Thư Viện Hoa Sen

Tìm Thấy Dấu Tích Thiền Viện Trúc Lâm Thời Trần - Doãn Diễm

23/06/201112:00 SA(Xem: 11865)
Tìm Thấy Dấu Tích Thiền Viện Trúc Lâm Thời Trần - Doãn Diễm


TÌM THẤY DẤU TÍCH THIỀN VIỆN TRÚC LÂM THỜI TRẦN


(VietNamNet) - Cuộc khai quật khu vực chùa Báo Ân (xã Dương Quang, Gia Lâm, HN) kéo dài 3 năm trên tổng diện tích 1000m2, được xem là công trình khảo cổ rộng lớn và tập trung bậc nhất của Hà Nội, chỉ sau cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long. Từ đây đã có thể khẳng định sự tồn tại của chùa Báo Ân thời Trần, một trong những Trung tâm lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam 
 
 
blank 
(Hình): Đầu rồng đất nung thời Trần tìm thấy tại khu khai quật. 
Ngôi chùa trong truyền thuyết in dấu ấn vua Trần 

Chùa Báo Ân ở Gia Lâm hiện chỉ còn quy mô rất nhỏ bé, nhưng truyền thuyết dân gian còn nhắc tới ngôi chùa Cả to lớn với hàng trăm nóc nhà, mà kiến trúc trung tâm nằm ở gò đất cao phía Tây chùa hiện tại. Chính trên gò đất này, cuộc khai quật của Bảo tàng Lịch sử VN được tiến hành. 

Chùa Báo Ân thời Trần, theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam, là nơi mà những ông tổ của Thiền phái Trúc Lâm như vua Trần Nhân Tông, Đức Pháp Loa và Đức Huyền Quang đều đã từng trụ trì, giảng kinh hoặc đặt chân đến. Ngoài ra, các chùa khác cũng ghi dấu ấn sự phát triển của phái Trúc LâmVĩnh Nghiêm (Bắc Giang), Côn Sơn (Hải Dương), Phổ Minh Thiên Trường (Nam Định)... Theo Đại đức Thích Thanh Phương (trụ trì chùa Báo Ân ngày nay), chùa Báo Ân thời Trần kiêm cả hành cung và nó là dấu ấn duy nhất của dòng thiền Trúc Lâm trong cả đất Thăng Long. 

Lịch sử Phật Giáo VN ghi rõ, năm 1308, vua Trần Anh Tông cho hưng công lại chùa Báo Ân, rồi cho Đức Pháp Loa ra trụ trì. Thời Trần Nhân Tông, ông đã từng tu tại đây. "Tam Tổ Phật giáo VN" kể chuyện vua Trần Nhân Tông, trước khi mất đã đi từ Yên Tử về chùa Báo Ân. Ông đã cùng ăn bữa cháo đạm bạc với các sư ở đây, rồi qua chùa Dâu đề thơ (hiện thơ vẫn còn), sau về lại Yên Tử rồi mất. Tên hiệu của ông là Điều Ngự Giác Hoà và đến nay nhân dân quanh khu vực Báo Ân còn ghi ngày giỗ ông vào ngày 1/1 âm lịch

Phát lộ kiến trúc chính chùa Báo Ân thời Trần? 
 
blankGóc tháp cho ta giả thiết về vườn mộ tháp trong khuôn viên chùa Báo Ân thời Trần. 
Qua các đợt khai quật rải rác trong 3 năm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các dấu tích kiến trúc với 3 lớp Nguyễn, Lê (Lê Trung Hưng) và Trần. Diễn biến các lớp kiến trúc chứng tỏ sự tồn tại liên tục của chùa với nhiều lần xây mới, tu bổsửa chữa. Đáng quan tâm hơn cả là vết kiến trúc Trần với các mảng nền, bó móng, gia cố chân tảng, giếng cổ, đường cống nước, hố ga... Đặc biệt, 200m2 của đợt khai quật cuối trong năm 2004 đã kết hợp cho thấy những phát hiện đáng chú ý hơn cả. Đó là một kết cấu 6 hàng chân cột, rộng 13m. 

Đánh giá về tầm cỡ của toà nhà nằm trên kết cấu 6 hàng chân cột kể trên, ông Nguyễn Văn Đoàn, thành viên đoàn khai quật cho rằng: "Quy mô không lớn". Tuy nhiên, ý kiến của PGS Đỗ Văn Ninh lại khác: "Chiều rộng một vì nhà 13m thì không hề nhỏ. Ngay cả Văn Miếu cũng chỉ có 7,5m một vì thôi". Vì vậy, đây rất có thể là kiến trúc chính của công trình

Mặt bằng của kiến trúc này đã có thể hình dung tương đối, với 3 cạnh nam, bắc, đông khá rõ ràng (riêng mặt Tây vì vướng nhà dân nên còn bỏ ngỏ). Như vậy đã có thể khẳng định sự tồn tại của ngôi chùa Báo Ân thời Trần đúng như sử sách và truyền thuyết dân gian lưu truyền trên gò phía Tây của ngôi chùa ngày nay. Tại các hố 2 và 3 thấy các vết xỉ lò, nền đất cháy và 2 lò nung (đa số các nhà nghiên cứu cho là lò luyện kim loại) niên đại thế kỷ 17-18. Các lò này cho chúng ta giả thiết là sau khi chùa Báo Ân thời Trần đổ nát thì một phần mặt bằng đã được sử dụng làm các xưởng thủ công.

Tại hố thứ 5 (hố thám sát, diện tích 8m2), các nhà khảo cổ tìm thấy một mảnh góc tháp kích thước lớn, niên đại Trần, trang trí văn hình khánh. Tuy mới chỉ dừng lại ở việc tìm thấy các góc tháp (chỗ mở hố đã là vườn nhà dân, nên không thể đào tiếp) nhưng có thể đưa ra giả thiết rằng khu vực này rất gần với khu tháp mộ vốn có ở phía Bắc trong mặt bằng tổng thể của ngôi chùa Báo Ân xưa. (Các tháp mộ không phải là kiến trúc hiếm hay lạ ở các chùa xưa - ví dụ, chùa Tiêu Sơn ở Bắc Ninh có đến 16 tháp mộ rải rác trong vườn, một trong những tháp đó được dùng để đặt nhục thân của thiền sư Như Trí có tuổi 300 năm mới phát lộ giữa năm 2004). 

Hiện vật tìm thấy trong cuộc khai quật này khá phong phú, gồm các đồ gốm sứ thời Trần, Lê, đồ đồng và nhiều vật liệu trang trí kiến trúc như gạch lát nền, ngói mũi hài có gắn khối tượng và lá đề, mảnh vỡ chân sa thạch có chạm cánh sen, lá đề trang trí rồng, các mảnh góc tháp. Nổi bật là một đầu rồng trang trí bờ nóc kiến trúc kích thước khá lớn, niên đại Trần. Hiện vật này đã khẳng định ít nhiều sự có mặt của hoàng tộc trong lịch sử tu ở ngôi chùa này. 

Hiện, các hố khai quật đã được dải nilon và lấp cát để bảo quản tại chỗ, các hiện vật được làm sạch hoặc phục nguyên. Công việc khai quật đã phát lộ và hứa hẹn phát lộ những dấu tích kiến trúc đáng quý phải tạm dừng vô thời hạn. Một trong các lý do là nhà dân đã bao kín xung quanh chùa, giới hạn khu vực khảo cổ.

Doãn Diễm 
http://vietnamnet.vn/vanhoa/vandekhac/2005/02/371937/

Tạo bài viết
15/07/2021(Xem: 4568)
09/04/2020(Xem: 6112)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: