Cây Táo Nở Hoa | Chốn Tổ Viên Minh

11/05/20214:18 CH(Xem: 8965)
Cây Táo Nở Hoa | Chốn Tổ Viên Minh

blankCÂY TÁO NỞ HOA 
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH PHỔ TUỆ -
LÃO NÔNG TĂNG 105 TUỔI TRONG NGÔI CỔ TỰ

Trong chương trình Cây táo nở hoa phát sóng trên kênh VTV2, khán giả đã được đến với Chùa Giáng - tên dân dã của Viên Minh cổ tự ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, nằm ngay sát ven đê sông Hồng gần nơi giáp ranh với huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam. Cũng tại đây, khán giả sẽ được gặp và nghe những câu chuyện về trụ trì của ngôi chùa - Hòa thượng Thích Phổ Tuệ.

Chùa Giáng là một ngôi chùa quê giản dị giữa vùng chiêm trũng nông thôn Bắc bộ, được coi là tổ đình của Phật giáo Việt Nam. Nơi có bậc chân tu đạo hạnh lấy việc cày cấy làm vui, coi chuyện kinh sách làm nghiệp, buông tay cày cầm tay bút, sáng kinh tối kệ, một lòng thành kính hướng Phật với tâm niệm: "Tuổi thọ không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo".

Khuôn viên của chùa Giáng rợp bóng cây xanh, không gian yên bình thường thấy của một ngôi chùa Bắc Bộ với sân gạch, giếng nước bám màu rêu, nếp nhà ngang đã cũ, cây xanh và mùi thơm của hoa mộc.... Nét cổ kính của kiến trúc xưa dường như vẫn còn giữ nguyên vẹn ở ngôi chùa này.



Chùa Giáng được các Phật tử cả nước trân trọng gọi là Tổ Giáng không chỉ bởi lịch sử, truyền thống lâu đời mà còn bởi đức hạnh cao dày của bậc chân tu, người trụ trì, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ. 

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, thế danh là Bùi Văn Quý, sinh ngày 12 tháng 4 năm 1917 tại thôn Phùng Thiện, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Cả đời ông gắn bó với thôn quê, ruộng đồng, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ tự nhận mình là một Lão Nông Tăng, tức là nhà sư nông dân. Tại ngôi cổ tự này, hơn nửa thế kỷ qua, không có hòm công đức, không có cúng sao, đốt vàng mã, Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ thường nói với các đệ tử: "Trong chùa không nên có tiền, tôi không ở gần tiền được".

Hơn hai ngàn năm, từ khi Phật giáo từ Ấn Độ vào nước ta, có những lúc thăng, lúc trầm, nhưng Phật giáo không mất đi, luôn đồng hành với dân tộc - cũng bởi có những bậc thạch trụ - bậc tùng lâm pháp khí, giữ rường cột, giữ vững ngọn nhiên đăng của ngôi nhà Phật pháp mãi trường tồn. Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là bậc chân tu nổi tiếng tinh thông kim cổ, quảng bác, trọn đời sống thanh bần, ẩn dật ở chùa quê  thanh tịnh, được sư tăng, Phật tử và người dân cả nước yêu mến suy tôn là Thích Ca Mâu Ni của Việt Nam.



MỤC LỤC






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/04/2020(Xem: 8312)
24/02/2020(Xem: 5315)
02/11/2019(Xem: 5489)
15/07/2021(Xem: 4278)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :