Bilingual.
243. WAH SAID HE OUGHT TO BE RECALLED AT ONCE /
THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO W. AVERELL HARRIMAN
NÓI ĐẠI SỨ NOLTING NÊN BỊ TRIỆU HỒI VỀ MỸ NGAY
243. Memorandum of Telephone Conversation Between the Under Secretary of State for Political Affairs (Harriman) and the Assistant Secretary of State for Far Eastern Affairs (Hilsman)1
Washington, August 1, 1963, 9:55 a.m.
WAH told RH that he was disturbed about the reports of Nolting’s statement on the Buddhists2—WAH said he ought to be recalled at once. RH said he couldn’t agree more but in his defense he ought to say that it was distorted and taken out of context. WAH said why should he make public statements and RH replied he shouldn’t. WAH said he thought when he leaves he ought to be instructed not to make any public statement—or on second thought WAH said that might be awkward but should clear his statement first in the Dept. WAH also said since he was due to come home about the 13th it was probably not necessary to recall him. RH said he would draft a cable.3
.
NOTES:
(1) Source: Library of Congress, Harriman Papers, Telephone Conversations. Transcribed by Eleanor G. McGann of Harriman’s staff..
(2) In an interview with UPI on July 28, Nolting replied to a question about religious persecution and the Buddhist crisis as follows: “I myself, I say this very frankly, after almost two and one half years here, have never seen any evidence of religious persecution, in fact I have the feeling that there is a great deal of religious toleration among Vietnamese people at all levels.” (Telegram 161 from Saigon, August 1; Department of State, Central Files, SOC-1 S VIET) On July 31, the Inter-Sect Committee for the Defense of Buddhism released a statement taking issue with Nolting’s statement. An open letter to Nolting, August 1, signed by “a group of Vietnamese patriots” and distributed to the news media at Xa Loi Pagoda on August 1, attacked Nolting’s integrity and understanding of the Buddhist situation. Superior Bonze Tien Khiet on behalf of the Inter-Sect Committee sent President Kennedy a telegram protesting Nolting’s statement. Nolting also received a letter from bonze Tam Chau deploring his statement to the UPI correspondent. (Telegrams 156, 159, and 160 from Saigon, July 31, August 1, and August 1, respectively; all Ibid.)
(3) The cable, telegram 144 to Saigon, August 1, 7:25 p.m., reads as follows: “Press play here of Buddhist communiqué (Embtel 156) commenting on your statement is, as you can imagine, unfortunate, preserving distortion your actual statement. This raises question of how to handle your farewell remarks, which I presume you could not avoid. What ideas do you have about this? Would appreciate opportunity to comment on planned remarks from Washington vantage point.” (Ibid., POL S VIET-US)
Source:
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d243
... o ....
243. BẢN GHI NHỚ VỀ CUỘC NÓI CHUYỆN QUA ĐIỆN THOẠI
GIỮA THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VỀ CHÍNH TRỊ
(W. AVERELL HARRIMAN - VIẾT TẮT: WAH)
VÀ PHỤ TÁ NGOẠI TRƯỞNG VỀ VIỄN ĐÔNG (Roger Hilsman - viết tắt: RH) (1)
Washington, ngày 1 tháng 8 năm 1963, lúc 9:55 giờ sáng
Thứ trưởng Ngoại giao WAH nói với Phụ tá Ngoại trưởng RH rằng ông cảm thấy bất an về các báo cáo về lời tuyên bố của Đại sứ Nolting đối với các Phật tử (2)— Thứ trưởng Ngoại giao WAH nói rằng ông Nolting nên bị triệu hồi về Hoa Kỳ ngay lập tức. Phụ tá Ngoại trưởng RH nói rằng RH đồng ý với Thứ trưởng WAH, nhưng để tự vệ, Nolting phải nói rằng câu nói đã bị bóp méo và đưa ra khỏi ngữ cảnh. Thứ trưởng WAH nói tại sao Nolting nên đưa ra tuyên bố công khai và RH trả lời rằng không nên. Thứ trưởng WAH cho biết Thứ trưởng nghĩ rằng khi Nolting rời VN [sau nhiệm kỳ], Nolting nên được hướng dẫn đừng đưa ra bất kỳ tuyên bố công khai nào — hoặc là, sau khi suy nghĩ lại, Thứ trưởng WAH nói rằng điều này có thể khó xử nhưng Nolting nên trước tiên, giải thích rõ tuyên bố [khi rời VN] của Nolting tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Thứ trưởng WAH cũng cho biết vì Nolting sắp về Hoa Kỳ dự kiến ngày 13, nên có lẽ không cần thiết phải triệu hồi Nolting. Phụ tá Ngoại trưởng RH cho biết ông sẽ soạn thảo một bức điện. (3)
GHI CHÚ:
(1) Nguồn: Thư viện Quốc hội, Harriman Papers, Telephone Conversations. Được phiên tả bởi Eleanor G. McGann, nhân viên của Thứ trưởng Harriman.
(2) Trong một cuộc phỏng vấn với UPI vào ngày 28 tháng 7, Đại sứ Nolting đã trả lời câu hỏi về cuộc đàn áp tôn giáo và cuộc khủng hoảng Phật giáo như sau: “Bản thân tôi, tôi nói rất thẳng thắn rằng, sau gần hai năm rưỡi ở đây, tôi chưa bao giờ thấy bất kỳ bằng chứng nào về đàn áp tôn giáo, trên thực tế, tôi có cảm giác rằng có rất nhiều sự khoan dung về tôn giáo giữa những người Việt Nam ở tất cả các cấp.” (Điện tín 161 từ Sài Gòn, ngày 1 tháng 8; Bộ Ngoại giao, Hồ sơ Trung ương, SOC-1 S VIET)
Vào ngày 31 tháng 7, Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo đã đưa ra một tuyên bố phản đối lời tuyên bố của Đại sứ Nolting. Một bức thư ngỏ gửi cho Đại sứ Nolting, ngày 1 tháng 8, được ký bởi “một nhóm người Việt Nam yêu nước” và phân phát cho các cơ quan truyền thông tại chùa Xá Lợi vào ngày 1 tháng 8, đã công kích sự chính trực và hiểu biết của Đại sứ Nolting về tình hình Phật giáo. Thầy Thích Tịnh Khiết thay mặt Ủy ban Liên phái gửi cho Tổng thống Kennedy một bức điện phản đối tuyên bố của Nolting. Nolting cũng nhận được một lá thư từ Thầy Thích Tâm Châu bày tỏ sự thất vọng về phát biểu của Nolting với phóng viên UPI. (Các điện tín 156, 159, và 160 từ Sài Gòn, tương ứng ngày 31 tháng 7, 1 tháng 8 và 1 tháng 8; tất cả ở sách như trên.)
(3) Bức điện tín, công điện 144 gửi tới Đại sứ quán ở Sài Gòn, ngày 1 tháng 8, lúc 7:25 giờ tối, có nội dung như sau: “Thông cáo báo chí của Phật giáo (Embtel 156: công điện Đại sứ quán 156) bình luận về lời phát biểu của ông [Nolting], như ông có thể hình dung ra, thật đáng tiếc, đã bóp méo lời tuyên bố của ông. Điều này đặt ra câu hỏi về cách xử lý những nhận xét khi chia tay VN của ông, mà tôi cho rằng ông có thể không tránh khỏi. Ông có ý tưởng gì về điều này? [Tôi] Sẽ đánh giá cao cơ hội để bình luận về những nhận xét đã soạn sẵn [của ông] từ quan điểm thuận lợi của Washington.” (Sđd., POL S VIET-US)
.... o ....