Cáo phó Đại Lạo HT. Pháp Sư Thích Giác Nhiên Viên Tịch

10/08/20153:55 SA(Xem: 10167)
Cáo phó Đại Lạo HT. Pháp Sư Thích Giác Nhiên Viên Tịch
tuong niem HT thich giac nhien

CÁO PHÓ
HÒA THƯỢNG PHÁP SƯ THÍCH GIÁC NHIÊN VIÊN TỊCH

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỆ PHÁI KHẤT SĨ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 8 năm 2015

CÁO PHÓ

-    Hệ phái Khất sĩ Việt Nam – Thành viên sáng lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

-    Môn đồ Pháp quyến vô cùng kính tiếc báo tin:

ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG PHÁP SƯ THÍCH GIÁC NHIÊN

- Giáo phẩm cấp cao của Hệ phái Khất sĩ - Thành viên sáng lập GHPGVN;

- Pháp tử Tổ sư Minh Đăng Quang - Pháp chủ GHPG Tăng-già Khất sĩ Thế giới tại Hoa Kỳ;

- Nguyên Viện trưởng Viện Hành đạo Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam;

- Nguyên Trưởng Giáo đoàn IV Hệ phái Khất sĩ;

- Viện chủ khai sơn Pháp viện Minh Đăng Quang, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh;

- Viện chủ khai sơn Tổ đình Minh Đăng Quang, Westminster, bang California, Hoa Kỳ.

Do niên cao lạp trưởng, Đại lão Hòa thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 22 giờ 30 phút, ngày 03/8/2015 (nhằm ngày 19 tháng 6 năm Ất Mùi) tại Tổ đình Minh Đăng Quang, Hoa Kỳ.

                                    * Trụ thế           : 93 năm

                                    * Hạ lạp            : 60 năm          

+ Tại Hoa Kỳ:

- Lễ nhập quan chính thức cử hành vào lúc 10 giờ ngày 08 tháng 8 năm 2015 (nhằm ngày 24 tháng 6 năm Ất Mùi), tại Viện Truyền thống Minh Đăng QuangGiáo hội Phật giáo Tăng-già Khất sĩ Thế giới tại Hoa Kỳ, số 8752 Westminster Blvd, Westminster, CA. 92683.

- Lễ viếng từ lúc 13 giờ ngày 08/8/2015 (24/6/Ất Mùi) đến 12 giờ ngày 11/8/2015 (27/6/Ất Mùi).

- Ngày 14/8/2015 (01/7/Ất Mùi), cung tiễn kim quan Đại lão Hòa thượng về Việt Nam.

+ Tại Việt Nam:

- Ngày 16/8/2015 (03/7/Ất Mùi) cung đón Kim quan Đại lão Hòa thượng từ Sân bay Tân Sơn Nhất về tôn trí tại Pháp viện Minh Đăng Quang, số 505 Xa lộ Hà Nội, phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

- Lễ viếng từ ngày 17/8/2015 (04/7/Ất Mùi) đến hết ngày 20/8/2015 (07/7/Ất Mùi).

- Lễ truy niệm được cử hành vào lúc 6 giờ ngày 21/8/2015 (ngày 08/7/Ất Mùi), sau đó cung tiễn kim quan Đại lão Hòa thượng đến nghĩa trang Phúc An Viên, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh cử hành lễ Trà tỳ. Xá lợi Đại lão Hòa thượng được tôn thờ tại bảo tháp Tịnh xá Trung Tâm, quận Bình Thạnh và Pháp viện Minh Đăng Quang, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

Nay cáo phó

TM. HỆ PHÁI KHẤT SĨ & MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN

TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC
Hòa thượngThích Giác Toàn





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/04/2020(Xem: 8311)
24/02/2020(Xem: 5315)
02/11/2019(Xem: 5489)
15/07/2021(Xem: 4278)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :