Tác giả: Alexander và Chodron
Người dịch: Minh Chánh
Một trong các kết luận rằng cả khoa học và Phật giáo đều có điểm chung là không chấp nhận Đấng Sáng Tạo. Trong khoa học, lý thuyết bảo tồn trạng thái của vật chất và năng lượng cho rằng “vật chất và năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển biến từ dạng này sang dạng khác”.
Quan điểm thực tiễn
Hỏi: Bạn có thể nói thêm về mối quan hệ giữa Phật giáo và khoa học, đồng thời cung cấp cho một số ví dụ cụ thể về những điểm chung của họ?
Đáp: Những cuộc đối thoại giữa các vị sư Phật giáo, như đức Đạt Lai Lạt Ma với các nhà khoa học, hầu hết chủ yếu tập trung vào ba lãnh vực chính. Một là thiên văn vật lý, chủ yếu liên quan đến phát triển vũ trụ như thế nào. Liệu nó có một sự khởi đầu? Nó được tạo ra hoặc là một phần của quá trình vĩnh cửu? Chủ đề thứ hai là vật lý hạt, liên quan đến cấu trúc của nguyên tử và vật chất. Lãnh vực thứ ba là thần kinh học, nói về cách thức hoạt động của não bộ. Đây là những lãnh vực chủ chốt.
Một trong các kết luận rằng cả khoa học và Phật giáo đều có điểm chung là không chấp nhận Đấng Sáng Tạo. Trong khoa học, lý thuyết bảo tồn trạng thái của vật chất và năng lượng cho rằng “vật chất và năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển biến từ dạng này sang dạng khác”. Những người theo đạo Phật hoàn toàn đồng ý và khai triển nguyên lý của thiện tâm. Trong Phật giáo, “tâm” nghĩa là nhận thức về hiện tượng-hoặc có ý thức hoặc vô thức-và nhận thức về hiện không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển biến. Do vậy, sự tái sanh chỉ đơn thuần là một sự chuyển hóa liên tục của nhận thức cá nhân về hiện tượng, nhưng bấy giờ mang một thân hình khác trên phương diện vật chất.
Các nhà vật lý học luôn nhấn mạnh vào vai trò của người quan sát trong việc xác định bất cứ điều gì. Ví dụ, từ một quan điểm nhất định, ánh sáng là vấn đề, nhưng ở một gốc độ khác, ánh sáng là năng lượng. Hình thức ánh sáng của hiện tượng có vẽ như tồn tại phụ thuộc vào nhiều biến số, đặc biệt trên phạm vi khái niệm của người quán sát đang sử dụng để phân tích nó. Như vậy, các hiện tượng vốn không tồn tại như thế này hoặc thế khác từ các khía cạnh của chúng, cũng không liên quan gì đến nhận thức lãnh hội chúng.
Phật giáo cùng khẳng định rằng: “các pháp tồn tại luôn phụ thuộc vào người quán sát và phạm vi khái niệm liên quan đến chúng”. Ví dụ, liệu một tình huống nhất định tồn tại như một vấn để khủng khiếp hoặc một điều gì đó có thể giải quyết phụ thuộc vào người quán sát, người tham dự vào. Nếu ai đó có phạm vi khái niệm “đây là tình huống không thể và không có gì thực hiện được”, thì thực chất có vấn đề rắc rồi không thể được giải quyết. Tuy nhiên, với trạng thái của tâm mà nghỉ rằng “điều này rất rắc rối và phức tạp, nhưng có một phương pháp giải quyết nếu chúng ta tiếp cận nó theo cách khác”, thì người đó rất cố gắng tìm ra một giải pháp phù hợp. Nên biết, một vấn đề lớn đối với người này không phải là vấn đề rắc rối của người khác. Nó phụ thuộc vào người quán sát. Các vấn đề của chúng ta vốn không tồn tại như các vấn đề vô cùng lớn lao. Do đó, khoa học và Phật giáo đều đi đến kết luận: “các hiện tượng tồn tại bằng cách này hay cách khác thường xuyên phụ thuộc vào người quán sát”.
Tương tự như vậy, các nhà thần kinh học và phật tử đều lưu ý đến mối quan hệ duyên sinh của vạn hữu. Ví dụ, khi các nhà thần kinh học kiểm tra não trong một nổ lực để tìm thấy những gì tạo nên phán quyết của chúng ta, họ nhận thấy rằng không có chủ tể phán quyết riêng biệt trong não bộ. Không có ai được gọi là cái “tôi” nằm trong đầu để tiếp nhận thông tin từ con mắt, lổ tai v.v như thế trên màn hình máy tính, và tạo ra quyết định bằng cách ấn vào một nút nhỏ để ra lệnh cho cánh tay làm điều này, đôi chân làm điều kia. Thay vào đó, những quyết định là kết quả của sự tương tác phức tạp thuộc mạng lưới to lớn của xung lực thần kinh với các quá trình điện phân và hóa chất. Chúng cùng nhau mang lại kết quả, một quyết định. Điều này xảy ra nhưng không hề có một thực thể cá biệt được gọi là chủ tể phán quyết. Phật giáo cũng nhấn mạnh: “không có cái tôi vĩnh cửu và nằm cố định trong đầu nhằm tạo ra các quyết định của chúng ta”. Thông thường, chúng ta nói: “tôi đang thể nghiệm điều này, tôi đang thực hiện điều kia”, nhưng trên thực tế, những gì xảy ra là kết quả của một sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố khác nhau. Khoa học và Phật giáo dường như có điểm rất tương đồng trong ãnh vực này.
Hỏi: Thời gian là gì?Khi còn đi học, chúng ta cần thời gian cho các bài diễn thuyết và phải có đủ thời gian để chuẩn bị các nghiên cứu hoặc thực hiện trách nhiệm của mình trong công việc. Vậy, làm thế nào chúng ta có thể hiểu thời gian để tạo nên cuộc sống thoải mái hơn?
Đáp: Phật giáo xác định rằng thời gian là “thước đo của biến đổi”. Chúng ta có thể đo lường sự biến đổi trong phạm vi chuyển động của các hành tinh hoặc vị trí của mặt trời trên bầu trời. Chúng ta có thể đo lường nó trong các phạm vi của nhiều bài diễn thuyết mà chúng ta thực hiện trong một học kỳ-chúng ta đã hoàn tất 12 bài diễn thuyết và còn hơn hai bài bị bơ quên-hoặc chúng ta có thể đo lường nó trong các phạm vi của chu kỳ cơ thể và vật lý-chu kỳ kinh nguyệt, số lượng hơi thở mà chúng ta thể hiện v.v Đây là những cách thức khác nhau trong việc đo lường sự biến đổi, và thời gian đơn thuần chỉ là phép đo của sự biến đổi. Thời gian tồn tại, nhưng tùy theo cách nghỉ của chúng ta về nó ra sao, thời gian sẽ tác động đến chúng ta có khác biệt. Ví dụ, chúng ta nghỉ rằng “chỉ còn lại một ngày cho tôi trước kỳ thi!”. Bởi vì chúng ta đang nghỉ về thời gian trong một con số nhỏ hẹp, chúng ta trở nên lo âu vì không có đủ thì giờ. Nếu nghỉ về nó theo cách khác: “còn 24 giờ nữa”, thì dường như chúng ta có đủ thời gian để ôn soạn bài vở. Theo tâm lý, thời gian phụ thuộc vào cách nhìn của chúng ta về nó. Nếu xem thời gian là một cái gì đó cứng nhắc và ngột ngạt, thì chúng ta sẽ bị nó gây chôn vùi và không có đủ thời gian. Tuy nhiên, nếu thẳng thắn nhìn nó, như bao nhiêu thời gian mà mình có, thì chúng ta sẽ cố gắng tận dụng nó hợp lý thay vì trở nên lúng túng khó chịu.
Hỏi: Phật giáo nhấn mạnh về lý luận học (logic) và lập luận. Vậy, có một điểm nhất định không như trong các tôn giáo khác với một bước nhảy vọt của đức tin là rất cần thiết?
Đáp: Phật giáo không đòi hỏi điều đó. Chúng ta có thể thấy nó qua định nghĩa của phật giáo về hiện tượng vạn hữu. Những gì tồn tại được định nghĩa rằng: “có thể được biết đến”. Nếu không thể được biết đến, thì nó không tồn tại, ví như sừng thỏ, lông rùa hoặc môi gà. Chúng ta có thể tưởng tượng đôi môi con người trên một con gà; có thể hình dung đôi môi trên cơ thể con gà qua bức tranh biếm họa, nhưng chúng ta chưa bao giờ thấy đôi môi của con gà trên con gà bởi vì không thể có hiện tượng này xuất hiện. Nó không tồn tại bởi vì nó không thể được biết đến. Điều này ngụ ý rằng tất cả mọi thứ tồn tại đều phải được biết đến. Có thể đối với tâm của chúng ta-cụ thể là hoạt động tinh thần của chúng ta qua nhận thức về hiện tượng-để ba quát mọi thứ. Có một số đoạn trong kinh cho rằng “tính tuyệt đối vượt thoát khỏi tâm thức và ngôn từ”. Trước hết, tôi không muốn dịch thuật ngữ “tuyệt đối” nảy ra tiếng Anh, bởi vì nó quá rộng lớn vượt thoát khỏi chúng ta, như thể nó là một cái gì đó trên bầu trời. Thay vào đấy, tôi thích hơn khi dịch nó là “hiện thực sâu kín nhất về các pháp”. Hiện thực sâu kín nhất về các pháp đang tồn tại. Nó vượt thoát khỏi tâm thức, khái niệm và ngôn từ trong ý nghĩa là thoát ra khỏi các phương thức nhìn nhận thông thường của chúng ta về các pháp. Ngôn ngữ và khái niệm hàm ý rằng các pháp tồn tại trong hai phạm trù: bóng tối và ánh sáng. Người tốt, người xấu, người ngu, người thông minh-ý nghĩa của việc sử dụng ngôn ngữ là các pháp thực chất tồn tại rất rõ ràng như vậy qua các phạm vi độc lập :”đây là một người câm, anh ta không thể thực hiện điều gì đúng đắn cả”; hoặc “đây là một người tuyệt vời”. Nhận thức về thực tại là thấy được rằng các pháp không tồn tại trong những cách mơ hồ không thể xác định, hay trong các phạm trù bóng tối và ánh sáng. Các pháp luôn hiển bày và năng động. Một người có lẽ không thể làm điều gì bây giờ, nhưng điều đó không có nghĩa anh ta/cô ta hoàn toàn là một kẻ ngốc. Người này có thể tồn tại trong nhiều lãnh vực khác-một người bạn, một người cha, một người mẹ v.v Do đó, khi chúng ta nói rằng hiện thực sâu kín của các pháp tồn tại trong phạm vi vượt thoát khỏi tâm thức và ngôn từ, thì chúng ta đang đề cập đến hiện thực các pháp không tồn tại trong những phạm trù mà khái niệm và ngôn ngữ ngụ ý chúng đang thể hiện. Tâm của chúng ta có khả năng thấu suất điều đó.
Nên biết, không phải tâm chúng ta không thể bao quát các pháp chắc chắn, vì thế chúng ta phải thực hiện một bước nhảy vọt của niềm tin để tin tưởng vào chúng. Phật giáo chưa bao giờ yêu cầu chúng ta thiết lập niềm tin mù quáng. Ngược lại, đức Phật dạy “đừng tin những gì ta nói rồi tôn kính ta, ông hãy thể nghiệm lời dạy của ta ngay nơi chính bản thân ông, như khi ông đang mua vàng vậy”. Đó là sự thật trên tất cả sự thật. Tính lôgic của một điểm cụ thể có lẽ không lập tức hiển hiện rõ đối với chúng ta. Tuy nhiên, không nên bác bỏ một điều gì đó chỉ vì ban đầu chúng ta không hiểu nó. Bằng cách tìm hiểu và nghiên cứu, một điều gì đó mà trước đây chúng ta không hiểu có thể bắt đầu có ý nghĩa.