● Tôi Lúng Túng Với Hai Chử “Đồng Hành”

14/10/201012:00 SA(Xem: 15177)
● Tôi Lúng Túng Với Hai Chử “Đồng Hành”

TRÍ TÁNH ĐỖ HỮU TÀI
NHƯ THỊ NGÃ VĂN
TỪ XA, NGHĨ VỀ VÀI VẤN ĐỀ CỦA PHẬT GIÁO TẠI NƯỚC TA 
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - 2008,
NHÀ XUẤT BẢN TÂN VĂN - 2008
Ấn Bản Điện Tử 2009 USA

TÔI LÚNG TÚNG VỚI HAI CHỮ “ĐỒNG HÀNH” 

Trong Lời Nói Đầu của Hiến Chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngay đọan đầu tiên, tôi đọc được câu “Phật giáo Việt Nam bao giờ cũng là thành viên đáng tin cậy trong khối đại đoàn kết dân tộc”. Câu khẳng định nầy, nhất là cụm từ “đáng tin cậy” đứng cheo leo trên hòn đá tảng “đại đoàn kết”, được viết từ năm 1981, chỉ mới sáu năm sau khi đất nước hòa bình và thống nhất, nên dễ hiểu và dễ chấp nhận. Điều thắc mắc tuy nhỏ nhưng xót xa là đã 26 năm rồi, mà sao câu nầy vẫn còn được duy trì trong văn bản lập quy quan trọng nhất của Giáo hội !

May mà trong khoảng mười năm gần đây, một ý niệm mới lại xuất hiện để thay thế cho khẳng định trên. Lần nầy là một nhận định khách quan: “Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng Dân tộc”. Nhận định nầy nghe dễ chịu hơn và hiện thực hơn vì chỉ mô tả một thái độ và, do đó, một mối quan hệ giữa hai thực thể riêng biệt. Đọc lên thì hầu như ai cũng cảm thấy đặc tính nổi bật của mối quan hệ nầy là độc lậpbình đẳng giữa Phật giáo và Dân tộc. Lại hàm ý tích cựcPhật giáo và Dân tộc cùng đi trên một con đường, không có tình trạng “anh đi đường anh tôi đường tôi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi !” như còn âm ỉ tồn tại ở một số thành phần nhỏ khác của dân tộc.

Vì các đặc tính và hàm ý đó nên nhận định có tính mô tả nầy được nhiều người, nhất là Phật tử, sử dụng trong các văn kiện chính thức, trong các tài liệu nghiên cứu, và gần như trở thành một motto có tính định hướng tư duy. Chính người viết bài nầy cũng đã hơn một lần vận dụng nó để triển khai ước mơ của mình về tương lai của Phật giáo Việt Nam. “Đồng hành”, đẹp làm sao. Nhưng gần đây, trong niềm trăn trở riêng giữa những chuyển mình to lớn của tổ quốc và đạo pháp, tôi lại thấy có cái gì ... không ổn với motto nầy.

Trước hết là về mặt vóc dáng. Hai phạm trùPhật giáo” và “Dân tộc” có đối đãi và tương xứng với nhau không ? Phật giáo như thể hiện một giáo pháp (của Phật) vào cuộc sống của chúng sinh hay như một định chế truyền thừa có tổ chức tuy lỏng lẻo nhưng liên tục ? Dân tộc như một ý niệm mang tính truyền thống hay như quá trình tồn tại của một tập thể nhân dân dựng nước và giữ nước theo dòng thời gian ?

Rồi về mặt lịch sử phát triển của dân tộc Việt NamPhật giáo Việt Nam. Từ góc độ văn hóa, xã hội, giáo dục, nghệ thuật, học thuật, đao đức, chính trị ... sự phát triển nầy riêng rẽ nhưng “đồng hành”, hay quấn quyện với nhau đan bện làm một ? Thời đại nào và lãnh vực gì thì “đồng hành”, thời đại nào và lãnh vực gì thì “là một”. Có khi nào Phật giáo và Dân tộc không đồng hành một cách rạch ròi, thậm chí còn “anh đi đường anh tôi đường tôi” không ?

cuối cùng, khi dùng cụm từ “đồng hành”, là về mặt chức năng (hành) và phần thể hiện của nó (đồng). Chức năng tôn giáochức năng dân tộc khác nhau thì có đồng hành với nhau được không ? Chổ nào được, chổ nào không ? Thể hiện (và tác động) tôn giáo vào dân tộc là qua lại hai chiều hay một chiều, và chiều nào mạnh hơn ? Như vậy thì còn là “đồng hành” hay đã trở thành “nương tựa” ?

Nói tóm lại, nhận địnhPhật giáo Việt Nam đồng hành cùng Dân tộc” đặt ra (riêng cho tôi) một loạt những vấn đề lý thuyết phải làm sáng tỏ. Và đây là loại lý thuyết phải bị (và sẽ được) chứng nghiệm bằng thực tế và có cơ sở tư tưởng làm nền. Rắc rối như thế thì tại sao, trong gần mười năm qua, lại nâng nhận định nầy lên làm ý tưởng chủ đạo ? Hay không ai quan tâm đến ? Hay chỉ mình tôi lẩm cẩm nên lúng túng mà thôi ?

Kinh Kim Cương viết: Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. Yếu chỉ của Thiền tông là “Bất lập văn tự”mà sao tôi lại, dùng chữ của anh Nguyên Ngọc viết về anh Cao Huy Thuần, “xớ rớ” với chính mình như vậy ... Hay là thôi, ta đừng dùng câu “Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng Dân tộc” nữa. Mà cũng không cần phải thay thế bằng một câu nào khác khi mô tả quan hệ giữa hai thực thể thân thương nầy. Cứ Dân tộc và Đạo pháp lung linh bảng lảng trong tâm thức là đủ rồi.

7-2007
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.