Thư Viện Hoa Sen

Sức Mạnh Của Từ Bi

10/10/20154:05 CH(Xem: 15455)
Sức Mạnh Của Từ Bi

SỨC MẠNH CỦA TỪ BI
Nguyên Giác

 

dalai lama
Mario Anzuoni / Reuters

Từ bisức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không? Trước tiên, từ bi sẽ chuyển hóa được cả thân và tâm của người tu tập.

Bài viết tựa đề “The Buddhist and the Neuroscientist: What compassion does to the brain” (Người Phật Tử và Nhà Khoa Học về Thần Kinh: Từ bi ảnh hưởng não bộ thế nào) trên tạp chí The Atlantic ngày 4 tháng 7-2015 ghi nhận một cuộc nghiên cứu về sức mạnh của từ bi. Người Phật tử đây là Đức Đạt Lai Lạt Ma; nhà khoa học là Richard Davidson.

Tác giả bài viết là Kathy Gilsinan, một biên tập viên của tạp chí The Atlantic, phụ trách về các vấn đề thế giới. Bà trước đây là một biên tập viên của tạp chí World Politics Review. Bản dịch toàn văn như sau.

***

Năm 1992, nhà khoa học về thần kinh hệ Richard Davidson được Đức Đạt Lai Lạt Ma thách thức. Cho tới lúc đó, nhà khoa học này đã để trọn sự nghiệp vào cuộc nghiên cứu rằng tại sao người ta phản ứng với, trong chữ của ông là, “những giàng ná và mũi tên của cuộc đời” trong những cách khác nhau. Tại sao một vài người kham nhẫn mạnh mẽ hơn những người khác khi đối diện với thảm kịch? Và sự kham nhẫn mạnh mẽ bạn có thể có được xuyên qua thực tập hay không?

Đức Đạt Lai Lạt Ma có một câu hỏi khác cho Davidson khi nhà khoa học tới thăm vị lãnh đạo tinh thần Phật Giáo Tây Tạng tại bản doanh ở Dharamsala, Ấn Độ. “Nhà sư nói: ‘Ngài trước giờ sử dụng công cụ khoa học thần kinh hiện đại để nghiên cứu về sự trầm cảm, sự lo lắng, và sự sợ hãi. Tại sao ngài không sử dụng cùng các công cụ đó để nghiên cứu về sự tử tế và từ bi?’… Tôi lúc đó không có một câu trả lời rất tốt. Tôi nói, như thế là khó đấy.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma quan tâm về những gì các công cụ của khoa học thần kinh hiện đại có thể hé mở về não bộ của những người đã để ra nhiều năm, theo cách nói trong chữ của Davidson, “trưởng dưỡng các phẩm chất của tâm, và phẩm chất tâm này quảng bá một cái nhìn tích cực.” Không lâu sau đó, kết quả là Davidson mang hàng loạt các nhà sư Phật Giáo vào phòng thí nghiệm của ông và gắn những điện cực vào đầu của họ, hay chiêu đãi tiếp tân họ trong vài giờ trong một máy MRI.

“Cách tốt nhất để khởi động các mạch điện cảm xúc tích cực trong não bộ là xuyên qua tâm độ lượng,” theo lời Davidson, người sáng lập Center for Investigating Healthy Minds (Trung Tâm Nghiên Cứu Về Não Bộ Lành Mạnh) tại đại học University of Wisconsin, ở thành phố Madison, nói trong một cuộc diễn thuyết ở Aspen Ideas Festival. “Đây thực sự là một kiểu kích động tìm hiểu khoa học thần kinh vì đã có những viên ngọc trí tuệ trong truyền thống thiền định – Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nói về điều này – rằng cách tốt nhất cho chúng ta rằng để hạnh phúc là hãy độ lượng với người khác. Và sự thực, chứng cớ khoa học cho thấy trong nhiều cách chân lý đó, và cho thấy rằng sự biến đổihệ thống trong não bộ có liên hệ tới hành vi độ lượng.”

Davidson và các nhà khoa học đồng viện thực hiện một thí nghiệm đơn giản trên tám “người tu học Phật Giáo nhiều năm” – những vị này đã để ra trung bình 34,000 giờ luyện tâm. Các nhà khoa học yêu cầu người được thí nghiệm hãy thay đổi qua lại giữa trạng thái tâm thiền định và một trạng thái tâm trung tính nhằm quan sát xem não bộ biến đổi ra sao. Một vị sư mô tả việc thiền định của vị này là khởi lên “một trạng thái trong đó yêu thươngtừ bi lan tỏa khắp toàn bộ tâm, với không một niệm gì khác, không lý luận gì khác, không xem xét gì khác.”

Davidson nói, “Khi chúng tôi thí nghiệm như thế, chúng tôi nhận ra một số điểm đáng nói. Những gì chúng tôi thấy là các hình sóng gamma độ cao trong não bộ, nghĩa là dấu hiệu của tâm nhu hòa" – nghĩa là những não bộ đó dễ hơn trong việc biến đổi, để thí dụ, về mặt lý thuyết, để trở thành kham nhẫn hơn. Các nhà nghiên cứu cũng thấy trong các cuộc đo máy MRI trên các vị sư rằng một khu vực não bộ có tên là anterior insula được kích hoạt. 

Davidson nói, “Tất cả các nhà khoa học thần kinh sẽ có phần quan tâm ưa thích của họ trong não bộ. Phần anterior insula là một trong phần đó, vì đó là nơi sự phối hợp tâm-thân xảy ra. Hệ thống trong não bộ hỗ trợ cho sự lành mạnh của chúng ta được nối kết chặt chẽ với các hệ thống cơ phận khác trong thân chúng ta, và cũng nối kết với hệ miễn nhiễm và hệ kích thích tố trong những cách ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Các bản chụp scan não bộ cho thấy rằng từ bi là một trạng thái liên hệ tới thân trong một cách quan trọng.”

 Một thí dụ: Davidson và các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu này đã thấy trong một cuộc nghiên cứu khác rằng thiền tập cải thiện phản ứng miễn nhiễm đối với một thuốc vaccine ngừa cúm – và những người được thí nghiệm không phải là các vị chuyên gia tập thiền Phật Giáo, mà chỉ là những người vừa mới trải qua chương trình dài 8 tuần lễ về thiền chánh niệm

Davidson và các nhà nghiên cứu cũng thấy trong một cuộc nghiên cứu năm 2013 rằng người dự một khóa “thiền tập về tâm từ bi” ngắn hạn cho thấy có thái độ hy sinh kham nhẫn hơn so với một nhóm đối tượng khác.

Nghiên cứu về não bộ các Phật Tử đã phổ biến hơn kể từ khi Davidson lần đầu gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng vẫn chưa biết chính xác về cách tâm từ bi thay đổi não bộ để làm cho sức khỏe tốt hơn hay làm cho thái độ ứng xử tốt hơn. Các làn sóng gamma và khu vực insula trong não bộ phựt sáng chỉ có thể nói rằng có sự nối kết giữa tâm và thân, và rồi, về điều nó làm cho bạn tự nghĩ về một phẩm cách tốt đẹp hơn.

Davidson nói rằng nghiên cứu cho thấy rằng “chúng ta có thể mang trách nhiệm đối với não bộ của chúng ta.” Trong đó, tự trưởng dưỡng trách nhiệm có thể là bước đầu tiên.

Bản văn gốc ở đây:

http://www.theatlantic.com/health/archive/2015/07/dalai-lama-neuroscience-compassion/397706/ 

Tạo bài viết
14/03/2016(Xem: 19144)
01/07/2016(Xem: 8513)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.