Tư tưởng lại lịch sử sứ mạng lịch sử của Phật giáo - trong dịp bứt xiềng đô hộ của Trung hoa

27/11/20203:22 CH(Xem: 3539)
Tư tưởng lại lịch sử sứ mạng lịch sử của Phật giáo - trong dịp bứt xiềng đô hộ của Trung hoa
TƯ TƯỞNG LẠI LỊCH SỬ SỨ MẠNG LỊCH SỬ CỦA PHẬT GIÁO -
TRONG DỊP BỨT XIỀNG ĐÔ HỘ CỦA TRUNG HOA
Văn Siêu

ngo quyen va chien thang bach dang
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
(ảnh: Bào tàng viện Lịch Sử Việt Nam)
Nhân dịp toàn dân Việt chúng ta mừng lễ kỷ niệm ngày đức Phật thành đạo, tưởng không gì có ích hơn là nhắc lại cái sứ mạng lịch sử của Phật giáo trong dịp bứt xiềng đô hộ của Trung Hoa.
 
Đây là vấn đề ít thấy ai đề cập tới. Có lẽ là tại thiếu những tài liệu thành vấn. Hoặc tại nhà thiền không ưa việc kể lể công ơn, dù là công ơn đố với dân tộc và lịch sử. Hoặc nữa có lẽ là tại những thế hệ các vị cao Tăng cũ coi việc phải nhúng tay vào thế sự này,, đã chỉ là một động tác tất nhiên giống như mọi hiện tượng thiên nhiên phi thiện ác, phi ước lệ luân lý của quần sanh. Đó là những hành động mà ta có thể gặp được trong những chuyện tưởng tượng ở đời xưa như: đức Phật chỉ lên đầu thì có ba bông sen hiện ra để đỡ các ám khí của địch, rồi Ngài ung dung đi vào giữa trận cho những kẻ bàng môn tà đạo cứ theo nhau ngã gục xuống, đoạn Ngài lại ung dung từ trong trận đi ra, mặt mũi vẫn bình thản như không cần biết có những chuyện gì vừa xảy ra.
 
Cái ngọn cờ Phật giáo đã đi vào lịch sử Việt nam chúng ta y như thế, và cũng y như thế, đã làm tròn sứ mạng lịch sử của nó ở thế kỷ thứ X.
 
Phật giáo đã đến đất nước chúng ta, không theo gót kẻ xâm lăng, mà cũng không mở đường cho kẻ xâm lăng ấy.
 
Cuối thế kỷ thứ I khi Phật giáo bắt đầu được truyền vào, thì Đất Nước chúng ta đã bị trong vòng đô hộ của nhà Hán; và quan lại cùng với quân đội xâm lăng đã đương lợi dụng những huy hoàng đồ sộ của hệ thống tư tưởng Trung Hoa để áp đảo tinh thần nhân dân ta, mà suy tôn triều đình Trung Hoa là Thiên triều, suy tôn vua của họ là Thiên tử, và suy tôn cái việc làm vua ấy của họ là có thiên mệnh trong tay. Còn... còn tất cả những dân khác ở xung quanh đều là man di mọi rợ cả.
 
CÁI CÔNG ƠN THỨ NHẤT, hoàn toàn vô hình, vô thanh, vô tướngPhật giáo thấm đượm vào ý niệm của người Việt Nam cổ, khi mới bước chân lên xứ sở chúng ta, là đánh ngã cái địa vị độc tôn ấy của ý thức văn hóa Trung Hoa. Và rợ Hồ — một danh từ của người Trung Hoa để chỉ người Ấn Độtrung tâm Châu Á —rợ Hồ lẫn lộn cả người Phật giáo và người Bà-la-môn giáo đột nhiên đã hiện tới với tát cả một hệ thống tư tưởng triết lý cao thâm, cả một học thuật vững trãi về thiên văn, địa lý, toán học, văn chương, luân lý, đạo đức..., cả một phuong thuật về tướng số,bói, toán, chữa bệnh, cầu tài, bùa yêu, trù ếm...mà tự nó gồm đủ trong nó cả hai nghành đi vào quần chúng của hai đạo Không và Lão của Trung Hoa, và còn cả một mớ nghi thức thờ phụngquy củ về tôn giáo nữa, mà những đạo giáo cổ của Trung Hoa còn chưa tới mức tiến hóa ấy. Không kể cả một rừng chuyện thần thoại, ngụ ngôn, tượng trưng để làm sáng giáo lý, nhờ những cuộc thảo luận gay go về go về giáo lý, của những tay cự phách về tư tưởng trong nền văn minh Ấn Độ chuyển địa bàn từ sông Indus sang sông Gange, mà Nho giáo của Trung Hoa đã không thể nào so sánh nổi về tính cách phong phútế nhị.
 
Rợ Hồ đã tới, và mang theo những hành lý ấy, trong khi Trung Hoa chỉ có ý niệm huênh hoang về truyền kiếp Thiên triều.
 
Chúng ta thiếu tài liệu để biết đích rằng hồi ấy, cả người Việt lẫn người Trung Hoa có đồn đãi với nhau và đua nhau đem con bệnh đến nhờ ông thầy Ấn Độ cải tử hoàn sinh cho không? Hoặc có đem đầu đến xin ông thầy pháp Ấn Độ hoặc là thầy Bà-la-môn, một lá bùa yêu, hay một lá bùa trấn trạch, cầu tài... không?

Nhưng thử nghĩ rằng nhà có người đau ốm thập tử nhất sinh, đã chạy thuốc và bùa bèn với đủ các thầy nhà Trung Hoa rồi, mà vẫn không khỏi, nay lại có thầy Ấn Đọ mới tới, nghe đồn giỏi hơn, thế thì tất bụng dạ ai cũng vậy là phải nhào tới để xin thầy chữa cho.

Cái điều vừa nói: “thiếu tài liệu để biết đích” ta có thể nhắm mắt mà cũng biết rất đích là có cái sự hoan nghêng nồng nhiệt ấy, nó làm nhẹ thể bớt những sự khoe tài khoe giỏi của các con dân nước thiên triều.

Ông G. Ferrand trong tập Journal Asiatique tháng 7, 8-1919 (do Coedès kể lại) đã viết về thể cách du nhập của văn minh Ấn Độ vào đảo Java, mà xét ra đã là thể cách chung khi nó du nhập các vùng khác ở Á Đông và Nam Hải.

“Đầu tiên và vài ba thuyền buôn nối tiếp nhau đến thương cảng. Các thương nhân yết kiến các quan cai trị hay các vị tù trưởng, rồi trao tặng phẩm, chữa bệnh cho người đau ốm, cho những bùa chú để tránh họa hay tăng phước thọ, rồi cuối cùng dần dần kết duyên với con gái các vị tù trưởng, để cho nghững nàng dâu mới này tuyên truyền những tư tưởng  và tín ngưỡng mới.

“Sau doàn thương nhân mở lối mới tới những phần tử trí thức ở các giai cấp trên, dựa vào những thương điếm đầu tiên mà tìm ảnh hưởng tới các giới chính quyền, để hoặc tiện sắm vai cai trị, hoặc không thì ủng hộ cho người địa phương tự cai trị lấy...”

Ta có thể theo nhận xét này của  G. Ferrand  mà kết luận là ngọn gió Phật giáo đã có một thể cách vào sâu nội địa của ta mà không gây một va chạm nào hết.
 
NHƯNG CÁI CÔNG ƠN THỨ HAI của nó đối với cuộc sống dân tộc Việt ta, khi đã bị trong vòng nô lệ, đã bị chết chóc thảm thương, đã bị đày ải ê chề bởi các quan lại và quân độ Trung Hoa,và nhất là khi người ta tìm không ra một nguồn an ủi tinh thần nào đó trong nho giáo khô khan và thuần túy, nhất là khi thân nhân của người ta bị giết oan chết oan tức ngay trước mắt người ta mà triết lý Nho giáo đã không giải thích nổi những hành vi dã man, tàn ác của những kẻ tự nhận là con cháu Thánh hiền ấy... thì Phật giáo đã chìa bàn tay yêu thương để tế độ tất cả những kẻ trầm luân ấy và mở rộng nhãn giới cho họ nhìn về cuộc sống tương lai để hy vọng với lẽ luân hồi, nhân quả nghiệp duyên...

Cái ý niệm bao trùm cùng với liều thuốc cứu khổ của Phật đã đến đúng lúcViệt nam đang cần dùng vậy. Thảng hoặc như Phật giáo không có mặt trong những thế kỷ đầu của kỷ nguyên, thì sự việc lịch sử của ta có thể cũng vẫn đã diễn ra như thế với Hai Bà Trưng, và quân đội Mã Viện xông qua chém giết để trả thù cùng dựng đồng trụ mà dọa tiêu diệt dan Giao Chỉ. Nhưng cái đám dân  còn sót lại sau cuộc thảm sát ấy thì sẽ cực khổ đến thế nào về tinh thần và tình cảm? Cái gì sẽ an ủi được họ? Cái gì sẽ nuôi được trong họ sự nhẫn nhục chịu đựng? Và cái gì sẽ làm được cho họ tin ở ngày mai để mà sống? Nhất định cái gì ấy không phải là mấy lời dạy khô khan và hợp lý của các đức thánh hiền ở Trung Hoa.

Chúng ta có võ đoàn trong điểm nhận xét này không? — Không. Bởi đem tất cả mớ triết lý của Khổng giáo đặt vào hoàn cảnh chết chóc đau thương cũ, đã không thể trình giải nổi nó đã an ủi được gì cho ai bị trầm luân, và cả những tư tưởng thoát tục cho mỗi cá nhân, người theo Lão giáo cũng không thể trình giải nổi triết thuyết ấy đã cứu vớt được gì cho nhân loại lầm than ở hồi ấy.

Nói như vậy, không phải kẻ viết có ý phủ nhận giá trị các hệ thống tư tưởng ấy đối với nhân sinh. Nói như vậy, kẻ viết thực chỉ muốn để độc giả nhận định rõ cái sự bước chân vào sân khấu lịch sử Việt Nam của Phật giáo đã đến lúc cần dùngmong đợi.

Đối với những phần tử trí thức, ưa hiểu biết sâu rộng, Phật giáo cũng có những món ăn tinh thần cho tha hồ đẩy sự hiểu sâu nghĩ rộng đến đâu cũng được. Đối với những phần tử không có một chút học thức gì cả, phật giáo cũng có những món ăn tinh thần để cho họ tự mình tìm ra được cái lẽ khổ của đời họ, và con đường thoát khổ thoát nạn ấy ra sao. Và đối với cả những kẻ chẳng cần suy nghĩ gì hết nữa, sông gần như chỉ theo bản năng. Phật giáo cũng có những nghi lễ cúng quải cầu nguyện cho lắng dịu lòng xuống khi đứng trước một tượng Phật bình thản Từ Bi.

Tóm lại, Phật giáo đã là một tôn giáo của một xã hội trầm luân, dùng làm bè cứu vớt cho tất cả mọi người trong xã hội ấy. Chứ không phải chỉ là con đường giải thoát cho một số phần tử ưu tú, nhúng tay vào thế sự để trị quốc bình thiện hạ, hay rút mình ra để cho đời tự nhiên trị theo lý tính siêu nhiên.
 
Bởi vậy, CÁI CÔNG ƠN THỨ BA của Phật giáo đối với xã hội Việt Nam trong hoàn cảnh bị nô lệvun đắp xã hội tinh cho tất cả, lấy luân hồi nhân quả làm điều răn, lấy nghiệp duyên làm điều an ủi, lấy tứ đại khổ làm nợ luân hồi với một ước vọng được thanh thản ở tương lai.

Ngay trong bản thân của chủ trương Phật giáo ấy, ta nhìn thấy đã có việc nhập thế gian, không tìm lánh thế gian :
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt
Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh
Tài cao có chí xông trời thẳm
Dẫm vết Như lai uổng nhọc mình[1]

Đó cũng chính là cái hùng lực vô biên để chịu đựng. Một thứ hùng lực của chân móng cầu để chịu đựng tấ cả sức nặng của cây cầu và của các xe cộ đè lên, mf ngườ khách bàng quan vô tình không nhìn thấy! Cái hùng lực của một thứ Tôn Hành Giả đánh nhau với yêu tinh mờ trời đất vì chịu đựng không nổi những tàn phá của yêu tinh, cái hùng lực ấy vẫn không thể so sánh nổi với cái hùng lực của một thứ Đường Tam Tạng, yêu tinh nó bỏ vào nồi để nấu rồi mà vẫn lẩm nhẩm cầu kinh. Để hiểu rõ thêm, ta có thể nhìn cái hùng lực vừa rồi của Bồ-tát Thích Quảng Đức, ngồi im cho lửa cháy khiến cả thế giới phải xúc động.

Xã hội Việt nam trong thời Bắc thuộc, cần cái hùng lực ấy. Nó là một thái độ để chiến đấu trong cuộc sống đầy khó khăn, thiếu thốn, đói rách, đau thương, một cuộc sống mà chết đi được có lẽ lại là một sự sung sướng, vậy mà người ta vẫn bám lấy nó mà chịu đựng. Thật để cho ta kính phục cái hùng lực ấy vậy.
 
Đó là CÁI CÔNG ƠN THỨ TƯ của Phật giáo để giữ gìn cho tồn tại cả dân tộc mà chờ trận Bạch Đằng thứ nhất của Ngô Quyền. Đó chính là công ơn đã rèn ra cái triết lý sống còn mà chúng ta đã nhắc tới trong loại bài “Đại quan về sự thoát xác liên tiếp của văn minh Việt Nam” đăng trong Vạn Hạnh, nhất là ở số 5, trang 87.

Triết lý sống còn ở thế kỷ I đượm hoàn toàn màu thiền. Triết lý biết thì sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thế kỷ XVI đã có pha thêm men Khổng, Lão. Cuộc sống Việt Namquá khứ thiếu những triết lý ấy, thì sợ rằng đã không còn được nữa. Và trong khi chúng ta chiêm ngưỡng tinh thần thâu nạp và biến chế những tinh hoa của người thành những ngọn đuốc soi đường cho sự sống của mình như thế, chúng ta không thể không nhắc tới công ơn gieo rắc ấy của Phật giáo.

Tất cả bốn công ơn vừa nói, bởi nó nhào nặng tinh thần con người, không có gì là cụ thể cả, để người ta đo lường sờ mó được, nên người ta không nhìn ra. Như vậy, có lẽ cũng còn có cớ để tha thứ được.

Nhưng chính cuộc sống xã hội nông nghiệp cũ mà người ta không chịu nhận ra vai trò trọng yếu của cái chùa, thì thật là một điều đáng trách lắm.
Trong xã hội cũ, ở thời Bắc thuộc, chỉ có cái chùa là nơi công cộng mà thôi, ngoài cái chợ là nơi người ta đến mua bán và ngoài bến sông là nơi người ta tụ tập chờ chuyến đò dọc hay ngang. Chừ có rạp hát, chùa có ca lâu, tửu điếm, chùa có đình, chùa có nhà hội đồng của làng, chùa còn là đạo tràng, nơi giảng kinh thuyết pháp, và chùa cũng có thể là trường học nữa, dường như ông thầy cũng lại là mấy nhà tu dạy học ngay ở trong nhà hậu của chùa nữa. Kẻ xuôi ngược làm ăn buôn bán, kẻ buồn vì việc cửa việc nhà, kẻ đau đớn vì tang tóc ma chay, kẻ lo sợ vì tai trời ách đất, trừ những dịp vui, cũng ít có, như cưới xin mà có lẽ người ta không đến chùa, —còn tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, trong mọi dịp lo buồn khác, đều chỉ đã đến chùa để tìm nguồn an ủi.

Người ta đến lễ và cầu nguyện đức Phật từ bi tế độ cho, bất cứ vào gày giờ nào. Người ta nghe những lời khuyên nhủ và an ủi của nhà sưà gặp mọi người khác ở sân chùa hay trong nhà hậu, người ta cũng lại sẵn sàng để tỉ tê, kể lể.

Dù muốn dù không, vì vậy, chùa đã là một thứ phòng thông tin để cho mọi tin tức từ khắp nơi tập trung về và cũng để cho từ đấy lại tung ra khắp nơi. Và cũng dù muốn dù không, các nhà sư cũng đã bị quần chúng ấy lôi cuốn cho nhập thế cuộc, để tham dự các cuộc vận động quần chúng nổi dậy. Điều này có thể chắc chắn được, là vì trong suốt thời tiền tự chủ, đã có rất nhiều những lời sấm truyền hư hư thực thực, với rất nhiều những truyền thuyết, hoang đường cũng có, mà thực với tính cách giáo hóa cũng có, cùng với cả những truyện cổ tích, ngụ ngôn bằng văn xuôi hay văn vần nữa. Những truyện này, chúng ta nhận thấy chùa là nơi xuất phát.

Vậy thì nhìn ngay vào chùa, chúng ta sẽ nhận ra Phật giáo đã cung cấp cho dân tộc phương tiện tổ chức và vân động quần chúng nổi dậy.

Trong các nhân vật lịch sử hồi ấy còn có người tên là Lý Phật Tử, và liền ngay khi dẹp được nội loạn vua Đinh phong pháp sư Ngô Chân Lưu làm Khuông Việt thái sư, pháp sư Trương Ma Ni làm tăng lục đạo sĩ, pháp sư Đặng Huyền Quang làm sùng chân uy nghi.
Có hẳn rằng nhờ những nhà sư này thuộc nhiều kinh kệ hay chịu khó tu hành? Hay là các Ngài đã có dự phần không nhỏ trong việc giúp nhà vua bình định xứ sở?

Ta hiểu rõ rằng trong thời ấy, chỉ các nhà sư là có học rộng và vững, không những quần chúng ít học thán phục mà cả những người có Nho học cao cũng phải nể. Nhất là có những nhà sư đã từng sang tận cung vua Đường giảng kinh thuyết pháp, có cả các danh sĩ Trung Hoa làm thơ tỏ lòng kính phục. Và có cả những nhà sư sang tận nước Thiên Trúc xa xôi nữa. Rồi có vị còn được viên tịch ở đất Phật nữa. Đó là tất cả những yếu tố tinh thần nó làm cho nhân dân tin một cách đanh thép là mình không kém hèn đối với Trung Hoa.

Cái mặc cảm kém hèn đối với Trung Hoa như thế là phá tan để thỏa mãn điều kiện tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập. Và cả ở hai phương diện tích cựctiêu cực, Phật giáo đã nắm giữ vai trò trọng yếu trong cuộc tranh đấu cũng như đã đóng góp thật là nhiều vậy.
Ngoai phần đóng góp đã kể còn có việc:
 
ĐÓNG GÓP VÀO SỰ XÂY DỰNG Ý THỨC HỆ DÂN TỘCÝ thức hệ gồm trong quan niệm về nguồn gốc dân tộc, là con Tiên cháu Rồng, đã có tác dụng chính trị hết sức lớn ở thời ấy, là nâng cái nguồn gốc của mình lên đồng thờingang hàng với nguồn gốc của ngườ Trung Hoa.

Cả cái nguồn góc thần kỳ của dân Trung Hoa với những Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế... cũng chỉ là bịa đặt. Cả cái nguồn gốc thần kỳ của dân Việt Nam với Lạc Long Quân, Âu Cơ... cũng là bịa đặt nữa.

Những bịa đặtđồng thời khởi phát ở một thời lich sử hỗn mang, lại có mối dây liên hệ  với nhau là anh em, có những cách xử sự phải chăng để nhường cho anh cai trị ở nước lớn, và có vật tổ sang trọng là con Rồng phù trì cho cả dân tộc, khi bị người phương Bắc quấy nhiễu... thì sự bịa đặt ấy, bây giờ chúng ta phải nhìn nhận là rất thông minh.

Có người muốn chê rằng nó đượm vẻ mê tín dị đoan. Chê như thế cũng vẫn hay đấy. Vì con cháu mà khôn hơn được ông vải thì quả thật là nhà có phúc lắm rồi.
Song nếu chúng ta đặt mình vào sống trong hoàn cảnh lịch sử cũ ở thời tiền tự chủ, với điều kiện xã hội cũ, và mức độ tiến hóa cũ ở thời ấy, chúng ta sẽ nhận ra: câu chuyện để cho nhân dân tiếp nhận được mà lưu truyền, dù vẻ mê tín dị đoan không là điều kện cần thiết, thì nó cũng đã không là vô lý để không tin đối với người ta.

Rất đỗi đến thế kỷ XVIII, Ngô Thời Sỹ làm Việt Sử Tiên Án còn viết:

Những truyện lấy trong sách Trích quái, U linh cũng như Bắc sử lấy ở sách Nam Hoa Hồng Liệt. Nếu nhất khái cho là dã sử không đủ tin thì theo ở đâu để biết đủ việc chế tác lớn lao được? Cho nên điều gì gần lẽ phải thì để lại, điều gì không khảo cứu được thì bớt đi.

“Sử chép Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên sinh ra Kinh Dương, cùng với sử nhà Nguyên Ngụy chép: Tục ngữ nói Cát Phân Hoàng Đế không có vợ, hai điều này cũng giống như nhau. Đại Đế là bậc thần thánh là khí thiêng chung đúc, có khác người thường hoạc còn có lý. Đến như việc Kinh Dương lấy con gái Động Đinh, Lạc Long lấy Âu Cơ loài ở nước, loài ở cạn lấy nhau, thần với người ở lẫn, lời đó tựa hồ không hợp lẽ thường. Tôi trộm nghĩ : trời đất mở mang dần dần, nước ta nhân văn ở sau Trung Quốc, nước lụt đời Nghiêu Thuấn chưa bình, cái vạc xưa vua Vũ chưa đúc, mênh mông biển quế hải vẫn là tổ rồng rắn ma quỷ tụ họp, những truyện kỳ quái sao lại không có? Chuyện đời Chu nước đãi con rồng tụ lại mà sinh ra người con gái còn có được, huống chi về đời Kinh Dương, lạc Long. Việc tựa hồ lạ mà không phải lạ và cũng không nên tự cho là hẹp hòi như con hạ trùng thì mới phải.”

Đủ thấy rằng trong thời xuất hiện những chuyện hoang đường ấy, dân chúng ở mức độ hiểu biết đã sẵn sàng tiếp nhận câu chuyện như thế nào. Chúng ta thấy cần nhìn nhận với nhau rằng không nên đặt tính cách mê tín dị đoan của câu chuyện thành một vấn, nhất là ở thời kỳ lịch sử ấy.

Mà ở thời kỳ ấy, chúng ta chỉ nên tìm hiểu tác dụng chính trị của nó thôi. Thì tác dụng đã hết sức lớn ở chỗ dân chúng nhìn ra nước mình là một nước riêng, dân mình có gốc gác từ xưa khong kém gì dân Tàu, mình có dòng máu Tiên và Rồng biến hiện khôn lường, khi ẩn náu, lúc bay bổng, và chắc chắn sẽ có sự trợ giúp của Rồng Tiên trong những viêc làm phải của mình.
Những điều mà dân chúng phải nhìn nhận này, đã không có không được, trong cuộc đấu tranh giành độc lập trường kỳ và gian khổ ở những thế kỷ VIII, IX, X.

Nếu ở những thế kỷ ấy, người ta lại có đầu óc duy lý như bây giờ để cho tất cả là “huyền thoại” thì bây giờ sẽ chỉ còn có một sự thực này thôi, là người ta là một quả Thái Sơn, và mình chỉ và một quả trứng, làm sao mà chọi lại cho nổi? ấy bởi thế,, mà cái công rèn ra ý thức hệ dân tộc về Rồng Tiên là một công lớn thuộc vào hàng vĩ đại của lịch sử Việt Nam.

Cái công ấy là của nhà Thiền. Vì cớ gì mà có thể nhận được như vậy? Vì xét về thời khoảng xuất phát những lời tục truyền này, đã chỉ có thể ở trong vòng Khúc Thừa Dụ tới đời Ngô Đinh Lê thôi, trước nữa không đời nào có được. Lại xét hoàn cảnh xã hội ở thời tiền tự chủ vớ vai trò của các chùa như đã dẫn ở trên, thì vị trí xuất phát của những lời tục truyền này đã không thể nào lại không từ các chùa mà ra. Lại xét từ khởi đầu lịch sử, chỉ đến nhà Lý mới có việc dùng con Rồng làm đề tài tuyên truyền cho sứ mạng Thiên tử của Lý Long Uẩn với thành Thăng Long, thì ta thấy những lời tục truyền này đã do các nhà sư tung ra. Mà nhà sư làm việc tập đại thành thì không ai khác hơn là sư Vạn Hạnh. Vì trong thời kỳ lịch sử ấy không thấy ai tài ba lỗi lạc được bằng Ngài để làm quân sư cho vua Lý.

Nhưng quả có lẽ như đã nói ở đầu bài à hoặc thiếu những ài liệu thành văn, hoặc tại nhà Thiền không ưa việc kể công ơn, dù là công ơn đối với dân tộc và lịch sử... nên không thấy chép một lời gì về cái sứ mạng lịch sử này của Phật giáo. Thiết tưởng rằng ngày nay chúng ta đã tiến hóa, thì một mặt tìm cách xây dựng tương lai là lẽ cố nhiên rồi, còn một mặt khác có lẽ ta cũng nên thỉnh thoảng thử uống nước một lần để nhớ lại nguồn xưa, xem câu chuyện trình bày ở đây có nên đặt thành vấn đềthảo luận với nhau chăng, để tiến hóa hơn nữa.[2]
Mong lắm vậy!
 
VĂN SIÊU
Bản gốc: Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam | Vạn Hạnh 8-9

[1] Ngô Tất Tố dịch bài kệ của Quảng Nghiêm thiền sư:
Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ
Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh
Nam nhi tự hữu xung thiên chí
Hữu hướng Như Lai hành xứ hành.
[2] Xin xem thêm sách văn minh Việt Nam của tác giả : Nam Chi Tùng Thư xuất bản 1965
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.