Thư Viện Hoa Sen

Điện Văn 274 Chiến Dịch Tấn Công Chùa

04/07/201312:00 SA(Xem: 35539)
Điện Văn 274 Chiến Dịch Tấn Công Chùa

ĐIỆN VĂN 274:
CHIẾN DỊCH TẤN CÔNG CHÙA,

BẮT 1426 TĂNG NI CƯ SĨ
frus-logo_02

foreign_relations_of_the_united_states_1961_1963_volume_iii_vietnam_1963LỜI NGƯỜI DỊCH:

(Sau đây là bức Điện văn số 274 trong Hồ sơ đã giải mật “Foreign Relations of the United States, 1961–1963” (Hồ Sơ Đối Ngoại Của Hoa Kỳ, 1961-1963) gửi từ Đại Sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge về Bộ Ngoại Giao Mỹ. Điện văn gửi từ Sài Gòn ngày 24-8-1963, vài ngày sau trận tấn công hàng loạt các chùa ở Miền Nam VN. Đính kèm nơi đây là phóng ảnh các trang 613 và 614 của điện văn này.

Ghi nhận từ Điện văn 274:

Ông Nhu đã biến sức mạnh Quân Đội và Mật Vụ làm thế lực riêng cho gia đình họ Ngô: triệt tiêu quyền lực Quân đội bằng cách tách riêng Lực Lượng Đặc Biệt và Cảnh sát Dã chiến làm cánh tay để đàn áp Phật Tử.
Các Tướng Lãnh Quân Đội không biết gì về chiến dịch tấn công các chùa đêm 20 rạng ngày 21-8-1963, trong đó lính ông Nhu bắt 1426 Tăng Ni Cư Sĩ, trong đó hầu hết là tu sĩ cấp lãnh đạo của Phật giáo.
Ông Nhu đã gài vũ khí, chất nổ vào chùa để vu vạ.
Dân chúng đổ tội cho Quân Đội, và sinh viên tự kêu gọi biểu tình.
Quân Đội cảm thấy bị tê liệt và cơ nguy mất khả năng chống Cộng. Ông Nhu đã biến Quân đội, một lực lượng chống Cọng để bảo vệ miền Nam thành lực lượng riêng bảo vệ gia đình họ Ngô chống lại dân chúng.
Quân Đội nghĩ tới giải pháp đẩy ông bà Nhu ra ngoài chính phủ, giữ ông Diệm làm Tổng Thống.

Bản dịch toàn văn thực hiện bởi Cư Sĩ Nguyên Giác.)

Nhấn mạnh của người post tài liệu.

274. Điện Văn từ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại VN gửi về Bộ Ngoại Giao (1)

Sài Gòn, ngày 24 tháng 8 năm 1963, lúc 6 giờ chiều

320. CINCPAC for POLAD (Hồ sơ 320. Tư Lệnh Quân Lực Thái Bình Dương ghi chú tới Hội Đồng Cố Vấn Chính Sách Ngoại Giao). Sau đây là bản ghi nhớ cuộc nói chuyện giữa Rufus Phillips, Giám đốc USOM Rural Affairs (Ủy Ban Hoa Kỳ về Phát Triển Nông Thôn), và Tướng Lê Văn Kim vào ngày 23-8-1963:

Bắt đầu bản văn: Sau đây là lời Tướng Lê Văn Kim, người hiện giữ chức Phó Sở Quan Hệ Cộng Đồng của Tướng Trần Văn Đôn, tuy ên bố với tôi trong buổi nói chuyện với Tướng Kim hôm 23-8-1963. Tướng Kim là một bạn thân cũ của tôi, và yêu cầu cuộc nói chuyện này được giữ bí mật.

Tướng Kim khởi đầu cuộc nói chuyện bằng lời, một cách cay đắng, rằng Quân Đội VNCH bây giờ hành động như búp bê trong tay Cố Vấn Ngô Đình Nhu, người đã lừa gạt quân đội trong việc ban hành thiết quân luật. Quân Đội, gồm cả các Tướng Tôn Thất Đính và Đôn, không biết gì về các kế hoạch tấn công Chùa Xá Lợi và các chùa khác. Chiến dịch đó thực hiện bởi Lực Lượng Đặc Biệt của Đại Tá Lê Quang Tung và cảnh sát dã chiến theo lệnh bí mật của ông Nhu. Nhu hiện nắm quyền kiểm soát, và Tướng Đông đang nhận lệnh trực tiếp từ ông ta.

Theo lời Kim, có 1426 người (Tăng Ni Cư Sĩ Phật Giáo) đã bị bắt. Tất cả chất nổ và vũ khí tìm thấy trong các chùa là đã đưa gài vào. Bây giờ dân chúng tin rằng Quân Đội đang giữ trách nhiệm đàn áp Phật Tử và đang chuyển dư luận sang chống đối Quân Đội. Nếu tình hình này không sửa chữa và nếu dân chúng không được biết sự thật, Quân Đội sẽ bị tê liệt một cách nghiêm trọng trong cuộc chiến chống Cộng.

Tướng Kim nói, các sinh viên Đại Học Y Khoa và Đại Học Dược Khoa đã tổ chức biểu tình vào sáng ngày 23-8-1963. Kim cảm thấy những cuộc biểu tình sẽ lan rộng, rằng sinh viên đang bên bờ bạo động. Nhật lệnh về kềm chế bạo động biểu tình đã trao cho các cấp chỉ huy Quân Đội VNCH vào sáng ngày 23, và ông hy vọng bạo lực giữa Quân Đội và sinh viên có thể tránh được. Tuy nhiên, Nhu đã ra lệnh cho Cao Xuân Vỹ (Tổng Giám Đốc Thanh Niên) phải tổ chức một cuộc biểu tình khổng lồ của Lực Lượng Thanh Niên Cộng Hòa với khoảng hơn 500,000 người vào ngày 25-8-1963. Kim tin rằng biểu tình lớn như thế, nếu có thể tổ chức, sẽ dẫn tới bạo động ở mức không hình dung nổi và, do vậy, phải được tránh né. Ông nói ông nghi ngờ rằng Nhu có chịu nghe bất kỳ lời khuyên trái ý nào về biểu tình hay không.

Tôi hỏi Tướng Kim rằng Quân Đội VNCH có đoàn kết hay không. Ông nói rằng Nhu đã cố ý chia rẽ quyền lãnh đạo giữa Đại Tá Tung, Tướng Đính và Tướng Đôn, và đang đối phó với từng người một cách riêng rẽ. Tướng Đôn (là anh/em vợ của ông) không nắm được nhiều hỗ trợ tự nhiên trong các sĩ quan nhưng hầu hết các Tướng lãnh và sĩ quan cao cấp khác, ông cảm thấy, có thể được mời gọi ủng hộ quanh Tướng Đôn. Câu hỏi chủ yếu là, lập trường của Mỹ thế nào? Nếu Mỹ có lập trường minh bạch chống lại ông bà Nhu, và hỗ trợ hành động Quân Đội đẩy ông bà Nhu ra khỏi chính phủ, Quân Đội (chỉ trừ Đaị Tá Tung) sẽ đoàn kết để hậu thuẫn hành động đó và sẽ có thể thực hiện được. Ông cảm thấy rằng giữ ông Diệm trên ngôi Tổng Thống, mặc dù cá nhân ông không ưa ông Diệm, sẽ là giải pháp nên làm với điều kiện rằng thế lực toàn gia tộc họ Ngô có thể bị xóa sổ thực tế, vĩnh viễn. Ông nói, khỏi bàn về trường hợp loại trừ ông bà Nhu, vì không những phải loại trừ ông bà Nhu mà còn phải cần dẹp bỏ cả tay chân của họ nữa.

Cuối cùng, Tướng Kim nói rằng ông và 7 tướng lãnh khác đã bị buộc ký lời thề trung thành với Tổng Thống Diệm hôm 22-8-1963 là sẽ ủng hộ hành động của chính phủ chống lại các Phật Tử. Ông nói, Hoa Kỳ đừng bị lừa gạt bởi bản văn đó, và rằng đại đa số Quân Đội và hầu hết các tướng lãnh (những vị đã ký trên bản văn đó) không hề chấp nhận việc đàn áp Phật Tử, nhưng các tướng đã phải ký bản văn lúc đó, vì nếu không sẽ bị lộ ra ý chống đối và rồi sẽ bị Cố Vấn Ngô Đình Nhu triệt hạ.

Lodge (ký tên Đại sứ Henry Cabot Lodge)

(1) Nguồn: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Hồ Sơ Trung Ương, SOC 14-1 S VIET. Mật; Xử lý hồ sơ tức khắc; Phổ biến hạn chế. Gửi bản sao tới Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ Thái Bình Dương. Hilsman đã trích dẫn điện văn này trong cuốn To Move a Nation, các trang 484-485, như một phần trong một phương pháp của các tướng lãnh VNCH tiếp cận với các viên chức Mỹ.

PHÓNG ẢNH ĐIỆN VĂN 274

tele_274_page_613tele_274_page_614


MỤC LỤC
Đại Lễ Tưởng Niệm 50 Năm
Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

 



MỤC LỤC CÁC BẢN DỊCH
TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO MỸ VÀ CÁC NGUỒN KHÁC

 

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: