Liệu pháp muôn đời

06/05/20175:48 CH(Xem: 7113)
Liệu pháp muôn đời

blank
LIỆU PHÁP MUÔN ĐỜI

Nguyên Cẩn

blankLời người viết

Trong tập san Tư Tưởng, bộ V, phần Lời ngỏ có viết:

“Đấng Thế Tôn không phải chỉ ra đời cách đây mấy nghìn năm vào một thời gian xác định, vào một địa điểm xác định nào đó. Không. Đấng Thế Tôn ra đời mỗi ngày và mỗi giây phút trong đời sống chúng ta: Chúng ta là những kẻ đương thời với Ngài, ra đời với Ngài, lớn lên với Ngài, đau đớn với Ngài, sống với Ngài, lên đường với Ngài và cùng đi về với Ngài trên con đường giải phóng, con đường của vì Sao Mai tuyệt đối, hình ảnh bất diệt của Chân Như: đó cũng là dấu hiệu của Pháp thân bất sinh bất diệt…”.

Hôm nay đây, nhìn lại, kiểm điểm lại, chúng ta thấy dường như hình ảnh Ngài đang chìm khuất đâu đó giữa màn sương của những tham vọng trong từng con người, trong cuộc tranh đoạt quyền lợi vật chất với nhauxã hội vô tình trở thành mảnh đất màu mỡ cho cái ác xâm thực hàng ngày hàng giờ… Làm sao đánh thức được Phật tính trong mỗi chúng sinh khi chính chúng ta, nếu không cảnh giác, có khi cũng vong thân trong những dự phóng viển vông vì những động lực thấp hèn của mình. Hãy thử nhìn lại để tìm cơ may mà cứu vãn như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng hát “Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi, Lại thấy  trong ta hiện bóng con Người”.

Bài toán con người: lỗi hệ thống?

Một vị tiến sĩ, con của một vị lãnh đạo cao cấp trước đây, trong một buổi phỏng vấn của báo Tuổi trẻĐời sống đã trăn trở trước những biến  đổi của lòng người, tình đời hôm nay so với trước đây. Ông cho rằng “Nhưng con người Việt Nam (trước đây) không chỉ có những anh hùng. Con người Việt Nam ngày ấy có sự yêu thương và chia sẻ. Và tôi nghĩ, đó mới là cội nguồn của sức mạnh. Ngày bé, tôi từng phải về nông thôn sơ tán. Những người nông dân ở nông thôn nghèo hơn gia đình chúng tôi  Dù đau lòng, tôi không thể không thẳng thắn nói rằng, chúng ta đã mất đi rất nhiều nguồn tài nguyên ấy!…

Trong những năm vừa rồi, điều rõ nhất tôi cảm nhận được là chưa bao giờ cái xấu và tội ác đến với chúng ta bình thản như thế này. Người ta nhìn nó thản nhiên, như là điều tất yếu. Đó là buổi sáng, khi tôi đọc tin về một cậu thanh niên cứa cổ đứa bé 8 tháng tuổi. Đó là khi tôi đọc tin về những người dân cùng xông vào đánh chết một kẻ trộm chó… Có những người trong chúng ta hôm nay dùng cái ác và cái xấu để sinh tồn. Có những người nhìn nó thản nhiên một cách lạ kỳ…

Tôi luôn nghĩ, có thể con người Việt Nam hôm nay dường như đang gặp phải một sai lầm nào đó trong tổ chức cuộc sống, khiến cho tình cảm, lòng thương người, sự vị tha… đang bị biến dạng một cách ghê gớm. Đó là điều quá lạ lùng với xã hội này. Có lẽ chưa từng có một giai đoạn nào trong quá khứ mà người Việt Nam phải trải qua tình cảnh như ngày hôm nay.

Người Việt từng sống dưới ách nô lệ cả nghìn năm của các triều đại phương Bắc, từng bị đế quốc, thực dân đô hộ, chịu đựng đủ sự tàn ác, bóc lột từ ngoại bang. Nhưng chưa bao giờ, khi tìm hiểu về lịch sử, tôi nghe được về chuyện người Việt tàn ác với chính đồng  bào của mình”.

Rồi ông lại trăn trở, tự cật vấn: “Chúng ta không nghèo như ngày xưa, không đói như ngày xưa. Tại sao chúng ta lại ác hơn ngày xưa?”.

Và đặt câu hỏi: “Thế mà những người có trách nhiệm chưa bao giờ nghĩ đến việc nghiên cứu, cắt nghĩa, để tìm ra được điều gì đang bị lỗi trên đất nước này, cái gì đang sai trong hệ thống này… Những gì đang diễn ra ở đất nước ta hôm nay, có lẽ cần phải được suy nghĩ cho thật kỹ. Ví dụ, tại sao nhiều người có tiền mà vẫn tham nhũng khủng khiếp như vậy?

Có lẽ đó không phải văn hóa. Người ta hay nói bần cùng sinh đạo tặc - nhưng nhìn vào xã hội mình, đúng là đạo tặc có một phần từ bần cùng đi lên, nhưng một phần rất đông đạo tặc lại sinh ra bởi những người không bần cùng.

Hãy nhìn qua những vụ án gần đây nhất sẽ thấy rằng những người hiểu pháp luật, bảo vệ pháp luật; họ vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng và đầy tính toán để khi người ta bị bắt, người ta chỉ nói một câu rất nhẹ nhàng là: chứng minh đi. Tức là người ta đã chuẩn bị cho tình huống đó. Người ta đã nhạo báng và thách thức cả xã hội… Những người không biết động lòng, không biết xót xa trước sự đau khổ của người khác thì không thể nào chờ đợi tình yêu đất nước từ họ. Thế thì chúng ta phải nghiêm túc nhìn thẳng vào nó trước khi quá muộn.

Tôi cho rằng, có lẽ chúng ta đang gặp một lỗi lầm nghiêm trọng về hệ thống”.

Liệu pháp của Đức Phật

Lỗi hệ thống ấy là hệ thống nào: giáo dục hay xã hội? Kinh tế hay pháp luật? Chắc mỗi hệ thống sai một ít chăng? Chúng ta hiểu con người theo học thuyết nào cũng luôn là nguyên nhân và là kết quả của toàn bộ tổ chức xã hội, kinh tế, giáo dục. Nói theo học thuyết Xã hội chủ nghĩa, con người là kết quả tổng hòa của ba cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng văn hóa tư tưởng. Thế con người đó hiện nay đang ở đâu? Con người là chủ động, là trung tâm đối với tự nhiênxã hội, là nơi phát sinh và cũng là cứu cánh của mọi hoạt động tư tưởng.

Phải chăng chúng ta đã đi quá xa về lý thuyết mà đánh mất thực tiễn? Hệ thống giáo dục thiếu phần Nhân học, hay dạy chữ nghĩa nhiều hơn học làm người, hệ thống kinh tế tôn vinh những kẻ làm giàu bất chấp phương pháp, và lại thiếu sáng tạo, không đặt nặng phần “chất xám” mà chủ yếu là xuất khẩu tài nguyên và nguyên liệu thô hay gia công… Hệ thống pháp luật không đủ mạnh và hiệu quả để răn đe bọn buôn lậu, bọn làm hàng gian hàng giả, gây ngộ độc thực phẩm, băng hoại tinh thần…

Đức Phật từ hơn 2.500 năm trước đã nêu cao chủ trương rèn luyện huân tập từ thân đến tâm từng cá nhân đệ tửtín đồcon người là chủ thể của mọi thay đổi.

Tăng thân hay đoàn thể chỉ có tác dụng tăng cường trợ lực chứ không quyết định thay cho khả năng tu chứng của từng người. Đức Phật dạy về Thất Bồ-đề phần, trong đó chỉ riêng Tứ chánh cầnBát chánh đạo là đã đủ để một cá nhân, nếu thực hànhtu tập, thay đổi bản thân triệt để rốt ráo.

Phật dạy chúng ta “Tự thắp đuốc lên mà đi” nghĩa là tự mình thắp lý tưởngchủ đích cao đẹp và tiến về phía đó. Ngoài ra phải cùng sống cùng tiến với mọi người chung quanh; đồng thời gây nhân lành và tích lũy công đức. Bằng cách nào?

Bằng Tứ chánh cần, Sanskrit gọi là ā āṇā , là hành phẩm thứ hai trong bảy hành phẩm trợ đạo của ba mươi bảy phẩm trợ đạo, là bốn phương tiện siêng năng tinh cần trong nỗ lực hằng ngày. Dùng bốn pháp này trong việc siêng năng tinh tấn (cần) để có thể đoạn trừ ác cùng mọi sự giải đãi biếng nhác của chúng ta trong việc hành thiện. Theo kinh Trung A-hàm Hán tạng, kinh Thuyết Xứ 86,  Đức Đạo sư dạy cho người đệ tử thân cận của mình rằng:

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn chánh đoạn, Tỳ-kheo đối với pháp ác bất thiện đã sanh, vì để đoạn trừ chúng nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ. Đối với các pháp ác bất thiện chưa sanh, vì để chúng không phát sanh nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ. Đối với các pháp thiện chưa sanh, vì để cho phát sanh nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ. Đối với các pháp thiện đã sanh, vì để chúng kiên trụ, không bị quên lãng, không bị thoái hóa, được bồi bổ tăng tiến, được phát triển rộng rãi, được viên mãn cụ túc, nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ. A-nan, bốn chánh đoạn này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn chánh đoạn này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh”.

Tóm lại, tinh tấn đoạn trừ các điều ác đã sanh, tinh tấn ngăn ngừa các điều ác chưa sanh;

Tinh tấn làm tăng trưởng những điều thiện đã sanh, tinh tấn làm phát sanh những điều thiện chưa sanh.

Nỗ lực như thế thì các điều ác được đoạn trừ; còn các điều thiện được phát sinh và tăng trưởng.

Ở đây, Đức Đạo sư cũng đứng trên lập trường nhân quả “Chỉ ác hành thiện” mà Ngài dạy cho chúng đệ tử của mình phương pháp nỗ lực siêng năng tinh tấn đoạn trừ: Tứ chánh cần: chế ngự các căn, xa lánh ác kiến, an trú trong thiền pháp, gìn giữ giới hạnh.

Ngài cũng dạy năm pháp nuôi dưỡng:

1. Thiểu dục tri túc: giảm bớt, tiết chế các ham muốn, đồng thời chế ngự các căn: sắc, thanh, hương, vị, xúc).

2. Bồi dưỡng đức tin: Tin vào nghiệp, vào quả, vào nghiệp quả của mình và vào bậc giác ngộ toàn trí.

3. Sống chân thực: gìn giữ Giới, Định, Huệ, không dối gạt.

4. Tinh tấn bất thối: luôn trau giồi phẩm hạnh, không lùi bước trước khó khăn, gian khổ. Thực hành Tứ niệm xứ: Quán thân, thọ, tâm và pháp.

5. Minh mẫn trí tuệ: trực nhận pháp tướng giải thoát, tam pháp ấn (vô thường, khổ, vô ngã).

Tứ chánh cần thật ra là “chánh tinh tấn” trong Bát chánh đạo hoặc Bát Thánh đạogiáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ đế). Con đường tu tập Bát chánh đạo cũng là con đường tu tập của ba mươi bảy phẩm trợ đạo (Đạo đế):

Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên Đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển về phương pháp hành trì, hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết-bàn, Đức Phật đã giảng  Bát Thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhóm Kiềutrần-như. Đó là con đường thánh gồm tám chi: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệmChánh định.

Với Chánh kiến, chúng ta nhận thức sáng suốthợp lý trên căn bản của trí tuệ, không còn vướng tà kiến, mê lầm vọng chấp, hiểu biết tất cả sự vật hiện hữu trên thế gian này đều do nhân duyên sanh, không trường tồn và luôn luôn biến diệt, nhận thức rõ tất cả chúng sanh cùng một bản thể thanh tịnh.

Với Chánh tư duy, chúng ta suy nghĩ không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người; nghĩ đến nguyên nhân đau khổ của mình và chúng sanh, ở đó vô minh là nguồn gốc của mọi tội lỗi, để biết mà tu tập hầu tìm được giải thoát cho mình và cho người; trong khi những kẻ không có Chánh tư duy sẽ chỉ suy nghĩ đến lợi dưỡng, tài sắc, danh vọng tìm trăm mưu nghìn kế để gạt người hay hại người.

Với Chánh ngữ, chúng ta nói lời chân thật không hư dối, công bình, ngay thẳng và hợp lý, không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác, tuyệt đối không gây chia rẽ, hay nói không đúng sự thật, xuyên tạc, thiên vị, dua nịnh, nguyền rủa, mắng nhiếc, vu họa và thô tục.

Với Chánh nghiệp, chúng ta hành động tác ý trong đời sống cần phải sáng suốt chân chánh, theo lẽ phải, biết tôn trọng quyền sống chung của mọi người, mọi loài. Hành động chân chánh là hành động có lương tâm, đạo đức trong địa vị của mình, biết gìn giữ tánh hạnh; tuyệt đối tránh các hành động không gìn giữ các phép tắc, giới điều, chỉ vì lợi mình mà hại người.

Với Chánh mạng, chúng ta sống một cách chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác; sống thanh cao, đúng chánh pháp không mê tín. Với Chánh tinh tấn, như đã nói, chính là Tứ chánh cần, chúng ta siêng năng chuyên cần thẳng tiến đến mục đíchlý tưởng mà Phật đã dạy.

Với Chánh niệm, chúng ta  ghi nhớ, và suy  nghĩ chân chánh. Chánh niệm có hai: Chánh ức niệm và chánh quán niệm. Ức niệm là nhớ nghĩ đến quá khứ, những chuyện đã qua. Quán niệmquán sát cảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai. Nghĩa là phải nhớ đến tứ ân, nhớ đến những lỗi lầm xưa, đừng để tái phạm trong hiện tại và tương lai, nhưng không được nhớ oán thù xưa, hay thủ đoạn xảo trá đã sử dụng để đắc lợi. Thực hành quán niệm Từ bi: thấy nỗi khổ của chúng sanh trong luân hồi sanh lòng thương xót, tìm nhiều phương tiện để giúp đỡ họ. Quán niệm Trí huệ: quán niệm nguyên nhân sanh hóa vũ trụ, quán niệm thực tướng của các pháp để vững tiến trên con đường giải thoát; loại bỏ những quán niệm không chân chánh như nghĩ đến dục lạc, khoái cảm, hay kế sách, âm mưuphương tiện giết hại lẫn nhau, văn tự xảo trá để gạt người.

Với Chánh định, chúng ta tập trung tư tưởng tu tập thiền định, quán các pháp không thanh tịnh, để trừ tham dục, si ái… thực hành Từ bi quánquán sát tất cả chúng sanh đồng thể tánh thanh tịnh, không hơn không kém để tôn trọng, kính quý và đoạn trừ tâm hận thù; thực hành Nhân duyên quán, thấy tất cả pháp đều do nhân duyên mà thành, không có một pháp nào riêng biệt trong thế giới tương tức tương nhập (kinh Hoa Nghiêm), không chân thật, không trường tồn, để đọan trừ ngu si thiên chấp. Ngoài ra còn có Giới phân biệt quán, là phân biệtquán sát sự giả hợp của 18 giới (6 căn, 6 trần, 6 thức) để thấy không thậtngã phápdiệt trừ ngu si cố chấp; và Sổ tức quán, quán hơi thở, để đối trị tâm tán loạn đi sâu vào thiền định. Chúng ta biết rằng con đường tu tập Bát chánh đạo cũng chính là con đường tu tập của Giới-Định-Huệ.

Đó là liệu pháp muôn đời mà Đức Phật đã để lại cho hậu thế. Dù có thuộc giai cấp nào, tin theo chủ thuyết nào thì cũng không qua khỏi những bước phát triển tư duy, nhận thức về bản thân, xã hộivũ trụ qua những gì Phật dạy. Hình ảnh gã Tề Thiên với 72 phép thần thông tượng trưng cho những kẻ theo đủ loại học thuyết Duy XYZ  gì đó cũng không nhảy qua bàn tay Phật tổ. Đó chính là Biện chứng Bát-nhã , hay Biện chứng Duy Nhân, vì con người, do con người và của con người mà thôi. Con người ấy phải là Thắng nhân (self-made man) thời đại, nghĩa là một chiến sĩ biết tu dưỡng, nói theo ngôn ngữ đời thường thì tu dưỡng thắng nhân là:

1. Bắt đầu nếp sống tỉnh thức, tự chủ; quan tâm ghi nhận và phân tích mọi mặt trong đời sống hàng ngày nơi bản thân.

2. Quan tâm ghi nhận và phân tich mọi mặt đời sống hàng ngày của những người chung quanh.

3. Quan tâm theo dõi và phân tích những sự kiện xã hội, chính trị của thời đại.

4. Quyết tâm gột rửa nếp sống sai lầm cũ.

5. Gột rửa những bệnh thái tâm lý.

6. Tinh tiến về mặt tri thứcnhận thức.

7. Thiết lập một nhân sinh quan nhân chủ.

8. Quan niệm cùng sống, không tranh chấp (live and let live).

9. Cùng toàn dân  tạo nên nghiệp lớn, thực hiện tiến bộ xã hội, và kiến lập văn minh mới, thành nhân để thành công.

Con người ấy đã có lúc được hiện thực hóa như dưới triều đại nhà Trần với những vị vua và tướng lãnh cũng như tầng lớp sĩ phu kiệt xuất, sống hào hùng hiên ngang đúng lý tưởng đạo pháp, không màng quyền chức, xong việc lớn, rũ áo làm sư… xem ngai vàng như đôi dép rách!

Được như thế, người Hành giả hay Tỳ-kheo kia trở thành một vị Bồ-tát tự thân, một chiến binh thay mặt cho Chân Thiện Mỹ chống lại cái giả dối, cái ác. “Nói cách khác, vì lòng bi càng lớn khi trí huệ càng cho thấy sự mê lầm gây ra khổ đau của thế gian. Bồ-tát mặc mũ giáp để chiến đấu với những cái gì làm hạ phẩm giá của con người và đưa con người đến chân, thiện, mỹ. Bồ-tát chống lại cái xấu, ác nơi tâm con người, chiến đấu chống lại sự biểu lộ của những xấu, ác ấy nơi xã hội và môi trường, những tệ nạn xã hội, nạn phá hoại môi trường, nạn giết hại, nạn trộm cướp, nạn tà dâm, nạn dối trá lừa gạt, nạn nghiện ngập… Tóm lại, Bồ-tát là một chiến sĩ của chân, thiện, mỹ chiến đấu chống lại cái giả, cái bất thiện và cái xấu xí. (Nguyễn Thế Đăng - Áo giáp của Bồ-tát - VHPG số 271). 

Để kết luận, chúng ta hiểu con người là một phạm trù đối lập nhưng thống nhất với tự nhiênxã hội. Con người toàn diện phải bao gồm các mặt tâm lý, sinh lýxã hội, tu dưỡng để trở thành toàn diện với tâm hồn luôn hướng thiện và hướng thượng. Với những “thắng nhân” như thế thì lý tưởng xây dựng một xã hội mới, nếp sống nhân chủ, xây dựng nếp sống chung hài hòa, an vui và sung túc sẽ không còn là chuyện “đường xa vạn dặm”.

Hãy dựa vào liệu pháp muôn đời của Đức Phật và cùng chắp tay nguyện cầu trong ngày Phật đản Phật lịch 2561 này để thấy Ngài đang Đản sinh ngay giây phút này, trong mỗi chúng ta.

Nguyên Cẩn | Văn Hóa Phật Giáo 1-5-2017


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.