Bilingual. 220. Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State. Thuan spoke to me that Diem had had elaborate studies made about what steps they could take without our aid and all had concluded that without our aid they could not go on. When Thuan asked what sort of thing I would want, I said that I could illustrate it by such things as liberating the prisoners (Buddhists and others); opening the schools; eliminating the discriminatory features of Decree Law No. 10; and concealing nothing from the UN Commission, so as to put Vietnam in a good light with regard to world opinion. I said that the trouble between Vietnam and the United States was largely one of public relations. We are a government in which public opinion is extremely important. I realized that they were accustomed to an authoritarian government; still, two such different governments should be able to work together on specific matters. I hoped that we could get this thing out of the papers for awhile, which is why I had advised that the Nhus disappear for awhile. I said that I would rather say that without some step by GVN he could see no change in present American attitude.//Điện tín từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại VN gửi Bộ Ngoại giao. Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống VNCH Nguyễn Đình Thuần nói với tôi rằng Diệm đã có những nghiên cứu tỉ mỉ về những bước họ [chính phủ Diệm] có thể thực hiện nếu không có viện trợ của chúng ta [chính phủ Mỹ] và tất cả [nội các Diệm] đều kết luận rằng nếu không có viện trợ của chúng ta thì họ không thể tiếp tục. Khi Thuần hỏi tôi muốn điều gì, tôi nói rằng tôi có thể minh họa điều đó bằng những việc như trả tự do cho tù nhân (Phật tử và những người khác); mở lại trường học; loại bỏ sự phân biệt đối xử tôn giáo của Đạo dụ số 10; và không giấu giếm điều gì với Ủy ban Liên hợp quốc, nhằm làm rạng danh Việt Nam trước dư luận thế giới. Tôi đã nói rằng vấn đề giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phần lớn là vấn đề quan hệ công chúng. Chúng ta [Hoa Kỳ] là một chính phủ trong đó ý kiến công chúng là vô cùng quan trọng. Tôi nhận ra rằng họ [chính phủ Diệm] đã quen với một chính quyền độc tài; tuy nhiên, hai chính phủ khác nhau như vậy sẽ có thể làm việc cùng nhau trong một số vấn đề cụ thể. Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể đưa chuyện này ra khỏi dư luận báo chí trong một thời gian, đó là lý do tại sao tôi đã khuyên ông bà Nhu biến mất một thời gian. Tôi nói rằng tôi thà nói rằng nếu không có bước đi nào của Chính phủ VNCH thì Diệm sẽ không thể thấy được sự thay đổi nào trong thái độ hiện nay của Mỹ.
220. Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State(1)
Saigon, October 28, 1963, 18 p.m.
804. Eyes only Secretary Rusk.
1. On Monday(2) after the atomic energy lunch Thuan spoke to me about my day with Diem, inferring that he had been instrumental in arranging it. He said that Diem had had elaborate studies made about what steps they could take without our aid and all had concluded that without our aid they could not go on.
2. I told him that after a long and frustrating conversation in which not one single specific idea of mine had been accepted, I finally asked Diem if he could think of some one thing which was within the range of his possibilities, which he would be willing to do and which could reassure US public opinion. He had said nothing.
3. When Thuan asked what sort of thing I would want, I said that I could illustrate it by such things as liberating the prisoners (Buddhists and others); opening the schools; eliminating the discriminatory features of Decree Law No. 10; and concealing nothing from the UN Commission, so as to put Vietnam in a good light with regard to world opinion.
4. I said that the trouble between Vietnam and the United States was largely one of public relations. We are a government in which public opinion is extremely important. I realized that they were accustomed to an authoritarian government; still, two such different governments should be able to work together on specific matters.
5. I hoped that we could get this thing out of the papers for awhile, which is why I had advised that the Nhus disappear for awhile.
6. Thuan then said: Well, you don’t ask for much, I must say. He added: Of course, the President must save face.
7. I said that nobody, not even the Americans, likes to be put in the position of supporting totalitarian acts which are totally contrary to our way of thinking.
8. He asked me whether he could say to President that without some step by GVN he felt sure American attitude would harden. I said that I would rather say that without some step by GVN he could see no change in present American attitude.
9. The conversation ended with Thuan saying that my conversation with President Diem was “perhaps a beginning”.
Lodge
NOTES:
(1) Source: Department of State, Central Files, POL 27 S VIET. Secret. Received at 9:06 a.m. and passed to the White House, CIA, and Office of the Secretary of Defense.↩
(2) October 28.↩
Source:
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d220
.... o ....
220. Điện tín từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại VN gửi Bộ Ngoại giao(1)
Sài Gòn, ngày 28 tháng 10 năm 1963, lúc 18 giờ tối.
804. Chỉ để Bộ Trưởng Ngoại Giao Dean Rusk đọc.
1. Vào hôm thứ Hai(2) sau bữa ăn trưa nói về năng lượng nguyên tử, Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống VNCH Nguyễn Đình Thuần nói với tôi về ngày mà tôi đã gặp ông Ngô Đình Diệm, nói rằng Thuần là người có công trong việc sắp xếp buổi gặp đó. Thuần nói rằng Diệm đã có những nghiên cứu tỉ mỉ về những bước họ [chính phủ Diệm] có thể thực hiện nếu không có viện trợ của chúng ta [chính phủ Mỹ] và tất cả [nội các Diệm] đều kết luận rằng nếu không có viện trợ của chúng ta thì họ không thể tiếp tục.
2. Tôi [Lodge] nói với Thuần rằng sau một cuộc trò chuyện dài và bực bội mà không một ý tưởng cụ thể nào của tôi được chấp nhận, cuối cùng tôi hỏi Diệm liệu Diệm có thể nghĩ ra điều gì đó nằm trong khả năng của mình không, mà Diệm sẽ nghĩ ra, sẵn sàng làm và điều đó có thể trấn an dư luận Mỹ. Diệm đã không nói gì cả.
3. Khi Thuần hỏi tôi muốn điều gì, tôi nói rằng tôi có thể minh họa điều đó bằng những việc như trả tự do cho tù nhân (Phật tử và những người khác); mở lại trường học; loại bỏ sự phân biệt đối xử tôn giáo của Đạo dụ số 10; và không giấu giếm điều gì với Ủy ban Liên hợp quốc, nhằm làm rạng danh Việt Nam trước dư luận thế giới.
4. Tôi đã nói rằng vấn đề giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phần lớn là vấn đề quan hệ công chúng. Chúng ta [Hoa Kỳ] là một chính phủ trong đó ý kiến công chúng là vô cùng quan trọng. Tôi nhận ra rằng họ [chính phủ Diệm] đã quen với một chính quyền độc tài; tuy nhiên, hai chính phủ khác nhau như vậy sẽ có thể làm việc cùng nhau trong một số vấn đề cụ thể.
5. Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể đưa chuyện này ra khỏi dư luận báo chí trong một thời gian, đó là lý do tại sao tôi đã khuyên ông bà Nhu biến mất một thời gian.
6. Thuần lại nói: Tôi [Thuần] phải nói rằng ông [Lodge] không đòi hỏi gì nhiều. Thuần nói thêm: Tất nhiên, Tổng thống [Diệm] phải giữ thể diện.
7. Tôi đã nói rằng không ai, kể cả người Mỹ, thích bị đặt vào vị trí ủng hộ các hành vi độc tài toàn trị hoàn toàn trái ngược với lối suy nghĩ của chúng ta [Hoa Kỳ].
8. Thuần hỏi tôi liệu Thuần có thể nói với Tổng thống Diệm rằng nếu không có bước đi nào của Chính phủ VNCH thì ông có cảm thấy chắc chắn rằng thái độ của Mỹ sẽ cứng rắn hơn. Tôi nói rằng tôi thà nói rằng nếu không có bước đi nào của Chính phủ VNCH thì Diệm sẽ không thể thấy được sự thay đổi nào trong thái độ hiện nay của Mỹ.
9. Cuộc nói chuyện kết thúc với việc Thuần nói rằng cuộc nói chuyện của tôi với Tổng thống Diệm “có lẽ đã là một sự khởi đầu”.
Lodge
(Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam)
GHI CHÚ:
(1) Nguồn: Bộ Ngoại giao, Central Files, POL 27 S VIET. Bí mật. Nhận được lúc 9:06 giờ sáng và đã chuyển đến Bạch Ốc, CIA và Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng.↩
(2) Ngày 28 tháng 10.↩
.
Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:
https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu