Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông

24/06/20211:01 SA(Xem: 6284)
Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông

ĐẮC THÚ LÂM TUYỀN THÀNH ĐẠO CA
Của ĐIỀU NGỰ GIÁC HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG
Nguyễn Thế Đăng

 

Buc-tranh-chan-dung-Tran-Nhan-Tong
Bức tranh chân dung Ngài Trần Nhân Tông
vẽ bởi Họa sĩ Đinh Cường

Sinh có nhân thân
Ấy là họa cả (lớn)
Ai hay cốc (biết) được
Mới óc (gọi là) là đã.

Sanh có thân người, đó là họa lớn, vì sanh ra với thân thì sẽ chết theo thân. Sống là chấp vào thân, làm mọi sự chỉ vì thân, do đó mà tạo nghiệp, lưu lạc theo thân trong sanh tử.

Thấy có thân tức là có sự tách biệt với người khác, với thế giới, tự tạo ra một thân tâm cô lập với cái toàn thể, đó là họa lớn, đó là trầm luân. Cho nên biết được mới gọi là “đã”, đã xong phận sự làm người, mà ngôn ngữ chính thống gọi là đã giải thoát, đã giác ngộ.

Vậy thì biết cái gì “mới gọi là đã”? Biết pháp thân, nền tảng và cội nguồn của thân tâm, thế giới, chúng sanh. Như đoạn sau nói, “Pháp thân thường trụ, phổ mãn thái hư, hiển hách mục tiền, viên dung lõa lõa”.

Tuần này mà ngẫm 
Ta lại xá ta 
Đắc ý cong (trong) lòng 
Cười riêng ha hả.

“Xá” là tha, như xá tội, đại xá. Ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình, ta thấy mình được tha, được bỏ qua, được giải thoát. Vì sao được tha, được thoát? Vì nó là Không, “Mới hay thân huyễn, chẳng khác phù vân, vạn sự giai Không, tựa dường bọt bể”.

Thấy sự thật như thế, bèn “đắc ý trong lòng, cười riêng ha hả”.

 

Công danh chẳng trọng
Phú quý chẳng màng
Tần Hán xưa kia
Xem đà hèn hạ.
Yên bề phận khó
Kiếm chốn dưỡng thân
Khuất tịch non cao
Náu mình sơn dã.

Khó có ai công danh, sự nghiệp, tài trí như vua Trần Nhân Tông, thế mà ngài xem là “hèn hạ”, nếu so với việc thấy được chân lý và sống trong trong chân lý của sự “thành đạo”.

 

Vượn rừng hủ hỷ
Làm bạn cùng ta
Vắng vẻ ngàn kia
Thân lòng hỷ xả.

Câu này nói về sự ẩn cư nơi vắng vẻ để miên mật tham thiền và phát huy đạo quả.

“Vắng vẻ ngàn kia” không chỉ là sự vắng vẻ của núi rừng, mà chủ yếu là sự vắng vẻ của một tâm không bị dính mắc vào các tướng. Do không bị dính mắc vào các tướng nên thân lòng hoan hỷbuông xả trong thực tại tánh Không bao la, “vắng vẻ ngàn kia”.

 

Thanh nhàn vô sự
Quét tước đài hoa
Thờ phụng Bụt trời,
Đêm ngày hương hỏa.

Người sống trong bản tánh chân thật của mình và của mọi sự là tánh Không thì không vướng mắc vào thế giới hình tướng, cho nên “thanh nhàn vô sự”.

Nhưng nếu chỉ sống trong thế giới của Lý tánh Không thì không thể thực hành hạnh Bồ tát hoạt động trong thế giới của Sự. Hạnh Bồ tát là Lý-Sự vô ngại, Không-Sắc vô ngại, tức là “sắc tức là Không, Không tức là sắc”, thể nghiệm tánh Không, bản tánh của mọi sự, ngay nơi thế giới của sự, nơi thế giới sắc tướng này. Chính vì ở nơi thế giới của sự mà Bồ tát có thể giúp đỡ người khác, làm gương cho người khác học theo.

Do đó tuy sống trong tánh Không, “thanh nhàn vô sự” mà không bỏ các sự việc ở đời như “quét tước đài hoa, thờ phụng Bụt trời, đêm ngày hương hỏa”. Những điều này nằm trong Mười Nguyện Hạnh Phổ Hiền Bồ tát, mười nguyện hạnh để thành Phật.

 

Tụng kinh niệm Bụt
Chúc thánh khẩn cầu
Tam hữu tứ ân
Ta nguyền được bả (trả).

Hạnh Bồ tát là thấy biết tánh Không, sống sâu xa trong đó, nhưng không từ bỏ chúng sanh, vẫn sống ở đời để trên thì hướng đến Giác ngộ của chư Phật, dưới thì giúp đỡ, giáo hóa chúng sanh, đền đáp công ơn thế giớichúng sanh, tức là “tam hữu tứ ân”.

Lý phải được thâm nhậpthể hiện qua Sự, mới tròn vẹn lợi mình lợi người. Lý là Trí huệ, Sự là Đại biphương tiện. Trí huệđại bi phương tiện được hoàn toàn là một vị Phật.

 

Niềm lòng vặc vặc
Giác tính quang quang
Chẳng còn bỉ thử
Tranh nhân chấp ngã.

Lòng sáng vằng vặc, vì lòng tràn đầy ánh sáng của giác tính (tánh giác) chiếu soi. Ánh sáng bổn nguyên của giác tính chiếu soi làm tan biến hết mọi phân biệt nhị nguyên tạo thành phiền não chướngsở tri chướng, phân biệt “kia-đây, ta-người”. Thân tâm, thế giới, chúng sanh không còn chia cách, tất cả là một vị “giác tính quang quang”.

 

Trần duyên rũ hết
Thị phi chẳng hề
Rèn một tấm lòng
Đêm ngày đon đả.

Tu là tu tâm, đưa tất cả những vọng niệm nhiễm ô phiền não trở về bản tánh của tâm, trở về Nhất Tâm, “rèn một tấm lòng”. Sự tham thiền về một tấm lòng này như một dòng sông chảy suốt ngày đêm không dứt, “đêm ngày đon đả”. Một tấm lòng ấy bao trùm thế giới chúng sanh và có mặt khắp trong mọi sự. Tất cả chỉ là một tấm lòng, Một Tâm:

Tâm, Phật, và chúng sanh
Cả ba không sai khác

(phẩm Dạ Ma cung kệ tán, Kinh Hoa Nghiêm)

Chính trong Một Tâm này mà “trần duyên rũ hết, thị phi chẳng hề”, bởi vì tất cả đều là Một Tâm, Một Tướng. Cũng chính từ “một tấm lòng”, Một Tâm này mà biểu hiện tất cả hạnh ba la mật, hạnh Bồ tát làm lợi mình lợi người.

 

Ngồi cong (trong) trần thế
Chẳng quản sự thay
Văng vẳng ngàn kia
Dầu lòng thong thả.

Ngồi trong trần thế, nhưng chẳng quản ngại gì sự đổi thay, sanh diệt, bởi vì như bài kệ của Điều Ngự nói, lấy từ kinh Hoa Nghiêm, trước khi nhập diệt ở núi Yên Tử:

Tất cả pháp chẳng sanh
Tất cả pháp chẳng diệt
Nếu hiểu được như thế
Chư Phật thường hiện tiền.
Làm gì có chuyện đến đi?

Vì thật sự sống trong tánh Không, nên chuyện đổi thay, sanh diệt, đến đi cũng không có, vì các pháp trong thật tướng là chẳng sanh chẳng diệt, chẳng đến chẳng đi…Thế nên sống trong thế gian sanh tử mà “văng vẳng ngàn kia, dầu lòng thong thả”.

 

Học đòi chư Phật
Cho được viên thành
Xướng khúc vô sanh
An thiền tiêu sái.

Con đường Bồ tát là “học đòi chư Phật, cho được viên thành”, để hoàn thành tất cả những phẩm tính của Phật quả.

Sống trong tánh Không thì biết tự mình “xướng khúc vô sanh”. “An thiền” là an trụ trong thiền, nghĩa là an trụ trong pháp tánh, trong tánh Không của tất cả các pháp, nghĩa là an trụ trong không chỗ trụ, do đó mà “tiêu sái”, thong dong, tự do, an lạc.

Ai ai sá cốc (hãy biết)
Bằng huyễn chiêm bao
Xẩy tỉnh giấc hòe
Châu rơi lã chã.

Mọi người hãy biết, mọi sự xảy ra trong cuộc đờinhư huyễn, như mộng, đến khi tỉnh dậy mới biết khổ đau, hạnh phúc, vinh nhục…đều là “giấc mộng đêm qua” (Kinh Viên Giác), nên mừng tủi mà “châu rơi lã chã”.

Tại sao là như huyễn như mộng? Vì ở trong bản tánh của các hiện tướng, ở trong tấm gương sáng, thì sẽ thấy tất cả hình bóng trong gương là như huyễn như mộng. Vì tất cả mọi hình tướng xuất hiện, mọi đến đi, được mất đều là những hình bóng trong tấm gương “niềm lòng vằng vặc, giác tính quang quang” mà mỗi người thấy tùy theo nghiệp thức của mình. Tất cả mọi hình bóng sai khác trong gương đều đồng một tánh Không và tánh sáng của gương, cho nên mọi hình tướng sai khác đến đi, còn mất… đều như huyễn như mộng.

 

Cốc (biết) hay thân huyễn
Chẳng khác phù vân
Vạn sự giai Không
Tựa dường bọt bể.

Khi ngộ, nhập được Pháp thân bèn thấy cái thân trôi lăn trong sanh tử này chỉ là “thân huyễn, chẳng khác phù vân”. Lúc đó cuộc đời thế gian sanh tử biến mất, chỉ còn một Pháp thân tánh Không, “vạn sự giai Không, tựa dường bọt bể”.

Ba câu liên tiếp này nói lên sự chứng ngộ Pháp thân: “vô sanh, như huyễn như mộng, vạn sự giai Không”, như vẫn được nói trong các kinh điển.

 

Đem mình náu tới
Cảnh vắng ngàn kia
Dốc chí tu hành
Giấy sồi bổ bả (sơ sài).
Lành người chẳng chớ
Dữ người chẳng hay
Ngậm miệng đắp tai
Hề chi họa cả (lớn).

“Đem mình náu tới” là nương náu thân tâm mình trong tánh Không vô sanh, đó là nơi nương náu, chỗ quy y chân thật. Do đó mà có thể Nhẫn ba la mật, cái nhẫn như hư không, “giấy sồi bổ bả, ngậm miệng đắp tai”. “Cảnh vắng ngàn kia” không chỉ là cảnh vắng vẻ ở bên ngoài, mà là sự trống trải bao la của một tâm như hư không, không dính dáng với những lành dữ, phúc họa, tốt xấu. “Ngậm miệng đắp tai” không phải là hành động bên ngoài của thân, mà là bản tánh bất động của tâm, cho nên có nghe cũng là không nghe, có nói cũng là không nói.

 

An thân lập mệnh
Thời tiết nhân duyên
Cắt thịt phân cho
Dầu là chim cá.

An thân lập mệnh trong bản tánh của tâm, trong Phật tánh Pháp thânmọi người đều có sẳn. Đó mới thật là chỗ an thân lập mệnh muôn đời, “ngồi trong trần thế” nhưng an ổn trong chỗ không có không gian-thời gian, chỗ “Như Lai thọ lượng” (đầu đề của một phẩm trong Kinh Pháp Hoa).

An trụ trong chỗ không có chỗ trụ này, thấy “thân huyễn, vạn sự giai Không” bèn tùy theo “thời tiết nhân duyên” mà làm Bồ tát hạnh, người huyễn làm việc huyễn, nên có thể Bố thí, Nhẫn ba la mật, “cắt thịt phân cho, dầu là chim cá”.

 

Thân này chẳng quản
Bữa đói bữa no
Địa thủy hỏa phong
Dầu là biến hóa.

Khi thấy thân tâm, thế gian, người khác đều là biến hóa, biến hóa của tâm vốn vô sanh, thì những hạnh Bồ tát đều làm được, vì đều là biến hóa, đều là như huyễn. Thế nên hạnh Bồ tát cứu giúp chúng sanh là hạnh biến hóa, như huyễn, do đó mà có thể cứu giúp chúng sanh đến vô tận đời vị lai.

 

Pháp thân thường trụ
Phổ mãn thái hư
Hiển hách mục tiền
Viên dung lõa lõa.

Chỗ an thân lập mệnh là “Pháp thân thường trụ”, từ đó mà mọi Bồ tát hạnh của Hóa thân lưu xuất. Nhưng pháp thân thường trụ ấy chẳng phải là cái gì xa xôi, bí mật mà là đầy khắp vũ trụ, “phổ mãn thái hư”, và hiện diện sờ sờ, rỡ ràng ngay trước mắt “hiển hách mục tiền”. Pháp thân là cái hiện tại, cả về không gian, đương xứ, và thời gian, đương niệm. Cái hiện tại ấy trọn vẹn, không khiếm khuyết ở bất cứ chỗ nào, thông suốt khắp cả, “viên dung”, tròn đầy khắp cả, “phổ mãn”, và trần trụi, không có gì che lấp được, rỡ ràng lồ lộ ngay trước mắt, “viên dung lõa lõa”.

 

Thiền tông chỉ thị
Mục kích đạo tồn
Không cốc truyền thanh
Âm hưởng ứng dã.

Thiền tông chỉ bày, chỉ trực tiếp thực tại tối hậu (Pháp thân, Đạo) hiện đang hiện diện (“Đạo tồn”) mà chỉ chạm mắt (“mục kích”) liền thấy biết. Sự chỉ thẳng này thường do một vị thầy, khi học trò đã nâng cấp tâm thức mình đến mức có thể chạm được, tiếp xúc được. Khi học trò đã thấy Đạo, sau đó liên tục sống với nó, trong nó, cho đến lúc hoàn hảo.

Đạo thì luôn luôn hiện diện trực tiếp trước mắt, luôn luôn đáp ứng trực tiếp với sáu giác quan, như nó vẫn hiện diện nơi sáu giác quan. Vì đạo chính là bản tánh của sáu giác quan. Thế nên đạo trực tiếp như cái hang trống không (“không cốc”) truyền trực tiếp âm thanh vừa phát ra thì tiếng vang (“hưởng”) ứng liền.

Bản tánh của tâm hay trí huệ bổn nguyên thì luôn luôn phóng chiếu qua sáu giác quan (“giác tính quang quang”), chỉ vì đi qua sự chia cắt của ‘cái tôi và cái của tôi’ (chấp ngãchấp pháp) mà trí bị khúc xạ biến thành thức. Nhưng nơi thức vẫn có nền tảng hay bản tánh của thức là trí. Người khéo léo thì nhận ra trí nơi thức, và lọc ‘cái tôi và cái của tôi’ giả tạo và nhiễm ô ra khỏi thức, vì thức vốn là trí.

 

Phô (nhiều) người học đạo
Vô số nhiều thay
Trúc hóa nên rồng
Một hai là họa.

Nhiều người học đạo, nhưng thấy đạo và sống được trong đạo, thì họa hoằn chỉ có vài người (“một hai là họa”). “Trúc hóa nên rồng” nói lên sự chuyển thức phân biệt thành trí vô phân biệt, đó là cái thấy đạo: vật chất (trúc) hóa nên tâm linh (rồng), vô số sự vật hóa nên Nhất Tâm (“một tấm lòng”).

Thức chuyển lại bản tánh của nó thì thức là trí, nên thấy cái gì cũng là trí. Tướng (trúc) trở lại thành tánh (rồng) thì thấy cái gì cũng là tánh.

 

Bởi lòng vờ vịt
Trỏ Bắc làm Nam
Nhất chỉ đầu thiền
Sát na hết cả.

Bởi lòng mê mê, mờ mờ (“vờ vịt”), cho nên được Phật chỉ cho qua các kinh, các Thiện tri thức chỉ cho qua các Luận hay đích thân chỉ thẳng, nhưng chỉ Bắc lại nhìn qua Nam (“trỏ Bắc làm Nam”) nên chẳng thấy gì. Vì tâm chưa thanh tịnh, còn nhiều phiền não chướngsở tri chướng cho nên khi được chỉ cho hướng Bắc lại xoay đầu về phía Nam tìm kiếm.

“Nhất chỉ đầu Thiền”: Thiền nơi đầu một ngón tay. Ngài Câu Chi đời Đường, khi hỏi đạo, Thiền sư Thiên Long đưa lên một ngón tay, tức thì đại ngộ. Về sau khi sắp tịch nói, “Ta được một ngón tay của Thiên Long, suốt đời dùng dạy người mà chẳng hết”.

Nếu tâm đã khá thanh tịnh, thì trước sự hiện diện của một thiện tri thức, vị ấy chỉ đưa lên một ngón tay, không nhìn qua khái niệm vọng tưởng, bèn thấy ngay, thấy trực tiếp thực tại, “nhất chỉ đầu thiền, sát na hết cả.”

 

Kệ rằng:

Cảnh tịch an cư tự tại tâm
Lương phong xuy đệ nhập tùng âm
Thiền sàng thọ hạ nhất kinh quyển
Lưỡng tự thanh nhàn thắng vạn câm (kim).
(Cảnh tịch an cư tự tại tâm
Gió lành hiu thổi bóng thông râm
Giường thiền dưới gốc kinh một quyển
Thanh nhàn hai chữ đáng ngàn vàng).

 

Qua Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca này, chúng ta thấy Thiền của Điều Ngự Giác Hoàng không lấy riêng một pháp môn hay một bộ kinh nào làm chính, mà ngài tu hành toàn bộ Phật giáo, hầu như không bỏ sót một cái gì. Sở dĩ như thế vì ngài lấy “Pháp thân của chư Phật” làm Nền tảng, cái đó cũng có nơi mọi chúng sanh “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” (Kinh Đại Bát Niết Bàn).

Chính từ Nền tảng có mặt khắp trong mọi không gian, mọi thời gian, mọi chúng sanh này, ngài khởi phát ra các pháp môn tùy “thời tiết nhân duyên” mà thực hành, không bị ngăn ngại bởi các hoàn cảnh.

Thiền của ngài là thực hành tất cả Phật pháp trên Nền tảng Pháp thân: tánh Không, từ bi hỷ xả, thờ phụng, tụng kinh niệm Bụt, các ba la mật…

Tất cả các pháp môn là sự triển khai trên nền tảng Pháp thân của chính nền tảng Pháp thân

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/06/2014(Xem: 23070)
13/01/2011(Xem: 72687)
24/07/2018(Xem: 7277)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.