TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC
Bhikkhu P.A. Payutto - Mỹ Thanh Việt dịch
Trích dịch từ Toward Sustainable Science.
A Buddhist Look at Trends in Scientific Development
Từ những buổi đầu tương đồng cho đến sự chia rẻ: Thông thường Tôn giáo xuất hiện từ những lo sợ, nhất là nỗi lo sợ về thiên tai như: sấm sét, lụt lội, động đất, núi lửa, và bão tố. Những hiểm nguy này luôn đe dọa đời sống con người từ bao thế kỷ. Người xưa đã không hiểu rõ sự vận hành của thiên nhiên, không hiểu được nguyên nhân của những thiên tai này; và vì sợ thiên tai nên con người mới bắt đầu tìm kiếm những câu trả lời, những nguyên nhân. Cuộc tìm kiếm này mở màn cho những giải đáp về những gì đang xảy ra chung quanh đời sống của con người.
Sự nhận thức về hiểm nguy và sự muốn được an toàn là nguyên nhân chánh cho Tôn giáo và Khoa học ra đời. Song song với nỗi lo sợ về thiên tai, con người cũng kinh ngạc, thán phục trước những kỳ công của thiên nhiên. Đây không phải là sự tò mò ngẫu nhiên: con người bị bắt buộc phải tìm ra những giải đáp cho những thiên tai đang đe dọa mạng sống của họ. Do đó, vì lo sợ và vì cố gắng muốn thoát khỏi những nguy hiểm đó mà con người gián tiếp khao khát muốn biết sự thật về đấng tạo hóa; và từ đấy mà Khoa học ra đời.
Tôn giáo ra đời vì nỗi mong muốn tránh nguy hiểm, và Khoa học ra đời từ ước vọng muốn biết sự thật về tạo hóa.
Lịch sử cho chúng ta biết buổi đầu của những tìm tòi có tính cách Khoa học xuất hiện nơi nền văn hóa Ai Cập và Mesopotamia, được những vị Thầy tu hướng dẫn. Họ là những người đầu tiên đã thích thú tìm hiểu về thiên nhiên và họ đã bỏ thời gian tìm câu trả lời cho những thiên tai đang đe dọa con người.
Tuy nhiên, điểm tương đồng buổi đầu giữa Khoa học và Tôn giáo cũng là khởi điểm đã phân chia Tôn giáo và Khoa học. Lý do chia rẻ này nằm nơi lãnh vực Sự Thật về thiên nhiên.
Vì những nguy hiểm, đang đe dọa đời sống con người, liên quan đến sự sống chết, nên cần phải có những giải đáp tức thời. Khi mà một câu trả lời xuất hiện có thể chấp nhận được, thì liền ngay đó câu trả lời được ghi xuống và được chấp nhận như một điều luật của Tôn giáo. Những câu trả lời thích hợp được đưa ra bằng nhiều cách: những cuộc tế lễ đầy huyền bí, dưới mắt chúng ta hiện giờ là những việc dường như là vô lý, dầu vậy, lúc đó đây là một hình thức dễ được chấp nhận nhất. Với xã hội, hình thức này dần dần được hình thành cho Tôn giáo ra đời.
Hiện tại có những kẻ bỏ thời gian để thu lượm bằng chứng, họ phân tách và làm thí nghiệm. Những người này, qua những thí nghiệm và những quan sát, họ đã có được những câu trả lời không đồng với quan niệm Tôn giáo. Đây được gọi là "Khoa học," một sự hiểu biết được hình thành qua việc quan sát và thực nghiệm.
Đây là điểm không tương đồng giữa Khoa học và Tôn giáo.
Câu trả lời như là một liều thuốc cho sự cần thiết nhất thời, cho số đông, và nương nặng về lòng tin và sự trung thành, thiếu sự nhận xét khách quan. Đấy là Tôn giáo. Do đó, Tôn giáo nặng về tín ngưỡng.
Trong khi Khoa học dựa vào sự tìm tòi, tra cứu, quan sát và thực nghiệm. Khoa học không cho những câu trả lời chưa được chứng nghiệm; vì vậy, đây là môi trường chỉ dành cho một số ít người, không phải cho cả xã hội. Sự chứng nghiệm và quan sát tỉ mỉ này được tiếp nối và hình thành cái mà chúng ta ngày nay gọi là "Khoa học.”
Ngay tại điểm này chúng ta hiểu rõ sự khác biệt giữa Tôn giáo và Khoa học: Tôn giáo dành cho số đông, trong khi Khoa học chỉ có thể thích hợp cho một số ít người. Để giữ sự đồng nhất về việc tế lễ, cũng như việc dạy dỗ tín đồ, Tôn giáo nghiêng nặng về lòng tin. Tôn giáo bắt nguồn từ lòng tin, và dựa vào lòng tin để gìn giữ sự giáo huấn. Tôn giáo là một hệ thống tín ngưỡng không đổi thay với những giáo điều phải được tuân theo mà không được đặt câu hỏi.
Khoa học thì dành cho những người thích suy nghĩ, thích tìm hiểu. Tính chất của Khoa học là tìm tòi sự thật qua những thí nghiệm có căn cứ. Khoa học vì vậy gìn giữ và truyền bá sự thật qua sự hiểu biết có tính cách suy nghiệm và lý giải.
Tôn giáo được hiểu như là nơi có những giải đáp cho một sự thật duy nhất.
Thật ra không phải là Tôn giáo đưa ra những giải đáp, mà là những giải đáp được đưa ra bởi con người cần nó và từ đó mà Tôn giáo được hình thành.
Tôn giáo tìm ra giải đáp cho những vấn đề liên quan đến đời sống con người, từ thấp đến cao, đủ mọi trình độ. Mặt khác, Khoa học quán sát sự thật từ những biểu thị riêng rẻ. Khoa học tìm tòi và thu nhặt những mảnh vụn để ráp chúng lại với nhau và hy vọng tìm được câu trả lời thích đáng. Dù rằng Khoa học cần có những nguyên tắc chung, nhưng những nguyên tắc này cũng bị điều kiện hóa; vì vậy, sự thật tìm thấy được cũng không hẳn hoàn toàn. Chúng ta có thể nói Tôn giáo cho câu trả lời đầy đủ, còn Khoa học thì chỉ một phần.
Vì Tôn giáo và Khoa học có giới hạn, cho nên có một thành phần thứ ba xuất hiện, muốn tìm hiểu về sự sống và vũ trụ. Nhóm này không vừa ý với Tôn giáo vì câu trả lời không nằm trong phạm vi lý luận. Ngược lại, Khoa học có câu trả lời dựa trên nguyên nhân và lý luận nhưng chưa có những giải đáp tuyệt đối.
Nhóm thứ ba này không muốn chờ Khoa học cho câu trả lời, nên họ đã tự tìm lấy những giải đáp bằng cách lý luận và phân tách mà không cần sự kiểm chứng. Cách này đã cho ra đời một môn Khoa học được mệnh danh là triết học.
Chúng ta có thể dùng một thước đo để so sánh ba môn này từ một câu hỏi thông thường về thiên nhiên, như sau:
1. Khoa học - vì đang còn trong vòng kiểm chứng và quan sát nên chưa có được câu trả lời thích đáng.
2. Triết học - ráng tìm ra câu trả lời qua những phân tách và lý luận, mà chưa được kiểm chứng.
3. Tôn giáo - cho đầy đủ những câu trả lời mà không cần kiểm chứng.
Khoa học và Triết học đều xuất hiện sau Tôn giáo, và cả hai đều cố gắng tìm những giải đáp rõ ràng, minh bạch. Nhưng cả hai đều thất bại khi mà họ không cho được những giải đáp đầy đủ, thích ứng trong đời sống hằng ngày. Ngược lại, Tôn giáo vẫn tồn tại vì đã đáp ứng được những câu hỏi của con người mặc dù do lòng tin mà ra.
Bởi vì Tôn giáo đáp ứng được tức thời sự thật, câu trả lời cho số đông, nhưng không được kiểm nhận bằng năm giác quan, tất cả chỉ được dựa vào lòng tin. Và vì những giải đáp này không được kiểm chứng nên chúng luôn bị thay đổi.
Đôi lúc một câu trả lời được đưa ra: người ta không biết đúng hay sai vì đâu có kiểm chứng. Nếu họ tin thì họ chấp nhận liền. Sau đó nếu có câu trả lời khác, họ lại càng không biết đâu là đúng, vì cũng đâu có kiểm chứng. Do đó, có những kẻ thích câu trả lời cũ hơn là câu trả lời mới. Tôn giáo vì dựa trên niềm tin nên cũng bị đổi khác theo mực thước của niềm tin. Vì vậy chúng ta có thể thấy được rằng có bao nhiêu là Tôn giáo. Bởi vì câu trả lời bao gồm sự thật tuyệt đối chưa được kiểm chứng, chỉ dựa vào niềm tin. Do đó, khi có những giải đáp mới xuất hiện thì kẻ tin, người không.
Ngược lại, Khoa học trả lời chậm chạp, thứ tự, kiểm chứng từng điểm một. Khoa học giải quyết vấn đề bằng duy lý. Bởi thế mới có câu: "Có rất nhiều Tôn giáo nhưng Khoa học chỉ có một thôi." Nhưng theo cái nhìn lịch sử thì vì Khoa học không có cái nhìn thấu suốt về sự thật cho nên có rất nhiều môn Khoa học. Những lý luận về vạn vật và vũ trụ thay đổi không ngừng. Vì vậy mà hiện tại có rất nhiều môn Khoa học đang hiện hành. Có những Khoa học gia muốn kiểm chứng lại những lý thuyết đã có trước đây, họ không đồng ý với mớ lý thuyết cũ và vì vậy chúng ta nghe nói đến “vật lý mới” và “Khoa học mới.”
Khoa học đối đầu với ngoại cảnh, dựa trên mực thước của năm giác quan. Còn Tôn giáo thì nhắm vào ngoại cảnh và con người trong bối cảnh đó. Khoa học chỉ nhắm vào sự quan sát ngoại vật; Tôn giáo thì nhắm vào con người với khả năng của các giác quan đối với ngoại cảnh.
Vì Tôn giáo nhắm vào sự phát triển mức độ tinh thần của từng cá nhân, cho nên đây là điểm khá phức tạp nơi Tôn giáo.
Dù trong trường hợp nào, Tôn giáo cũng chỉ nhắc đến con người khi mà họ đang có những vấn đề, và vấn đề này cần được giải quyết.
Khi mà tìm nguyên nhân của một vấn đề thì Tôn giáo nhìn vào ngoại cảnh chung quanh, không khác chi là Khoa học. Tôn giáo nhìn vào ngoại cảnh để tìm ra nguyên nhân của vấn đề, hoặc của đau khổ.
Tôn giáo tìm kiếm sự thật để giải quyết những vấn đề của con người, trong khi đó thì Khoa học tìm sự thật chỉ để thỏa mãn khối óc tò mò.
Có những Tôn giáo vì muốn có câu trả lời cấp tốc cho một số vấn đề đã buộc phải giải thích rằng nguyên nhân là do những lực ngoài khả năng của con người, như lực của thượng đế, thánh thần, ma quỷ, v.v...
Về những hiện tượng thiên nhiên như sấm sét, động đất, v.v... những buổi cầu nguyện hay tế lễ được đặt ra. Về bệnh hoạn, sợ hãi hay bệnh tâm thần, thì những người “đồng cốt, thầy bùa” làm những lễ đặc thù huyền bí để chữa bệnh. Trong lúc đó Khoa học vì không bị thúc đẩy phải có câu trả lời cấp tốc nên họ tìm kiếm nguyên nhân và truy xét một cách từ từ.
Về mặt Tôn giáo, Phật giáo nhắm vào cuộc sống của con người, nhưng không quy lỗi của những vấn đề chỉ nơi ngoại cảnh. Phật giáo nhìn vào nguyên nhân của vấn đề nơi “Nhân và Quả" Nhân và Quả nơi con người như có những ý nghĩ không lành mạnh, hoặc hành động không tốt, bên ngoài cũng như bên trong, dù có hình tướng hay không hình tướng.
Theo bình thường thì những Tôn giáo giáo huấn tín đồ bằng những luật lệ, để củng cố nền đạo đức hay nhân phẩm. Nhưng thường thường thì vì vâng lời, hoặc sợ bị trừng phạt, hay vì lợi ích về sau mà người ta tuân theo những điều luật này, hơn là vì hiểu rõ những nguy hại cũng như lợi ích của nó theo quy luật của thiên nhiên.
Tôn giáo hướng vào những khát vọng khác nhau của bao từng lớp con người; vì vậy theo thời gian, Tôn giáo cũng có nhiều tông phái vì trình độ hiểu biết của con người cũng không giống nhau.
Trong quá khứ, sự thật Khoa học được kiểm chứng bằng năm giác quan; theo thời gian, chúng ta có những dụng cụ tối tân như viễn vọng kính, kính hiển vi, làm tăng cường khả năng của các giác quan. Nhưng nay thì những dụng cụ này đã đạt đến tuyệt đỉnh của chúng, và bây giờ chúng ta cần những máy móc tinh vi hơn, tuyệt xảo hơn.
Hiện nay ngôn ngữ toán học và vi tính là những dụng cụ mới nhất được dùng cho việc kiểm chứng.
Sự phát triển của Khoa học tăng dần với những dụng cụ kiểm chứng tối tân, đã trở thành một nghành chuyên môn mà ít có người lãnh hội được, vì một người bình dân đâu có phương tiện có những máy móc tối tân để giúp họ kiểm chứng về những phát minh của Khoa học.
Ngược lại, Tôn giáo dành cho số đông. Cho nên một người bình dân vẫn có thể hoặc tiếp thu hoặc loại bỏ mà không cần kiểm chứng.
Mặc dầu có một số Tôn giáo, tựa như Khoa học, dành phần “sự thật” cho một số ít được lựa chọn, các thầy tu, thầy tế lễ, có khi họ còn được ưu tiên để mà thăng tiến trên đường tâm linh, và đây là kết quả của sự điều hành có tính cách cá nhân hơn là bản chất thật sự của Tôn giáo.
Phật giáo thì không có phân biệt vì bản chất thật của thiên nhiên là Phật tánh. Làm sao chúng ta có thể độc tôn Phật tánh? Mỗi một cá nhân có quyền hiểu và thực hành để giác ngộ sự thật, tuỳ theo sự thông minh và hiểu biết riêng của mỗi người.
Nên nhớ là có hai loại không có khả năng kiểm chứng sự thật. Loại thứ nhất vì không có những dụng cụ cần thiết để kiểm chứng, loại thứ hai thì vì những sự thật này không thể kiểm chứng bằng dụng cụ.
Hiện tại Khoa học đang rối đầu về hai vấn đề nêu trên, nhất là cố gắng định nghĩa về sự thật tối cao, hoặc giả tìm tòi câu trả lời trong thế giới của tinh thần.
Nếu cái nhìn của Khoa học không được mở rộng, thì chắc chắn Khoa học sẽ đi vào ngõ cụt. Khoa học có được nguồn cảm hứng phải tìm cho ra câu trả lời về vũ trụ, nhưng hình như chúng ta chưa bao giờ có được câu trả lời thích đáng. Cũng như trong sự tìm tòi nghiên cứu Khoa học dường như gần tìm thấy sự thật, nhưng hiện tại sự thật vẫn nằm ngoài vòng tay của Khoa học.
Thêm vào Khoa học “mới” và Khoa học “cũ”, hoặc vật lý “cũ”, vật lý “mới”, chúng ta còn có một thứ Khoa học dành cho những người chuyên môn và một thứ khác dành cho người bình dân. Bao nhiêu là khái niệm Khoa học mà một người bình dân không thể nào tưởng tượng được. Chẳng những anh ta không có khả năng để hiểu, còn nói chi việc tự kiểm chứng. Đây không phải chỉ xảy ra cho người bình dân: một số khái niệm của Khoa học cũng rất khó hiểu và không tưởng tượng nỗi đối với một số Khoa học gia...Vì vậy chỉ có thể tin vào lời nói người đi trước.
Hãy lấy một thí dụ. Theo Khoa học, ánh sáng chỉ là một làn sóng và là một phân tử.
Những Khoa học gia đi tìm định nghĩa cho bản chất của ánh sáng: “đây là một phân tử, đúng không?”
Một nhóm trả lời,” đúng thế. Đây là một phân tử, một luồng năng lượng điện lực (photon)”.
Nhưng nhóm khác lại nói, “ Không, ánh sáng là một làn sóng.”
Cuối cùng thì ánh sáng vừa là một phân tử và vừa là một làn sóng. Nhưng đó là cái gì vậy? Điều này cần được chứng minh bằng toán học, và bước này thật là ngoài tầm hiểu biết của người dân bình thường.
Hãy nhìn vào một số thí dụ khác: những nhà thiên văn nói với chúng ta là có những lỗ hũng đen (black hole) trong vũ trụ. Chúng là những vì tinh tú có sức hút rất mạnh đến nỗi ánh sáng là một phân tử cũng không thoát khỏi, cũng bị hút vào đó. Bây giờ đối với một người bình thường, họ phải hiểu sao đây? Cái gì mà ánh sáng cũng không thoát khỏi?
Kế đến họ nói trong những lỗ hủng đó, vật chất và năng lượng đều bị kết lại thành những khối dầy đặc mà không có gì trên trái đất có thể so sánh được. Để minh họa, họ nói, nếu khoảng không, của một tòa nhà lớn như Empire State Building, (một trăm lẻ hai tầng), được lấy ra và trọng lượng của khoảng không này được kết dồn lại như kích thước của một cây kim! Những Khoa học gia giải thích như trên về định nghĩa lỗ hủng đen là gì. Một người bình dân phải hiểu sao đây?
Thật ra, làm sao có thể hiểu được kích thước chỉ bằng cây kim mà trọng lượng lại là một toà cao ốc 102 tầng. Không thể nào hiểu nỗi, chúng ta chỉ có cách là tin họ. Chúng ta tin vào Khoa học trong một thời gian khá dài, cho dù có những nghi vấn. Nhưng thật ra trong lòng chúng ta ai ai cũng đều tự hỏi, “ ủa, cái gì kỳ vậy? Làm sao được kìa?”
Khoa học còn đang tìm cách chứng minh những tài liệu góp nhặt của họ. Những tài liệu này cũng chưa giải thích được những câu hỏi thông thường về thiên nhiên, vũ trụ, cũng như sự hiện hữu của một phân tử.
Khoa học đã đi rất xa về những kiểm chứng bằng các giác quan. Những giả thuyết được chứng minh bằng toán học, và rồi lại được thông dịch bởi những nhà vật lý. Sự thật được thu gọn trong những bài toán đại số, mà toán đại số không phải là chân lý, nên làm sao có thể giải thích về sự thật một cách rốt ráo được. Khoa học gia người Anh, ngài Arthur Eddington là người tìm ra phương cách để chứng minh thuyết vật lý của Einstein, đã nói như sau:
"Khoa học không có khả năng dẫn dắt con người đến chân lý. Khoa học chỉ có thể dẫn con người đến cái bóng của những ký hiệu."
Cả đến những phương thức quan sát kiểm chứng của Khoa học cũng không thật chắc chắn trăm phần trăm, vì bị giới hạn bởi những dụng cụ hay công thức.
Ngày xưa chúng ta tin tuyệt đối vào định luật sức hút của Newton, cho đến khi Einstein chứng minh rằng điều này không đúng hoàn toàn. Trên phương diện hạ nguyên tử (subatomic), định luật sức hút không áp dụng được. Trong thời của Newton, đâu có những dụng cụ để mà quan sát hạ nguyên tử. Chúng ta phải đợi đến thế kỷ 20 với sự hiện diện của Einstein, dùng toán học và lý luận để nhận định sự thật. Vì vậy chúng ta phải cẩn thận. Không thể tin chắc chắn vào điều gì, cho dù điều đó có được kiểm chứng bằng một cuộc thí nghiệm.
Tôi nhớ đến chuyện đàn gà và nông dân Brown. Mỗi sáng đàn gà thấy nông dân Brown đem đồ ăn đến. Ngày nào thấy ông Brown thì đàn gà được cho ăn. Cho ra công thức: "Gà thấy ông Brown = được cho ăn.
Vào một buổi sáng, ông Brown đến nhưng trong tay ông là một con dao... Công thức: Gà thấy ông Brown = được cho ăn, bị biến thành Gà thấy ông Brown = bị cắt cổ. "Vì thế sự kiểm chứng bằng cách quan sát liên tục không đứng vững, vì vậy không thể là một kết luận có thể định trước được.
Khoa học đáng lý phải giúp con người hiểu biết hơn, nhưng qua những kỹ thuật hiện đại ngày nay, con người chỉ biết hưởng thụ, chỉ nuôi dưỡng thêm tham, sân, si. Truyền hình được phát minh, thay vì xem để học hỏi thêm, để tăng trưởng sự hiểu biết và trí thông minh, nhưng phần đông con người chỉ xem TV là một thứ tiêu khiển giết thời giờ, và do đó họ trở nên quá dễ dãi và thờ ơ. Chúng ta có những phương tiện thông tin tối tân, thay vì dùng chúng để mở mang kiến thức, sự hiểu biết; đàng này ta dùng chúng để khuyến khích sự si mê.
Khoa học không chịu trách nhiệm về những lạm dụng kỹ thuật này. Thay vì dùng những kỹ thuật tối tân để giúp đời, chúng ta dùng chúng để làm giàu cho chính mình. Do đó, Khoa học để cho số đông tựa vào Tôn giáo. Đỗ lỗi cho ai đây? Khi một người hỏi: "Tại sao Tôn giáo làm cho con người dễ tin quá?" nhưng cũng bị hỏi ngược lại "Tại sao Khoa học lại bỏ rơi con người cho Tôn giáo?"
Có rất ít người có được sự hiểu biết sâu sắc về Khoa học. Phần đông, họ chỉ tin vào những gì họ nghe nói hoặc họ học được. Vì vậy Khoa học ngày nay từ từ cũng trở thành gần như Tôn giáo, chỉ có tin hay không tin mà thôi.
Khi mà Khoa học có thể giải đáp rốt ráo được những câu hỏi của con người thì lúc đó Khoa học sẽ được hoàn hảo. Có những Tôn giáo sẽ bị đào thải. Ngược lại, Tôn giáo nào mà dẫn đến chân lý, sẽ đứng vào vị trí thống nhất với Khoa học. Lúc đó, Khoa học và Tôn giáo sẽ đạt đến một điểm chung, điểm cuối cùng nơi mà Tôn giáo trở nên Khoa học và Khoa học trở thành Tôn giáo, sự chia rẻ đôi bên sẽ vĩnh viễn bị mất đi.
Chúng ta đến trái đất chỉ trong một thời hạn. Những hoàn cảnh đang đe dọa chung quanh không cho chúng ta trể nãi. Những vấn đề trong cuộc sống cần được giải đáp cấp tốc hoặc cần có một thuốc chữa, bây giờ, ngay cuộc sống hiện tại.
Cho dù Khoa học có cách giải quyết một số vấn đề của chúng ta, Khoa học cũng bị trở ngại là "ít quá, trễ quá." Khi nói "ít quá", tôi muốn nói đến sự hiểu biết của Khoa học về những vấn đề cơ bản trong cuộc sống con người. Khoa học không thể làm cho con người tốt hơn, không làm cho con người vui vẻ, không thể chỉ cho con người làm sao để sửa đổi những thói quen xấu, không trị được đau khổ, buồn bã, giận hờn, thất vọng, v.v... Khoa học không thể giải quyết được những vấn đề xã hội.
Về mặt y học, Khoa học đã phát minh một số thuốc giúp ích cho một số bệnh nhân mất ngủ, hay bị bệnh tâm thần... Một số người bệnh tâm thần nặng được bớt bệnh. Và những Khoa học gia tin rằng trong tương lai họ có thể phát minh ra được viên thuốc làm cho con người hạnh phúc. Khi mà bạn đang buồn, uống vào viên thuốc tức khắc nỗi khổ tan biến liền...Nhưng lúc này không còn là y học nữa, mà biến thành chủ nghĩa khoái lạc. Khoa học đã chứng minh được rằng trong óc của con người, khi vui hay buồn đều tiết ra những chất hóa học, nếu Khoa học có thể chế ra những chất này thì khi buồn hay thất vọng chỉ cần uống viên thuốc sẽ yêu đời ngay. Những viên thuốc “hạnh phúc” sẽ được bán như thực phẩm, lúc ấy sẽ không còn ai buồn khổ hay thất vọng, chỉ có yêu đời và hạnh phúc thôi.
Tôn giáo thì muốn đưa con người đến chỗ tự do. Con người có thể hạnh phúc mà không cần những điều kiện từ bên ngoài đưa đến. Nhưng sự dùng thuốc để được hạnh phúc sẽ bắt con người nương dựa vào những điều kiện bên ngoài để được hạnh phúc, làm cho con người mất dần khả năng tự chủ.
Khoa học không khác các Tôn giáo cổ xưa là bao, khi bắt con người dựa vào những phát minh của Khoa học để mưu cầu hạnh phúc. Ngày xưa cũng thế, vì sợ thánh thần, thượng đế trừng phạt, con người đã cầu xin, van lạy, cúng tế và đặt mạng sống họ vào tay đấng thiêng liêng. Trong hai trường hợp, hạnh phúc và khổ đau của con người nằm trong tay các đấng thiêng liêng hoặc những điều kiện từ bên ngoài; và như vậy Khoa học và Tôn giáo cổ xưa đã hủy hoại tính độc lập của con người.
Khoa học tự nó không có khả năng giải quyết những vấn đề của con người. Theo từ ngữ Phật giáo, Khoa học và kỹ thuật không khuyến khích con người có những hạnh kiểm tốt (sìla), không khuyến khích con người thanh lọc tư tưởng (samàdhi). Khoa học tìm kiếm gom góp những tài liệu nhưng không chỉ cho chúng ta cách sống thế nào để hạnh phúc (panna).
Điều thứ hai là "trễ quá." Sự thật của Khoa học không hoàn toàn, nên không thể cho chúng ta những câu trả lời thích đáng, và cũng chưa có dấu hiệu gì cho thấy là Khoa học có thể trả lời những câu hỏi trên.
Sự hiểu biết về Khoa học thì thay đổi không ngừng. Lúc thì như thế này lúc thì như thế kia. Nếu chúng ta phải ngồi chờ Khoa học cho câu trả lời thích đáng thì có lẻ chúng ta sẽ chết trước khi biết được phải sống như thế nào cho xứng đáng với cuộc sống của mình.
Khoa học luôn tìm một nguyên tắc chung nhưng họ chỉ tìm được một phần nhỏ của nguyên tắc đó, như tìm được những mảnh vụn của một tấm hình lớn. Trong khi chờ đợi Khoa học giải thích về sự thật, chúng ta dùng những tiện nghi kỹ thuật đang có để nâng cao đời sống của chúng ta và cũng để chìu theo những dục vọng của chính mình.
Như vậy, thật ra không phải Khoa học, mà là kỹ thuật đã cho chúng ta những kết quả cụ thể. Để trả lời cho sự thật (hoặc không phải sự thật) của thế giới thiên nhiên, con người phải dựa vào Tôn giáo. Dùng Khoa học chỉ để có những tiện nghi vật chất. Đây là trường hợp của ngày nay.
Tôn giáo vẫn tồn tại trên trái đất vì con người vẫn còn chờ đợi một câu trả lời đầy đủ và hoàn toàn; câu trả lời đúng với trường hợp và có thể thực tập được liền. Vì những câu trả lời không được kiểm chứng và vì Khoa học không thể chứng minh được, cho nên phần đông con người tự tìm lấy niềm tin của mình.
Khoa học tiến nhanh nhưng chỉ trên phương diện kỹ thuật vật chất, còn về những nhu cầu của con người tìm hiểu sự thật về thiên nhiên thì Khoa học chưa có tiến triển gì khả quan.
Trong việc áp dụng Khoa học và kỹ thuật, lỗi lầm vẫn thường xảy ra. Sự sai lầm xảy ra vì không hiểu biết, vì thiếu kiểm soát hoặc thiếu thận trọng mà ra.
Chẳng hạn thuốc “chloramphenicol”. Có một dạo thuốc này tràn lan. Thuốc này nổi tiếng là thần dược, trị được bá bệnh. Khi bạn bệnh, chỉ cần mua và uống vài viên”chloramphenicol” được bày bán khắp nơi. Chừng khoảng mười năm sau, khám phá ra rằng chất thuốc này được tích tụ lại trong cơ thể và làm cho xương tủy ngừng phát triển những huyết cầu trong máu, và rất nhiều người chết vì bệnh bạch hầu (leukemia). Kế đến là thuốc DDT. Có dạo chúng ta nghĩ với thuốc DDT những vấn đề kiến, sâu, muỗi...sẽ không còn nữa. Con người nghĩ rằng họ có thể trừ diệt sâu bọ tận gốc với DDT. Mấy năm sau, khám phá ra rằng DDT có tính chất gây ung thư, có thể làm chết người. Thêm vào đó, trong lúc con người mang bệnh về chất thuốc này thì lũ sâu bọ được miễn dịch (immune), và thuốc trừ chúng không còn hiệu lực nữa. Một số quốc gia đã cấm dùng DDT, nhưng bên Thái Lan vẫn còn dùng DDT cho đến ngày nay.
Và đây là trường hợp thuốc “thalidomide”. Thalidomide là thuốc giảm đau rất được ưa chuộng trong y khoa. Thuốc nổi tiếng là đạt tiêu chuẩn vì trải qua rất nhiều thử nghiệm. Thuốc được tin dùng và quảng bá rằng là loại thuốc an toàn nhất. Thuốc được ca ngợi đến nỗi những nước giàu có, văn minh thường rất thận trọng về thuốc và y học, đã cho phép thuốc được bán theo toa bác sĩ. Thuốc bán được khoảng năm năm, cho đến năm 196l, khám phá ra rằng thuốc này khi uống bởi những phụ nữ đang mang thai, sẽ làm thai nhi bị biến dạng. Quá trễ vì khi thuốc bị thâu hồi nơi thị trường, thì đã có khoảng 8000 trẻ sanh ra bị dị dạng. Thí dụ khác, trường hợp CFC”s (chlorofluorocarbons). Nhóm hóa chất này được tin dùng cho tủ lạnh, máy lạnh, và những chai thuốc xịt. Nhưng sau đó, những Khoa học gia và những nhà môi trường trên thế giới đã lên tiếng là những chất này làm mất đi một phần màn khí uyển (ozone layer) cần thiết cho trái đất của chúng ta. Và do đó, những gì chúng ta nghĩ là tốt, là có lợi ích trở thành có hại.
Sự phát triển của Khoa học giúp cho sự hiểu biết của con người được nâng cao, đây là điều không chối cãi được. Nếu chúng ta nhìn kỹ sẽ thấy sự phát triển của Khoa học đồng thời cũng làm cho sự thông minh và hiểu biết của con người bị suy kém. Lúc đầu mới phát triển, Khoa học đã gây một ấn tượng sâu sắc cho con người với những phát minh mới lạ. Lúc ấy, tất cả mọi người đều trông chờ vào những phát minh mới và những kỹ thuật tân tiến. Tất cả những bí mật của thiên nhiên sẽ được khám phá và Khoa học sẽ đưa con người đến một thời đại hạnh phúc hoàn toàn. Những người tin tưởng hết lòng vào những câu trả lời của Khoa học bắt đầu nghi ngờ Tôn giáo, và đã có rất nhiều người mất hết niềm tin và bỏ đạo.
Đáng tiếc thay, sự thật mà Khoa học cung cấp chỉ là một phần nhỏ. Khoa học chỉ đối phó với thế giới vật chất. Khoa học không có câu trả lời cho những vấn đề nội tại của con người, và vì vậy con người đành quay lại với Tôn giáo.
Khoa học không thích thú tìm hiểu về vấn đề nội tại của con người, con người thì không để ý đến những điều này, vì vậy sự hiểu biết bị gián đoạn, tinh thần cũng như tâm linh của con người bị chậm tiến, có nơi còn bị thoái hóa.
Theo luật thiên nhiên, cuộc sống và những vấn đề của con người không cho phép con người lơ là với Tôn giáo. Theo nguyên tắc cơ bản, những câu trả lời cấp tốc và thiết thực đang cần thiết hơn bao giờ hết. Khi mà con người không còn bị lôi cuốn bởi Khoa học; lúc đó, họ sẽ quay trở về với Tôn giáo để tìm câu trả lời. Nhưng vì đã có sự gián đoạn nơi mặt phát triển tinh thần, nên con người tìm kiếm loanh quanh, và vì thế cần phải có một bước đầu mới. Nơi những nước văn minh, hiện đại, ta thấy có sự phát triển mạnh về Tôn giáo, mà nơi đó sự dị đoan và dễ tin vẫn hiện diện mặc dầu họ đang sống trong một xã hội rất văn minh và tân tiến về mặt kỹ thuật.
Nhưng cũng nhờ vào Khoa học mà con người hiểu rõ hơn về những Tôn giáo đang có mặt. Tôn giáo trong vai trò chủ động, trong vài tông phái, đã lợi dụng cơ hội để ngăn chận sự phát triển trí thông minh của con người. Vài Tôn giáo vẫn còn bám víu một cách mù quáng vào những thực hành & niềm tin vô lý.
Nói về sự phát triển của Khoa học: thái độ cũng như cách thức của môn này đã ảnh hưởng tốt đến Tôn giáo cũng như thái độ của Tôn giáo trong xã hội. Ít ra Khoa học cũng giúp cho Tôn giáo phải ước lượng lại giáo lý & thái độ hiện có. Khoa học được coi như là một thước đo để đánh giá những câu trả lời được đưa ra từ những Tôn giáo khác nhau.
Tuy nhiên, theo ý kiến chung, đặc biệt ở những nước mà ảnh hưởng Khoa học luôn hiện diện, Khoa học không ích lợi mấy cho cuộc sống cũng như không đem lại an lạc cho tinh thần. Khá nhiều người không thích mấy Khoa học. Khi mà họ nhìn Khoa học với vẻ tán thành, niềm tin của họ cũng không khác người xưa là bao, khi người xưa nhìn vào bùa chú, pháp thuật. Thật là ngây thơ, khi cơ bản không dựa trên sự hiểu biết. Đây mới là tinh thần Khoa học. Khi mà số đông nghĩ về Khoa học, họ thường nhìn thẳng đến những phát minh kỹ thuật; những kỹ thuật được dùng như một phương tiện để thỏa mãn những ham muốn của họ. Vì vậy, sự phát triển của Khoa học chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ trên phương diện kiến thức, hiểu biết, và quan niệm xã hội.
Con người bắt đầu bớt thích thú về Khoa học và bắt đầu tìm kiếm những gì họ cần nơi Tôn giáo. Nhiều Tôn giáo nhắm vào những điểm này trên những trình độ khác nhau. Đồng thời có những thành viên trong vòng Khoa học bắt đầu công nhận giới hạn của Khoa học chính thống, và mở mang sự nghiên cứu trong cái nhìn của Tôn giáo. Bước đầu cho sự kết hợp giữa Tôn giáo và Khoa học, để cùng dẫn dắt nhân loại đến sự thật, hòa bình, với một cuộc sống không còn những bám víu điên rồ.
Mặt khác, có thể là Khoa học đang tìm cách chứng minh những gì mà Tôn giáo đã nói đến. Khi mà nhân loại không thể chờ đợi câu trả lời, thì chính Tôn giáo là câu trả lời cho chúng ta. Khi mà điều này chưa được minh chứng thì chúng ta chỉ có cách chấp nhận, chờ Khoa học từ từ chứng minh. Trong bối cảnh này, Khoa học là một cố gắng của con người để chứng minh những sự thật (hoặc là không thật) của Tôn giáo.
Nhìn vào phương diện này, Tôn giáo và Khoa học hòa hợp với nhau; vì đều bắt nguồn từ một điểm tương đồng, và một lần nữa Tôn giáo và Khoa học hợp nhất.
Theo thời gian, những giới hạn về cách thức của Khoa học sẽ một lần nữa được nhận diện. Khoa học sẽ không thể nào chứng minh được những sự thật mà Tôn giáo nói đến. Hiện nay một số Khoa học gia bắt đầu công nhận rằng chân lý tột cùng mà Tôn giáo đưa ra sẽ luôn nằm xa tầm tay của Khoa học.
Ghi chú:
-Sir Arthur Stanley Eddington, The Nature of the Physical World. (New York- Macmillan, 1929), p.282.
-(*) Sila, samadhi and panna, or moral restraint, concentration and wisdom, are the threefold foundation of Buddhist training.
[Trích dịch từ Bhikkhu P.A. Payutto, Toward Sustainable Science. A Buddhist Look at Trends in Scientific Development. (Bangkok - Buddhadhamma Foundation, 1993) pp 27-52].
Nhân Đọc Bài “Tôn Giáo Và Khoa Học” Của Ngài Bhikkhu P. A. Payutto Mỹ Thanh dịch Trần Chung Ngọc
Gần đây tôi có đọc bài “Tôn Giáo Và Khoa Học” của Ngài Bhikkhu P. A. Payutto, do Mỹ Thanh dịch từ Chương “Religion and Science” trong cuốn “Toward Sustainable Science. A Buddhist Look at Trends in Scientific Development”. Tôi đã đọc hầu như toàn bộ cuốn sách trên của Bhikkhu Payutto và tôi nghĩ nếu thêm vào đàng sau chữ “Look” một chữ “s” [Looks] thì có lẽ thích hợp hơn, bởi vì “A Buddhist Look at…” có nghĩa là “Một Cái Nhìn của Phật Giáo vào…”, còn “A Buddhist Looks at..” có nghĩa “Một Phật Tử nhìn vào…”. Tại sao tôi nghĩ như trên? Vì rõ ràng là những ý kiến của Ngài Bhikkhu Payutto chỉ là những ý kiến cá nhân, không thể nói là của Phật Giáo. Có một số nhận định mà tôi cho là không đúng sự thật, nhất là về khoa học, và đượm nhiều màu sắc thiên kiến, có lẽ vì tác giả bị ảnh hưởng bởi những gì tác giả thu thập được trong thời gian Ngài làm nghiên cứu sinh tại Trường Thần Học ở Đại học Harvard. [In 1981, he was invited to be a visiting scholar and subsequently appointed as a research fellow at the Harvard Divinity School, Harvard University.] Trong bài này tôi sẽ không phê bình bài “Tôn Giáo Và Khoa Học” của Ngài Bhikkhu P. A. Payutto. Tuy nhiên tôi xin trích sau đây vài nhận định của Ngài để đọc giả suy nghĩ và đối chiếu với những thực tế trong lịch sử các tôn giáo và khoa học của nhân loại, và xem những nhận định đó có thể áp dụng cho mọi tôn giáo và mọi bộ môn khoa học được không.
Lấy cảm hứng từ bài “Tôn Giáo Và Khoa Học”, nay tôi muốn thực hiện một ý định của tôi đã có từ lâu: viết một bài về “Khoa Học và Tôn Giáo” nhưng vẫn còn ngần ngại, vì đây là một chủ đề quá rộng lớn. Thật vậy, Khoa Học là một chủ đề rộng lớn, quá rộng lớn, và tôi tin rằng không một người nào dám nói là mình đã biết hết về Khoa Học. Tôn giáo cũng là một chủ đề rộng lớn, quá rộng lớn, tôi cũng tin rằng không một người nào dám nói là mình biết hết về mọi tôn giáo. Cho nên theo nguyên tắc, khi nói đến khoa học, chúng ta phải xác định là chúng ta muốn nói về những khía cạnh nào của khoa học, và ảnh hưởng của nó trên xã hội, nhân loại ra sao. Đối với tôn giáo cũng vậy, không ai có thể dùng từ tôn giáo để nói về mọi tôn giáo. Chúng ta phải xác định đó là tôn giáo nào, và tôn giáo đó đã giúp ích gì cho nhân loại, và sự thật mà tôn giáo đó nói đến, nếu có, là sự thật như thế nào. Chúng ta nên nhớ, lợi ích của khoa học, nếu đúng là lợi ích, là cho mọi người trên thế giới, không phân biệt tín ngưỡng, giàu nghèo, sang hèn. Còn lợi ích của tôn giáo, nếu có, thì chỉ cho số tín đồ của tôn giáo đó mà thôi. Trong phương trời Âu Mỹ, khi các học giả, khoa học gia, hay nhà tôn giáo bàn về ‘khoa học và tôn giáo”, thường thì họ muốn nói về những bộ môn khoa học, đặc biệt là về vũ trụ học, sinh hóa học, Vật Lý, Cổ sinh vật học, Nhân chủng học, di truyền học, về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc nhân loại v…v… mà những kết quả nghiên cứu không phù hợp với những giáo lý của các tôn giáo thờ thần như Ki Tô Giáo nói chung, Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Bởi vì qua nhiều thế kỷ đã có sự xung đột giữa khoa học và các tôn giáo thờ thần, mà thực ra chỉ có tôn giáo chống khoa học chứ không có vấn đề ngược lại. Do đó, trong bài này tôi xin tự hạn viết về “Science = Khoa học” và “Religion = tôn giáo” theo định nghĩa và quan niệm của Tây phương. Tôi xin để Phật Giáo ra ngoài vì Phật Giáo là một hệ thống triết lý, một hướng dẫn để con người đi trên con đường thăng tiến tâm linh dựa trên trí tuệ, không phân biệt tôn giáo, sắc dân, chứ không phải là một “tôn giáo thờ thần”, đặt nặng vào “đức tin”. Trong thế giới Tây phương, định nghĩa trong tự điển của “Tôn giáo” là “Niềm tin vào và lòng kính ngưỡng một quyền năng siêu nhiên hoặc những quyền năng được nhận biết là đấng sáng tạo và chủ thể cai quản vũ trụ. Một tập hợp những niềm tin, giá trị, và thực hành dựa trên những lời giảng dạy của một vị lãnh đạo tinh thần” [Belief in and reverence for a supernatural power or powers recognized as the creator and governor of the universe. The spiritual or emotional attitude of one who recognizes the existence of a supernatural power or powers. A set of beliefs, values, and practices based on the teachings of a spiritual leader.] Quyền năng siêu nhiên hay đấng sáng tạo này những tôn giáo thờ thần Tây phương gọi là Thần hay “Gót” (God) Còn định nghĩa của “khoa học” trong tự điển là “Sự quan sát, nhận biết, mô tả, khảo sát thực nghiệm, và giải thích lý thuyết những hiện tượng thiên nhiên. Kiến thức, đặc biệt là kiến thức thu thập được qua thực nghiệm.” [Science: The observation, identification, description, experimental investigation, and theoretical explanation of natural phenomena. Knowledge, especially knowledge gained through experience.] Từ những định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng con đường của khoa học là con đường đi tới sự hiểu biết, và con đường đức tin của các tôn giáo thờ thần là con đường đi tới sự mê tín. Thật vậy, theo định nghĩa trong http://en.wikipedia.org/wiki/Superstition thì: Mê tín là một niềm tin vào thuyết nhân quả siêu nhiên: nghĩa là một biến cố đưa tới một biến cố khác mà không qua một quá trình nào nối kết hai biến cố trong thế giới vật lý. Đối với mê tín là sự quan hoài chính của những trí thức trong thời đại khai sáng, trong thế kỷ 18. Những triết gia trong thời đại đó nhạo báng mọi niềm tin vào phép lạ, mạc khải, trò quỷ thuật, hay siêu nhiên là “mê tín”, và điển hình là gồm hầu hết giáo lý Ki Tô Giáo [Superstition is a belief in supernatural causality: that one event leads to the cause of another without any process in the physical world linking the two events. Opposition to superstition was a central concern of the intellectuals during the 18th century Age of Enlightenment. The philosophers at that time ridiculed any belief in miracles, revelation, magic, or the supernatural, as "superstition," and typically included as well much of Christian doctrine.] Còn theo định nghĩa trong http://www.answers.com/topic/superstition thì mê tín là: Một niềm tin, sự thực hành, hay lễ tiết được duy trì một cách phi lý bởi sự dốt nát về những định luật thiên nhiên hoặc bởi đức tin vào ma thuật [thí dụ biến 1 mẩu bánh thành thân thể của Chúa. TCN] hay ngẫu nhiên. Một trạng thái tâm linh sợ hãi hay thấp hèn bắt nguồn từ sự dốt nát hay phi lý trí như vậy. [A belief, practice, or rite irrationally maintained by ignorance of the laws of nature or by faith in magic or chance. A fearful or abject state of mind resulting from such ignorance or rrationality.] Trong cuốn “Science & Religion: Opposing Viewpoints, Greenhaven Press, CA, 1988”, chúng ta có thể đọc trong phần Dẫn Nhập (Introduction), trang 14, về sự khác biệt đi tới sự thật của khoa học và tôn giáo như sau: “Khoa học leo từng bậc thang một của lý trí để tìm kiếm sự thật trong khi tôn giáo quỳ trước bàn thờ của đức tin. Phương pháp luận của khoa học gồm có sự quan sát và thí nghiệm trong khi tôn giáo ôm lấy sự mạc khải của thần linh. Do đó khi mà nhà nhân chủng học tìm cách giải thích nguồn gốc của con người theo thuyết Tiến Hóa thì học giả tôn giáo có thể nhìn vào hành động sáng tạo mô tả trong sách Sáng Thế 1” (Science climbs the ladder of reason in its search for truth while religion kneels before the altar of faith. The methodology of science includes observation and experimentation while religion embraces divene revelation. Thus as the physical anthropologist attempts to explain human origins in terms of progressive evolution, the religious scholar may look to the creative act described in Genesis 1). Trong cuốn “The Final Superstition: A Critical Evaluation of the Judeo-Christian Legacy”, Promotheus Books, New York, 1994, học giả Ca-tô Joseph L. Daleiden đã để ra nguyên Chương 10 để viết về đề tài: “Lý Trí Đối Với Đức Tin: Một Con Đường Đi Tới Hiểu Biết, Một Con Đường Đi Tới Mê Tín” (Reason versus Faith: A Path to Knowledge, a Path to Superstition). Tại sao tác giả lại nhận định như vậy? Vì theo định nghĩa của H. L. Mencken thì Faith hay Đức Tin là "một kiểu tin phi-lôgic vào sự xảy ra của những gì không chắc có thực" (an illogical belief in the occurrence of the improbable). Theo định nghĩa trong tự điển thì Faith hay Đức Tin là "sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực" (Firm belief in something for which there is no proof.) Mặt khác. định nghĩa của Reason hay Lý Trí trong tự điển là "khả năng có những tư tưởng hợp lý, suy lý, hoặc phân biệt" (The capacity of rational thought, inference, or discrimination) hay "suy xét đúng, phán đoán hợp lý" (good judgment, sound sense). Theo những định nghĩa trên thì hiển nhiên là Đức Tin trong tôn giáo và Lý Trí trong khoa học là hai từ có nghĩa loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), có cái này thì không có cái kia. Thật vậy, khi chúng ta dùng lý trí để xác định và chấp nhận một điều gì thì chúng ta không cần đến đức tin, và khi chúng ta tin vào điều gì mà không cần biết, không cần hiểu, không cần đến bằng chứng v…v…thì lý trí trở nên thừa thãi. Khoa học nhìn vũ trụ qua khung cửa của tìm hiểu, suy tư, thí nghiệm, của những bằng chứng xác tín, còn tôn giáo nhìn vũ trụ qua khung cửa của mạc khải, của đức tin. Mà mạc khải chỉ là điều không thể tin được, vì Gót, nếu có, mạc khải cho ai thì chỉ có người đó biết, cho nên chúng ta không thể biết những gì mà cá nhân đó nói là Gót đã mạc khải cho họ là thật hay giả. Thomas Paine đã nhận định như vậy trong cuốn Thời Đại Lý Trí. Ki Tô Giáo dạy rằng Gót đã mạc khải cho Moses viết lên 5 sách đầu trong cuốn Cựu Ước. Nhưng ngày nay tất cả các học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-tô, qua các công cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh về Cựu Ước, đều phủ nhận điều này. Họ đã chứng minh là không phải Moses viết theo lời mạc khải của God mà là 5 sách trên do bốn môn phái Jehovah (J), Elohim (E), Deuteronomy (D), và Priest (P) viết trong 400 năm, cách đây khoảng từ 2500 đến 2900 năm. Mặt khác, Gót mạc khải cho Moses viết về Gót sáng tạo ra vũ trụ. Ngày nay, thuyết sáng tạo trong Cựu Ước đã trở thành một chuyện hoang đường không thể nào tin nổi. Ở Tàu khi xưa thì có Hồng Tú Toàn được Gót mạc khải. Ngày nay ở Mỹ thì có cả một đoàn “lang băm tôn giáo” (religious charlatans) như Pat Robertson, Billy Graham, Benny Hill, Rick Warren, Jim Jones, David Koresh v…v…, tự nhận là đã được Gót mạc khải để lừa bịp đám tín đồ ngu dốt. Khoa học nhìn chiều dài vũ trụ trong 13.7 tỷ năm, trong khi tôn giáo nhìn vũ trụ trong 6000 năm. Do đó khoa học và tôn giáo nhìn vào hai vũ trụ khác nhau.
Trong khoa học cũng có những xác tín. Khoa học tin vào những cuốn sách khoa học, không phải vì chúng là những thánh thư, mà vì trong đó có những bằng chứng bất khả phủ bác mà mọi người, mọi nơi đều có thể kiểm chứng, nếu có đủ phương tiện và khả năng. Trong khoa học không phải là không có sai lầm. Nhưng trước sau gì rồi cũng có người thấy sự sai lầm đó với những bằng chứng thuyết phục hơn, đúng hơn, hoặc những dữ kiện mới, và hoàn chỉnh lại hay bỏ đi những sai lầm trước. Thí dụ, các phương trình toán học trong thuyết Tương Đối suy rộng (General Theory of Relativity) của Einstein thực ra đã tiên đoán sự nở rộng của vũ trụ mà nay đã là một sự kiện. Nhưng vào thời điểm đầu thế kỷ 20, quan niệm Tây Phương về một vũ trụ tĩnh (static universe), luôn luôn như vậy không thay đổi, nguyên thủy là quan niệm của Arsitotle, một triết gia Hi Lạp trong thế kỷ 4 (384-322) trước khi Giê-su sinh ra đời và về sau Ki Tô Giáo chấp chặt vào quan niệm này, đã ăn sâu vào đầu óc của mọi người, triết gia cũng như khoa học gia, kể cả Einstein. Cho nên, trong những phương trình toán học của thuyết Tương Đối, thay vì trình bày sự tiên đoán trên, Einstein đã cho vào các phương trình toán học của ông một hằng số vũ trụ (cosmic constant) để triệt tiêu sự nở rộng của vũ trụ. Về sau, Einstein công nhận đó là một sai lầm lớn nhất (biggest blunder) trong suốt cuộc đời phục vụ cho khoa học của ông. Tuy vậy, căn bản thuyết Tương Đối của Einstein vẫn có giá trị, và Einstein vẫn được cả thế giới tôn vinh là một khoa học gia vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Trái lại, tôn giáo, Ki Tô Giáo, chỉ tin vào một cuốn sách mà họ gọi là thánh kinh, tuy trong đó không có bất cứ một bằng chứng nào, và chúng ta đều biết, tin tất cả vào một cuốn sách thì thà đừng đọc sách, vì trong cuốn thánh kinh có vô số những sai lầm về khoa học cũng như thần học..
Khoa học và tôn giáo: đặc tính Sau khi biết định nghĩa của tôn giáo và khoa học, chúng ta cần biết đến những đặc tính của khoa học và tôn giáo. Đặc tính của khoa học là tính tương đối, tất cả những kết quả, lý thuyết của khoa học đều không thể coi là tuyệt đối, dù chúng đã được kiểm nghiệm và có đầy đủ những bằng chứng chứng minh. Tuy vậy, chúng chỉ được chấp nhận cho tới khi có những bằng chứng khoa học khác chứng tỏ là chúng không đầy đủ hay không đúng, và các khoa học gia sẵn sàng hoan nghênh và chấp nhận những bằng chứng mới này để thay đổi hay hoàn chỉnh những kết quả, lý thuyết của họ. Một đặc tính khác của khoa học là tính phổ quát, nghĩa là một kết quả khoa học có thể áp dụng ở khắp nơi, và những thí nghiệm để đưa đến kết quả có thể lập lại ở bất cứ đâu để kiểm chứng. Trái lại, đặc tính của tôn giáo, hay nói đúng hơn là của những bậc lãnh đạo tôn giáo là cho rằng mình đã nắm chân lý tuyệt đối trong tay tuy rằng không có bất cứ một bằng chứng nào để chứng minh, hoặc đối với tôn giáo thờ thần như Công Giáo thì như Bhikkhu P. A. Payutto đã nhận định ở trên: Tôn giáo là một hệ thống tín ngưỡng không đổi thay với những giáo điều phải được tuân theo mà không được đặt câu hỏi. Hơn nữa, bản chất và tinh thần của khoa học và tôn giáo cũng hoàn toàn khác nhau. Đông phương chúng ta có những câu như “Quân tử hòa nhi bất đồng” và “Tiểu nhân đồng nhi bất hòa” nghĩa là, thái độ của người quân tử là luôn luôn hòa thuận tuy bất đồng ý kiến, còn thái độ của kẻ tiểu nhân là tuy đồng ý với nhau nhưng vẫn bất hòa với nhau. Tinh thần khoa học là tinh thần quân tử. Trong khoa học có rất nhiều bộ môn nhưng chúng ta không thấy có sự chống đối nào giữa các bộ môn với nhau mà thường còn bổ túc cho nhau. Thí dụ, các bộ môn như thiên văn, vật lý, sinh hóa, vật lý, cổ sinh vật học, nhân chủng học, di truyền học v…v… đều góp phần đưa thuyết Tiến Hóa lên thành sự kiện (fact) với những bằng chứng bất khả phủ bác trong mọi bộ môn. Trong khoa học chúng ta cũng không thấy bất cứ một tổ chức nào được thành lập để cưỡng bắt con người phải tin vào những khám phá của khoa học. Trái lại, các tôn giáo độc thần Tây phương như Do Thái, Hồi Giáo, Công giáo, Tin Lành giáo lại thường chém giết lẫn nhau vì tôn giáo nào cũng cho là mình nắm chân lý trong tay, và từ đó muốn mọi người đều phải chấp nhận cái chân lý, nhiều khi chẳng phải là chân lý hay sự thật, vì không có tính phổ quát mà chỉ là hoang tưởng, mê tín, của mình. Như Giáo sư Vật Lý ở đại học Maryland, Robert L. Park, nhận định trong cuốn “Mê tín trong thời đại khoa học” (Superstition in the age of science), Princeton University Press, New jersey, 2008, trg. 4: Một khi con người tin chắc rằng mình được đặt trên trái đất như là những dụng cụ của một kế hoạch thần thánh nào đó, thì hình như không có một giới hạn nào cho những sự khủng khiếp mà họ sẵn sàng để thực thi kế hoạch đó. [Once people convince themselves that they have put on earth as instruments in some divine plan, there seems to be no limit to the horrors they are willing to commit to carry out that plan.] Giáo sư Park nhận định không sai, chúng ta hãy đọc Mục sư Rick Warren trong cuốn “Sống theo đúng mục đích” (The Purpose driven life). Theo Mục sư Rick Warren thì mục đích sống của con người là: Rick Warren: Nếu các người muốn biết tại sao các người được đặt trên hành tinh này, các người phải bắt đầu với “Gót” (God). Các người được sinh ra bởi mục đích của “Gót” và cho mục đích của “Gót”. [Hẳn Rick Warren đã biết mục đích của “Gót”, một đấng vô hình, không thể mô tả được, không ai hiểu được, là gì hay đó chỉ là “mục đích” của Warren].. Các người phải bắt đầu với “Gót”, đấng tạo ra các người. Các người hiện hữu chỉ vì “Gót” muốn các người hiện hữu. Các người được làm ra bởi “Gót” và cho “Gót” – và cho đến khi các người hiểu được như vậy, đời sống của các người không bao giờ có nghĩa. [If you want to know why you were placed on this planet, you must begin with God. You were born by his purpose and for his purpose. You must begin with God, your Creator. You exist only because God wills that you exist. You were made by God and for God—and until you understand that, life will never make sense.] Với niềm tin chắc chắn như trên, chúng ta đã hiểu tại sao trong hơn 1000 năm Công giáo đã phạm đủ mọi tội ác kinh khủng nhất thế gian để kéo người ngoại đạo phải chấp nhận cái chân lý hoang tưởng của mình, nhưng đã thất bại, vì tiến hóa là một quy luật thế gian, con người không thể để cho mình đắm mình trong sự ngu dốt mãi. Copernicus, rồi Bruno, Galileo, Marx , Darwin v…v… đã đưa con người ra khỏi thời đại man rợ và đen tối trí thức của Công giáo ở Âu Châu, và những bó củi để thiêu sống người và những thanh gươm để chém giết người đã được tước khỏi những bàn tay đẫm máu của Giáo hội Công Giáo. [John Remsburg in False Claims: The fagots and the swords have been wrested from the bloody hands of the Church). Chúng ta cũng hiểu tại sao Công giáo và Tin Lành ngày nay vẫn dùng mọi thủ đoạn, kể cả cưỡng ép khi có thể, như ở Nam Việt Nam dưới thời Ngô Đình Diệm, ở Croatia dưới thời Pavelich, và ở Mexico gần đây, để cải đạo người khác, kéo họ vào sự mê tín của mình. Ki Tô Giáo đã xuất hiện ở Tây phương từ 2000 năm nay, trong thời gian này thì Công giáo thống trị ở Tây phương từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 16. Tuy Hi Lạp và La Mã cổ xưa đã có những nhà khoa học, nhưng khoa học hiện đại mới chỉ bắt đầu ló dạng từ thế kỷ 16. Tại sao vậy? Chúng ta hãy đọc vài tài liệu về lý do tại sao khoa học cũng như mọi ngành văn học khác lại không thể phát triển trong một thời gian dài hơn 1000 năm. Trong cuốn “Cái Mặt Đen Tối Của Lịch Sử Ki Tô Giáo” (The Dark Side of Christian History), tác giả Helen Ellerbe viết, trang 50: “Giáo hội Công giáo đã có những tác động tàn phá trên xã hội. Khi Giáo hội nắm được vai trò lãnh đạo, hoạt động trong những ngành y khoa, kỹ thuật, khoa học, giáo dục, lịch sử, nghệ thuật và thương mại đều sụp đổ. Âu Châu đi vào những Thời Đại Đen Tối. Tuy Giáo hội vơ vét được một tài sản to lớn trong những thế kỷ đó, hầu hết những gì định nghĩa cho văn minh đã biến mất.” (The [Catholic] Church had devastating impact upon society. As the Church assumed leadership, activity in the fields of medicine, technology, science, education, history, art and commerce all but collapsed. Europe entered the Dark Ages. Although the Church amassed immense wealth during these centuries, most of what defines civilization disappeared.) Và trong cuốn “The Final Superstition”, tác giả Joseph L. Daleiden, một tín đồ Công giáo, viết, trg. 60: Dân La Mã cổ xưa (không phải là dân La Mã dưới quyền thống trị của Giáo hội Công Giáo. TCN) đã có những thư viện chứa 500000 cuốn sách, trong thời kỳ từ năm 500 tới năm 1000 ở Âu Châu dưới sự thống trị của Công Giáo, không có một thư viện nào có được hơn 600 cuốn sách. Sự tiến bộ khoa học, đặc biệt là về y học, hoàn toàn ngưng trệ. Văn hóa con người thoái hóa đến mức tàn bạo. (The ancient Romans had libraries of 500,000 volumes, there was not a library of over 600 volumes in Christian Europe the period 500 to 1000. Scientific advance, especially in medicine, came to a screeching halt. Human culture regressed to a more brutal level.)
Với sự thống trị của Giáo hội Công giáo trên mọi ngành văn hóa như trên, làm sao mà khoa học hiện đại có thể bắt đầu phát triển từ thế kỷ 16? Trong cuốn “Khoa Học & Tôn Giáo” (Science & Religion, Prometheus Books, N.Y., 2003, Giáo sư Paul Kurtz, giải thích, trg. 11: “Bình minh của khoa học hiện đại ló dạng trong thế kỷ 16 và 17, khi các khoa học gia và triết gia phát triển một phương pháp điều nghiên mới. Những người đi đầu đã bỏ truyền thống, thuyết thần bí, thiên khải, và đức tin, và đi thẳng vào cuốn sách của thiên nhiên. Họ tránh những giải thích huyền bí che dấu những nguyên nhân thiên nhiên. Họ bác bỏ những luận điệu siêu hình chỉ là suy đoán và tìm kiếm những giả thuyết và lý thuyết có thể kiểm chứng được bằng sự quan sát thực nghiệm, tiên đoán từ thí nghiệm, khả năng và sự chính xác của toán học. Những nguyên tắc khoa học chỉ được coi như là thử đề nghị, được để ngỏ cho sự xét lại trong ánh sáng của những dữ kiện mới hoặc những lý thuyết hiểu rõ hơn. Sự tiến bộ khoa học chỉ có thể xẩy ra khi mà những người có quyền thế về thần học và triết học trong quá khứ đã bị dẹp sang một bên, và một phương pháp táo bạo mới mẻ tìm hiểu về thiên nhiên đã được chấp nhận. Điều này đưa đến những phát minh quan trọng từ lãnh vực nghiên cứu này đến lãnh vực nghiên cứu khác. Mở đầu với Vật Lý học và Thiên Văn học, và những khoa học thiên nhiên, những phương pháp điều nghiên khoa học đã phát triển trong thế kỷ 19 sang Hóa Học, Sinh Học, và khoa học về sự sống. Và rồi sang đến khoa học xã hội và khoa học về hành vi đối xử (behaviorial science). Vì sự khảo cứu khoa học đã mở rộng biên giới của kiến thức, những khám phá căn bản đã được áp dụng cho kỹ thuật với những kết quả ngoạn mục, ảnh hưởng to lớn đến nền văn minh và chuyển đổi những giá trị đạo đức, và những định chế chính trị, kinh tế và xã hội. [The dawn of modern science began in the 16th and 17th centuries, when scientists and philosophers developed a new method of inquiry. The pioneers abandoned tradition, mysticism, revelation, and faith, and proceed directly to the Book of Nature. They eschewed hidden occult explanations for natural causes. They rejected purely speculative metaphysics and sought hypotheses and theories that are verified by empirical observation, experimental prediction, and the precision and power of mathematics. Scientific principles were considered tentative, open to revision in the light of new data or more comprehensive theories. Scientific progress could only occur when the theological and philosophical authorities of the past were discarded, and a fresh bold approach to nature was adopted. This led to unparalleled breakthroughs in fiel after field of research. Beginning with physics, astronomy, and the natural sciences, scientific mehtods of inquiry were later extended in the 19th century to chemistry, biology, and the life sciences. And eventually in the 19th and 20th centruries to the social and behavioral sciences. As scientific research advanced the frontiers of knowledge, the findings of basic research were applied to technology with extraordinary results, impacting civilization enormously and transforming moral values and political, economic, and social institutions.] Vì khoa học cũng như tôn giáo là những chủ đề rộng lớn, quá rộng lớn, cho nên không ai có thể nói hết về mọi khía cạnh của tôn giáo và khoa học. Tôn giáo cũng như khoa học đều cho là để phục vụ con người. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận là khoa học và tôn giáo Tây phương đều có mặt xấu và mặt tốt. Sau đây tôi xin nói vài lời về hai mặt đối nghịch này của Tôn giáo và khoa học. Mặt xấu trong khoa học là lãnh vực khoa học để tạo quyền lực thống trị. Đó là kỹ nghệ chiến tranh, chế tạo vũ khí đủ loại, bom nguyên tử, bom khinh khí, bom áp nhiệt, bom chùm, bom napalm, vũ khí hóa học, sinh học v…v… Giáo sư Noam Chomsky đã nói về viễn tượng thế giới bị thống trị như sau: “từng bước một, cả nhân loại sẽ bị hăm dọa diệt chủng chồng lên sự hăm dọa về vũ khí nguyên tử”. Hiện nay, vũ khí nguyên tử nằm trong tay mấy cường quốc, và để giữ quyền thống trị thế giới, những nước này giữ độc quyền, cấm mọi nước khác không được chế tạo vũ khí nguyên tử. Và những nước này dành quyền can thiệp vào mọi nước khác, nếu cần, cho lợi ích của mình. Chính sách thực dân của các nước Anh, Pháp, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trước đây, và chủ trương đế quốc của Mỹ trong thời cận đại là những bằng chứng điển hình nhất về quyền lực thống trị của những nước có vũ khí mạnh trong tay. Sau Thế Chiến II thì quyền lực của các nước Âu Châu giảm, rồi chủ nghĩa thực dân cáo chung, một phần nhờ cuộc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam đối với thực dân Pháp. Còn lại là hai thế lực cường quốc đối đầu nhau trong chiến tranh lạnh: Nga và Mỹ. Từ giữa thế kỷ 19, Friedrich Engels đã nhận định: “Không quốc gia nào có thể được tự do nếu quốc gia đó đi đàn áp các quốc gia khác.” (No nation can be free if it oppresses other nations). Và năm 1903, Lenin ủng hộ “quyền đầy đủ về tự quyết của mọi quốc gia” (complete right of self-determination of all nations). Điều này cũng là chủ trương của Tổng Thống Mỹ Woodrow Wilson và nhiều chính khách Mỹ. Nhưng vì có vũ khí mạnh trong tay, nên cả Nga và Mỹ đã bất chấp công pháp quốc tế. Liên Bang Xô Viết đã cưỡng bách sáp nhập Latvia, Lithuania, Estonia, và một phần của Phần Lan, Ba Lan và Romania; chiếm đóng và đặt Ba Lan, Romania, Hung Gia Lợi, Mongolia, Bulgaria, Czechoslovakia, Đông Đức và Afghanistan dưới quyền kiểm soát của Cộng sản; dẹp cuộc nổi giậy của công nhân Đông Đức năm 1953, cuộc cách mạng Hung gia lợi năm 1956. Trong khi đó thì Mỹ đã xâm lăng và can thiệp quân sự vào hơn 130 trường hợp ở các nơi như Trung Quốc, Mexico, Nicaragua, Panama, Honduras, Colombia, Turkey, Dominican Republic, Korea, Nhật, Argentina, Cuba, Haiti, Uruguay, Guatamela, Lebanon, Suma tra, Grenada, Puerto Rico, Brazil, Chile, Morocco, Egypt, Ivory Coast, Syria, Iraq, Peru, Formosa, The Philippines, Cambodia, Laos, và Việt Nam [Xin đọc Carl Sagan, Billions & Billions, Random House, New York, 1997. pp.153-154; Carl Sagan là một khoa học gia nổi tiếng trên thế giới. Tài liệu về sự can thiệp của Mỹ trong các nước trên là Sagan dựa vào tài liệu của House Arm Services Committee của Mỹ] Về Việt Nam Sagan viết, trang 154: Sự xâm lăng của Mỹ ở Đông Nam Á – vào những quốc gia chưa bao giờ gây hại hay đe dọa Mỹ - đã tổn thất 58000 quân nhân Mỹ và làm chết hơn triệu người Á đông; Mỹ thả những trái bom 7.5 megatons và tạo nên sự hỗn loạn về môi sinh và kinh tế vào một vùng mà ngày nay vẫn chưa được bình phục. [The American invasion of Southeast Asia – of nations that never had harmed or threatened the US – killed 58000 Americans and more than a million Asians; the US dropped 7.5 megatons high ecplosives and produced an ecological and economic chaos from which the region still has not recovered.] Sau 9 năm xâm lăng Iraq, Mỹ đã phải trả một giá là 4500 binh sĩ Mỹ chết, 32000 bị thương, và tốn 800 tỷ đô-la, chưa kể ít ra là trên 100000 người dân Iraq chết. Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta nói cái giá về máu và tiền phải trả cho cuộc xung đột rất đáng vì nó đặt Iraq trên con đường đi tới dân chủ. [After nearly nine years, 4,500 American dead, 32,000 wounded and more than $800 billion, U.S. officials formally shut down the war in Iraq — a conflict that U.S. Defense Secretary Leon Panetta said was worth the price in blood and money, as it set Iraq on a path to democracy.] Cho tôi xin nhé, xin để cho Việt Nam yên, Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển sau những tổn thất quá lớn lao về nhân mạng và tài vật trong cuộc chiến phi lý vì sự can thiệp vô lý của Mỹ, nay Việt Nam chỉ muốn hòa bình để xây dựng đất nước. Việt Nam không có vũ khí nguyên tử, không có những vũ khí giết người hàng loạt, không muốn làm tổn hại đến bất cứ quốc gia nào khác. Chuyện dân chủ của Việt Nam rồi đâu sẽ có đó, chứ Việt Nam không bao giờ muốn có con đường đi tới dân chủ như con đường mà Mỹ nhập cảng vào Iraq. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã dạy rằng một nền dân chủ thì không thực tế trừ phi dân chúng đã được giáo dục [về dân chủ]. (Thomas Jefferson taught that a democracy was impractical unless the people were educated) Một công dân của Việt Nam, một nữ nhân, một con cháu của Hai Bà, Bà Tôn Nữ Thị Ninh, đã khẳng định với dân biểu Loretta Sanchez, người thường trơ trẽn xía vào chuyện nội bộ của Việt Nam: Chúng tôi chỉ tin tưởng vào một nền dân chủ do chính mình tạo dựng, và đã qua lâu rồi thời kỳ những nước đang phát triển cần các nước phát triển đến khai sáng và cứu rỗi.” Về mặt xấu của tôn giáo thì chúng ta đã biết, nhân danh một ông Gót tưởng tượng của người Do Thái, Công Giáo đã giết hại cả trăm triệu người trong những cuộc thánh chiến, những tòa án xử dị giáo, những cuộc săn lùng phù thủy mang về cho các linh mục dùng những hình cụ khủng khiếp nhất của nhân loại, do khoa học của các con Chúa phát minh, tra tấn, bắt thú tội, rồi mang đi thiêu sống. Tin Lành cũng như Công giáo đã thi hành chính sách diệt chủng dân da đỏ ở Mỹ, và phạm không biết bao nhiêu là tội ác đối với nhân loại trong quá trình truyền đạo, theo gót thực dân, trên khắp thế giới. Về mặt tốt thì lợi ích của khoa học không ai có thể tưởng tượng nổi và lẽ dĩ nhiên không ai có thể biết hết. Chỉ xin đơn cử một số nhỏ lợi ích của khoa học. Kỹ nghệ hàng không và hàng hải đã thu hẹp thế giới. Chỉ trong vòng một ngày, con người có thể đi đến bất cứ nơi nào trên thế giới mà mình muốn. Kỹ nghệ truyền thông và thông tin cho phép con người thấy việc đang xẩy ra ở những nơi xa xôi cách nhiều ngàn cây số, liên lạc với nhau bằng điện thoại và có thể thấy nhau khi nói chuyện. Sự phóng xạ phân rã (radioactive decay) giúp chúng ta biết được tuổi của trái đất vào khoảng 4.5 tỷ năm, và nguồn gốc của sự sống trên hành tinh này đã có cách đây 4 tỷ năm. Thuyết Big Bang cho chúng ta biết về nguồn gốc vũ trụ. Thuyết Tiến Hóa cho chúng ta biết nguồn gốc con người, dù rằng thỉnh thoảng vẫn còn vài tiếng nói chống đối cất lên từ đêm tối của sự man rợ và đen tối trí thức trong thời Trung Cổ ở Âu Châu.
James Watson và Francis Crick
Khám phá khoa học ngoạn mục nhất vào giữa thế kỷ 20, khám phá ra DNA của Francis Crick và James Watson, với giải Nobel về khám phá quan trọng này trong khoa học. Với khám phá này, phối hợp với vật lý và hóa học, người ta đã có thể hiểu rõ được những quá trình căn bản của sự sống (Sagan, Ibid., p. 210: The most significant aspect of the DNA story is that the fundamental processes of life now seem fully understandable in terms of physics and chemistry). DNA là một phân tử chủ yếu trong quá trình di truyền chung của con người và hầu hết súc vật, cây cỏ. Từ đó chúng ta biết được người và vượn có chung tới 99.6% những “gen” và không còn nghi ngờ gì nữa là thuyết Tiến Hóa đã trở thành một sự kiện: người và vượn đều tiến hóa từ một tổ tiên chung xa xưa [Không phải là con người tiến hóa từ khỉ như những người Ki Tô thường hiểu nhầm và dựa vào đó để đả kích thuyết Tiến Hóa. TCN]. Những lợi ích của y học thì không thể nói hết được. Tuổi thọ trung bình của một đứa trẻ sinh ra ở Mỹ năm 1900 chỉ là 47 năm. Một thế kỷ sau, một đứa trẻ sinh ra ở Mỹ năm 2000 sẽ có tuổi thọ trung bình là ngoài 70, có thể đến 80. Đó là do sự tiến bộ của khoa học, không phải do cầu nguyện (David Mills, Atheist Universe, p. 244: In the year 1900, a child born in the US had a life expectancy of only 47 years. After a century of science progress, a child born in the year 2000 has a life expectancy of almost 80 years – an incredible achievement accomplished not through prayer, but through science.) Người Ki-tô từ trên xuống dưới đều hưởng những thành quả của khoa học, từ y khoa cho đến các tiện nghi hàng ngày, các phương tiện thông tin, di chuyển v…v… Ngày nay, người Ca-tô khi bị bệnh, không đến xin Linh mục nước thánh [của Alexandre de Rhodes] để chữa bệnh, mà đến nhà thương để cho bác sĩ, có thể là một bác sĩ vô thần, chữa bệnh. Họ cũng không ngồi nhà cầu nguyện mong phép lạ của Chúa chữa khỏi. Giáo Hoàng John Paul II, trước đây khi bị bắn, cũng phải nhờ một toán bác sĩ giải phẫu trong 6 tiếng đồng hồ mới thoát khỏi tử thần, nhưng rồi ông ta đi đến Fatima để cám ơn Đức Mẹ. Và khi ông ta bị bệnh Parkingson thì mọi cầu nguyện đều vô ích, ông ta phải tiếp tục chịu đựng bệnh càng ngày càng nặng cho đến khi chết. Nhờ có khoa học kỹ thuật mà Giáo hoàng John Paul II cũng như Benedict XVI có thể ngồi an toàn trên chiếc popemobile, đi khắp nơi khuyên các con chiên “đừng sợ”. Giáo hoàng Benedict XVI mới đây hãnh diện khoe rằng đã biết dùng I-Pad, gửi E-mail ra ngoài, một điều mà một em nhỏ học sinh 13 tuổi đã thành thạo từ lâu. Ki Tô Giáo cũng không phản đối kỹ nghệ sản xuất vũ khí mà Mỹ, có thể nói là một nước Ki-tô giáo, đã kiếm lời rất nhiều qua dịch vụ bán vũ khí. Tôn giáo, Ki Tô Giáo, cũng có mặt tốt. Lợi ích về cái tốt của Ki Tô Giáo là một cái bánh vẽ cứu rỗi trên trời, một viễn tượng về một cuộc sống đời đời sau khi chết. Cái bánh vẽ này cũng giúp cho tín đồ rất nhiều khi đối diện với những bất toàn xẩy ra cho họ. Họ cảm thấy an tâm vì tin rằng “Gót phải có một mục đích tốt nào đó cho họ trong đó”, và họ cầu nguyện hi vọng Gót sẽ nghĩ lại và đền bù cho họ như Gót đã làm với Job khi xưa. Họ được dạy như vậy. Họ tin theo lời Chúa, cứ xin thì sẽ được, cứ cầu nguyện thì Chúa sẽ đáp ứng. Chẳng vậy mà ông Tổng Ngô Quang Kiệt đã huy động giáo dân, kể cả đàn bà va con nít, mang búa kìm và xà beng đến thắp nến cầu nguyện ở Tòa Khâm Sứ, ngày này sang ngày khác cả tháng trời. Họ rất kiên trì cầu nguyện, “cầu ngày không đủ, tranh thủ cầu đêm, cầu thêm ngày “Chúa nhật””. Cầu cho đến khi lệnh của Bertone từ Vatican ban xuống mới chịu cuốn cờ, vác thánh giá rút lui về ổ. Điều này cho thấy tin vào lời Chúa thì cũng như đổ thóc giống ra mà ăn. Màn hiệp thông cầu nguyện cũng hiện đang tiếp diễn ở Thái Hà.
Đạo đức Ki Tô Giáo ? Tôn giáo, Ki Tô Giáo, thường tự nhận dạy đạo đức cho con người. Nhưng đạo đức thực sự của con người thì ở đâu cũng có, có trong mọi tôn giáo, trong dân gian, trong cả tập thể những người vô thần. Mặt khác cái thứ đạo đức mà tôn giáo, Ki Tô Giáo, dạy cho tín đồ thì chúng ta đã biết cái đạo đức đó như thế nào qua lịch sử ô nhục và đẫm máu của Ki Tô Giáo. Tại sao vậy? Đọc Thánh Kinh thì biết, tất cả đều bắt nguồn từ đó. Tại sao Công giáo và Tin Lành đều đi thiêu sống người? Tại vì Chúa Giê-su đã dạy phải gom những kẻ không tin ông ta như gom củi rồi mang đi đốt. Tại sao Ki Tô Giáo lại đi giết những người ngoại đạo? Vì Cha Giê-su dạy không ai được thờ thần khác. Tại sao Công giáo lại đi săn lùng phù thủy, mang về tra tấn rồi mang đi thiêu sống? Vì Gót dạy không được để cho phù thủy sống sót tuy rằng chẳng làm gì có phù thủy ở trên cõi đời này. Khi xưa, những hiện tượng thiên nhiên như sấm, sét, bão tố, động đất, sóng thần, bệnh truyền nhiễm v…v… mà cho tới gần đây vẫn còn có người cho đó là những hành động của Gót (Acts of God), thì đã được khoa học giải thích nguyên nhân rõ ràng và nhiều khi có thể tiên đoán, phòng ngừa. Nhưng với những nhà truyền giáo bảo thủ Ki Tô thì khác. Sau thiên tai Tsunami xẩy ra ở miền Phuket ngày “chúa nhật” 26 tháng 12, 2004, làm chết mấy trăm ngàn người nam, nữ, trẻ con vô tội, thì một số người trong trường phái khoa học dỏm “Thiết Kế Thông Minh (hay ngu đần?)” nói “Gót có một mục đích trong mọi thứ” (God has a purpose in all things). Ann Graham Lotz, con của “lang băm tôn giáo” Billy Graham nói: “Gót không có giết thừa người nào với Tsunami này. Trước sau gì rồi họ cũng chết mà” (God didn’t kill any extra people with this tsunami. Sooner or later, they all would have died anyway) và lập luận theo trường phát “Thiết Kế Ngu Đần”: “Gót có một mục đích trong mọi thứ”. [Xin đọc David Mills, Ibid., trang 243]. Chúng ta thấy sự cuồng tín của một số người Ki Tô Giáo thật là khủng khiếp.
Tại sao Ki-tô-giáo lại chống khoa học? Vì sự khác biệt giữa tôn giáo và khoa học đã quá rõ ràng, người ta thường cho rằng khoa học và tôn giáo là hai phạm trù bất khả tương hợp (incompatible). Nhưng tại sao tôn giáo lại chống khoa học trong khi khoa học chỉ muốn tìm hiểu cặn kẽ những gì xẩy ra trước mắt trong thế giới vật chất, không hề có ý cạnh tranh với tôn giáo để kiếm tín đồ.. Mà hiện tượng này hiện nay chỉ còn xẩy ra trên nước Mỹ. Vì khoa học là sự thật được kiểm chứng bằng những bằng chứng vững chắc. Mà như Samuel Butler đã từng nhận định: Ki-tô Giáo nói chung, đặc biệt là Công Giáo, không sợ bất cứ gì khác mà chỉ sợ có sự thật. Tại sao? Vì sự thật đi đến đâu thì những sự mê tín hoang đường lui tới đó, giống như ánh sáng tới đâu thì bóng tối phải lui tới đó. Bản chất của tôn giáo thờ thần là buôn thần bán thánh để kiếm lời. Mà chúng ta đã biết, Ki Tô Giáo, đặc biệt là Công Giáo, sống dựa trên sự mê tín của đám tín đồ thấp kém. Dù rằng không phải mục đích của khoa học, nhưng những thành quả của khoa học đã phần nào làm cho những sự thật mà tôn giáo rao giảng không còn là sự thật, và một khi tín đồ biết đến sự thật và có can đảm để bước ra khỏi vòng mê tín thì tôn giáo mất đi quyền lực tâm linh và lợi ích vật chất của giới chăn chiên. Cho nên không lạ gì, bất cứ khi nào có thể, những bậc chăn chiên trong Ki Tô Giáo chống khoa học để duy trì những quyền lực trên, và các con chiên chống khoa học vì thiếu hiểu biết và không đủ can đảm để bỏ đi sự mê tín của mình.. Như trên đã nói, người Ki Tô hưởng tất cả mọi thành quả của khoa học nhưng họ lại sợ khoa học làm mất đi sự mê tín mà họ muốn nuôi dưỡng trong đám tín đồ thấp kém. Đó là tại sao họ tập trung sự chống đối của họ vào thuyết Tiến Hóa cũng như thuyết Big Bang. Sách lược chống đối của Ki Tô Giáo đối với vài bộ môn đặc biệt của khoa học thường có ba giai đoạn, tùy theo quyền lực của giáo hội và sự phát triển của khoa học: ☞ Thứ nhất, trong thời đại mà Giáo hội nắm quyền thế gian như trong thời Trung Cổ thì Giáo hội kiểm duyệt, đàn áp, bạo hành mọi quan niệm mà giáo hội cho là lạc đạo. Ở đây chúng ta cần phải hiểu là khi tôi nói Giáo hội hay Ki Tô Giáo là tôi muốn nói đến tập đoàn thống trị ngồi ở trên, quyết định đường lối cho toàn thể con chiên chứ không phải là Giáo hội theo nghĩa rộng, gồm tất cả mọi người ở trong đạo. Giáo hội cấm tín đồ đọc những sách nào mà giáo hội cho rằng có thể làm cho đức tin của tín đồ chao đảo. Các tòa án xử dị giáo của Giáo hội dành quyền xét xử và kết án cả những khoa học gia như Copernicus, Bruno, Galileo v…v… và trường hợp điển hình là thiêu sống linh mục dòng Đa Minh Giordano Bruno bởi vì ông này cho rằng ngoài thế giới của chúng ta còn có nhiều thế giới khác, và trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ. Những điều này trái với những lời mạc khải không thể sai lầm của Gót trong Thánh Kinh mà Giáo hội tuyệt đối tin. ☞ Thứ nhì, khi mà những quan điểm khoa học đã được kiểm chứng vững chắc không thể phủ bác được thì Giáo hội xoay sang xảo biện, một ngành nghiên cứu để tìm cách biện giải cho những hành động của Giáo hội, phần lớn là xuyên tạc lịch sử, và những việc tàn bạo của Giáo hội là vì ý tốt muốn cứu vớt linh hồn con người v…v… Trong giai đoạn này, Giáo hội không dám chống đối khoa học nữa mà đưa ra quan điểm là khoa học và Giáo hội là hai bậc thầy trong hai lãnh vực khác nhau, có giá trị như nhau, và không xen vào chuyện của nhau. Quan điểm này, gọi tắt là NOMA (Non Overlapping Magisteria). Đây là sự xảo biện của những người muốn vớt vát niềm tin vào một Gót của họ và với mục đích ngăn chận những nghiên cứu về thực chất cái mà họ gọi là bậc thầy tôn giáo của Giáo hội. Nói khác đi, quan điểm này bắt nguồn từ sự thiếu tự tin tôn giáo: “Tôi tin cái gì thì mặc tôi, đừng có xía vào tín ngưỡng của tôi”. Nhưng nếu chỉ tin không thì không nói làm gì mà vì những hoạt động bắt nguồn từ niềm tin đó có ảnh hưởng trên mọi khía cạnh xã hội thì ai cũng có quyền lên tiếng để làm sáng tỏ sự thật. Cũng vì vậy mà ngày nay chúng ta có hàng trăm cuốn sách nghiên cứu về mọi khía cạnh của Ki Tô Giáo và nhiều người như Sam Harris, Richard Dawkins, Christopher Hitchens v..v… đã khảng khái công khai tự nhận mình là “vô thần” và lên tiếng phê bình Ki Tô Giáo mà không có vấn đề. ☞ Cuối cùng, khi khoa học tiến tới mức mà các lý thuyết trở thành các sự kiện, thí dụ như thuyết Big Bang và thuyết Tiến Hóa, thì Giáo hội thỏa hiệp và nhận vơ tất cả những lý thuyết khoa học này đều có bàn tay của Gót ở đàng sau để lừa dối đám tín đồ thấp kém, đánh bóng vai trò và khả năng của Gót, bất kể những lý thuyết khoa học này đã phá tan thuyết sáng tạo trong Thánh Kinh. Cho nên chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy Giáo hoàng John Paul II và gần đây, Giáo hoàng Benedict đều phải công nhận thuyết Big Bang là nguồn gốc vũ trụ, và thuyết Tiến Hóa là nguồn gốc con người. Các Ngài chỉ thêm vào một điều rất ngớ ngẩn là tất cả đều do ý của Gót của các Ngài. Giáo hoàng John Paul II cũng đã phải thú nhận là chẳng làm gì có thiên đường trên các tầng mây, và cũng chẳng làm gì có hỏa ngục ở dưới lòng đất. Do đó thuyết Sáng Tạo của Ki Tô Giáo đã tan thành mây khói, không làm gì có hai cha mẹ đầu tiên là Adam và Eva, không làm gì có sự sa ngã của Adam và Eva để tạo thành “tội tổ tông”. Vai trò “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là một huyền thoại, theo Linh Mục James Kavanaugh, và vai trò “thần linh cứu thế” của Giê-su thì cần phải dẹp bỏ, theo Giám mục John Shelby Spong. Và riêng với các tín đồ Ki Tô Giáo Việt Nam thì tôi xin nhắc lại một sự kiện viết rõ nhiều lần trong trong Tân ước: “Giê-su chỉ cứu người Do Thái mà thôi, và người Do Thái đã từ chối sự cứu rỗi của ông ta, vì không thể tin được những gì Giê-su nói.”
“ELI ELI lama sabachthani” translation: “MY GOD, MY GOD, why has Thou forsaken me?
[Gót của tôi ơi, Gót của tôi ơi, sao ngài lại bỏ tôi] Trần Chung Ngọc Grayslake, Illinois http://giaodiemonline.com/2012/01/tongiaovakhoahoc.htm |