Thư Viện Hoa Sen

Lược Sử Phật Giáo Nam Tông Việt Nam

14/08/20191:00 SA(Xem: 10070)
Lược Sử Phật Giáo Nam Tông Việt Nam

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại TP. Hồ Chí Minh

GIÁO TRÌNH
LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO NAM TÔNG VIỆT NAM
A STUDY OF THERAVĀDA BUDDHISM IN VIETNAM
Tiến sĩ, Tỳ kheo Thiện Minh
Nhà Xuất Bản Hồng Đức

 

LỜI TỰA

luoc-su-phat-giao-nam-tong-viet-namGiáo sư Rhys Davids đã nói rằng: “Dầu là Phật tử hay không Phật tử, tôi nghiên cứu từng hệ thống tôn giáo lớn trên thế gian, và trong tất cả, tôi không tìm thấy trong tôn giáo nào có cái gì cao đẹp và toàn vẹn hơn Bát Chánh Đạo của Đức Phật. Tôi chỉ còn có một việc làmthu xếp nếp sống cho phù hợp với con đường ấy”. Trong con đường ấy, KHÔNG có chỗ cho những mê lầm chấp tín, KHÔNG có chỗ cho những lễ bái cầu xin, càng KHÔNG có chỗ cho những niềm tin mù quáng. Con đườngĐức Phật đã chứng ngộ - “quả thật thâm diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi lý luận, tế nhị, chỉ có bậc trí mới thấu hiểu “Majjima Nikāya”.

Giáo pháp của Đức Phật KHÔNG phải “Đến để mà TIN”, mà phải là “Đến để mà CHỨNG”. Muốn đi theo con đường mà Ngài đã đi, các tín đồ Phật giáo chỉ có một cách thức duy nhất Tự Tu ThânTự Giác Ngộ. Con đường ta đi phải là tự chính bản thân ta, không ai có thể giải thoát cho ta cả.

Phật giáo Nam Tông Việt Nam vẫn nỗ lực hướng đến những nguyên lý căn bản nhất từ Tam tạng Kinh điển Pāḷi truyền lại. Không màu mè, không bí hiểm, đơn giản là hãy ngồi xuống (Tọa Thiền), và lắng nghe chính thân tâm.

Giáo trình lược sử Phật giáo Nam Tông Việt Nam tuy chưa phải là bản lược sử hoàn chỉnh nhất nhưng tác giả đã cố gắng chuyển tải các nội dung trọng yếu về quá trình du nhập, phát triển và các định hướng phát triển trong tương lai của Phật giáo Nam Tông Việt Nam. Giáo trình vẫn đang tiếp tục được cập nhật và hoàn thiện bởi tác giả, vì vậy, trân trọng mọi ý kiến đóng góp của quí học giả nhằm nâng cao chất lượng cho giáo trình. Trong tương lai, Tác giả sẽ cố gắng nghiên cứu, sưu tra thêm nhiều tài liệugiá trị để nâng cấp giáo trình thành cuốn “SỬ HỌC PHẬT GIÁO NAM TÔNG VIỆT NAM”.

G.S, Tiến sĩ Thiện Minh

NỘI DUNG

Trang

Lời tựa 5

Nội dung 6

 Chương 1 Phật giáo Nguyên Thủy – Theravāda 8

Bài 1 Giới Thiệu Phật giáo Nguyên Thủy – Theravāda 1. Phật giáo Nguyên Thủy – Theravāda là gì? 2. Trường phái Phật giáo Nguyên Thủy – Theravāda ra đời vì lý do gì? 3. Pāḷi là ngôn ngữ chủ đạo trong kinh điển của Phật giáo Nguyên Thủy – Theravāda. 4. Học thuyết cốt lõi của Phật giáo Nguyên Thủy – Theravāda. 8

Bài 2 Lịch sử sáu kỳ đại hội kết tập Kinh điển 15

Bài 3 Chín Phái Đoàn Truyền Giáo Của Đại Đế Ashoka 31

Bài 4 Sự truyền thừa và phát triển của Phật giáo Nguyên Thủy –Theravāda qua các quốc gia ở Nam Á và Đông Nam Á 1. Tích Lan 2. Miến Điện 3. Thái Lan 4. Lào 5. Campuchia 6. Việt Nam 38 Chương 2 Phật Giáo Nam Tông Việt Nam 50

 Bài 5 Lịch sử du nhập và các Trung tâm Hoằng pháp sơ khai của Phật giáo Nguyên Thủy – Theravāda Việt Nam 50

Bài 6 Thành lập Giáo hội 60

Bài 7 Cơ cấu tổ chức 69

Bài 8 Nội dung 6 kỳ kiết tập Kinh Điển 81

Bài 9 Chùa chiền & thời khóa tu tập - sinh hoạt - nghi lễ 94

Bài 10 Đóng góp của Phật giáo Nam Tông qua các giai đoạn 1. Văn hóa 2. Chính trị 3. Xã hội 109 Chương 3 Tình hình của Phật giáo Nam Tông hiện nay 120

Bài 11 Khó khăn, tồn đọng và thách thức 1. Vướng mắc hiện tại 2. Mối quan hệ của Phật giáo Nam Tông trong và ngoài nước

Bài 12 Định hướng phát triển 124 Thư mục tham khảo 129

Phụ lục 1 (Tên các ngôi chùa Nam Tông Khmer) 130

Phụ lục 2 (Tên các ngôi chùa Nam Tông Kinh, cập nhật, 2017) 135

Phụ lục 3 (Chư Tôn Đức Phật Giáo Nam Tông Khơ me) 138

Phụ lục 4 (Chư Tôn Đức Phật Giáo Nam Tông Kinh) 140

pdf_download_2
Lược Sử Phật Giáo Nam Tông Việt Nam (Tỳ Kheo Tiến Sĩ Thiện Minh)

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: