Vâng. Sự đản sinh của Đức Thế Tôn là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử Phật giáo. Ngài cũng là bậc tối thượng của hoàn vũ. Giáo lý của Ngài, tùy theo căn cơ của từng lớp chúng sinh mà thấm nhuần, là thuốc trị khổ, để mọi người được thảnh thơi, an lạc, xa rời mọi chấp trước nhị biên. Mọi hữu vi đều vô thường, phải chịu sanh diệt, chỉ có Không, Vô vi, mới thoát Vô thường, thoát Sanh diệt, tức là thoát Khổ. Nhưng vô vi ở đâu? Vô vi ở ngay trong hữu vi. Do đó mà hữu vi cũng trọn vẹn, đầy đủ, toàn hảo. Chỉ cần quán sát sự vật thật cụ thể, không lý luận, không suy diễn, từ đó có thể đi vào Không tính, cả nội tâm và ngoại cảnh. Thế thì một sự vật, một thực tiễn, một thực tế tầm thường vốn toàn hảo, đầy đủ, trọn vẹn, không dư không thiếu…
Sự tôn quí mà Đức Phật tuyên bố là sự tôn quí của bậc giác ngộ và sự giác ngộ, của cái Tâm rỗng suốt thấy được tánh Không đồng thời thấy được tính toàn hảo của chính mình và thế giới, và hướng dẫn chúng sanh thấy được điều đó để giải thoát.
Thông điệp đó không khác với hai thông điệp quan trọng về sau của Phật giáo nói chung và Thiền Đông Độ nói riêng. Đó là hai thông điệp của Bồ-đề-đạt-ma và Lục tổ Huệ Năng.
Khi thỉnh Bồ-đề-đạt-ma vào cung, Lương Vũ Đế hỏi Tổ: “Thánh đế đệ nhất nghĩa là thế nào?”. Đạt-ma trả lời: “Trống không không Thánh”. Vua hỏi: “Ở trước ta là ai?”. Đạt-ma trả lời: “Không biết”. Vua không lãnh hội. Sau đó Bồ-đề-đạt-ma qua sông đến Thiếu Lâm ngồi quay mặt vào vách núi chín năm.
Và đây là
thông điệp của
Lục tổ Huệ Năng.
Trong
bài kệ đối lại
bài kệ của ngài
Thần Tú trình
Ngũ tổ Hoằng Nhẫn, ngài
Huệ Năng viết:
Bồ đề vốn không cây
Gương sáng không có đài
Xưa nay không một vật
Lấy gì dính trần ai.
(Bồ đề bổn vô thọ
Minh kính diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai).
(Pháp Bảo Đàn kinh)
Cái “gương sáng không có đài” rỗng không tịch tĩnh, tự tại không nương dính vào thứ gì đó được ngài Động Sơn Lương Giới của phái Tào Động gọi là Thiên Chân, là Gương Quí. Trong Bảo Kính Tam Muội, ngài Động Sơn viết:
Thiên Chân vi diệu,
Không thuộc mê, ngộ.
Theo thời theo duyên,
Tịch tĩnh sáng láng.
Nhỏ không chỗ trống,
Lớn không chỗ chứa…
(Thiên chân nhi diệu,
Bất thuộc mê ngộ
Nhân duyên thời tiết,
Tịch nhiên chiêu trước
Tế nhập vô gian,
Đại tuyệt phương sở…).
(Bảo Kính Tam Muội Ca)
Đó là cái
ngã không ngã, rỗng không, sáng láng, trải rộng toàn khắp,
thâm nhập toàn khắp… Đó là tánh Phật.
Người
Phật tử sống tách rời với
thông điệp đầu tiên của
Đức Phật thì không thể gần Phật.
Hành giả Tổ sư Thiền tách rời hai
thông điệp của
Sơ tổ Bồ-đề-đạt-ma và
Lục tổ Huệ Năng nêu trên thì không thể
đến gần Tổ sư Thiền.
Thêm nữa. Như trên đã nói, mọi sự vốn đã tự
hoàn hảo từ đầu. Ta, người, rừng tre, bụi trúc, cây tùng trong sân… vốn đã tự
hoàn hảo. Một vị Tăng hỏi ngài
Triệu Châu: “
Ý của Tổ sư từ Tây qua là gì?”.
Triệu Châu trả lời: “
Cây tùng trong sân”. Cái
hoàn hảo đó được gọi là
Chân như, là Tánh Không…
Khi
Đức Phật chứng ngộ, tức lúc Ngài
nhận ra chính ngài, Ngài thốt lên: “
Tất cả mọi chúng sanh, mọi sự vật, và đại địa ngay lúc nầy đều giác ngộ và toàn hảo”. Vâng, mọi sự vật vốn đã
hoàn hảo,
toàn vẹn từ đầu. Và cái
hoàn hảo đó là cái
tự nhiên nhất,
bình thường nhất. Đó là nền tảng, là sự
toàn vẹn trong mọi lúc
mọi nơi. Mọi thứ là
toàn bộ và
toàn vẹn,
chúng ta là
toàn bộ và
toàn vẹn. Và cái đó thì không gì hơn. Một
tâm hồn trẻ thơ bước đi trên bông sen thấy và sống với cái đó.
Nói về cái “trống không”, cái “ta”, cái “tôi”, Gerry Shishin Wick viết:
“Nó không phải là khoảng không
thăm thẳm hay
hư vô hay không có gì hết. Nó cũng không phải là cái trống rỗng khi
chúng ta phàn nàn tôi
cảm thấy trống rỗng.
Mọi sự đều
vô thường, không có gì cố định.
Nhận ra sự trống không nầy, thể nghiệm nó một cách trực tiếp, là một trong những điều quan trọng nhất trong việc
tu tập của
chúng ta.
Không có cái cố định được gọi là ‘tôi’ - không có gì để bám, không có cái nền bền vững để đặt chân, không có tri kiến đúng để đạt. Ngay khi nghĩ rằng đã nắm bắt được nó, thì đã mất nó. Khi trực tiếp nhận ra nó, cửa tự do rộng mở.
Khi những phóng đại về cái ngã khởi lên, những xác lập ảo tưởng về một cái tôi độc lập, chúng ta chụp giữ chúng. Vì sao chúng ta chụp giữ chúng? Chúng ta sẽ là gì nếu không ảo tưởng về một cái ngã cố định? Cái gì sẽ còn lại?
Có một câu trong trong Thiền thích hợp ở đây: ‘Ngay cả nước tan ra từ những đỉnh tuyết cũng tìm đường về đại dương’. Nó tìm con đường cho nó ngay cả khi không biết phương hướng và những chướng ngại. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta cần kiểm soát mọi thứ. Vì ngu muội, chúng ta xác định cái ngã sai lầm nầy để cảm thấy an toàn và cảm thấy rằng chúng ta điều khiển đời sống của chúng ta.
Chúng ta tin rằng chúng ta là kho chứa những tư tưởng, quan niệm, cảm nhận, phản ứng… của chúng ta. Chúng ta ngăn chặn cái thấy rằng chúng ta là ‘Cái Trống Không Lớn’, chối bỏ bản chất sâu xa vô hạn của chúng ta” (The Book of Equanimity, Gerry Shishin Wick).
Vâng. Chúng ta hãy ngồi xuống và rỗng không. Chỉ như một vật rỗng. Thiên đàng có thể hiện ra, địa ngục có thể hiện ra, đại không có thể hiện ra, các cảnh có thể hiện ra… Hãy chỉ là cái rỗng. Rỗng không, không biết, không thêm, không bớt, không theo, không bỏ… Rỗng không không biết đó là cái ngã vô ngã, là tâm hồn trẻ thơ bước đi trên bông sen.
Sawaki Kôdô Rôshi viết: “Trong đời sống thế gian, luôn luôn có thắng và bại, cộng và trừ. Nhưng trong tọa Thiền thì là ‘Không’. Điều tốt nhất chính là ‘Không’. Đó là lý do nó là cái lớn nhất và bao trùm nhất” (To You, Sawaki Kôdô Rôshi).
Kinh Kim Cang nói “Không quá khứ, không hiện tại, không tương lai”. Và chính cái “không” đó cho chúng ta sự trưởng thành. Trưởng thành có nghĩa là tự làm chủ, là không nương tựa vào bất cứ điều gì hay nơi chốn nào.
Các vị Thầy dạy về “tại đây bây giờ”, về “thực tại”, về “nền tảng”… thật sự chỉ là trò đùa của các vị để dẫn học trò dần dần vượt qua. Một trò đùa nghiêm túc.
Tam tổ Tăng Xán nói: “Đừng cầu chơn, chỉ cần dứt sở kiến”. Chỉ để cho những đám mây hư dối tan đi. Nếu không ôm giữ hư dối, trí tuệ sẽ tự nhiên chiếu.
Kinh nói “Nếu có một chút tri kiến về chân, sẽ rơi vào lầm lỗi”. Nếu tạo ra một sự hiểu biết về chân lý, liền bị kẹt trong vũng nước bùn. Ngay lúc biết, cái biết trở thành nhị nguyên, và ngay lúc trở thành nhị nguyên, nó không còn là thực tại. Chỉ “rỗng không, không biết”.
Chú thích: 1. Hà ở đây là Thiên hà.