹp đẽ nhất khi vua quan và thiền sư cùng tôn trọngtham vấn ý kiến nhau trong quá trình trị nước an dân trong thời chiến cũng như thời bình.

Cho đến hôm nay, đọc TCVHPG số 368 và những số gần đây sau ngày sự “cải tổ sâu rộng được thực hiện” người Phật tử trong cũng như ngoài nước có cảm tưởng về tình trạng một Văn Hóa Phật Giáo xa dần con đường hoằng pháp truyền thống. Hình ảnh và nội dung thông tin cũng như các bài viết về Phật sự, tâm linh, tinh thần, đạo lý, kinh văn, tu họctôn giáo nhạt dần âm hưởng nhà chùa. Chữ nghĩa tăng dần cường độ chính luận, lý sự đanh thép và rạch ròi lập trường chính trị sẽ che khuất uyển ngữ trí tuệ, từ bi. Một tờ báo văn hóa tôn giáo mà dàn dựng nhiều hình ảnh đầy màu sắc, tôn xưng biểu tượng chính trị và nhân vật chính quyền đến độ phản cảm thì tinh hoa văn hóa tôn giáo sẽ nhạt mờ và đặc chất thế quyền sẽ dần dần ngự trị là điều khó tránh khỏi. Đi vào những bài viết, mặc dầu bút hiệu phần lớn là pháp hiệu của hàng giáo phẩm, quý tu sĩ và cư sĩ… nhưng ngôn ngữ cũng như cách đặt, nắm bắt và lý giải vấn đề Phật giáo và Dân tộc khiên cưỡng và xa rời pháp môn nhà Phật thì tinh thần giải thoát sẽ mất dần đạo vị. Và để làm nổi bật chủ đề “bảo vệ môi trường” của số báo mới phát hành, các bài viết đã xoay quanh và khai thác hình ảnh đức Phật cùng tăng đoàn nguyên thủy thiền định, khất thực, thuyết pháp… gần gũi với thiên nhiên như đoàn du già lang thang vô định, không phản ánh hình tượng oai nghi tế hạnh của bậc giác ngộ, bồ tát, xuất gia trì bình khất thực

Xin quý độc giả bình tâm lật qua trang bìa và xem những trang trong. Đây là hình ảnh “hoạt động Phật sự tiêu biểu trong tháng” của TCVHPG mới nhất - số 368

van hoa phat giaoMột trang hình ảnh “tin tức Phật sự tiêu biểu” của báo Văn Hoá Phật Giáo mới nhất - số 368


Việt Nam có tới bảy, tám trăm tờ báo đủ các thể loại nằm trong biên chế Nhà Nước nên ảnh hưởng các tác giả bị tầm giới hạn là điều khó tránh khỏi. Kẻ viết những dòng nầy – cũng đã có các tác phẩm văn hóaPhật giáo được in ấn và phát hành tại Việt Nam – rất cảm thông và chia sẻ nên chỉ xin được nêu lên một vài nhận định trực cảm với thành tâm xây dựng thay lời cám ơn ban phát hành đã chuyển tiếp cho xem báo. Mong rằng, TCVHPG bộ mới sẽ phát huy tác dụng nhân văn và tôn giáo tích cực hơn để đi tiếp lộ trình văn hóa và nghệ thuật Phật giáo tương đối trong sángđộc lập hơn.

Việt Nam có rất nhiều trí giả, học giả, tác giảdiễn giả theo khuynh hướng Phật giáo hơn là hành giả nên sự dấn thân đem đạo vào đời đang là nhu cầu chia sẻ tu học của Phật tử. Từ lâu, tác dụng của TCVHPG là thường xuyên gợi ý về vai trò quan trọng của hành giả trong quá trình tu học thông qua những bài viết mang nội dung sâu sắc về sự ứng dụng Phật pháp giữa Đạo và Đời. Vai trò của văn hóa Phật giáo sẽ bị giới hạn hay thậm chí phản tác dụng khi biến sinh hoạt tâm linhvăn hóa thành dụng cụ thông tin một chiều.

Trong tinh thần xây dựng và yêu mến đạo Phật, người Phật tửtín tâm luôn tin tưởng rằng tâm thức “hồi đầu thị ngạn” không phải là một khẩu hiệu mà là một sự chuyển hóatác dụng sâu rộng qua nhiều thực chứng trong sinh hoạt Phật giáo, nhất là Phật giáo Việt Nam. Cầu nguyện hồng ân Tam Bảo hộ trì cho dòng sinh hoạt Văn Hóa Phật Giáo gặp được nhiều duyên lành và thiện nghiệp.

Sacramento, ngày Tết Đoan Ngọ 2021

Trần Kiêm Đoàn

 

Xem thêm:
MỤC LỤC TẠP CHÍ VĂN HÓA PHẬT GIÁO:







.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.