Thư Viện Hoa Sen

Bồ Tát Di Lặc: Hình TượngÝ Nghĩa Trong Truyền Thống Phật Giáo Việt Nam

20/01/201112:00 SA(Xem: 65811)
Bồ Tát Di Lặc: Hình Tượng Và Ý Nghĩa Trong Truyền Thống Phật Giáo Việt Nam

blank
dilacbotat2Bồ Tát Di Lặc
Hình TượngÝ Nghĩa 
Trong Truyền Thống Phật Giáo Việt Nam 
Gs Nguyễn Tri Ân

Bồ tát Di Lặc, vị Phật tương lai, có một vị trí quan trọng trong nền tín ngưỡng và văn hoá Phật Giáo. Di Lặc là vị bồ tát duy nhất được các tông phái Phật Giáo, từ tiểu thừa, đại thừamật tông tôn kính. Các kinh điển trong cổ ngữ tiếng Phạn Pali và Sanskrit, cũng như kinh tạng đại thừa chữ Hán và tiếng Tây Tạng đều có nói đến vị Phật tương lai này.

Các bộ sử lớn trong truyền thống Phật giáo Tích Lan, các bộ luận đại thừa trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng đã đề cập rất nhiều về Di Lặc. Trên mặt tạc tượng mỹ thuật Phật Giáo, hình ảnh bồ tát Di Lặc đã xuất hiện khá sớm từ thế kỷ thứ hai tây lịch và trải qua gần 2000 năm lịch sử phát triển, hình ảnh Di Lặc đã phát triển rất đa dạng, có khi là bồ tát qua hình tướng một vị thái tử, có khi là một vị bồ tát đang ngồi trầm tư, cũng có lúc được thờ cúng như một vị Phật, có khi được diễn tả như một vị hoà thượng thiền sư.

Trong truyền thống Phật Giáo Việt Nam, ngài Di Lặc có một vị trí khá quan trọng. Người Việt đã tôn thờ ngài gần cả nghìn năm kể từ thời Lý cho ñến ngày nay. Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng khá lớn nền văn hoá Phật Giáo đại Thừa từ Trung Hoa nhu nhập vào, do vậy tín ngưỡnghình tượng thờ Di Lặc tại Việt Nam, chịu ảnh hưởng nền văn hoá phật giáo Trung Quốc, nhất là nền văn hoá Phật Giáo từ thời Minh do các vị tăng người Trung Quốc cuối thời Minh qua truyền ñạo ở Việt Nam.

Bài viết này sẽ chú trọng về lãnh vực văn hoá nghệ thuật và cách thờ bồ tát Di LặcViệt Nam. Phần đầu của bài sẽ bàn sơ qua về ý nghĩa hình tượng bồ tát Di Lặc được thờ ở các chùa Việt. Phần hai sẽ bàn về lịch sử tín ngưỡng của Di Lặc trong truyền thống Phật Giáo Việt Nam khởi đầu từ thời Lý và Trần, được phát triển trong thời Trịnh Nguyễn, và hình thành trong các thập niên cận đại. Phần thứ ba, bài viết sẽ bàn một vài hình tượng điêu khắc tiêu biểu về bồ tát Di Lặc có từ thế kỷ 17 và đạt đến trình độ nghệ thuật vào cuối thế kỷ 18. Để hiểu thêm về hình tướng của tượng Di Lặc thờ ở các chùa tại Việt Nam, trong phần thứ tư bài viết sẽ tóm lược thân thế và sự nghiệp của hoà thượng Bố Đại, được xem nhưhoá thân của Di Lặc bồ tát. Cũng như qua hình ảnh vị hoà thượng thiền sư này, Phật Giáo Viêt Nam qua ảnh hưởng của Phật Giáo thời Minh Thanh, đã đồng hoá Bố ĐạiDi Lặc.

Xuất thân từ bối cảnh lịch sử cuối thời Đường và trong thời Tống khi văn hoá thiền tông cực kỳ phát triển, phần năm của bài viết sẽ cho chúng ta những hình ảnhvị trí của hoà thượng Bố Đại ban ñầu qua tranh thiền, từ bức tranh thứ 10 trong thập mục ngưu đồ đến các chủ đề khác về hoà thượng thiền sư Bố Đại qua các bức hoạ thủy mặc, cũng như tranh vẽ màu theo truyền thống cổ điển. Chùa Nhạc Lâm quận Ninh Ba và núi Phi Lai Phong tại chùa Linh Ẩn đất Hàng Châu tỉnh Triết Giang là nơi xuất thân của tín ngưỡng Di Lặc qua hoá thân của ngài Bố Đại, do vậy phần cuối cùng của bải viết sẽ truy nguyên những hình tượng điêu khắc tạo hình đầu tiên của Di Lặc để chúng ta hiểu thêm sự liên quan mật thiết hình tượng bồ tát Di Lặc được thờ ở các chùa Phật Giáo Việt Nam hiện nay với những hình tượng đã được hình thành từ thế kỷ 13-14, là những khuôn mẫu cho các hình tượng Di Lặc hiện đại. Nói tóm lại, bài viết chú trọng về mặt phát triển lịch sử mỹ thuật phật giáo của bồ tát Di Lặc xuyên qua hình ảnh hoà thượng Bố Đại, do đó, bài này sẽ không bàn tới lịch sử phát triển tôn giáo và tính ngưỡng của Di Lặc trong các truyền thống khác.


MỤC LỤC TUYỂN TẬP HƯƠNG PHÁP MÙA XUÂN


Tạo bài viết
12/01/2012(Xem: 62432)
18/01/2011(Xem: 90590)
07/02/2015(Xem: 13933)
27/01/2015(Xem: 28314)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).