Lên chùa hái lộc ngày xuân

28/12/20143:53 SA(Xem: 5866)
Lên chùa hái lộc ngày xuân
tuyentaphuongphapmuaxuan 3
LÊN CHÙA HÁI LỘC NGÀY XUÂN

Hoa Xuyên Chi

blankTrong truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam ta, hái lộc ngày xuân là một việc làmý nghĩa nhân văn sâu sắc. Với những người dân quê tôi, không thể hái lộc ở đâu cũng được mà phải lên chùa, thành  tâm  thắp  một  nén nhang, cúi lạy và thầm nguyện những điều tốt đẹp trước khi đưa tay hái một cành lộc biếc, trong ánh nắng ấm áp của buổi sớm mai tinh sương. Từ lâu, nhiều người có quan niệm rằng những cành lộc biếc non xanh được hái đúng thời khắc đẹp đẽ của mùa xuân luôn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, như báo trước một năm mới nhiều tài lộc.

Những ngày còn bé, tôi luôn theo nội lên chùa hái lộc ngày xuân. Chùa làng nằm lặng lẽ và yên bình bên con đê dài, gần cổng làng, dưới những tán cây đa, cây si, cây duối cổ thụ. Nhiều người dân trong làng cũng rủ nhau lên chùa hái lộc. Hoàn toàn chẳng nhiều nhặn gì, mỗi người chỉ cần tận tay ngắt một cành cây nhỏ với vài chiếc lá non, dăm nụ chồi bé xíu đang nhú lên, rồi giữ gìn, rồi nâng niu, rồi nhìn ngắm, rồi chắp tay nguyện ước một điều gì đấy cho riêng mình và cho người thân, trước đôi mắt hiền từ thăm thẳm bao dung của tượng Phật Quan Âm, trong bảng lảng mùi hương trầm thơm ngát nơi đại điện. Cành lộc đó sẽ được đem về, được cài lên hay đặt vào một chỗ nào đó trang trọng trong nhà, như bàn thờ gia tiên chẳng hạn. Vì còn bé, tôi thường được nội “công kênh” lên vai để bàn tay nhỏ xíu của tôi được ngắt nhẹ một cành lộc biếc xanh non. Nội thường kể cho tôi nghe những câu chuyện về mùa xuân, về ý nghĩa của những cành lộc biếc này. Nội bảo, khi hái lộc, phải nhẹ nhàng và luôn thì thầm tâm sự với cây trước khi hái để cây không bị đau. Cây cũng như con người, mỗi cành lá, lộc biếc, mầm xanh đều là máu thịt; nhưng vì con người, cây đã hi sinh một phần thân thể mình để đem lại hạnh phúc, điều may mắn cho người. Nghe nội nói, thú thực, tôi chẳng hiểu gì, chỉ luôn tay mân mê những lộc biếc mình hái và thỉnh thoảng  nghểnh cổ lên hỏi, sao cây lại biết đau, như người, hả nội?

Thời gian trôi qua, tôi lớn dần còn nội lại già đi nhưng việc hái lộc ngày xuân thì không bỏ được. Nó đã là một thói quen đẹp đẽ của hai bà cháu suốt nhiều năm dài. Khi ấy, cũng buổi sớm mùa xuân mơ màng  hơi sương trên con đê làng, tôi dắt nội lên chùa giữa mùi cỏ non mơn man như sữa và dưới tiếng gió rì rào khe khẽ của hàng phi lao. Mùa xuân phương Bắc luôn có những nét khác biệt và rất dễ nhận ra với các khoảng thời gian khác trong năm. Đó là hương vị thơm tho của cỏ cây, hoa lá hòa quyện, ngây ngất trong ánh nắng dìu dịu nhiều tâm trạng. Bây giờ, tôi cao hơn còn lưng nội lại còng đi. Thế là, tôi dìu tay để nội hái những cành lộc biếc nhỏ xíu, ở bên sân chùa. Hái xong, cũng như bao lần đã qua, nội lại lầm rầm khấn chư vị Bồ-tát phù hộ cho con cháu được nhiều tài lộc trong năm. Còn tôi, dù đã cao lớn nhưng vẫn luôn lơ ngơ trước những thời khắc thiêng liêng, nhất là khoảnh khắc giao thoa của đất trời, vạn vật.

Bây giờ, tôi đã ở rất xa quê, xa gốc cây cổ thụ với những cành lộc biếc quen  thuộc nơi cửa chùa ngày xưa. Mùa xuân, mấy người bạn hàng xóm cũng hẹn nhau lên chùa, đi hái lộc. Chẳng hiểu sao, tôi lại thấy buồn. Phần vì nhớ nội lúc sinh thời, phần vì bây giờ người ta hái lộc nhiều quá, nhất là những người trẻ. Có những cây to với cành lá sum suê chỉ sau một đêm đã tả tơi vì những người đi “hái lộc”. Những bài báo, những phóng  sự về tình trạng chặt phá cây xanh ở công viên ngày một nhiều sau mỗi dịp Tết. Lộc bây giờ không chỉ là những cành cây nhỏ với dăm chiếc lá non mới nhú như tôi vẫn hái ngày xưa mà là cả những cành lớn một người ôm không hết. Phải chăng nhiều lá thì mới nhiều lộc hơn?

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân  cây, rồi vươn những  ngón  tay ra mơn man trên chồi biếc, khe khẽ thầm nhủ, “chồi biếc ơi, hãy cứ ở yên trên thân cây để mang lại may mắnhạnh phúc đến với tất cả mọi người, trong đó có tôi!”. 

MỤC LỤC TUYỂN TẬP HƯƠNG PHÁP MÙA XUÂN

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/12/2014(Xem: 18264)
24/12/2014(Xem: 11632)
24/12/2014(Xem: 12929)
23/02/2015(Xem: 7675)
06/02/2016(Xem: 5465)
13/01/2011(Xem: 71094)
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).