Chánh Pháp Số 26 - Giai Phẩm Xuân Giáp Ngọ 2014

14/01/201412:00 SA(Xem: 19311)
Chánh Pháp Số 26 - Giai Phẩm Xuân Giáp Ngọ 2014


chanhphap_bia_26

Hình bìa của Đặng thị Quế Phượng

 Download: Phiên bản PDF

Chánh Pháp Số 26 - Bộ Mới


Thư tòa soạn số 26

(tháng 01.2014)

 HOA XUÂN

 

chanhphap_bia_26_hoa_xuanCuối năm, người ta thường đúc kết những sự kiện, tin tức, những bài học về sự thành công hay thất bại, thu hoạch hay tổn thất, được và thua, còn và mất… trong suốt một năm, qua cuộc đời của từng cá nhân hay tập thể (danh tiếng hay vô danh), của các ngành nghệ thuật, nhân văn và khoa học, của tổ chức (tôn giáo, xã hội, quốc gia, cộng đồng nhân loại). 

Có những người nằm xuống mà lưu lại danh thơm muôn thuở; cũng có những người đang còn đó mà tiếng xấu đã đồn xa. Bia miệng và sử sách không thiên vị và khoan nhượng khi ghi lại những tác độngảnh hưởng do chính chúng ta tạo nên, tốt hay xấu, lành hay dữ, trong đời sống. Lịch sử cũng không ghi lại những biến cốsự kiện đã qua như là những tình cờ ngẫu nhiên của may/rủi, hên/xui (như câu chuyện của Tái Ông mất ngựa—cho rằng trong rủi có may, trong may có rủi), mà là sự vận hành của nhân/quả, của một chuỗi trùng trùng nhân duyên thuận/hợp, đồng/dị trong dòng tiến hóa bất tận.

Thường khi, chúng ta dễ chạy theo danh vọngđịa vị mà đánh mất chí nguyện cao đẹp ban đầu của mình, làm tổn thương đến những người chung quanh.

Người học đạo, hành đạo không bận lòng chuyện danh thơm hay tiếng xấu mà chỉ lưu tâm nơi ba nghiệp (hành động, lời nói, ý nghĩ) của mình trong từng giây phút, có mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình, xã hội, đất nước, nhân loạichúng sinh nói chung hay không. Biết cái nhân đã gieo, đang gieo, sẽ gieo; và hiểu rõ được cái quả tất nhiên đã gặt, đang gặt và sẽ gặt—đó là thái độ và hành xử quang minh của người hiền trí.

Bức tranh của thế giớichúng sinh được vẽ nên bởi sự hội tụ và kết hợp từ những mảng màu sắc của từng cá thể. Không có màu sắc nào độc lậpđộc quyền hiển thị trong bức tranh ấy. Dù có một màu chủ điểm của bức tranh, chủ điểm kia cũng không là gì nếu chung quanh không có những sắc màu khác, hài hòa hay đối chọi, trắng hay đen, để làm nổi bật nó.

Người ta thường cho rằng phải có sự mâu thuẫn, xung đột, cạnh tranh, mới làm đà cho sự tiến bộ trong mọi phương diện đời sống. Điều này đúng phần nào trên mặt hiện tượng, cụ thể là trong thương trường, chính trường. Nhưng đời sống toàn diện vốn không hạn cuộc trong những ván bài của mua bán, đổi chác, đua tranh, loại trừ nhau.

Tột đỉnh của đời sống văn minh vật chất hay tinh thần, chính là sự hòa hợp, an tâm, giữa người với người, giữa lãnh đạo (tôn giáo, quốc gia) và người dưới, giữa người và vật, giữa người với thiên nhiên.

Hãy đọc một đoạn trong bài “Hoa Cúc” (gồm 6 đoạn thơ, 24 câu thất ngôn) của Thiền sư Huyền Quang – Lý Đạo Tái (1254 – 1334) nói lên tâm cảnhbức tranh xuân tuyệt đẹp này:

Hoa tại trung đình, nhân tại lâu
Phần hương độc tọa tự vong ưu
Chủ nhân dữ vật hồn vô cạnh
Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu.”

Trong khí xuân ấm áp, thắp hương ngồi một mình trên lầu, lặng lẽ ngắm hoa cúc nở dưới sân. Lòng vô ưu, quên hết bao phiền muộn. Người với hoa hồn nhiên không tranh cạnh. Trong các loài hoa, hoa cúc đứng hàng đầu.

Nói hoa cúc đứng đầu trong các loài hoa không phải là cảm nhận chủ quan của thiền sư về mặt mỹ thuật. Ở đây, thiền sư chỉ muốn nói cái “hồn” của hoa, mà thực sự là cái tâm của đạo nhân. Hoa cúc nở hồn nhiên, không cạnh tranh đua sắc khoe hương với các hoa khác. Đạo nhân cũng thế, sống hòa với người, với vật, với thiên nhiên. Không cạnh tranh nhưng không vì vậy mà hoa cúc không biểu lộ vẻ đẹp lặng lẽ, đặc dị của nó. Đạo nhân thực hành con đường trung đạo, chẳng nhàm chán cách ly cuộc đời, cũng chẳng đắm nhiễm tranh đua với người, mà vẫn thể hiện phẩm cách của bậc thượng sĩ xuất trần. Người và hoa như thế, khác gì nhau. Lòng không tranh thì tâm an. Hòa với người thì không còn âu lo, phiền lụy.

Không tranh (vô tránh) là một môn thiền định (vô tránh tam muội). Vô tránh không phải chỉ là không tranh cãi, mà là một trạng thái, một tâm cảnh, ở đó hành giả có thể hòa nhập làm một với tổng thể vạn hữu; không còn sự ngăn cách giữa chủ thể và đối tượng, không còn vướng mắc vào tướng đối đãi, nhị nguyên, mâu thuẫn; vượt khỏi lằn ranh nhân/ngã, bỉ/thử… Đây cũng gọi là cảnh giới bất nhị, vô phân biệt.

Mùa xuân, nguyện cầu thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, trước hết hãy giữ tâm bình, thân an. Tâm còn tham vọng, hận thù, tranh chấp thì không làm sao có được hòa bình. Thân còn bạo động hung tàn, miệng còn thô ác dối gian, sẽ không sao có được an lạc.

Đốt trầm hương, ngồi tĩnh lặng bên chung trà nóng, lòng buông thư, nhẹ nhàng. Hoa nở ngoài sân. Hoa trong thư phòng. Hoa nơi bàn viết. Nhìn đâu cũng thấy hoa. Và đóa hoa tâm cũng bừng nở trong ngày đầu xuân khi ánh triêu dương rực rỡ ở hiên ngoài. Từ niềm bình an tịch lặng của tự tâm, cảm thương con ngườicuộc đời; cất lời nguyện cầu cho trần gian vơi đi thống khổ, tất cả vui hưởng một mùa xuân bất diệt.


NỘI DUNG SỐ NÀY:

.. THƯ TÒA SOẠN, trang 2
¨ NGÀY XUÂN TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG ĐỨC PHẬT DI LẶC (Mãn Đường Hồng), trang 3
¨ THIÊN LÝ MÃ (Hạnh Chi), trang 5
¨ 50 NĂM NHÌN LẠI “HAI ÔNG TƯỚNG THÁNG 11” (ĐNT Tín Nghĩa), trang 9
¨ BẾP LỬA ĐÊM THÂU (Nguyên Siêu), trang 12
¨ NĂM UẨN VÀ THIỀN (Tâm Hạnh), trang 17
¨ CẢM THỌ THỜI GIAN (Tuệ Như), trang 22
¨ TẾT NGUYÊN ĐÁN VÀ PHẬT LỊCH (Nguyễn Phúc Bửu Tập), trang 24
¨ GIỚI THIỆU KINH DUY-MA-CẬT (Tuệ Sỹ), trang 28
¨ NƠI DÒNG SÔNG ĐI QUA (Thích Nữ Hạnh Tâm), trang 32
¨ RẮP TÂM CHIẾM HỮU TƯ TÌNH… (Tịnh Minh soạn dịch), trang 35
¨ THE STORY OF THERA UPPALAVANNA (Daw Mia Tin), trang 36
¨ NHỮNG CÁNH HOA CUỐI NĂM (Mặc Phương Tử), trang 40
¨ KHỔ VÀ VUI - NỖI TRĂN TRỞ CỦA KIẾP NGƯỜI (Thích Chúc Đại), trang 42
¨ CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHÂN HẠNH PHÚC tiếp theo (Thích Trí Chơn dịch), trang 44
¨ NELSON MANDELA - NGUỒN SÁNG VĨ ĐẠI ĐÃ TẮT! (Huệ Bình tổng hợp), trang 48
¨ PHẬT TỬ VIỆT NAM – HAI YẾU TÍNH MỘT CUỘC ĐỜI (Huỳnh Kim Quang), trang 50
¨ ĐỌC THƠ TUYỆT CÚ (Lam Nguyên), trang 55
¨ CÀY CẤY TRÊN ĐẤT TÂM – Câu chuyện dưới cờ (Nhóm Áo Lam), trang 56
¨ NHỔ MŨI TÊN ĐỘC - Phật Pháp thứ Năm (Nhóm Áo Lam), trang 57
¨ NHỮNG DẤU LẶNG (Nguyễn Duy Nhiên), trang 58
¨ LÀM MỚI CHÍNH MÌNH – Lá thư đầu tuần (GĐPTVN Trên Thế Giới), trang 59
¨ MÁI CHÙA - TRỤ CỘT HỒN DÂN TỘC (Đào Văn Bình), trang 61
¨ NẤU CHAY: TÀU HŨ KHO NƯỚC DỪA (Diệu An), trang 64
¨ TÁN DƯƠNG CÔNG ĐỨC CỨU TRỢ NẠN NHÂN BÃO HAIYAN (VP Điều Hợp GHPGVNTN Liên Châu), trang 65
¨ PHẬT GIÁO VN HẢI NGOẠI CỨU TRỢ NẠN NHÂN BÃO HAIYAN TẠI PHILIPPINES (Thích Giác Tín), trang 66
¨ DANH SÁCH CỨU TRỢ NẠN NHÂN BÃO HAIYAN TẠI PHILIPPINES & VN (Thích Diệu Tánh), trang 71
¨ CẦU TRE LẮT LẺO (Toại Khanh), trang 73
¨ DÙNG SỮA YẾN MẠCH… (Tâm Diệu biên soạn), trang 75
¨ CON NGỰA CỦA THÁI TỬ (Huệ Trân), trang 79
¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 81
¨ ĐẠO PHẬT VÀ CHÍNH TRỊ (Thảo Hiền Sucitto dịch), trang 88
¨ BẢO VỆ TRÁI TIM PHÁI NỮ (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 91
¨ BIẾT (Ngọc Bảo), trang 93
¨ CHUYỆN HAI NGƯỜI VÔ GIA CƯ (Tâm Minh Ngô Tằng Giao), trang 96
¨ ĐỒ GỐM ĐỜI LÝ-TRẦN, THỜI THĂNG HOA (Bùi Ngọc Tuấn), trang 99
¨ LỄ HỎA TÁNG TIỄN ĐƯA CỰU TRUNG TƯỚNG TÔN THẤT ĐÍNH (Bình Sa - VB), trang 102
¨ NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT LÀM GÌ VÀO NHỮNG NGÀY TẾT 2014? (Thích Nữ Giới Hương), trang 104
¨ MÙA XUÂN ĐI QUA, Ý XUÂN Ở LẠI (Như Hùng), trang 106
¨ KHÓM MẶC LAN (Minh Đức Triều Tâm Ảnh), trang 108
¨ ĐUỔI BẮT MỘT MÙI HƯƠNG (Phan Tấn Hải), trang 112
¨ Ở MỘT NƠI KHÔNG CÓ TẾT (Hoàng Mai Đạt), trang 117
¨ GIỮA ĐỜI (Biện Thị Thanh Liêm), trang 119
¨ LẮNG NGHE TRIỀU SÓNG (Lam Khê), trang 120
¨ SÂN TRƯỚC MỘT DÁNG MAI (Vĩnh Hữu), trang 123
¨ VIỆC ĐỜI QUA TRƯỚC MẮT (Thị Giới), trang 125
¨ CÁC SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA PHẬT GIÁO TRONG NĂM 2013 (Tâm Huy), trang 127
¨ VỀ VƯỜN (Vĩnh Hảo), trang 131
¨ CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẬT - KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN 4 (2014), trang 140

 

CÙNG VỚI THƠ của Tâm Tấn, Trịnh Gia Mỹ, Tâm Nhiên, Nguyên Tâm Đỗ Trọng Hùng, Phù Du, Bạch Xuân Phẻ, Mỹ Huyền, Nhật Trí, Mặc Không Tử, Lý Thừa Nghiệp, Nguyễn thị Minh Thủy, Thích Minh Tuệ, Tịnh Nghiêm, Huỳnh Nguyên Lam, Diệu Đức, Minh Lương Trương Minh Sung, Quỳnh Dao, Hàn Long Ẩn, Nguyên Hậu, Võ Sĩ Quý, Phan Nhật Tân, Chân Minh Trí, Nguyên Thần Nguyễn Thiện Thông, Tâm Không, Huyền Cầu Trần Minh Châu, Hiền Nguyễn, Du Tâm Lãng Tử…

Tạo bài viết
12/01/2012(Xem: 61576)
18/01/2011(Xem: 89663)
07/02/2015(Xem: 13351)
27/01/2015(Xem: 26541)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…