Đại Tượng Phật A Di Đà Ushiku Daibutsu, City Of Ushiku In Japan

01/10/201012:00 SA(Xem: 32183)
Đại Tượng Phật A Di Đà Ushiku Daibutsu, City Of Ushiku In Japan


ĐẠI TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ USHIKU DAIBUTSU
City of Ushiku in Japan


Khi nói đến Nhật Bản, người ta thường nghĩ rằng đó là một đất nước công nghiệp phát triển có nhiều đồ điện tử và xe hơi, một đất nước có bộ quần áo truyền thống đẹp nổi tiếng mang tên Kimono, ít ai có thể hình dung được ở Nhật Bản, một đất nước của Phật giáo, có nhiều tượng phật lớn, đặc biệt có bức tượng phật rất lớn mang tên Ushiku Daibutsu (Ngưu Cửu Đại Phật) đạt kỷ lục lớn nhất thế giới đã được ghi trong Guiness Book of Records, và là một trong những kỳ quan của thế giới.

Bức đại tượng Phật Di Đà Ushiku Daibutsu của Nhật Bản được xây dựng hơn 10 năm, và đạt kỷ lục là bức tượng Phật lớn nhất thế giới năm 1996. So với bức tượng Phật ở thành phố Lý Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc, bức tượng dựa lưng vào vách núi, bề ngang 28m và cao 71m đã từng một thời được coi là bức tượng (bằng đá) lớn nhất thế giới thì bức tượng Ushiku Daibutsu của Nhật Bản hơn cả về độ cao lẫn sự hiện đại. Những thông số chính của đại tượng Phật Ushiku như sau:

Tổng chiều cao: 120m
Trọng lượng tổng thể: 4000 tấn
Độ vươn của tay trái: 18.0m
Chiếu cao của đầu: 20.0m
Chiều dài của mắt: 2.5m
Chiều dài của miệng: 4.0m
Chiều dài của mũi: 1.2m
Chiều dài của tai: 10.0m
Chiều dài ngón tay trỏ: 7.0m

Đại tượng Phật Ushiku nằm ở thành phố Ushiku của tỉnh Ibaraki, một tỉnh nằm về phía đông bắc của Tokyo. Từ Tokyo bạn có thể đáp tàu điện đường Joban đến ga Ushiku rồi đi tắc-xi mất khoảng 15 phút, nếu bạn ra cửa phía đông của ga Ushiku bạn có thể đi xe buýt mất khoảng 30 phút. Đại tượng Phật Ushiku được xây dựng thành một công trình kiến trúc hiện đại. Khi bạn đến gần khu bức tượng này bạn sẽ nhìn thấy một ông Phật đứng sừng sững cao chọc trời (xem ảnh) giữa một khu vực có rất ít nhà cao tầng. Đại tượng Phật Ushiku vĩ đại này được ghép từ 6000 phiến đồng thiếc (seido, thanh đồng) có độ bền cao. Trong lòng bức tượng được trang trí rất hiện đại có thang máy (lift) từ mặt đất lên đến độ cao 85 mét. Tượng Phật có 5 tầng với tên gọi như sau:


ushikudaibutsu-001

Tầng 1: Thế giới ánh sáng (Quang Thế Giới, Hikari no Sekai, Infinite Light and Infinite Life)
Tầng 2: Thế giới đền ơn báo đức (Tri Ân Báo Đức Thế Giới, Chion Hodoku no Sekai, World of Gratitude and Thanksfulness)
Tầng 3: Thế giới đài hoa sen (Liên Hoa Táng Thế Giới: Rengezo no Sekai, World of the Lotus Sanctuary)
Tầng 4, 5: Không gian núi Linh Ưng (Linh Ưng Sơn Gian: Ryojyusen no Aida, Room of Mt. Grdhrakuta)

Khi bạn vào trong lòng tượng phật (vé vào thăm cả khu tượng phật này 800 yên), bước vào tầng một bạn sẽ gặp một cảnh ánh sáng mờ ảo với nhiều màu sắc và âm thanh du dương huyền diệu, bạn sẽ có cảm giác như đang đi vào cõi phật. Người hướng dẫn sẽ giới thiệu cho bạn về cấu trúc của tầng một và ý nghĩa của “Thế giới ánh sáng”, đó là không gian tạo nên cảnh quan “thế giới tịnh” của A Di Đà Như Lai (Ajidanyorai). Tiếp theo đó, người hướng dẫn sẽ dẫn bạn vào thang máy để lên tầng trên.

Nếu bạn lên tầng hai với tên là “Tri Ân Báo Đức Thế Giới”, đó là nơi bạn có cảm giác như đang cầu nguyện để đền ơncảm tạ tới A Di Đà Như Lai. Tiếp lên tầng ba, bạn sẽ như lạc vào “miền cực lạc” (Cực Lạc Tịnh Thổ, Kyokuraku Jodo) trong cõi phật. Và ở tầng bốn, tầng năm bạn sẽ được ngắm không gian “Linh Ưng Sơn”, bạn có thể nhìn quang cảnh xung quanh vùng Ushiku qua bốn cửa sổ ở bốn phương đông tây nam bắc. Cuối cùng bạn có thể mua được những đồ vật làm quà lưu niệm cho bạn bè.

Khi bạn tới thăm khu đại tượng phật Ushiku, bạn còn có thể ngắm nhiều công trình khác trong khu khuôn viên của đại tượng Phật. Dành cho các bạn khám phá thêm những điều lý thú của vùng Ushiku.

 

ushikudaibutsu-002

 

Khi đến Nhật Bản, bạn còn có thể đến thăm những nơi danh lam thắng cảnh có đại tượng phật khác như đại tượng Phật Nara (được xây dựng năm 752) nằm ở Chùa Đông Đại (Todaiji, Đông Đại Tự) thành phố Nara, tỉnh Nara. Đại tượng Phật Nara có chiều cao 14,98m, nặng 252 tấn, và so với đại tượng Phật Ushiku thì rất nhỏ bé, người ta hình dung có thể đem đặt đại tượng Phật Nara gọn gàng trên lòng bàn tay trái của đại tượng Phật Ushiku.

Một công trình khác thuộc kỳ quan của Nhật Bản là đại tượng Phật Kamakura, thuộc tỉnh Kanagawa, tỉnh phía nam của Tokyo. Bức tượng Kamakura được làm bằng đồng thau từ năm 1246, có chiều cao 11,31m, nặng 121 tấn. Hiện nay người ta đang tu sửa lại bức tượng này.

Nếu bạn dành thời gian và có thú vui thăm các đại tượng phật ở Nhật, bạn còn có thể ngắm được một số bức tượng phật khác như tượng Phật Takaoka (cao 5,0m) tỉnh Toyama được làm năm 1221, bức tượng Phật Kamagaya (chiều cao tượng 1,8m, chiều cao của bệ 2,46m) thuộc tỉnh Chiba được làm năm 1776, bức tượng phật Gifu (cao 13,7m) được làm năm 1832 tại tỉnh Gifu, bức tượng phật Hyogo (tổng chiều cao 7,0m) được làm năm 1944 (năm Chiêu Hòa thứ 19) tại tỉnh Hyogo. Bạn cũng có thể tới thăm một số tượng phật khác trên toàn đất nước mặt trời mọc.

Gần đây Ấn Độ, quê hương của Phật tổ, đã quyết định chi ngân sách cho việc xây dựng một bức tượng phật bằng đồng thiếc cao to hơn bức tượng Ushiku của Nhật Bản. Theo báo AFP, pho tượng bằng đồng thiếc này dự kiến sẽ cao 152,4 mét, và được trưng bày trong một công viên ở thị trấn Kushinagar, bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ (nơi Đức Phật nhập đại niết bàn khoảng 2,5 nghìn năm trước). Sau khi bức tượng của Ấn Độ này được hoàn thành, sẽ lớn hơn đại tượng Phật Ushiku của Nhật.

Thích Minh Thông

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/07/2013(Xem: 13420)
21/07/2013(Xem: 13408)
21/07/2013(Xem: 14502)
08/12/2010(Xem: 45419)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :