Thư Viện Hoa Sen

Lễ Phật Đản Giữa Lòng Newyork

01/05/20205:00 SA(Xem: 5592)
Lễ Phật Đản Giữa Lòng Newyork

LỄ PHẬT ĐẢN GIỮA LÒNG NEWYORK
Tiểu Lục Thần Phong

 

 

Vesak-Day-Buddha-Purnima
Lễ Phật đản tại hội trường Liên Hợp Quốc năm 2019 - Năm nay không có 
tổ chức do dịch covid-19 (ảnh chỉ minh hoa)

Người ta bảo New York là ngã tư quốc tế, thiên hạ bốn bên tụ hội về đây: trắng, đen, vàng với các bản sắc văn hoá khác nhau, phong cách ẩm thực khác nhau. Từ đó New York là một hỗn hợp của nhiều đặc trưng, một thành phố lớn có một không hai của thế giới này. New York là thành phố không ngủ, suốt ngày như một tổ ong khổng lồ, xe điện ngầm dưới lòng đất, dưới lòng sông, tàu bè trên sông, xe cộ trên đường, tàu điện trên cao, trên nữa là trực thăng, máy bay…cả thành phố rầm rập như mắc cửi không một phút ngừng nghỉ

 Toà nhà trụ sở liên hiệp quốc cao sừng sững, trông rất uy nghiêm, hơn hai trăm lá cờ của các thành viên ngày đêm phất phơ bay trong gió. Sáng hôm nay lá đaị kỳ năm màu của Phật giáo được trân trọng kéo lên, màn hình lớn trong đaị sảnh đường chiếu hình chân dung đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Đaị hội đồng liên hiệp quốc cử hành lễ vesak, mừng ngày đản sanh đức Phật Thích Ca. Ông tổng thư ký đọc diễn văn:

 - Hằng năm, vào ngày rằm tháng tư, Phật tửnhân loại cử hành trọng thể lễ đản sanh Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là một nhân vật lịch sử có thật, hơn hai mươi lăm thế kỷ trước ngài đã được sinh ra ở Lâm Tỳ Ni thuộc Ấn Độ cổ xưa ( nay nằm trên đất Nepal). Phật Thích Ca đã khai phá một con đường sáng, một giáo pháp vĩ đaị nhất từ trước đến nay, đề cao nhân bản và phẩm giá con người, xoá bỏ giai cấp, bất công xã hội, chỉ dạy cách thanh lọc tâm ý, sống hoà hợp với thiên nhiên, yêu thương muôn loài, đề ra phương pháp sống tỉnh thức và từ bi… mục đích tối thượng của giáo lýgiải thoát khỏi mọi khổ đau, ràng buộc. Đạo Phật là một tôn giáo trí tuệtừ bi, khoan dung, bất bạo động, từ khi ra đời đến nay chưa hề gây ra cuộc chiến nào, ngược laị còn hoà giải, kêu gọi hoà bình, đem laị yêu thương, cảm thônghiểu biết giữa những con người với nhau, giữa những chủng tộc khác nhau. Đạo Phật không có giáo điều, cuồng tín, cực đoan, có thể nói đạo Phật là một lối sống, một hệ thống triết học, một hệ tư tưởng, một trường phái nghệ thuật…Thật khó định nghiã hay phân tích, chia chẻ thế nào cho được, có thể dùng một câu nói trong nhà Phật để nói về đạo Phật:” Một là tất cả, tất cả là một”. Nhà bác học vĩ đaị nhất của thế kỷ hai mươi là Einstein từng nói:” Đaọ Phật là tôn giáo tốt nhất cho nhân loại trong tương lai…” ( Buddhism has the characteristic of what would be expected in comic religion for the future)

 Tiếng vỗ tay vang dội cả sảnh đường, các vị đại biểu đaị diện mỗi châu lục cũng được mời phát biểu cảm tưởng, tựu chung đều ca ngợi tính khoan dung, yêu chuộng hoà bình của đức Phậtđạo Phật. Sau đó một số chính khách và những đaị biểu của các trường phái Phật giáo cũng như đaị biểu các tôn giáo bạn được mời sang một sảnh đường khác để tiếp tục hội thảo về đức PhậtPhật pháp. Những tổng quan về các đề tài được lần lượt đọc như: “ Văn chương và nghệ thuật tạo hình trong Phật giáo”, “ Các truyền thống Phật giáo từ cổ xưa đến đương đại”, “ Phật giáovăn minh nhân loại”, “ Những đóng góp của Phật giáo cho hoà bình thế giới”…

 Ông Vincent Van,  người xứ Greenland quanh năm tuyết băng đăng đàn:

 - Xứ sở tôi ít người biết đến đạo Phật, chúng tôi biết đạo Phật kể từ khi đức Dalai Lama đến Âu châu hoằng pháp và nhất là sau khi thiền sư Nhất Hạnh khởi xướng phong trào “Bước chân an lạc” ( walk in peace). Chúng tôi có thắc mắc là: trong Phật giáo không có thượng đế, không có ban phước hay trừng phạt, không có sùng bái… vậy có phải vô thần chăng?

 Hoà thượng Tâm Thanh , đaị diện Phật giáo Đài Loan trả lời:

 - Phật giáo, bạn có thể xem là một tôn giáo cũng đúng, mà bảo là sự giáo dục của Phật đà cũng không sai, thậm chí cho là một hệ thống triết học hay một nhân sinh quan cũng không sai, không có vấn đề chi cả. Phật giáo không đặt nặng vấn đề tên gọi, danh xưng, nhãn mác. Trong đạo Phật không có thượng đế, Phật thị hiện ra đời vì lòng bi mẫn thương chúng sanh khổ, chỉ dạy chúng sanh thấy biết cái khổ, nguyên nhân khổ và cách thoát khổ… Phật Thích Ca Mâu Ni không có mục đích gì, ngoài việc giáo hoá chúng sanh, ai tin thì theo, không tin thì thôi. Phật giáo rất tự do, dân chủ, cởi mở, phóng khoáng. Phật giáo giáo dục con người, làm cho con người trở nên chân- thiện-mỹ- tuệ. Các tôn giáo khác có giáo chủ quyền năngtoàn lực, tín đồ vĩnh viễn là con chiên, tôi đòi… nếu phạm lỗi thị bị trừng phạt, thậm chí đày hỏa ngục. Đạo Phật thì không, có thể nói còn dân chủ hơn mọi thể chế có trên đời này. Ai cũng có cơ hội như nhau cả, ai cũng có thể thành Phật nếu y cứ theo chánh pháp mà tu. Đức Phật đã tuyên bố:” Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”.

 Ngài Vincent laị hỏi:

 - Thế Thích Ca Mâu Ni Phật là ai mà có năng lực vĩ đaị, trí huệ vô biên, từ bi vô hạn vậy?

 Hoà thượng Tâm Thanh cười:

 - Thích Ca Mâu Ni Phật là một vị Phật đời hiện taị, là một con người thật, thị hiện trong một hoàng gia của nước Ấn cổ xưa, ngày nay còn di chỉ ở Nepal. Đức Phậttrí huệ quang minh sáng suốt, vô lượng vô biên vì tâm ngài thanh tịnh. Người đời vẫn xưng tụng ngài là: “ vô tri vô sở bất tri, vô năng vô sở bất năng”. Trời, người, qủy thần, chúng sanh ba cõi sáu đường đều là học trò của ngài, vì thế mà chúng ta thường nghe tôn xưng ngài là:” Thiên nhân chi đạo sư”. Ngài từ bi thương xót chúng sanh, phổ độ và chỉ dạy mà không có bất cứ sự phân biệt nào.

 Bà Rebecca Ray, người Brazil gốc Bồ Đào Nha, đaị diện cho phong trào nữ quyền của thế giới nêu nghi vấn:

 - Phật từ bi vô hạn, giáo pháp đồng phổ độ chúng sanh, cớ sao ban đầu Phật không cho người nữ xuất gia, nhiều người phải xin xỏ bao bận, mãi về sau mới cho nhưng laị đặt ra bát kỉnh pháp để ràng buộc, phải chăng Phật phân biệt đối xử người nữ?

 Ni sư Thanh Liên, thuộc phái đoàn Phật giáo Việt Nam thay mặt trả lời:

 - Sở dĩ ban đầu Phật không cho người nữ xuất gia là vì lý do sau: Thân thể người nữ có cấu tạo sinh học khác người nam, chẳng hạn có kinh nguyệt, mang nặng đẻ đau…tâm lý người nữ cũng nhiều khúc mắc hơn người nam, nếu người nữ xuất gia sẽ có nhiều bất ổn trong tăng đoàn, sâu xa hơn thì có sự ảnh hưởng không tốt đến thời gian tồn taị của chánh pháp. Khi hoàn cảnh nhân duyên đến thì đức Phật chấp nhận cho người nữ xuất gia nhưng phải tuân theo bát kỉnh pháp. Bát kỉnh pháp là giới, là hàng rào bảo vệ người nữ, ngăn cản những bất lợi cho người nữ và tăng đoàn, nhìn cạn cợt thì có vẻ phân biệt nhưng thực tế thì lợi lạc vô cùng. Phật vì thương xót chúng sanh, vì hàng xuất giachế giới luật để giúp người giữ được thân tâm thanh tịnh, thăng tiến trên đường tu học. Bát kỉnh pháp cũng không ngoài mục đích đó.

 Quý vị cũng biết, chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ vô cùng khắc nghiệt, vậy mà ngài từng tuyên bố:” Không có giai cấp khi mà nước mắt cùng mặn, dòng máu cùng đỏ”. Ngài độ từ vương tôn công tử cho đến hạng thường dân, kẻ an mày, giết người, gái làng chơi…tất cả bình đẳng như nhau. Lòng từ của ngài còn cảm hoá chư thiên, động cả nhật nguyệt trời đất, dẫu con sâu cái kén cũng không làm haị, thế làm sao có thể bảo ngài phân biệt người nữ cơ chứ?

Bà Rebecca Ray laị hỏi:

 - Hiện nay vẫn còn có những nơi không cho người nữ xuất gia hoặc là không cho thọ đại giới đàn, vấn đề này là sao?

 Ni sư bảo:

-  Đúng là như vậy, có thể những nơi ấy chấp chặt vào quá khứtruyền thống nguyên thủy, không có sự uyển chuyển linh hoạt cho phù hợp. Thời đại hôm nay thì vấn đề này không có gì khó, người nữ muốn xuất gia hay muốn thọ đaị giới thì có rất nhiều đạo tràng tiếp nhận, thế gian này có nhiều ni viện và những trung tâm tu học sẵn sàng tiếp nhận bất cứ người nữ nào, chỉ cần họ có lòng tu họcquyết tâm buông xả.

 Ông Oma Boughati xứ Senegal hỏi:

 - Lễ Phật đản là mừng ngày sinh của đức Phật, cớ sao laị là tam hiệp? Tôi thành thật mong quý ngài hoan hỷ giải thích cho.

 Sư Ajachandara  đaị diện cho Phái đoàn Phật giáo Sri Lanka lên đàn trả lời

 - Tam hiệp là hợp nhất ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời đức Phật Thích Ca, đó là: Ngày đản sanh thị hiện, ngày thành đạo và ngày Phật nhập niết bàn. Thật ra thì ban đầu các nước theo dòng nam truyền kỷ niệm ngày sinh đức Phật vào ngày tám tháng tư, các nước theo dòng bắc truyền thì chọn ngày rằm tháng tư. Mãi đến năm 1954 các phái đoàn Phật giáo quốc tế họp ở Tích Lan mới chọn ngày rằm tháng tư làm ngày kỷ niệm đức Phật đản sanh, đồng thời hợp nhất ba sự kiện làm một, từ đó thế giới mới có ngày lễ vesak, tức là lễ tam hiệp tưởng niệm đức Phật đản sinh. Quan điểm của Phật giáo về ngày sinh khác với phương tây, ấy chỉ là một điểm đến trong dòng luân hồi sanh tử bất tận, ngày tử là điểm ra đi, chuyển đổi từ thân này ra thân khác, sanh tử bất tận. Với đức Phật, ngày sinh có ý nghĩa lớn, thị hiện để giáo hoá chúng sanh, ngày thành đạo mới thật quan trọng, giới thiệu cho loài người và trời một con đường quang minh để đi, một phương pháp thanh lọc tâm ý, một giáo pháp đúng để thoát khổ, thoát luân hồi sanh tử. Ngày nhập niết bàn của Phật có ý nghĩa chấm dứt sanh tử, đoạn diệt tất cả những mầm mống khổ đau, luân hồi.

 Ông Robinson R, một giáo sư người Mỹ hỏi:

 - Phật pháp vốn dạy người ta về sự thật: khổ, không, vô thường, vô ngã! cớ sao khi sanh ra đức Phật Thích Ca chỉ trời chỉ đất nói: Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn?

 Thầy Pháp Chánh, đaị diện Phật giáo Việt Nam trả lời:

 - Câu nói “ Thiên thượng thiên hạ duy ngà độc tôn” quả thật bị hiểu lầm lớn, quá nhiều người không hiểu hoặc hiểu lệch lạc. Nguyên câu ấy vốn trong bài kệ:

 Thiên thượng thiên hạ

 Duy ngã độc tôn

 Nhất thiết thế gian

 Sanh lão bệnh tử

 Có nhiều dị bản khác nhau nhưng đây là bản được công nhận nhiều nhất. Cái ngã ở đây không phải là cái ngã cá nhân, cái tôi, cái ta như người đời. Cái ngã ở đây là chỉ cho sự giác ngộ hoàn toàn, bản tánh thanh tịnh, cái ngã của: thường- lạc- ngã- tịnh bốn yếu tố của niết bàn tịch tịnh, cái ngã đây là chơn ngã, chơn không mà diệu hữu. Cái ngã trong câu này là cái ngã chỉ cho Phật tánh, tánh giác, bản lai diện mục…Phật cũng từng nói:” Ta là Phật đã thành các ngươi là Phật sẽ thành”. Cái ngã trong bài kệ này là cái ngã của pháp thân thường trụ, không có vọng niệm, không còn trầm luân sanh tử. Quả thật dùng ngôn ngữ để diễn giải thật khó, chỉ có thể nói một cách đaị khái thế thôi! Nếu ngài quan tâm thì có thể đọc thêm kinh sách, việc hiểu thấu đáo giống như việc uống nước, người nào uống thì tự biết nước ấm lạnh hay ngọt mát thế nào, người không uống khó mà cảm nhận được.

 Thầy dứt lời, các đaị biểu đồng đứng dậy vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt. Thầy chắp tay bái tạ và niệm danh hiệu bổn sư, cả sảnh đường đồng thanh niệm theo thầy:

 Nammo Sakyamuni Buddha.

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 04/2020

 

 -

Tạo bài viết
03/05/2019(Xem: 5581)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: