Thư Viện Hoa Sen

● Từ Phong Trào Tranh Đấu Của Phật Giáo Miền Nam Năm 1963, Nghĩ Về Tinh Thần Nhập Thế Của Phật Giáo Việt Nam (Pgs.ts. Trần Hồng Liên)

10/06/201312:00 SA(Xem: 10602)
● Từ Phong Trào Tranh Đấu Của Phật Giáo Miền Nam Năm 1963, Nghĩ Về Tinh Thần Nhập Thế Của Phật Giáo Việt Nam (Pgs.ts. Trần Hồng Liên)

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH &
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

NHÌN LẠI PHONG TRÀO
PHẬT GIÁO MIỀN NAM NĂM 1963
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG – 2013

Phần III
Ý NGHĨA, VAI TRÒ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ
TỪ PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN NAM NĂM 1963

TỪ PHONG TRÀO TRANH ĐẤU
CỦA PHẬT GIÁO MIỀN NAM NĂM 1963,
NGHĨ VỀ TINH THẦN NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
PGS.TS. Trần Hồng Liên
Phó Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học TP.HCM
Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ

Nửa thế kỷ đã trôi qua, kể từ khi phong trào tranh đấu của giới Phật giáo Việt Nam nổi lên chống lại ách thống trị độc tài của chế độ Ngô Đình Diệm. Phong trào ấy đã ghi lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng Tăng Ni, Phật tử, cũng để lại tiếng vang trên trường quốc tế, về một lực lượng Phật giáo Việt Nam tham gia góp phần lớn vào việc lật đổ một chế độ độc tài, gia đình trị. Tìm hiểu lại thực chất của phong trào để qua đó thấy rõ hơn tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam, chính là góp phần làm sáng tỏ giáo pháp của đạo Phật. Đó là một lối sống tích cực, nhập thế vào đời, mượn đời để làm sáng tỏ con đường đạo, và chỉ có thông qua cuộc đời, giáo pháp đạo Phật mới phát huy được hết tác dụng, lợi lạc của nó.

Bài viết đi vào hai phần chính: tìm hiểu tính chất của phong trào đấu tranh của Phật giáo Việt Nam năm 1963 và qua đó nghĩ về tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam.

1. TÍNH CHẤT CỦA PHONG TRÀO TRANH ĐẤU PHẬT GIÁO NĂM 1963

Từ khi nổ ra phong trào tranh đấu chống lại sự đàn áp dã man của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm tại Huế vào mùa Phật đản năm 1963, đã có khá nhiều thông tin, bài viết, bài bình luận lên án về thái độ, chính sách và tư tưởng độc tài của chế độ Ngô Đình Diệm. Do tư tưởng cục bộ, chấp pháp, gia đình họ Ngô muốn xiển dương Công giáo, đưa Công giáo trở thành quốc giáoViệt Nam, họ đã thực hiện một hành động xúc phạm nghiêm trọng đến đức tin, đến giáo pháp của cả một lực lượng đông đảo, phải nói là đông đảo nhất ở Việt Nam, đó lả đội ngũ Tăng Ni, Phật tử đang tiến hành lễ trọng, kỷ niệm ngày Phật đản sinh. Cờ xí rợp trời trong từng ngôi chùa, trong từng căn nhà đang tưng bừng phấp phới tung bay, vui mừng chào đón ngày vị cứu thế cho nhân loại ra đời. Chính trong giờ phút ấy, những người thừa hành quyền lực của chế độ Ngô Đình Diệm đã sử dụng bạo lực để ra tay vứt bỏ cờ xí, đã dùng quyền lực đang có để hành xử dã man những người con Phật đang ung dung, từ tốn thể hiện pháp bất bạo động, đang dùng cái “tịnh” để chống lại cái “động” của những người đang ra sức triệt hạ Phật giáo đồ.

Như vậy, đứng trước một hành động tàn bạo của chế độ họ Ngô, thẳng tay dùng xe tăng, vũ khí để chống lại một lực lượng âm thầm ngồi bất động trên đường phố, những người con Phật đang thể hiện pháp nhẫn của mình, vì đạo pháp và cho dân tộc. Phong trào tranh đấu bất bạo động ấy không chỉ mang một hình thức duy nhất, mà được đa dạng hóa và có tính liên tục. Từ thái độ ngồi yên phản kháng trên đường phố, họ đã tiến đến hành động tự thiêu. Hết vị này, lần lượt đến vị khác, có cả Tăng, Ni và Phật tử. Sự hy sinh quên thân mình cho đạo pháp, là hành động vô úy, không sợ hãi, không màng đến bản thân mình. Chính ở đây, giáo pháp Phật giáo đã được hiển lộ, bộc bạch thông qua hành động. Đó cũng là một hành động bao trùm các pháp, thể hiện sự thấm nhuần giáo lý vi diệu của đức Phật, thể hiện qua hành động quên mìnhmọi người, thể hiện rốt ráo tinh thần vô ngã, vị tha. Chính từ tư tưởng và hành động ấy, sức sống và ngọn lửa tranh đấu tuy không mang tính ồn ào, kêu gọi, nhưng sâu lắng, thâm trầm, mà lại có sức lan tỏa rộng lớn. Từ Huế, ngọn lửa đấu tranh bất bạo động ấy lập tức được truyền dẫn ngay vào thủ đô Sài Gòn thời bấy giờ, để đưa đến nhiều cuộc tự thiêu, trong đó nổi bật nhất chính là sự tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Việc tự thiêu của Bồ-tát Thích Quảng Đức tại trung tâm đầu não của chế độ Mỹ - ngụy, vì độc lập dân tộc và cho đạo pháp, đã trở thành ngòi pháo mạnh mẽ bùng nổ các cuộc đấu tranh dữ dội hơn của tuổi trẻ Sài Gòn. Cái chết của người nữ Phật tử Quách Thị Trang, Nhất Chi Mai mãi mãi vẫn còn là hình ảnh hào hùng của tuổi trẻ Sài Gòn... đã gây tiếng vang lớn đến các nước Á Phi, đã khiến Liên Hiệp Quốc phải cử phái đoàn sang Việt Nam điều tra về tội ác của Diệm -Nhu.

Như vậy, tính chất của phong trào đấu tranh chống lại sự đàn áp của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm là tính bất bạo động, thể hiện tinh thần vô úy của Tăng Ni, Phật tử. Phong trào ấy, trước hết là sự phản kháng của Tăng Ni, Phật tử của Phật giáoViệt Nam. Phản kháng của họ là sự phản kháng theo tinh thần của những người con Phật, không dùng vũ khí chống lại vũ khí, mà bằng niềm tin mạnh mẽ vào sự chiến thắng của cái đúng, cái chân chính, sự bình đẳng của muôn loài, thông qua thực tế cuộc sống, là chân lý đã được trải nghiệm qua thực tiễn. Chính trên nhận thức như vậy, những người con Phật đã dùng chất liệu của vị tha, của từ bi, của cái thiện để chiến thắng cái ác…mà hành xử. Sau cái chết “vì đạo quên mình” của Hòa thượng Thích Quảng Đức, Giáo sư Trần Văn Giàu đã ca ngợi, gọi là Bồ-tát Thích Quảng Đức và cho rằng Hòa thượng đã thể hiện tinh thần yêu nước theo phong cách của một nhà sư. Nhiều học giả nước ngoài đã nhận xét về lực lượng Phật giáo, từ đầu những năm 20 đến đầu những năm 70, đặc biệt là một học giả Nga, ông Melic Gaicadova N.N, ông nêu lên 4 luận điểm quan trọng: “Thứ nhất là sự tăng cường vai trò chính trị của giới tu sĩ Phật giáo ở miền Nam Việt Nam là một bộ phận trong một quá trình chung của sự phát triển chính trị ở các nước Phật giáo sau Chiến tranh thế giới thứ hai; Thứ hai là ở miền Nam Việt Nam, Phật giáo không chiếm một địa vị như ở các nước Nam và Đông Nam Á khác: ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Sri-Lan-ka. Thứ ba, là sự tăng dần vai trò chính trị của giới tu sĩ Phật giáo miền Nam xảy ra từng bước, theo từng giai đoạn, trong mối quan hệ mật thiết với những chuyển biến quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Thứ tư là trong cả quá trình lịch sử Việt Nam, giới tu sĩ Phật giáo luôn giữ được vị trí vững chắc trong nhân dân. Phật giáo Việt Nam đã trở thành tôn giáo chủ yếu của những tầng lớp bị áp bức trong xã hội, nghĩa là của đại bộ phận dân chúng.”(1)

Từ những hoạt động cho đạo pháp của phong trào đấu tranh Phật giáo năm 1963, có thể mở rộng hơn để nhìn lại tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam, mà tiêu biểu nhất là ở triều đại nhà Trần.

2. TINH THẦN NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Đạo Phật, từ khi du nhập vào Việt Nam, đã luôn thể hiện được sức sống mãnh liệt, thể hiện sự hòa nhập vào lòng quốc giađạo Phật đã đến. Có được điều đó chính là từ tính tùy thuận của Phật giáođặc biệt là từ những cốt lõi trong giáo lýPhật pháp bất ly thế gian giác” (giáo pháp Phật không thể xa rời cuộc sống của thế gian mà phát triển được). Trong từng giai đoạn của tổ chức xã hội mỗi thời kỳtinh thần nhập thế này được thể hiện với nhiều dạng thức khác nhau

Tư tưởng nhập thế đã xuất hiệnPhật giáo Đại thừa, đặc biệt khi sang Trung Quốc, với chủ trương mọi người đều có Phật tính, Phật tức tâm. Nhưng với quan niệm về tâm, Quốc sư Trúc Lâm Phù Vân khuyên vua Trần Thái Tông rằng: Lấy muốn của thiên hạ làm muốn của mình, lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình (Dĩ thiên hạ chi dục vi dục, dĩ thiên hạ chi tâm vi tâm). Trần Nhân Tông cũng đã nói: “Nhân khuây bản nên ta tìm Phật” (Vì quên gốc rễ, nguồn cội nên đi tìm Phật). Tuệ Trung cũng nói: Vạn pháp chi tâm tức Phật tâm (Tâm của muôn loài tức Phật tâm). Nghiên cứu về tư tưởng Thiền Trúc Lâm, một ý kiến đã khẳng định: “Như vậy, Phật giáo Việt Nam vạch ra một con đường mới đi đến giác ngộ, hoàn toàn khác với Phật giáo Ấn –Trung, đó là con đường đi đến giác ngộ bằng cách cứu dân độ thế, và trên con đường này tâm con người ngày càng khai mở bao trùm thiên hạ, muôn loài vạn pháp, tức đạt đến tâm Phật”(2).

Các tông phái Phật giáo đều từ nguồn mạch của Phật giáo mà ra, còn lan rộng sang các nước, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác. Đức Thánh tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã đến thuyết hóa ở Việt Nam. Hệ truyền thừa của Phật Hoàng tích hợp ảnh hưởng Phật giáo Ấn Độ từ Thích Ca xuống đến đời thứ 28, với đức Thánh tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung Quốc, trở thành sơ tổ Thiền tông Trung Hoa, với dòng phái của Đức Thánh tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sự dung hợp các dòng thiền này của phái Trúc Lâm, để trở thành dòng phái của Việt Nam, mà Tuệ Trung Thượng sĩ, có thể cần được nhìn nhận như là vị giáo tổ mở đầu cho một đặc tính mới của Phật giáo Việt Nam thời cận đại. Tuệ Trung Thượng sĩ đã hòa mình vào thế tục, không trái hẳn với người đời, vì vậy mới noi theo hạt giống của Phật pháp, dìu dắt được người đời. Chính Tuệ Trung cũng đã từng cho rằng: tìm sự giác ngộ là tìm ngay trong đời sống hiện thực này. Tư tưởng này cũng hoàn toàn phù hợp với Lục Tổ Huệ Năng, nhưng khác với Huệ Năng, cũng như các vị thiền sư Trung Hoa, ở chỗ Tuệ Trung chủ trương nhập thế không phải vì cá nhân, mà là vì đồng loại, vì tổ quốc, vì xã hội.

Trúc Lâm Đại sĩ đã hành động theo tinh thần nhập thế, mang bản sắc dân tộc, thể nghiệm tu chứng ngay giữa cõi đời này. Ngài đã xuất gia, ngộ đạo, tu hạnh đầu đà rồi đi xuống núi truyền đạo.

Với Trần Nhân Tông và sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Phật giáo Việt Nam thể hiện tính nhập thế tích cực. Tinh thần này được thể hiện qua lời nói, hành động của Điều Ngự Giác Hoàng, một trong Tam tổ sáng lập phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, mà cũng đồng thời là vị vua cai trị muôn dân. Trần Nhân Tông đã hai lần cầm quân đánh tan xâm lược Nguyên Mông. Đây chính là hành động yêu nước, thương dân, là một đặc điểm nổi bật trong truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đối với mình thì Trần Nhân Tông thực hành “vô ngã, vị tha”; với người thì mang lại “lợi lạc quần sinh”. Cầm quân ra trận cũng chính là nhằm mang đến niềm vui thái bình, an cư lạc nghiệp cho muôn dân vậy! Đó là nhiệm vụ cao cả nhất về mặt đời của một đấng tối cao trị vì muôn dân cần làm.Về phần đạo, Thiền sư Điều Ngự Giác Hoàng “vân du hành đạo” để khuyên người dân hành Thập thiện, điều này đã cho thấy dưới thời Trần và qua Trần Nhân Tông, Phật giáo đã đi sát vào việc cải tạo xã hội, chuyển đổi nhận thức con người chính là từ tâm vị tha. Từ đó, xã hội sẽ dần được an ổn, người dân sẽ dần sống trong môi trường của suy nghĩ về điều thiện và hành động việc thiện.

Như vậy, qua tính nhập thế của Phật giáo, xã hội đã dần dần được chuyển hóa từ gốc rễ. Xây dựng một xã hội mới trên căn bản kêu gọi Thập thiện, chính là qua đó Trúc Lâm muốn đưa giáo lý nhập thế, vốn là giáo lý căn bản của đạo Phật, làm căn bản cho nền đạo đức xã hội. Nhập thế, theo tinh thần của Trúc Lâm, chính là căn bản cho nền đạo đức xã hội, chính là đã kết hợp được hai yếu tính quan trọng của đạo Phật, là từ bitrí tuệ. Chỉ khi con ngườibi tâm, thì mới có thể đem tình thương ban rải, mới thấy được mọi người chỉ có thể gắn kết, gần gũi nhau qua tình thương yêu, từ đó mới thôi thúc con người hành thiện, mới đưa hoạt động thiện vào cuộc đời.

Trên căn bản của việc thực hành hai yếu tính ấy cùng lúc, nên đạo và đời trong quan niệm của Trúc Lâm đã nhập làm một, không còn sự ngăn ngại. Chính bởi vì khi tư tưởng của đạo được đưa vào đời để thực nghiệm, được hành xử trong đời, thì đạo mới hoàn thành được chức năng cao cả của nó. Và cũng chính bởi dựa trên nhận thức ấy, mà trong đường hướng lãnh đạo muôn dân, thế quyền và thần quyền đã nhập làm một! Đạo và đời không còn ranh giới! Lãnh đạo giáo hội, có lúc là Thiền sư, có lúc là vua đã lên làm Thái Thượng Hoàng, sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm đâu phải ngẫu nhiên đã chọn ngọn núi Yên Tử chỉ để làm nơi tu hành. Chính từ vị thế mang tính chiến lược ấy, việc quan sát bảo vệ biên cương từ phương Bắc sẽ được thuận lợi hơn.

Tinh thần nhập thế này làm rõ tư tưởng của Đại sĩ trong việc tiếp thu giáo lý Phật giáo, dựa trên căn bản: Phật pháp bất ly thế gian giác. Không thể ngộ đạo, chứng đạo khi ở ngoài thế gian. Chính cõi trần dục giới này là phương tiện giúp con người chưa hiểu đạo, qua những trải nghiệm từ căn bản cuộc sống thực tế, mà dần ngộ đạo, đi đến chứng đạo.

Bức tranh Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ(3) vẽ lên hình ảnh cụ thể của Đại sĩ Trúc Lâm, tức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, sau khi đã xuất gia, ngộ đạo, đã từ hang động Vũ Lâm xuống núi đi truyền giáo. Lời tán dẫn của các đồng tác giả trong tranh thừa nhận điều này. Như vậy, qua hình ảnh cho thấy rõ mục đích của tranh là thể hiện tư tưởng nhập thế vào đời để hành đạo, xuống núi để truyền tâm Bồ tát giới cho hoàng triều, đặc biệt là cho vua Trần Anh Tông.

Nam Bộ, những nhà sư ở vùng đất Gia Định trong buổi đầu khai hoang, không phải đi ẩn vào núi tu hành, mà là đã cùng người dân khai phá, chống và dẹp thú dữ... như hình ảnh Tăng sĩ tên Ân và đồ đệ đã dũng cảm giết cọp cứu dân gần chợ Tân Kiểng, hoặc hình ảnh nhà sư Viên Ngộ ở Cần Giuộc, khai phá con đường làng cho dân chúng qua lại đỡ vất vảbùn lầy, hùm beo.(4)

Nông trường Thiên Mụ, vốn là trường Biệt nạp ở chùa Thiên Mụ (Cần Giuộc, tỉnh Long An)... đã góp phần thiết thực vào việc tự túc lương thực và gia tăng sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế ở những giai đoạn đầu tại vùng đất mới.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ tại Sài Gòn. Phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào, Tăng Ni, Phật tử dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương phát triển mạnh mẽ. Từ Nam ra Bắc, Phật tử tham gia kháng chiến. Các đoàn thể Tăng già Cứu quốc và Phật giáo Cứu quốc được thành lập khắp nơi.

Những năm Pháp xâm lược Nam Kỳ, Gia Định lại là trung tâm dấy lên phong trào chư Tăng kháng chiến chống Pháp. Ngôi chùa, giai đoạn này tuy chưa trở thành một nơi có hoạt động mạng, nơi hội họp, nuôi chứa cán bộ… như những giai đoạn sau này, nhưng cũng là nơi liên lạc giữa các Tăng sĩ yêu nước từ Gia Định có quan hệ với các nơi khác vùng đồng bằng sông Cửu Long, như chùa Long Thạnh (huyện Bình Chánh), Trường Thạnh (quận 1).(5)

Trong kháng chiến chống Pháp, khi các tổ chức Phật giáo đã trở thành những lực lượng xã hội đáng kể và đã gây ảnh hưởng trực tiếp với thời cuộc, giới Phật tử yêu nước tìm thấy con đường có thể phục vụ cho nền độc lập của Tổ quốc là tham gia kháng chiến. “Những Phật tử tham gia kháng chiến, ở chiến khu hay tại nội thành, bạo động hay bất bạo động đều chứng minh một cách hùng hồn lòng yêu nước của họ. Các Tăng sĩ tham gia chiến đấu trong hàng ngũ kháng chiến đã có trên bốn trăm Tăng sĩ anh dũng hy sinh trong khoảng thời gian từ 1947 đến 1954”(6).

Đặc biệt là trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, sự sa sút về nhiều mặt trong hoạt động Phật giáo Việt Nam cũng góp phần làm lu mờ tinh thần nhập thế này. Vì vậy, nhà sư Thiện Chiếu đã cùng Hòa thượng Khánh Hòa kêu gọi tinh thần chấn hưng Phật giáo, làm thay đổi hoạt động Phật giáo Việt Nam những năm 1920-30, qua các điểm cơ bản nhất như: Chỉnh đốn Tăng-già, kiến lập Phật học đường, diễn dịch kinh sách Hán ra Việt ngữ… thì cuối cùng cũng chỉ là làm thế nào để thể hiện cho được tính trong sáng, thực tiễn trong giáo lý Phật giáo Việt Nam; cũng chỉ là làm thế nào hiển lộ cho được tính năng động, tinh thần nhập thế của các thiền sư Việt Nam. Ngoài ra, qua các tác phẩm của mình, cũng chính nhà sư Thiện Chiếu đã góp phần làm sống lại một đạo Phật mang tính nhập thế, một nền Phật giáo biết đem tinh thần của đạo áp dụng vào cuộc sống! Ông còn thể hiện tính dân tộc, lòng yêu nước, thương dân này ngay trong hành động của mình. Những hoạt động đó chính là sự kết hợp hài hòa tinh hoa Phật giáo Việt Nam với những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nắm vững và vận dụng nó tùy lúc, tùy thời, để sao cho mỗi một lời nói, một ý nghĩ thể hiện trong tác phẩm của mình, một hành động tham gia kháng chiến của ông… đều góp phần mang lại lợi lạc cho đất nước, cho đạo pháp và cho dân tộc Việt Nam! Khi đất nước chịu sự đô hộ, thống trị của ngoại bang, ông đã nhanh chóng cởi áo cà sa khoác chiến bào. Đó cũng là một hành động thể hiện tính thực nghiệm trong giáo lý nhà Phật! Ông đã chứng minh tính chấtmọi người, tinh thần vô ngã, vị tha rõ rệt trong giáo lý nhà Phật, qua hành động tham gia kháng chiến. Và khi đã và đang thực hiện điều đó, ông không quên đúc kết đặc điểm xuyên suốt của nó chính là tinh thần nhập thế trong giáo lý nhà Phật, trong hành động của các tu sĩ Phật giáoViệt Nam. Cặp đối ở chùa Linh Sơn, vì vậy đã làm chấn động nhiều người, đã cho thấy đó là một sự khẳng định và một thực tế đầy tính thuyết phục: Đạo Phật là đạo nhập thế chứ không phải yếm thế; Từ bisát sinh để cứu độ chúng sinh! (Phật pháp thị nhập thế, nhi phi yếm thế. Từ bi nãi sát sinh dĩ độ chúng sinh).

Như vậy, từ trên những hoạt động nhập thế, như cởi áo cà-sa khoác chiến bào, của nhà sư Thiện Chiếu, trong thời điểm đất nước đang có chiến tranh xâm lược, nếu như bị đánh giá là hành động phá giới, liệu có chính xác không? Ở đây, không phải là phá giới, mà là cần có cái nhìn phá chấp. Chỉ có trên tinh thần phá chấp, nhập thế vào đời, thì mọi sự hy sinh cho đất nước, cho đạo pháp và dân tộc mới hiển lộ được hết ý nghĩa cao quý của nó!

Tuy nhiên, để có thể thấy hết được giá trị về tư tưởng, về hành động mà Thiện Chiếu đã góp phần cho đời, chính là cần thấy được việc ông biết kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố Đạo pháp và Dân tộc. Điểm lại toàn bộ suy nghĩ, hành động, những việc mà Thiền sư Thiện Chiếu đã làm, nhà cách mạng Xích Liên đã thực hiện trong suốt cuộc đời của mình, thì phải thừa nhận rằng khó mà tách bạch ra từng yếu tố riêng lẻ! Cái nào ông làm là vì đất nước, cái nào ông làm là cho đạo pháp! Quả thật trong suốt cuộc đời ông, những tinh hoa trong giáo lý nhà Phật đã được ông tiếp thu, kế thừa, vận dụng nó một cách nhuần nhuyễn. Ông biết kết hợp những yếu tố này trong từng thời điểm lịch sử cụ thể, để sao cho những tinh hoa trong giáo lý ấy hiển lộ rõ ràng nhất, đầy đủ nhất và phục vụ đắc lực nhất cho cộng đồng mình! Ở vào giai đoạn mà trong suy nghĩ và trong hành động của khá nhiều thiền sư - do nhiều tác động của xã hội đương thời - đã xa lìa Chánh pháp, theo đuổi và bám giữ một đạo Phật mang tính yếm thế, bảo thủ, thoái hóa, biến chất, thì chính đó là lúc ông cảm thấy cần thiết hơn lúc nào hết, phải vạch trần cái xấu xa, cái lệch lạc trong tư duy, trong hành động của Tăng sĩ, Phật tử ... để đem lại sự ngời sáng cho Chánh pháp, như nó vốn có ở Việt Nam. Và vì vậy, tìm hiểu tư tưởng, tinh thần, thái độ của ông, chính là phải nắm được cái lý tưởng rốt ráođạo pháp, cho dân tộc của ông. Đó là một nền Phật giáo nhập thế, năng động, đã từng tồn tại trong lịch sử, đã một thời vàng son rực rỡ trong quá khứ, chứ không chỉ là sự kêu gọi chấn hưng, bằng những hình ảnh chỉ trích cái xấu, cái ác, cái lệch lạc trong suy nghĩ, trong nhận thức của nhiều lớp tu sĩ đương thời!

Nhưng ông không chỉ dừng lại trên việc đưa ra giới thiệu tinh hoa của giáo lý nhà Phật. Đó chỉ là phương tiện, còn mục đích, cứu cánh cuối cùng của ông chính là làm thế nào để vận dụng những tinh hoa trong giáo lý ấy, dùng nó phục vụ thiết thực cho con người, cho dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà trong lời di cảo của ông, ông đã dành khá nhiều trang để bộc lộ quan niệm cuối đời của mình: “Trong phong trào yêu nước chống quân xâm lược (…) sư sãi và tín đồ Phật giáo cũng đã và đang cùng với toàn dân anh dũng đấu tranh (…) Phải như thế chứ! Vì họ là những người con dân tộc của Việt Nam…”(7).

*

Như vậy, tìm hiểu tư tưởng, hành động, những đóng góp của các thiền sư cho Phật giáo Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam, chính là thấy được sự kết hợp nhuần nhuyễn, sự vận dụng những tinh hoa trong giáo lý nhà Phật với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phong trào đấu tranh của Tăng Ni, Phật tử năm 1963 là một mắt xích quan trọng trong chuỗi mắt xích của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Trong từng giai đoạn của mỗi thời kỳ, việc vận dụng tinh thần nhập thế này có sự thay đổi về hình thức, về cách biểu hiện, sao cho những hành động nhập thế vào đời vẫn luôn là sợi chỉ xuyên suốt quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam, đã làm cho đạo PhậtViệt Nam mang nét riêng có, thể hiện tính chất đại đồng. Chủ trương nhập thế không phải vì cá nhân, mà là vì đồng lọai, vì tổ quốc, vì xã hội. Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam đã đưa Tăng Ni, Phật tử Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, trong quá khứ, hiện tạimãi mãi.

***

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thiện Chiếu 2000. Lời di cảo của sư Thiện Chiếu và thế nào là đạo Phật. Chùa Pháp Hoa.

2. Đại Nam nhất thống chí – tập Thượng, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch, Nha Văn hóa Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, 1973.

3. Nguyễn Văn Dũng 1986. Điểm qua vài nét về tình hình nghiên cứu Phật giáo ở Liên Xô. Trong “Mấy vấn đề về Phật giáolịch sử tư tưởng Việt Nam”. Viện Triết học. Hà Nội.

4. Nguyễn Hùng Hậu 1997. Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội.

5. Nguyễn Lang. 2000. Việt Nam Phật giáo sử luận. Nxb Văn học, Hà Nội, tập I-II-III.

6. Trần Hồng Liên 2004. Ba trăm năm Phật giáo Tp.HCM, trong sách: Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam Bộ. Nxb KHXH.

7. Nguyễn Nam 2012. Bóng hình để lại. Tạp chí Suối nguồn số 7 -2012.



1. Nguyễn Văn Dũng 1986. Điểm qua vài nét về tình hình nghiên cứu Phật giáo ở Liên Xô. Trong Mấy vấn đề về Phật giáolịch sử tư tưởng Việt Nam. Viện Triết học. Hà Nội, tr. 290.
2. Nguyễn Hùng Hậu 1997. Lược khảo tư tưởngThiền Trúc Lâm Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, tr. 108-109.
3. Xem thêm Nguyễn Nam 2012. Bóng hình để lại. Tạp chí Suối nguồn số 7-2012.
4. Xem Đại Nam nhất thống chí – tập Thượng, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch, Nha Văn hóa Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, 1973. tr.106 – 107.
5. Trần Hồng Liên, Ba trăm năm Phật giáo Tp.HCM, trong sách: Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam bộ. Nxb KHXH, 2004, Tr.10.
6. Nguyễn Lang. 2000. Việt Nam Phật giáo sử luận. Nxb Văn học, Hà Nội, tập I-II-III, tr.917
7. Lời di cảo của sư Thiện Chiếu và thế nào là đạo Phật. Chùa Pháp Hoa 2000, tr.14.


Tạo bài viết
15/07/2021(Xem: 4569)
09/04/2020(Xem: 6116)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.