STEPHEN HAWKING: THƯỢNG ĐẾ KHÔNG SÁNG TẠO RA VŨ TRỤ Đào Văn Bình dịch
Stephen Hawking - lý thuyết gia lừng danh về vật lý của Anh đã tuyên bố trong cuốn sách mới của ông là Thượng Đế không sáng tạo ra vũ trụ mà “Sự Nổ Lớn” (Big Bang) là hậu quả tất yếu của định luậtvật lý.
Theo tuần báo Times xuất bản vào đúng Thứ Năm, trong cuốn sách nhan đề “Sự Thiết Kế Vĩ Đại” (The Grand Design) viết chung với nhà vật lý Hoa Kỳ - Leonard Mlodinow – Hawking nói rằng một lọat những lý thuyết mới (về vật lý) khiến cho việc nói rằng có một vị sáng tạo ra vũ trụ là thừa.
“Bởi vì có một định luật chẳng hạn như sức hút khiến
vũ trụ có thể và sẽ tự sáng tạo từ chân không (nothing). Ông đã viết trong cuốn sách như sau “Sự sáng tạodo bởi chính nó đã là lý do tại sao
có nhiều thứ chứ không phải chỉ có một thứ, tại sao vũ trụhiện hữu và tại sao chúng ta có mặt,” Và ông viết tiếp, “Không nhất thiết phải van nài Thượng Để làm chuyện kinh khủng như thế (Big Bang) để cho vũ trụ chuyển động.”
Nhà vật lý Hawking năm nay 68 tuổi, đã được cả thế giớicông nhận năm 1988 với cuốn sách nhan đề “Lịch Sử Vắn Tắt về Thời Gian” (A Brief History of Time) trong đó giải thích những cội nguồn của vũ trụ khiến ông nổi tiếng vì những nghiên cứu của ông về những lỗ đen (black holes),
vũ trụ học và lượng tử (cosmology and quantum).
Từ năm 1974, các nhà khoa học đã nỗ lựckết hợp hai nền tảng về vật lýhiện đại - Lý ThuyếtTương Đối của Albert Enstein liên quan đến trọng
lực và hiện tượng lớn- với lý thuyết về lượng tử bao gồm những hạt hạ nguyên tử (subatomic paricles)
Nhận định mới nhất của Hawking cho thấy ông đã giã từ quan điểm trước đây của ông khi phát biểu về tôn giáo. Trước đây ông cho rằng sự khám phá ra những định luật về vật lý không có nghĩa là không tin rằng Thượng Đế đã can dự vào “Sự Nổ Lớn” (Big Bang). Ông đã viết trong cuốn “A Brief History of Time” rằng “ Nếu chúng takhám phá ra một lý thuyết đầy đủ, đó là sự chiến thắng tối hậu của lý trícon người, mà qua đó chúng ta phải thấy đó là ý của Thượng Đế.”
Trong cuốn sách mới nhất ông nói rằng sự khám phá năm 1992 về một hành tinh quay chung quanh một ngôi sao khác không phải Mặt Trời giúp phá vỡ quan điểm của người cha ngành vật lý là Isaac Newton cho rằng vũ trụ đã không xuất hiện từ sự hỗn loạn mà từ sự sáng tạo của Thượng Đế. Ông viết “Do sự trùng hợpngẫu nhiên về những điều kiện của hành tinh - chỉ có một Mặt Trời, sự phối hợpmay mắn về khoảng cách giữa Trái Đất và
Mặt Trời, trọng khối của Mặt Trời, hầu như không gây chú ý và rất ít bằng chứng thuyết phụcchứng tỏ rằng Trái Đất đã được cẩn thậnsáng tạo cho hợp với con người.”
Nhà vật lý Hawking chỉ có thể nói được qua hệ thốngâm thanh tổng hợp
từ một máy điện tử vì ông bị rối lọan cơ thần kinh não bộ, dù sau vài năm có tiến triển nhưng thân bị bại liệt hòan tòan. Ông bị chứng bại liệt này ở đầu những năm 20 nhưng ông tiếp tục phấn đấu để trở thành một
trong những người có thẩm quyền về khoa học của thế giới và cũng đã xuất hiện trong phim “Star Trek” và những phin họat họa như “Futurama” và “The Simpsons.”
Năm ngoái ông tuyện bố xin thôi chức vụ Giáo Sư Toán Học Lucasian tại Viện Đại Học Cambrigde, một chức vụ mà Newton đã có lần chấp chưởng,
còn ông thì giữ chức vụ này từ năm 1979.
Cuốn sách “The Grand Design” sẽ được tung ra thị trường vào tuần tới.
(Bản tin do Steve Addision hiệu đinh)
Bản dịch của Đào Văn Bình
BÀI ĐỌC THÊM VỀ STEPHEN HAWKING
Nhà bác họcthiên tài Stephen Hawking:
Vũ trụ không cần ai sáng thế
3:55, 30/04/2013
Vũ trụ rất có thể đã tự hình thành mà không cần tới bàn tay sáng thế của Thiên Chúa. Ở thời điểm hiện
nay, các nhà vật lý đã đề xuất một số giả thuyết để giải thích sự xuất hiện của vũ trụ mà không cần sự can thiệp của thượng đế. Đó là ý kiến của Stephen Hawking, nhà thiên văn học nổi tiếng, một trong 10 thiên tài
hàng đầu thời hiện đại.
Buổi
giảng bài của Hawking tại Viện Kỹ nghệ Caliphornia ngày 16/4 vừa qua đã
thu hút rất đông đảo người nghe và ngồi chật kín cả giảng đường rộng tới 10 nghìn chỗ.
Mặc dù đã ở tuổi “cổ lai hy” và
từ lâu đã phải nằm bất động trên xe lăn nhưng Hawking cho tới ngày hôm nay vẫn tiếp tụchoạt độngnghiên cứu khoa học rất tích cực. Ông đã bắt đầu bài giảng của mình tại Viện Kỹ nghệ Caliphornia bằng những thông tin
tổng quan ngắn gọn về các lý thuyết khoa học về sự xuất hiện của vũ trụ. Cụ thể, ông đã nhắc lại việc trong những năm 80 của thế kỷ trước, cùng với nhà toán học Anh lừng danh Roger Penrose (sinh năm 1931), ông đã chứng minh rằng, vũ trụ không thể “nổ tung” ra khi nó co lại như trước đây người ta đã phỏng đoán.
Chính ở trong giai đoạn đó, Hawking đã bỏ công ra nghiên cứuvấn đềxuất hiện của thế giới và đã phải nhận “tiếng chuông cảnh tỉnh” đầu tiên từ người đứng đầuGiáo hội Công giáo. Đức Giáo hoàng là Gioan Phaolô II (1920-2005) đã bày tỏ thái độchống lại việc nghiên cứu về sự xuất hiện của thế giới, nếu kết quả nhận được sẽ trái với điều mà các nhà thần học vẫn truyền bá về nó. Kể lại chuyện này, Hawking đã nói đùa: “Tôi đã cảm thấy rất mừng vì không bị đưa ra trước tòa án giáo hội”…
Sau khi sơ kết những kết quả nghiên cứu khoa học, thiên tài Hawking đã đặt ra một loạt những câu hỏi cho những ai là tín đồ của các lý thuyết về nguồn gốc thần linh của thế giới. Trong đó, ông nhấn mạnh: “Thế chúa đã làm gì trước khi tạo nên thế
giới? Sắp đặtđịa ngục để nhốt những ai sẽ đặt ra các câu hỏi như thế này ư?”.
Trước đây, Hawking hầu như không bao giờ nói thẳng về các quan điểmtôn giáo của mình. Tuy nhiên, ông luôn luôn cho rằng, con người, đó là đỉnh cao của sự tiến hóa và cần
được hoàn thiện với sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học kỹ thuật (như tự động hóa, liệu pháp gien….). Trong các cuốn sách của mình, Hawking thường sử dụng từ “chúa trời” để làm rõ hơn những điều mà ông trình bày.
Người vợ cũ của ông, Jan Wilde,
trong quá trình xử ly hôn, đã khẳng định rằng, Hawking là một người vô thầnnhất quán. Năm 2010, khi so sánhtôn giáo với khoa học, Hawking đã nhấn mạnh: “Có một sự khác biệt căn bản giữa tôn giáo, dựa trên những giáo điều và khoa học, dựa trênquan sát và tư duy lôgích. Khoa học sẽ giành được chiến thắng vì nó hoạt động”. Trong tác phẩmÝ niệm cao siêu,
Hawking cho rằng, để có được vũ trụ không cần đến một người sáng thế: “Một khi đã tồn tại thứ như là trọng lực thì vũ trụ có thế và đã tạo ra chính nó từ không có gì. Một sáng tạo tự phát - đó là lý do tại sao vũ trụtồn tại và tại sao chúng tatồn tại. Không có nhu cầu nào về một Đức
Chúa Trời đã “đốt cháy” ngọn lửa và khởi động vũ trụ”.
Tiến sĩ Stephen Hawking được trợ giúp đưa lên sân khấu thuyết trình bài “Nguồn gốc của vũ trụ”.
Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2011, Hawking đã nói: “Tôi coi bộ não như một máy tính, nó sẽ ngừng hoạt động khi các linh kiện của nó hết hạn sử dụng. Không có thiên đường
hay thế giới bên kia cho cái máy tính đã bị hỏng; đó chỉ là một câu chuyệncổ tích cho những người sợ bóng tối”…
Năm 2011, trong bộ phim truyền bá khoa học Curiosity làm cho kênh truyền hình Discovery, Hawking đã đặt
ra câu hỏi: “Có phải chúa trời đã tạo ra vũ trụ?”. Ông khẳng định rằng,
để sáng tạovũ trụ thì Thiên Chúa “không có thời gian,” kể từ trước khi vụ nổ Big Bang xảy ra, thời gian đã không hề tồn tại…
Tại Hội nghị Zeitgeist của Google trong năm 2011, Hawking cũng đã nói rằng “triết học đã chết.” Ông
tin rằng triết học “đã không theo kịp với sự phát triển hiện đại của khoa học”, và các nhà khoa học đã trở thành những người mang ngọn đuốc dẫn đầu cho nhiệm vụkhám phátri thức. Hawking tin vấn đềtriết học có thể được trả lời bằng khoa học, đặc biệt là những lý thuyết khoa học mới
sẽ dẫn chúng ta đến một hình ảnh mới rất khác về vũ trụ và vị trí của chúng ta trong vũ trụ đó…
Ở phần cuối bài giảng tại Viện Kỹ nghệ Caliphornia, nhà vũ trụ học thiên tài đặt ra quan điểm về việc cứu vớt nhân loại: “Chúng ta cần phảitiếp tụckhám phákhông gian vì tương lai của loài người. Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ sống thêm được
một ngàn năm nữa nếu rốt cuộc không chạy ra khỏi cái hành tinh mong manh này”.
Buổi giảng bài của Hawking ở Caliphornia đã rất được công chúng chú ý. Mặc dù chủ đề của nó hoàn toàn
mang tính khoa học thuần túy nhưng những người muốn đến nghe vẫn rất đông và họ đã xếp hàng dài tới cả cây số rưỡi. Những người muốn có được một vé miễn phí vào nghe đã phải đứng xếp hàng từ 12 giờ trước đó. Trong
hội trường với 1.000 chỗ ngồi chật ních những người đứng nghe vì không còn ghế ngồi nữa. Trong số những người không có may mắn được vào giảng đường đã có những người say mê Hawking đến mức sẵn sàng bỏ ra cả nghìn USD để mua một giấy ra vào. Tuy nhiên, đã không có ai bán giấy mời của mình cả, dù với bất cứ giá nào.
Stephen Hawking sinh ngày 8/1/1942 tại Oxford, vào đúng ngày mà Galileo đã mất trước đó ba trăm năm. Nhà khoa học thiên tài lớn lên như những đứa trẻ bình thường. Hai
năm cuối trong Trường Trung học St. Albans ở Oxford, Stephen đã rất thích thú với môn toán nhờ một người thầy tài hoa và giàu tính nghệ sĩ ở
trường này. Tuy nhiên, cha ông, dược sĩ Frank Hawking, lại phản đốidự địnhtrở thành nhà toán học của con trai vì muốn cậu phải vào ngành hóa
học. Nể và sợ cha nhưng vẫn giữ nguyên ham mê toán học của mình, Stephen Hawking sau khi tốt nghiệp trung học đã vào ngôi trường mà cha đã từng theo học là Đại học Oxford. Tuy nhiên, trong trường này không có
ngành toán, nên Hawking đã vào khoa vật lý và tốt nghiệp loại xuất sắc.
Sau đó ông chuyển đến Đại học Cambridge để tiếp tụctheo đuổiluận ántiến sĩ về vũ trụ học…
Đúng trong giai đoạn đó, 50 năm
trước đây, Stephen Hawking đã được chẩn đoán bị mắc chứng bệnh thoái hóa hệ thần kinh trung ương, thường được gọi là bệnh Lou Gehrig. Bệnh nhân gần như mất hết khả năng cử động và luôn luôn phải gắn chặt vào xe lăn. Hầu hết mọi người với chẩn đoán bệnh này hiếm khi sống hơn một chục
năm. Ngay cả khi lay lắt sống, họ luôn trong tình trạng khó thở, và cơ
bắp suy yếucho đến khi bất động.
Sau lần phẫu thuật cắt khí quản, Hawking chỉ có thể nói được nhờ một thiết bị phát âm gắn với một máy tính được ông gõ chữ vào đó. Khi đó, ít ai nghĩ rằng ông có thể sống
được tới lúc hoàn thànhluận ántiến sĩ. Thế nhưng, ông không chỉ vẫn tiếp tục làm việc mà năm 1965, còn kết hôn với nữ sinh viên khoa ngôn ngữ Jane Wilde. Sự kiện này được chính Hawking đánh giá như một bước ngoặt trong cuộc đời ông. Ở một mức độ không nhỏ, chính nhờ thế mà ông đã hoàn thànhluận ántiến sĩ vào năm 1966. Ông và Jane Wilde đã có một con gái và hai con trai…
Bảo vệluận ántiến sĩ xong, Hawking đã làm việc ở Viện Thiên văn học một thời gian rồi năm 1977, chuyển đến khoa Toán học ứng dụng và Vật lýlý thuyết của Cambridge. Đây
cũng là nơi làm việc của ông cho tới ngay hôm nay… Năm 1970, Hawking trở thành thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia London.
Sau một ca phẫu thuật năm 1985,
Hawking đã mất luôn cả khả năng nói và phải sử dụng máy tính có chương trìnhđặc biệt để giao tiếp với xung quanh.
Năm 1990, ông đã nhận một cô bé
người Việt sinh năm 1980 là Nguyễn Thị Thu Nhàn, khi đó đang sống tại làng trẻ em SOS Hà Nội làm con nuôi. Năm 1997, ông đã sang Việt Nam để thăm cô con gái nuôi của mình..
Năm 1990, Hawking đã li thân rồi li dị Jane Wilde. Năm 1995, ông kết hôn với trợ lý chăm sóc cá nhân
của mình là Elaine Mason. Đến tháng 10-2006, họ cũng đã ly dị…
Mặc dù mang bệnh hiểm, Hawking vẫn đã sống được tới hơn nửa thế kỷ và tiếp tục công việc nghiên cứu của
mình. Khoa học hiện đại không thể nào lý giải được nguyên nhân của sự tồn tạikỳ diệu của Hawking
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.