Đặc San Văn Hóa Phật Giáo "Tôi Học Phật" 2022

27/07/20224:10 SA(Xem: 1852)
Đặc San Văn Hóa Phật Giáo "Tôi Học Phật" 2022
ĐẶC SAN VĂN HÓA PHẬT GIÁO
"TÔI HỌC PHẬT" 
Viên Giác Tùng Thư xuất bản 2022

Tuyển tập các khảo luận và sáng tác
văn học nghệ thuật của nhiều tác giả.
Cố vấn: Hòa Thượng Thích Như Điển
Chủ biên: Phù Vân, Nguyên Đạo, Nguyên Minh
Biên tập và trình bày: Nguyễn Minh Tiến
Tranh phụ bản: Họa sĩ Cát Đơn Sa, Họa sĩ ViVi
Hình bìa sau: Các tác giả, dịch giả, họa sĩ tham gia trong Đặc San
Thiết kế bìa: Họa sĩ Đình Khải
dac-san-van-hoa-phatgiao-2022 (2)PDF icon (4)Đặc San Văn Hóa Phật Giáo 2022

LỜI TRÌNH THƯA

Đặc San Văn Hoá Phật Giáo số 4 lần này đến với Quý Ngài và Quý Vị với chủ đề “Tôi học Phật”.

Do vậy đa phần các bài viết đều xoay quanh chủ đề này để triển khai nội dung và hầu như chẳng có bài nào lặp lại bài nào cả. Bởi lẽ khi học Phật mỗi người đều tiếp thuhành trì giáo lý ấy một cách khác nhau. Điều căn bản là qua các bài viết cũng như những khảo cứu về Phật giáo, các tác giả đã nhuần nhuyễn chuyển hoá lời Phật dạy thành chất dưỡng sinh cần thiết để nuôi thân và tâm của chính mình và từ đó tiếp tục chuyển giao phần hiểu và hành trì này đến các độc giả khắp nơi. Đây là thành tựu ban đầu của việc học Phật và tu Phật.

Trong kinh Vakkali thuộc Tương Ưng Bộ Kinh, Đức Phật dạy: “Ai thấy pháp, người ấy thấy Ta; ai thấy Ta, người ấy thấy pháp.” Pháp đây là Chánh pháp, “thấy pháp” là thấu hiểu được Chánh pháp, và hiểu để hành trì, để chứng thật lời Phật dạy là điều tối quan trọng; nên chúng ta thường nghe Phật dạy rằng: “Hãy đến để tự thấy” (ehipassiko) ý nghĩa giáo lý vi diệu luôn nằm ở sự thực chứng của mỗi cá nhân. Đồng thời, chúng ta cũng từng nghe: “Tu không học là tu mù; học không tu là đãy sách.” Cho nên tu và hànhhọc và tập bao giờ cũng phải song hành với nhau thì kết quả mới mỹ mãn.

Có hơn 50 cây bút chuyên nghiệp và cả không chuyên nghiệp cùng góp mặt ở đây. Chư tôn đức tăng ni và quý Phật tử khắp nơi trên thế giới đã đóng góp bài vở thật phong phú qua nhiều thể tài, thể loại khác nhau; nhưng tựu trung vẫn hướng chúng ta đến Bảo Sởcon đường thực tu, thực chứng và thực học.

Ban Biên Tập vô cùng niệm ân chư Tôn Đức Tăng Ni cũng như Quý Đạo Hữu Phật Tử xa gần đã thể hiện tinh thần cộng trụ, cộng hưởng trong vai trò phát huy Phật pháp đến muôn nơi, không ngại xa cách không gian cũng như thời gian eo hẹp, đã đóng góp những bài viết thật vô cùng giá trị. Chúng tôi cũng xin cảm ơn quý độc giả xa gần, lâu nay đã hỗ trợ cho Đặc san Văn Hoá Phật Giáo do Viên Giác Tùng Thư và Báo Viên Giác chủ trương được mọi người trân quý, tiếp nhận.

Giờ đây, xin kính mời Quý Ngài và Quý Vị lần giở những trang sách ra, nơi ấy có những đóa sen nghìn cánh lớn nhỏ đang nở rộ và toả hương thơm tinh khiết nhẹ nhàng, góp phần cộng hưởng với việc thừa tự Pháp như trong Kinh Trung Bộ đã tuyên thuyết.

Hòa Thượng Thích Như Điển
Cố vấn Đặc San Văn Hóa Phật Giáo Sáng lập & Chủ Nhiệm Báo Viên Giác

DacSanVHPH-2022_GioiThieu_V2_Page_06DacSanVHPH-2022_GioiThieu_V2_Page_07DacSanVHPH-2022_GioiThieu_V2_Page_08DacSanVHPH-2022_GioiThieu_V2_Page_09
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.