Cõi Thơ Thiền Sư Huyền Quang

13/08/201212:00 SA(Xem: 25809)
Cõi Thơ Thiền Sư Huyền Quang

CÕI THƠ THIỀN SƯ HUYỀN QUANG 
Như Hùng

Có thể nói khởi đi của thơ bắt nguồn từ thi kệ. Hầu hết thiền sư đều là những nhà thi sỹ vĩ đại. Ở đây thơ được hiểu là sự tuôn trào không biên giới khi chọc thủng vào tận cùng đối tượng, đẩy nó bay bổng ra ngoài suy tưởng để vụt khởi. Chặng đường nầy không khởi đi từ ý niệm, bởi lẽ ý niệm không bao giờ rượt kịp theo đối tượng, có thể ý niệm phủ trùm và quyết đoán về một cái gì và điều ấy không hẳn là đối tượng. Khi đề cập về cái gì, tức còn đứng bên ngoài để nhìn ngắm, như vậy chỉ mới trông thấy bóng dáng giả hợp trãi dài của sự vật. Đây là lối mòn thông tục thường xuất hiện ở trong ta, nếu đứng từ ngoài thì làm sao trông thấy được bản thể linh hiện của từng hiện hữu? Nhất là những ý niệm được dựng nên từ sự suy tư trong ý niệm, thì kết quả sẽ trái ngược, vì trong ý niệm không có cái gì hoàn toàn bất biến, bản chất của nó vốn đong đưa biến hóakhông thật.

Thơ, không phải sự khởi đi từ ý niệm móng động. Nhờ vận hành phục hoạt của đối tượng đẩy thẳng, đập vào khiến nguồn thơ chợt trổi dậy, bởi lẽ những dong ruổi của nó không còn khoảng trống để đối tượng có thể xen vào ngự trị. Trừ khi sự dừng lại để nguồn thơ xuất hiện, điều nầy càng tố giác chính đối tượng là môi năng khiến thơ vụt khởi. Tuy vậy hai thể đó không tách rời ra để tồn tại, hoặc phải bám vào một trong hai lối. Thông thường nương vào ý niệm để bài thơ hình thành, điều nầy diễn tả phần nào về đối tượng và hẳn nhiên không hoàn toàn biến thành đối tượng, nếu không vứt đi quan niệm khởi đầu. Chỉ khi nào đạt được sự thể nhập vô cùng của tâm cảnh, cuả trong ngoài, có không, của bất nhị, nó mới trỗi dậy làm cuộc lên đường về nơi vô tận.

Những đào khoét cùng quẩn trong thế giới hiện tượng, chỉ là sản phẩm đơn thuần cọ xác giữa ý thức tạo nên. Truy tìm thật thể của thực tại vẫn còn là điều bí mật, bởi lẽ thực tại vốn hằng viễn, uyên nguyên theo nghĩa phong kín vô ngôn, không dùng đến suy luận của ý thức. Thực tạivô cùng, vô ngôn, thống hận hay là sự nở hoa của cuộc đời? Đâu đó đang chớm nở trong ta, trong sự câm nín nào đó của thơ. Một bài thơ hay nhứt là bài thơ ấy không bao giờ được viết nên lời, hoặc hình thành từ ý niệm. Nó thể nhập trọn vẹn vào sự vật, không bị uốn nén trong phạm trù sai biệt của ngữ ngôn, khiến mọi cơ năng rung động mãnh liệt bay bổng ra ngoài. Dĩ nhiên nếu không nương vào ngữ ngôn nó sẽ không tựu nên, dù ở những dạng thái câm nín, khó có kẻ cảm nhận. Bởi lẽ nó không khởi đi từ quan niệm cố hữu, trong việc trông thấy thực thể về một thực tại thoát ly ra ngoài tầm nhìn phiến diện. Có những nhà thi sỹ suốt đời ẩn mình trong thâm sơn cùng cốc, vui với gió nội mây ngàn, gởi đến nhân gian lời thơ vút qua trong mỹ cảm, của từng chớm nụ, bặt ngôn trọn ý. Nhưng có ai bảo cuộc đời của họ không phải là một bài thơ? Chỉ có đất trời mới cảm nhận được lời thơ phong kín vô ngôn nầy. Nó lãng đãng bay theo mây trời, phủ trùm lên núi đồi, nhân gian, cây cỏ. Thơ là cái gì đẹp nhất, có mặt trong tận cùng của an vui hoặc tột cùng của khổ đau. Một khi chất liệu thơ tuôn trào, nó được vận chuyển qua từng thực trạng, tùy theo mức độ cảm nhận, trăn trở của thi nhân. Cưộc đời nếu không có thơ tô điểm sẽ trở nên vô vị, nhưng nếu dùng vô vị đó để làm thơ, thì sẽ gieo rắc khổ đau, đen tối thêm cho đời, như thế vô tình ta phản lại ý nghĩa uyên nguyên của thơ rồi vậy.

Ngữ ngôn chỉ là phương tiện chuyên chở bóng dáng trãi dài của ý thức, khi ý tưởng bắt đúng cung bậc thơ sẽ tuôn trào. Nhưng ngôn ngữ không hoàn toàn khai mở đúng mức về thực trạng linh hiện ẩn mình trong từng hiện thể. Dù quyền năng của thơ có thể đưa sự vật đến ngưỡng cửa biến dạng, nhưng không có nghĩa truy tìm ra uyên nguyên, ban sơ, vô cùng của nó. Nếu chưa biến mình hòa cùng sự vật, sống và thở như chính nó, thì chẳng bao giờ tóm thâu được ý nghĩa chung cuộc. Khi nào còn vận dụng đến tri thức so đo, tính toán, sai biệt, chưa có cơ may lọt hẳn vào tận bên trong, chưa thể nhập vào vô cùng, ta vẫn là kẻ đứng ngoài cuộc chơi. Những gì còn đứng từ bên ngoài để nhìn, để ngắm thì sẽ không bao giờ tìm thấy được giá trị hiển nỡ của từng siêu thể vắng bặt ý ngôn.

Thiền phục hoạttác động như một nghệ thuật, kiến chiếu vào tự tánh để giác ngộ vụt khỏi. Đây không phải điều còn nằm trong đo lường của ý thức, và được hiểu như biểu tượng nổ lực của tư duy, thể nhập vào tận cùng từng hiển hiện, thoát ly ra ngoài suy tưởng. Sự thẩm đinh nầy nếu có, chắc chắn không có bóng dáng của ý niệm sai biệt. Bởi lẽ cách nhìn để khơi dậy Thiền thi không nằm trong lối mòn thông tục và càng không đi qua tâm ý suy luận, dù xuyên qua cửa ngõ nầy. Khi thơ được tuôn trào không nằm ở khuôn mẫu, hoặc biên giới cố định , nếu lôi kéo chèn ép thơ vào định ước, hồn thơ sẽ ai oán não nề. Điều rõ ràng nhất, khi nghệ sỹ muốn hình thành lời thơ, nếu dùng đến óc năng động dệt nên, thơ sẽ tràn ngập những dong ruỗi của ý thức, và gieo rắc hoang tưởng vào kẻ tiếp nhận.

Thông thường, khi rung cảm bắt gặp đối tượng khiến thơ tuôn trào, không có nghĩa ta truy tìm ra những linh hiện nằm trong thâm sâu của từng hiện thể đó, cho dù mức độ suy tưởng của ta dồi dào phong phú đến độ dư thừa, chỉ càng làm cho ta chết chìm vào sự hưng động đó mà thôi. Làm sao để hình thành bài thơ đạt đến sự tự do đúng nghĩa của siêu nghệ thuật? Một bài thơ mà kẻ tiếp nhận bỗng chốc thoát ra ngoài mộng huyễn tử sinh?

Đối với những Thiền Sư, vấn đề nầy khác biệt ở những phân định để nhận ra từng biến hiện. Trước hết cách nhìn sự thể được chiếu rọi, sáng soi bởi con mắt trí tuệ, tỉnh thức, một sự đào khoét thẩm định vi diệu mà ngay sự vật cũng không hề hay biết. Từ trong tận cùng nào đó của thời không, vút qua ngưỡng cửa màu sắc âm thanh, đi vào nơi vĩnh cửu. Ở đó không còn vướng bận mà thoang thoảng như hương quyện với đất trời, cây cỏ. Còn lại những vần thơ bất diệt và sự bất diệt nầy không có mặt trong ngữ ngôn. Nó hòa lẫn với đất trời, ngự mãi trong cõi mênh mông xa vắng. Vẫn còn đó những huyền lực linh hiện của thơ chìm ngập trong vô cùng, phong kín bí mật muôn đời của có không tự tại, trong dòng luân chuyển của nhân sinh, một bí quyết không thể nghĩ bàn.

Thiền Sư Huyền Quang (1254-1334) tổ thứ ba của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, được kể như một nhà thi sỹ lớn trong nền thi ca Việt NamPhật Giáo, những bài thơ của ông phảng phất hương vị thanh thoát, chìm lặng trong vô cùng. Dưới đây bài thơ Hoa Cúc được ông sáng tác khi tuổi về chiều nhưng lời thơ hàm chứa sức sống linh hiện trào dâng.

Đường nhà Tưởng Hủ tre reo gió
Vườn cảnh Tây Hồ đẹp nét mai
Nghĩa khí chẳng đồng, tình chẳng hợp
Cúc hoa nở sáng khắp vườn ai

Ngàn sông không đủ thấm lòng già
Bách vịnh mai hoa vẫn kém xa
Đầu bạc ngâm hoài vần chưa ổn
Thấy hoa cúc nở rộn lòng ta

Quên thân quên thế thảy đều quên
Thiền tọa giờ lâu lạnh thấm giường
Trong núi năm tàn không có lịch
Thấy hoa cúc nở: tiết trùng dương

Năm năm nở đúng tiết thu qua
Gió diụ trăng thanh ý mặn mà
Cười kẻ không hay hoa huyền diệu
Khi về, mái tóc dắt đầy hoa.

Người ở trên lầu, hoa dưới sân
Vô ưu ngồi ngắm khói trầm xông
Hồn nhiên người với hoa vô biệt
Một đóa hoa vàng chợt nở tung.

Phương phi xuân sắc trắng hay vàng
Thời tiết tuỳ loài hợp sắc hương
Khi mọi loài hoa rơi chật đất
Dậu Đông hoa cúc vẫn chưa tàn.

Nguyễn Lang dich
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận 1 ( trang 371)
Ghi chú: Tưởng Hủ và Tây Hồ là hai vị xử sĩ, một người ưa chơi trúc, một người ưa chơi mai.

(Tùng thanh Tưởng Hủ tiên sanh kính
Mai cảnh Tây Hồ xử sĩ gia
Nghĩa khí bất đồng nan cẩu hợp
Cố viên xứ xứ thổ hoàng hoa

Thiên giang vô mộng cán khô trường
Bách vịnh mai hoa nhượng hảo trang
Lão khứ sầu ngâm hồn vị ổn
Thi biều thực vị cúc hoa mang

Vương thân vương thế dĩ đô vương
Tọa cửu tiêu nhiên nhất tháp lương
Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật
Cúc hoa khai xứ tức trùng dương

Niên niên hòa lộ hướng đương khai
Nguyệt đạm phong quang thiếp thốn hoài
Kham tiếu bất minh hoa diệu xứ
Mãn đầu tùy đáo tháp quy lai

Hoa tại trung đình nhân tại lâu
Phần hương độc tọa tự vong âu
Chủ nhân dữ vật hồn vô cạnh
Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu

Xuân lai hoàng bạch các phương phi
Ái diễm liên hương diệc tự thì
Biên giới phồn hoa toàn truy địa
Hậu điêu nhan sắc thuộc đông ly)


Cái phảng phất mênh mang chìm khuất trong vô cùng đó, được thi sỹ Huyền Quang đưa vào khung cảnh huyền nhiệm, khơi dậy vẽ đẹp muôn màu của hoa cúc. Huyền Quang yêu nhất là hoa cúc, đành rằng đã là thi sỹ ai lại không yêu hoa bao giờ? Nhưng đối với Huyền Quang thì khác, cung cách thưởng ngoạndiễn tả về thơ cuả ông đều cách biệt. Ônng vẫn tự thú" Lòng thơ qủa thật bối rối vì yêu hoa cúc" (Thi biều thực vị cúc hoa mang).

Như cô gái e lệ mới bước vào tình yêu, có nỗi gì vương vấn, xa xăm không cất nên lời, đành yên lặng để từng nhịp yêu chớm nụ lặng lẽ bước qua tâm hồn. Nhưng với thiền sư thi sỹ thì nỗi lòng bối rối nầy khác hẳn, và không đơn thuần như sự rung động ở những thi sỹ, dù trạng thái vẫn như nhau. Bởi lẽ điều hẳn nhiên dù qua cách nhìn Huyền Quang như một thi sỹ đi nữa, thì những ẩn mang, cốt cách trong lòng của ông đều được hiểu như sự tác động linh hiện chìm khuất trong mỹ học của thiền. Nó phảng phất ,tràn gập dù cho những cảm xúc tột cùng của con người thi sỹ đơn phương nơi ông trổi dậy, cũng không thể tách rời ra. Những thiền sư là những nhà nghệ sỹ, được hiểu theo nghĩa không bận lòng và nếu có, thì cái vướng ấy khởi động cho thi ca tuôn trào, đâu đó bổng chốc đi vào hư vô quên lãng, để rồi chìm khuất trong tịch mịch cô liêu, chỉ còn lại lời thơ vang vang về nơi vô tận.

Điều khác nữa, nếu không có những rung cảm tuyệt vời, gấp trăm ngàn lần những rung cảm thường tình, thì sẽ không bao giờ mở được cánh cửa giác ngộnếu không khơi dậy quả tim nhạy bén thì ta sẽ chết ngộp trong những thường nghiệm thông tục ở cuộc đời. Bởi lẽ, sự rung động tuyệt diệu chỉ được tìm thấy trong tận cùng của những vén mở, đập phá bằng những công lực khác. Đó là sự rung động trong tận cùng rung động, và để chết trong rung động, chỉ có lúc chết đó ta mới tái sinh ra một thứ khác, đó là sự rung động đã gạn lọc, còn laị tinh yếu, cốt tuỷ phủ trùm qua thời không. Từ đó ta xác quyết lại cung cách và sự huân trưởng trong những thiền sư thi sỹ, với bản năng thường nghiệm để dệt vần thơ, không lúc nào là không sống trọn vẹn minh mẫn trong từng hơi thở của đối tượng, một sự hòa nhịp, sống bằng sự sống nơi sự vật, từ đó biến thành ngôn ngữ thi ca, trải bày hương sắc ươm mật trong vườn hoa Thiền.

Với Huyền Quang cung cách ngồi ngắm hoa cúc nở, giống như khi ông ngồi thiền, tất cả kỳ bí và đi qua quá trình tư duy, chiêm nghiệm trọn vẹn hình hài, hương sắc của từng biến động. Những diễn biến ấy đều không thoát khỏi tâm thức, tuệ nhãn của ông. Trong Thiền điều quan trọng, không có đối tượng để thiền và người tu thiền. Với hoa cúc cũng thế, ông ngồi ngắm cho đến khi thấy người ngắm hoa và hoa hai thể ấy bổng nhiên hòa lại làm một, như đóa hoa vừa mới nở tung, hiển lộ trọn vẹn về thực trạng huy hoàng, chớp nhoáng phủ trùm lên thời không. Cách ngắm hoa của ông thật thú vị, hoa dưới sân người ở trên lầu, ông thắp hương trầm, mùi thơm thoang thoảng bay phảng phất, đưa hồn thơ quyện với đất trời, khơi dậy hình hài hương sắc của hoa, và ai đó đang từ từ đưa vẻ đẹp ấy chôn chặt, gõ vào tận cùng như một thứ công án, khơi dậy bản thể tịch nhiên, làm tan đi những lo toan vướng bận u sầu.

Đối với Huyền Quang, cúc là bạn đời muôn thuở, chỉ có hoa cúc mới làm cõi lòng lặng yên, điểm tô hương vị cho cuộc đời, và vơi đi những phiền lụy. Trong vườn đâu đó ông trồng toàn hoa cúc, ông đánh gía " so sánh với muôn hoa thì cúc đứng đầu". Phải chăng đó là một thứ công án không được chứng ngôn bằng ngôn từ? Tất cả tâm huyết và thân mạng, dồn hết để khơi dậy một cái gì, dù điều đó ngắm hoa, trồng hoa đều có thể trở nên giác ngộ. Nếu so sánh với những công án khác, nó ngang bằng với nhau. Điều quan trọng, kẻ dụng côngthành ý đúng mức hay không? Có vén mở thực tại bằng sự quật tung ở bên trong?

Khi Huyền Quang hái hoa, cung cách nầy tiềm ẩn cả khung trời thơ mộng triết lý, ông hất tung chứng bệnh thông thường ở trong ta, đó là luôn níu kéo nắm bắt những gì mình ham muốn, với ông thì khác hẳn.

"Phải đâu ham ngắm mà hái hoa
Muốn mượm màu xuân nguôi bệnh già"

(Chiết lai bất vị già thanh nhãn
Nguyện tá xuân tư ủy bệnh ông)

Một sự khác biệt không tách rời thực tại, ông đặt vào khung cửa hiện hữu trong muôn vàn cái không, hình ảnh ông nhắm đến, sự phân chia giữa có không, giữa gìa trẻ, hể còn thanh xuân màu hồng luôn ngự trị, khi gìa đến thì đong đầy héo hon, sầu mộng, sắp bước vào thế giới của ly biệt não nề. Mượn hình ảnh trên có phải ông muốn lật trái một cái gì? và điều ấy có phải sự tham đắm vào thời gian như hình ảnh của xuân và già? Chắc hẳn là không, bởi lẽ câu đầu tiên xác quyết vị trí rõ rệt trong ông rồi, không vì "ham ngắm mà hái hoa". Như thế phải chăng Huyền Quang vén mở cho ta bí quyết không thể nghĩ bàn của mùa xuân miên viễn ngự trị? Như cành mai bất diệt của Mãn Giác thiền sư mà ta đã bắt gặp:

"Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai"
( Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai)

Huyền Quang được kể như một nhà thi sỹ vĩ đại. Bài thơ được truyền tụng nhiều nhất là bài " Xuân nhật tức sự" có người dịch:

Giai nhân đôi tám ngồi thêu
Tử kinh hoa nở oanh kêu rộn ràng
Đáng yêu xuân ý muôn vàn
Mỗi lần đụng mũi kim vàng lặng thinh.

(Nhị bát giai nhân thích tú trì
Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly
Khả liên vô hạn thương xuân ý
Tận tại đình châm bất ngữ thì)

Bài thơ qủa thật hay tuyệt diệu, đến độ có người hoàn toàn phủ nhận, ngôn ngữ khẩu khí thi ca đó là của thiền sư. Lê Qúy Đôn khen bài thơ hay nhưng ghi chú thêm" hình như chẳng phải khẩu khí của thiền sư" (Thi tuy giai phi tăng gia ngữ) một sự thật quá phủ phàng. Cách nhìn và cách hiểu hoàn toàn tuỳ thuộc vào từng đối tượng, vì thế cách đánh giá theo đó cũng khác nhau. Ngôn ngữ nào không phải ngôn ngữ của Thiền? Nếu đã là Thiền Sư đúng nghĩa, dù diễn tả hay yên lặng, đều ngầm chứa bóng dáng cuả thiền phủ quyết, nếu không có cách nhìn để hiển lộ thì không bao giờ trông thấy được vẹn toàn thể tính. Qua biểu tượngngôn ngữ đó, nếu không phải khẩu khí cuả thiền sư, khó diễn tả nên vẻ thơ mộng thanh thoát như vậy. Không phải từ những cảm hứng cuả thiền thôi thúc, ắt hẳn không có dấu vết cuả thiền phảng phất, một sự lặng thinh vượt ra ngoài biến động, rộn ràng cuả tiếng oanh kêu và lúc ấy tử kinh hoa nở. Hai thể ấy bỗng chốc bắt gặp hoà dậy đồng lúc, như sự gãy mổ đúng thời cơ của những tra vấn mãnh liệt trong thiền.

Trong sách Tam Tổ Thực Lục vào khoảng cuối đời Trần, ghi lại câu chuyện Huyền Quang dính líu tới một cung nữ. Vua Trần Anh Tông muốn thử lòng Huyền Quang mới sai Điểm Bích một thiếu nữ trẻ đẹp, thông minh đến lập kế, kiểm tra giới đức của ông. Theo lời thuật lại cuả Điểm Bích, Huyền Quang đã lưu nàng lại một đêm, tặng cho nàng kim tử cuả vua ban và ngâm cho nàng nghe một bài thơ Nôm như sau:

Vằng vặc trăng mai ánh nước
Hiu hiu gió trúc ngâm sênh
Người hòa tươi tốt cảnh hòa xinh
Mâu Thích Ca nào thử hữu tình!

Sách Tam Tổ Thực Lục viết tiếp, cuối cùng nhờ trời đất minh oan, vua Trần Anh Tông biết những lời của Thị Bích là biạ đặt. Câu chuyện đó đến nay vẫn đong đầy trong tâm khảm của mọi người, như sự câm nín nào đó của thi ca. Dầu vậy bài thơ trên vẫn chuyên chở khí vị của thiền, câu đầu tả ánh trăng mai phơi sắc lung linh lấp lánh trong sương khuya mờ phủ và từng cơn gió nhè nhẹ lùa qua khóm trúc, cất lên những tiếng ca vang vọng trong đêm trường cô tịch huyền ảo. Nếu bài thơ trên thoát từ khẩu khí của thiền sư vẫn tràn ngập hương vị thiền. Hình ảnh yên lặng toả chiếu của ánh trăng và sự rì rào lay động của cơn gió, như hai thế giới động và tịnh thường xuất hiện ở trong ta. Hai câu dưới đúc kết trọn vẹn sự thể nhập của người vào cảnh, đó là chặng đường toàn triệt trong những dụng công về thiền qua cửa ngõ tâm cảnh, thích ca, hữu tình, chúng sanh. Huyền Quang phá vỡ, xóa nhoà biên giới của nhị nguyên, sai biệt.

Điều rõ ràng, sau đó qua cuộc mở đại hội Vô Già vua thỉnh Huyền Quang làm chủ lễ, đức độcông phu tu hành của ông đã gây cảm động đến đất trời và ông được minh oan. Có thể bài thơ đó được Huyền Quang ngâm vào một đêm khuya bất chợt nào đó, khi dòng máu thi sỹ len lõi qua tâm hồn, nhưng biết đâu Thị Bích cố tìm cơ hội nên nghe đượcthêm thắt vào để câu chuyện hấp dẫn hơn. Nếu đó là câu chuyện huyền sử, hoang đường thì dụng tâm của người đặt ra nó không hẳn là vô cớ. Nếu truy tìm căn nguyên bản chất thi ca, có lẽ một Huyền Quang thi sỹ vẫn ngang bằng với một Huyền Quang thiền sư. Bao nhiêu cung nhịp rung cảm để tạo nên giác ngộthi ca được Huyền Quang cân bằng với ý lực khơi dậy bóng dáng thật thể ngay trong từng hiển nở, dù những cảm xúc tuyệt diêụ ấy là hoa cúc hay sự thường nghiệm. Vì lẽ cả hai đều xuất phát từ tâm năng của Huyền Quang và tâm năng đó đã quy hướng về một lối duy nhất đó là thiền.

Huyền Quang hay buồn và cảm thấy cô đơn, nhưng cái buồn và cô đơn ấy vẫn khác hẳn điều ta hay bắt gặp. Ông buồn là chưa tìm ra được người xứng đáng kế thừa sự nghiệp lãnh đạo Giáo Hội Trúc Lâm. Có điều ta cần ghi nhận khi ông lãnh đạo giáo hội Trúc Lâm lúc ấy ông đã 77 tuổi. Với tuổi về chiều đó làm sao ông có thể cáng đáng những trọng trách vô cùng quan trọng, với vai trò lãnh đạo tối cao. Ông chán ngán việc ngoài đời, không muốn quan hệ với vua quan trong triều, ông ở yên trên núi Côn Sơn vui với gió nội mây ngàn, với hoa cúc nở giữa đêm trăng huyền diệu. Dưới đây ta thử đọc bài thơ Sơn Vũ (chùa núi).

Gió thu đêm vắng thổi hiên ngoài.
Chùa núi im lìm gối cỏ may
Đã được thiền tâm thành một khối
Rè rè tiếng dế gọi kêu ai?
(T.T. Thích Thanh Từ dịch)

(Thu phong ngọ dạ phất thiềm nha
Sơn vũ tiêu nhiên chẩm lục la
Dĩ hĩ thành thiền tâm nhất phiến
Cùng thanh tức tức vị thùy đa)

Hình ảnh đẹp nhất sự thúc dục rộn rã của tiếng dế trong đêm trường như mời gọi, nhắn nhủ cùng ai. Từng cơn gió thu trổi dậy, mang mang lay động lướt qua là một hình ảnh não nùng và hàng hiên thững thờ, im lìm nghe đâu đây qua tiếng gió vi vu, nĩ non vọng về, như thận phận cuả kiếp người mãi luống trôi. Độc đáo nhất xuyên qua những cảm xúc thường tình đó, bóng dáng cô tịch của ngôi chùa im lìm gối lên cỏ may, xác quyết về một thực tại huy hoàng muôn đời vẫn thế, bất khả phân ly nơi dòng tâm,dòng đời, qua đó ta thấy mức độ chứng nghiệm nơi ông. Mặc cho phiến động ba đào, tâm ấy bặt yên không lay động, trạng thái nầy vô cùng tuyệt diêu nhờ sự hợp nhất thành một khối mà câu dưới của bài thơ đã phán quyết.

Bài thơ Thạch Thất dưới đây mở rộng phương trời triết lý thơ mộng trong ông.

Nữa gian nhà đá lẫn trong mây.
Một mảnh áo lông trãi tháng ngày
Tăng ở trên giường kinh tại án
Lò tàn hương lụn mặt trời lên
(T.T. Thích Thanh Từ dịch)

(Bán gian thạch thất hòa vân trụ
Nhất lĩnh xối y kinh tuế hàn
Tăng tại thiền sàng kinh tại án
Lò tàn cốt đột nhật tam can)

Đẹp nhất và còn đó, nữa gian thạch thất lẫn khuất trong mây, trơ gan cùng tuế nguyệt và nữa kia chôn mình thật sâu trong lòng đất hoang lạnh, đếm thời gian lặng lẽ trôi qua, như một thách đố thâm diệu về thời không. Hình ảnh đẹp vẫn là "một mảnh áo lông trãi tháng ngày". Dù thời gian có trôi, dù cõi lòng tái tê hay ấm áp, ngày lai ngày qua, đêm laị đêm đến, vẫn không hơn không kém. Độc đáo hơn nữa hai câu cuối cuả bài thơ như hai điểm không cùng, tách ra ngoài vật thể. Nhưng cuối cùng ánh sáng cuả mặt trời, cuả giác ngộ tỏa chiếu, xô đẩy tất cả tàn rụi.

Bài thơ Huyền Quang diễn tả dưới đây lật ngược vị thế mùa xuân. Thông thường khi mọi người nô nức đón chào chúa xuân, họ thi nhau ca tụng vẽ đẹp của nàng xuân, nhưng qua lời thơ của ông, cảnh sắc của xuân trở nên mông quạnh nhạt nhòa. Có phải ông nhắn bảo về thực tại hiển nhiên, giữa ý niệm mua vui của kiếp người, sự có mặt của vô thường lẫn khuất quanh đây? Hay tâm trạng của ông như thế?

Tình quê cỏ dại khói mây nhòa
Quán bắc cầu nam bóng xế tà
Xuân vắng chủ tiếc thơ không tứ
Gió xuân buồn rượi mấy chùm hoa.
( Ngô Linh Ngọc dịch)

(Hoang thảo tàn yên dã tứ đa
Nam lâu Bắc quán tịch dương tà
Xuân vô chủ tích thi vô liệu
Sầu nguyệt Xuân phong kỷ thụ hoa)

Không phải ngẫu nhiên Huyền Quang yêu thích mùa thu. Mùa thu vẫn là đề tài nóng hổi trong thơ của ông. Cảnh thu buồn mang mang,đơn côi, gió thu lạnh lẽo như tâm trạng hoang vắng sầu đau của kiếp người. Tình thu tái tê giá buốt như chiếc lá vàng rơi cô độc trong gió. Phải chăng đó là hình ảnh cô đơn khủng khiếp cuả kiếp người? Tuy vậy cô đơn mà còn có cơ hội nhìn ngắm nỗi cô đơn của mình, để rồi tạo nên những vần thơ, âu đó cũng là điều tuyệt diệu. Những vần thơ trong bài "Đầu thu"" rất hay và đẹp.

Hương đêm mát diụ bình phong lạnh
Xào xạc thu sang lá động cành
Trúc đường thong thả hương vừa đốt
Cành cây giăng võng lọt trăng thanh.

Nguyễn Lang dịch
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận 1 ( trang 372)

(Dạ khí phân phương nhập họa bình
Tiêu tiêu đình tọ báo thu thanh
Trúc Đường vong thích hương sơ tẫn
Nhất nhất tùng chi võng nguyệt minh)

Còn đây là bài "Đi thuyền" mà âm vang của sóng nước, sánh nhịp cùng bước đi của chị Hằng, in dấu trong từng tâm khảm.

Mênh mông theo gió con thuyền nhỏ
Thu sáng ngời xanh bóng nước cây
Tiếng sáo thôn chài lau lách vọng
Trăng lặng lòng sông sương trắng đầy

(Nguyễn Lang dịch)
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận 1 ( trang 373)

(Tiểu đỉnh thừa phong phiếm diểu mang
Sơn thanh thuỷ lục hựu thu quang
Sổ thanh ngư dịch lô hoa ngoại
Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương)

Hình ảnh cuả chiếc thuyền cô độc âm thầm vượt sóng gió giữa sông nước bao la mông quạnh, tưạ như hình ảnh cuả con người chơi vơi giữa ba động, biến đào, sinh tử. Tiếng sáo đâu đó nơi bờ lau sậy thoang thoảng vọng lên, âm vang sao nghe não nề. Như tiếng thơ trong đêm trường chan chứa một trời thu mang mang tâm sự. Từng ánh trăng vàng lững lờ trôi trong giòng sông lạnh, nhấp nhô, thoạt ẩn thoạt hiện giữa cái mênh mông hư ảo cuả có không. Như nỗi cô tịch câm nín của con thuyền giữa cảnh sông nước phủ đầy sương, mang mang một nẽo có không đi về. Phải chăng đó là con thuyền định mệnh của kiếp người không biết trôi dạt về đâu giữa bể khổ trầm luân, phủ vây, chìm ngập? Hình ảnh đó có phải Huyền Quang gieo rắc cho ta nỗi buồn canh cánh bên ông? Chắc chắn là không, bởi lẽ ông muốn mượn tâm sự của mình phơi bày những gía trị đích thực, đang ẩn chứa đâu đây. Đó là nỗi thống khổ, cô đơn, vẫn là đề tài chung quyết trong mỗi chúng ta.

Huyền Quang được kể như một thiền sư thi sỹ, vĩ đại nhất trong thiền sử Việt Nam. Bóng dáng và những vần thơ của ông, tô thắm thêm vẽ đẹp rực rỡ trong thiền môn. Đâu đó từng lời thơ, vượt thời gian ngự trị trong cõi vô cùng, mênh mông của đất trời, của muôn hoa. Một sự thơ mộng tuyệt vời thanh thoát, trãi dài trên từng hiện hữu, như nỗi vấn vương kỳ bí nào đó, lưu lại trong tận cùng tâm khảm.

Huyền Quang vĩ đại như thế, vẫn chưa một ai đánh giá đúng mức về ông, dù qua cái nhìn của một thi sỹ. Phải chăng ngôn ngữ đành bất lực trước những con người siêu việt, vượt ra ngoài có không, tự tại thong dong trên mọi nẽo đi về?

Như Hùng
Trích từ cuốn TÌM HIỂU THƠ THIỀN VIỆT NAM viết xong 1989 chưa xuất bản





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/06/2014(Xem: 24157)
13/01/2011(Xem: 73698)
24/07/2018(Xem: 7860)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :