Quốc Sư Hưng Thiền Đại Đăng

17/08/20192:41 CH(Xem: 10748)
Quốc Sư Hưng Thiền Đại Đăng

Tác giả: KENNETH KRAFT | Biên dịch: THUẦN BẠCH
QUỐC SƯ HƯNG THIỀN ĐẠI ĐĂNG
SƠ KỲ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN
(Tập 1, 2 & 3)
Song ngữ Vietnamese-English
Nhà xuất bản Hồng Đức


LỜI GIỚI THIỆU

 

Thiền, tự đầu nguồn như tính chất của dòng nước uyên nguyên, chưa có tên tuổi và không mang tính đặc thù của nền văn hóa nào. Tuy nhiên nước đi xa nguồn càng phân nhánh, họp lưu với nhiều dòng nước địa phương để mang dấu ấn, tên tuổi của vùng miền mà nó chảy qua. Thiền, do đó khi hội ngộ với từng vùng đất nước đã có tên thiền Nhật Bản, thiền Trung Hoa, thiền Việt Nam... Mỗi dân tộc khi tu thiền đều khoác lên mình chiếc áo vừa kích cỡ của mình, phong phú, đa dạng nhưng vẫn có một tính chung là tính giác ngộ.

Tập sách này đưa chúng ta đến một không khí đặc biệt của thiền Nhật Bản vào đầu thế kỷ XIV. Công phu biên soạn của tác giả Kenneth Kraft giúp chúng ta có thêm một tư liệu quý giá về Quốc sư Đại Đăng, người được xem như hậu thân của tổ Vân Môn Văn Yển. Về tác giả Kenneth Kraft, là giáo sư về tôn giáo Nhật Bảnđại học Pennsylvania, đã trải qua thời gian học thiền ở Nhật, để thực sự là người nếm bánh chứ không phải là người nói về bánh. Khi hoàn thành quyển sách này, tên nguyên tác là ELOQUENT ZEN, Daito and Early Japanese Zen, ông nhận được nhiều sự trợ giúp của các học giả Nhật và Mỹ, cùng các trụ trì chùa Đại Đức (Tổ đình Đại Đức do Quốc sư Đại Đăng khai sơn có hàng chục chi nhánh) đã cung cấp tài liệu trong thư khố của chùa.

Một giọt nước nguồn Tào thấm đượm mãi không thôi. Xin trân trọng niệm ân tất cả nền văn hóa đã có mặt, đóng góp cho dịch phẩm này hoàn thành.

NHƯ ĐỨC

INTRODUCTION

From its original source, Zen bears the characteristics of a deep water source, has yet a name or special features of any culture.  However, further from its original source, Zen has been divided into different branches or merged with local sources to incarnate the names and prestige of the places it has gone through.  As such, when intergrating in different countries it has been named Japanese Zen, Chinese or Vietnamese Zen…Each nation, when practicing Zen, has put on a profound and diversified coverage which fits its size, but still keeps a common nature of enlightenment.

This book takes us to a special atmosphere of Japanese Zen at the beginning of the fourteenth century.  The painstaking compiling work of Kenneth Kraft gives us one more valuable documentation about the National Teacher Daito, who has known as the posterior personification of the Patriarch Van Mon Van Yen. As to the author Kenneth Kraft, he is the professor in Religions in Japan in Pennsylvania University and has spent some time studying Zen in Japan in order to be a taster, not the one who talks about cakes.  On completion of this book, original title as: Eloquent Zen, Daito and Early Japanese Zen, he has received help and support from many Japanese and American scholars, as well as the provision of materials from the Temple library by Abbots of Dai Duc temple

A drop of water from the Tao khe source would imbue us forever.  We respectfully pay respect to all cultures in existence that have contributed to the translation of this book. 

Như Đức

 

MỤC LỤC

TẬP 1

Lời Giới Thiệu 
1. Dẫn Nhập Thiền Giới Của Đại Đăng 
2. Nước Nhật Vào Đầu Thế Kỷ Xiv 
3. Buổi Đầu Tu Tập Của Đại Đăng 
4. Nền Tảng Của Thiền Tông Nhật Bản

TẬP 2

5. Đại Đăng Và Chùa Vạn Đức  
6. Giác Ngộ Và Chân Chánh  
7. Minh Giải Tinh Yếu Của Thiền  
8. Thiền Của Đại Đăng: Tính Ưu Việt Của Chứng Ngộ

TẬP 3

9. Trước Ngữ Bình Chú Trong Tác Phẩm Của Đại Đăng 
10. Đầu Lưỡi Không Xương 
11. Ảnh Hưởng Của Đại Đăng 
12. Thi Kệ Và Trước Ngữ Của Đại Đăng: Thi Tuyển Của Đại Đăng
Phụ Lục 

Hưng Thiền Đại Đăng - bìa sách 1Quốc Sư Hưng Thiền Đại Đăng Tập 1 Hưng Thiền Đại Đăng - bìa sách 2Quốc Sư Hưng Thiền Đại Đăng Tập 2 Hưng Thiền Đại Đăng - bìa sách 3Quốc Sư Hưng Thiền Đại Đăng Tập 3



Xem  thêm:
Thiền Tào Động Nhật Bản (Thích Như Điển)
Thiền Lâm Tế Nhật Bản (Thích Như Điển)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :