Từ Như Ngộ tới Như Mê

29/10/20173:59 SA(Xem: 4871)
Từ Như Ngộ tới Như Mê

TỪ NHƯ NGỘ TỚI NHƯ MÊ
A Journey to Lower Dimensions
Lê Huy Trứ
(October 29, 2017)

 

Nếu như, đa số chúng sinh khi đọc cái bài luận bỉ ngạn tầm thường từ Ngộ tới Mê (A Journey to Lower Dimensions) này mà chưa Giác được không phải là vì chúng sinh dường như vô minh (u mê, si muội) nhưng vì tất cả chúng sinh đều như là “Phật chưa thành” nên hình như chưa tái kiến Như Lai như vậy đấy thôi.

Vì khi đã tái thành Phật từ mê tới ngộ (đáo bỉ ngạn) rồi thì y như Kinh Pháp Hoa viết: “Pháp hy hữu khó hiểu đệ nhất [như vậy] mà Phật thành tựu chỉ Phật cùng Phật mới có thể thấu suất thật tướng [như vậy] của các pháp [như thị].” 

nhu thi 1Hình như, muốn kiến giác được chiều thấp hơn (lower dimension) thì kẻ quan sát, “nếu như có cái kẻ quan sát” (tạm gọi là self, Ta, Ngã), phải ở trong chiều không gian cao hơn.  Chẳng hạn, nếu như muốn thấy chiều không gian thứ 10 (tenth dimension) thì “kẻ quan sát” phải ở trong chiều không gian thứ 11  (eleventh dimension, Niết Bàn?) để nhìn vào và xuyên qua cái “vật được quan sát” nếu như nó “thật tướng như vậy để quan sát”.  

Ngoài thuyết SuperString 10 chiều còn có những thuyết khác như là Bosonic String 26 chiều và M-theory với 11 chiều tuy nhiên trong phạm vi của bài luận này tôi chỉ tưởng tượng là mình đứng trong cỏi thứ 11 để tạm bàn rất giới hạn về 10 chiều trong thuyết Superstring theory mà tôi phóng dịch là Siêu Tiên Thằng (sợi dây, cung tơ).  Lý thuyết Siêu Tiên Thằng (Superstring theory), một trong những lý thuyết dẫn đầu ngày nay sẽ có khả năng để giải mã một trong những bí ẩn nhất của vũ trụ,  thật rõ ràng như vậy bằng cách nào mà sức hút và vật lý lượng tử khít khao với nhau.   Lý thuyết Siêu Tiên Thằng khẳng định rằng có 10 chiều.  9 của những chiều này là không gian và một là thời gian.  

“The superstring theory, one of the leading theories today has the potential to will unlock one of the biggest mysteries of the universe, namely how gravity and quantum physics fit together. The superstring theory contends that there are 10 dimensions. Nine of these dimensions are of space and one is of time.” (In Higher Dimensions We Could See Past, Present And Future Events Simultaneously, Written by Cynthia McKanzie – MessageToEagle.com Staff Writer)

(One prominent feature of string theories is that these theories require extra dimensions of spacetime for their mathematical consistency. In bosonic string theory, Bosonic string theory is the original version of string theory, developed in the late 1960s. ... In the 1980s, supersymmetry was discovered in the context of string theory, and a new version of string theory called superstring theory (supersymmetric string theory) became the real focus. spacetime is 26-dimensional, while in superstring theory it is 10-dimensional, and in M-theory it is 11-dimensional.  M-theory is a theory in physics that unifies all consistent versions of superstring theory. The existence of such a theory was first conjectured by Edward Witten at a string theory conference at the University of Southern California in the spring of 1995.)

Thuyết vật lý Siêu Tiên Thằng (Superstring theory) dường như có rất nhiều điểm trùng hợp ngẫu nhiên và rất thích thú với những quan niệm của Phật Giáo Đại Thừa từ hàng ngàn năm trước. Chẳng hạn, trong chiều không gian thứ 10, nghĩ đến là vạn vật hiện ra.  Tất cả do tâm tạo!  Trong chiều không gian thứ 9, tất cả luật vật lý của vũ trụ và những điều kiện duyên khởi trong mỗi vũ trụ trở thành thực tại có thể quan sát được. Trong chiều không gian thứ 8, tất cả những khả năng lịch sử và những tương lai (quá khứvị lai) của vũ trụ chia nhánh ra cho tới vô cực.  Chiều không gian thứ 7 rất kỳ bí nếu ta quan tâm đến sự tồn tại của những vũ trụ khác.  Trong chiều không gian thứ 7 này, mọi khả năng cho những vũ trụ khác vận hành theo những luật mới của nó.  Trong chiều không gian thứ 6, chúng ta có khả năng để di chuyển không còn trên đường thẳng mà với nhiều chiều hướng khả thi.  Trong chiều không gian thứ 5, chúng ta trở thành người du hành vượt thời gian.  “Chúng ta” (Self, Ngã?) có thể du hành ngược thời gian and vượt thời gian

(In the tenth dimension, everything becomes possible and imaginable.  In the ninth dimension, all universal laws of physics and the conditions in each universe become apparent.  In the eighth dimension, all possible histories and futures for each universe are branching out into infinity.  The seventh dimension is fascinating, every possibility for these other universes are clearly operating under their new lawsIn the sixth dimension our ability to move would no longer be linear but more possibilities.  In the fifth dimension, we would become time travelers. We could move back and forward in time.  In the four-dimensional spacetime, we develop the Six Supernatural Powers (lục thần thông, 六通, ṣaḍ abhijñāḥ)?  Sential beings including humans live in the world with three spatial dimensions and the objects we interact with have height, width, and depth. Other sential beings might live in the second and one dimensional world.)

nhu thi 2Trong chiều “không gian” thứ 4, có thể chúng ta đã phát triển Lục Thần Thông (?)  Có thể chiều thời gian ảo này do nhân tâm tạo nhưng nó là một khám phá rất quan trong cho nhân sinh.  Cỏi thời gian chỉ chi phối được chúng sinh từ ở chiều thấp hơn chứ không có ảnh hưởng tới những cỏi cao hơn?

Cái chiều thời gian thứ tư này được nhân sinh đề cập đến trong tôn giáo, khoa học, tâm lý và triết lý ngay cả trong văn chương cùng với rừng sách vở, rất hấp dẫn để tham khảo đầy chi tiếc dưới đây.  

Với khám phá rất quan trọng, Einstein nhận thấy rằng hai sự vật không có thể được quan niệm như là riêng biệt.   Nhị nguyên không phải là nhị nguyên mà là hai diện mục của một bản lai tương tự như hai mặt của một đồng tìền.  Tuy hai mà một.  Chúng cuộn lẫn nhau liên tục như dòng không-thời gian (space-time) được xem như là chiều không gian thứ tư.

Bổng nhiên, ông hiểu ra vài điều khó tin, rất đặc biệt rằng quá khứ, hiện tạivị laisắc tướng khác biệt mà chúng ta thấy giữa chúng nó chỉ là ảo giác.

“Sự phân biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là đầy tập quán ảo tưởng,” Einstein nói.  “The distinction between past, present and future is only a stubbornly persistent illusion,” Einstein said. 

Lúc đầu, Einstein không mấy hài lòng với quan niệm thống nhất của không-thời gian (unified spacetime idea) và đã phủ nhận chủ trương mới không gian bốn chiều của Hermann Minkowski, như là mất công vô ích nhưng rồi thì cũng như đa số chúng ta, ông ta cũng phải chấp nhận cái quan điểm đó. 

 “With the discovery of the crucial, though, unexpected link between space and time, Einstein realized that these two things could no longer be thought of as separate things.  They are fused together and form the continuum (manifold) of space-time, viewed as a four-dimensional vector space.  Suddenly, he realized something unbelievable, namely that our understanding of past, present and future and the sharp difference we see between them – may only be an illusion. 

“The distinction between past, present and future is only a stubbornly persistent illusion,” he said.

At first, he wasn’t particularly thrilled with the unified spacetime idea and dismissed new four-dimensional geometry proposed by Hermann Minkowski, as “superfluous” pedantry but he eventually accepted the idea and so must we.” (Past Present And Future Exist All At Once – Unravelling Secrets Of Quantum Physic,  A. Sutherland – MessageToEagle.com)

Đơn giản, tuy Einstein được xem như là một nhà khoa học gia thông thái nhất của thế kỷ nhưng ông ta cũng vẫn là người (chúng sinh) mà người thì thông minh tài giỏi cở nào cũng có lúc nhầm lẫn, mê muội như người khác?

Như Arthur Schopenhauer mô tả, “cái hiện tại tối vô nghĩa có nhân khổ đau trên cả cái ý nghĩa cao độ của quá khứ dẩn đến thực tại.”  As Arthur Schopenhauer expressed, “the most insignificant present has over the most significant past the advantage of reality”

Theo tôi nghĩ động từ “has” trên đây được tạm hiểu là “be affect by suffer from” (bị ảnh hưởng bởi đau khổ mà ra)? 

Tạm dịch theo ý của Phật Giáo: cái quả hiện tại đầy vô nghĩa này là từ nguyên nhân hiễn nhiên tột khổ đau của quá khứ tạo nên chuổi thực tế.  Nôm na: cái nghiệp quả hiện tại tối ư vô lý này là từ duyên nghiệp quá hiễn nhiên của quá khứ đưa đến thực tại khổ đau.

Có thể Arthur Schopenhauer và Einstein không cố ý nói như vậy và tôi cũng có thể bị “méo mó” Phật Pháp nên cố tâm dịch đại như vậy? 

Hiễn nhiên, cái ảo tưởng mê muội này – cái hiểu biết của chúng ta về quá khứ, hiện tạivị lai – rất thuyết phục nhưng nó vẫn là ảo tưởng si mêchúng ta sống hàng ngày, liên tục trong từng sátna.

“Naturally, this illusion – our understanding of past, present and future – is very convincing for us, but it’s still an illusion, we live with every day, every moment, continuously.  (Past Present And Future Exist All At Once – Unravelling Secrets Of Quantum Physic,  A. Sutherland – MessageToEagle.com)

Vài thế kỷ trước, St. Augustine of Hippo, một trong những triết gia có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới cũng bị chi phối với hiện tượng của thời giankhông gian.

“Làm thể nào mà quá khứ và tương lai có thể hiện hữu, trong khi quá khứ đã qua, và tương lai chưa xảy ra?”  ông ta tự hỏi.

Centuries ago, St. Augustine of Hippo, one of the world’s most influential thinkers was also occupied with the phenomenon of time and space.

“How can the past and future be, when the past no longer is, and the future is not yet?” he asked.

“Ngay cả hiện tại, nếu nó luôn luôn đã là hiện tại và không bao giờ trở thành quá khứ, nó không phải là thời gian, nhưng là vĩnh cửu.”

“As for the present, if it were always present and never moved on to become the past, it would not be time, but eternity.”

Đây là vấn đề quan trọng ngày nay của nhân sinh.  Hầu hết chúng ta bị nhồi sọ rằng thực tại có nghĩa là những gì hiện hữu trong lúc này.  Nó là niềm tin căn bản từ khi chúng ta còn nhỏ bởi vì đó là cái hiểu biết duy nhất về hiện tại ngay lúc này.

It’s our fundamental belief since we were children because the only we understand is the reality of the moment.”  (Past Present And Future Exist All At Once – Unravelling Secrets Of Quantum Physic,  A. Sutherland – MessageToEagle.com)

Chúng ta chia thời gian ra quá khứ, hiện tại và tương lai vì dường như nó cần thiết cho kinh nghiệm thực tế của chúng tathực tại của nhân sinh – như bất cứ điều gì.

We divide time into past, present and future and it seems essential to our experience of reality – our reality – as anything.” Says Paul Davies, a Professor of Natural Philosophy at the University of Adelaide, Australia.

Vậy thì cái gì là bản chất (thật tướng) của thời giankhông gian hay chỉ là khái niệm giả tưởng của tâm phan duyên? 

Nhà Vật Lý danh tiếng, Brian Greene nói: Đa số những gì chúng ta đã nghĩ chúng ta đã biết về vũ trụ rằng quá khứ đã từng xãy ra và tương lai chưa tới, rằng chân không chỉ là trống rỗng, rằng thì là vũ trụ của chúng taduy ngã độc tôn có thể là sai lầm.  Nhưng thật ra, hình như nó đúng như vậy, như thị tri kiến, trong tâm tưởng?

“Much of what we thought we knew about our universe - that the past has already happened and the future is yet to be, that space is just an empty void, that our universe is the only universe that exists-just might be wrong.” The famous physicist, Brian Greene said.

nhu thỉTrong đời sống hằng ngày, chúng ta kinh nghiệm thời gian như là một dòng chảy liên tục.  Nhưng nó cũng hữu dụng để nghĩ rằng thời gian như là những loạt khung ảnh, hoặc những sátna, và mỗi một dữ kiện đó có thể được nghĩ như là trãi ra của chốc lát, sau chút nữa, sau khoảnh khắc.   Chỉ còn lại đây vài khoảnh khắc thôi. Chỉ còn chốc lát sẽ cách xa rồi.

Brian Greene, physicist, said “In our day-to-day lives, we experience time as a continuous flow. But it can also be useful to think of time as a series of snapshots, or moments, and every event can be thought of as the unfolding of moment, after moment, after moment.”

Hai chiều không gian thứ ba và thứ hai là bắt nguồn của vô minh, từ ngộ cho tới mê, từ thần tiên thành yêu quái, từ Phật thành phàm phu vì bị lọt vào tam độc (tham-sân-si) quên mất bản lai diện mục, đánh mất thần thông, đưa đến bất lực, tuyệt vọng, đau khổ.

Chiều không gian thấp nhất mà tất cả chúng ta thường “hiểu lầm” là tầm thường dể hiểu đó là “Một Chiều.”  Cái nhất điểm tuyệt đối bất nhị này không có không gian lẫn không thời gian.  Đây là chiều “không không thời-gian” độc đáo của con ốc sên.  Con ốc sên là con vật 3 chiều (3 dimension) sống trong thế giới 3 chiều nhưng chỉ biết có một chiều (one dimensional world).  Cũng như chúng ta đã từng sống trong 11 chiều không gian nhưng vì một niệm đam mê nên lọt xuống ba tần địa ngục của luân hồi khổ đau.

Sứ thần Mạc Đĩnh Chi đã “tình cờ lẫn vô tình” miêu tả rất tượng hình cái ý nhất vật của Phật Giáo, trong khoảng khắc vô thường của một kiếp hồng nhan đã trở thành vô nhất vật, qua bài thơ ngoại giao bất hủ phúng điếu ca tụng công chúa Nhà Nguyên dưới đây:

Thanh thiên nhất đóa vân,
Hồng lô nhất điểm tuyết,
Thượng uyển nhất chi hoa,
Dao trì nhất phiến nguyệt.
Y ! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết !

Dịch nghĩa:

Một đám mây trên trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa đỏ
Một nhành hoa trong vườn thượng uyển
Một vầng trăng Dao Trì
Ôi ! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết !

(Văn tế công chúa. Trong thời gian sứ bộ lưu ở Yên Kinh, có một công chúa nhà Nguyên chết, sứ thần Việt Mạc Đĩnh Chi được cử đọc văn tế. Để thử tài sứ giả nước Việt, quan Bộ Lễ trao cho ông trang giấy chỉ có 4 chữ Nhất. Thật là một tình thế hết sức hiểm nghèo, nhưng rồi ông rất bình tĩnh nhất thời ứng khẩu thành thơ.)

Trên trời có một đám mây, trong lò lửa có một bông tuyết, trong vườn hoa có một nhành hoa, trong hồ nước có một mặt trăng        

Thiên thượng duy một đám vân độc tôn, đẹp nhất? Trong lò lữa nóng như lữa thì làm sao có được một bông tuyết lạnh như tuyết?  Trong vườn thượng uyễn chỉ có độc một cành hoa trinh nữ (hoa mắc cở hay còn được gọi là hoa chó đái), đẹp nhất?  Trong hồ nước có một mặt trăng, tương tự như ếch ngồi đáy giếng “lườm dời” hay trăng nhìn xuống đáy giếng “ngắm ếch”?

Ohm!  Những duy ngã độc tôn đó cũng chỉ là độc nhất: vô thường độc nhất; vô ngã độc nhất; và nhất là vô duyên độc nhất.  Ngay cả những cái vật độc tôn đó cũng là một, và nó cũng chính là vô nhất vật.  Mà khi đã ngộ ra nó là vô nhất vật rồi thì nó không còn là vô nhất vật nữa mà là độc vật? 

nhu thi 4Chúng ta có thể đã thấy những vô lượng vũ trụ khác (We could see alternate universes.)

 

Trong kinh Đại Bát Nhã, phẩm Đại Như, Bát nhã ba la mật thâm sâu nói thế này: “Sắc tất là Bát nhã ba la mậtBát nhã ba la mật tức là sắc; cho nên Nhất thiết chủng trí tức là Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật tức là Nhất thiết chủng tríSắc tướng như Bát nhã ba la mật tướng Như là một Như, không hai [bất nhị] không khác.”

 “.... Như vậy (như thị) là tánh Như, như thật (yathabhuta), Chân Như ... Thấy mười pháp ấy đều tướng Như, đó là điều kinh Pháp Hoa nói là Tri Kiến Phật.  Mười pháp ấy là tất cả hình tướng, sinh thành, chuyển động, thời gian (đầu cuối) nhân quả của vũ trụ Như, hay nói theo kinh điểnPháp giới Chân Như, Pháp giới Nhất chân. ”  (Như Vậy, Nguyễn Thế Đăng)

Tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai muốn điểm tâm nào, không có gì mới lạ trong thiền tông của Phật Giáo.  Khi mà tâm tưởng của chúng ta quá quan trọng hóa cái khái niệm của hiện tại (now), chúng ta liền tức khắc tưởng quá khứvị lai là có thực.  Vì cái này đang xãy ra từ cái kia đã xãy ra và rồi cái đó sẽ xãy ra.  Nhưng dường như chúng nó xãy ra cùng một lúc vì cả “ba thì” (3 tenses) chỉ là một, nhất như.  Hay đúng ra là vô nhất như, vô tướng?

“Thật” Như tướng của các pháp hữu vi hình như là vô tướng pháp. Ngay cả Như thị (as is) cũng bất tri kiến Như Lai. Tương tự như ý Kinh Pháp Hoa, Phẩm Phương Tiện: Tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, đầu như vậy, và cuối rốt ráo như vậy.  Đó là 10 cái thấy Như Vậy của bật giải thoát, giác ngộ từ bến mê.   Chứ bờ bên kia, đáo bỉ ngạn, không có giải thoátgiác ngộ.  Muốn có ngộ phải biết mê trước.  Không có mê thì không có ngộ.

Đó là ý nghĩa rốt ráo của “qua mau, qua mau những con mê.  Đời này còn nhiều đổi thay.”  Mong qua mau bể khổ, thoát khỏi khổ đau trần thế, khi vừa mới đốn ngộ thì hình như đã tới bờ.

Ohm! Gaté, Gaté, Paragate, Para Sam gaté Bodhi svaha.

  English:

Gone, Gone, Gone beyond Gone utterly beyond,

Oh!  What an Awakening! 

Nhưng hình như, Như Lai còn có nghĩa “không đến không đi” vì “vô bờ vô bến” để đến, còn nói chi đi.  Mà đã không đi vì “không bờ không bến” để đi thì làm gì có đến?  Tuy nhiên, theo tôi, Như Lai cũng còn có nghĩa, “Như Đi nhưng Như không đến; Như đến mà Như không đi.”  Như đi, Như đến! Y chang, Như ý của từ Như Ngộ tới Như Mê. 

Tuy nhiên, đừng vội tin, thấy nó Như rứa chứ thực ra nó không phải Như rứa mà nó chính thị thấy Như rứa.  Nếu quý vị không đồng ý, thấy Như rứa, rứa thì quý vị thấy Như răng?  Chứ riêng tôi thấy nó chắc Như rứa.

References:

http://www.messagetoeagle.com/higher-dimensions-see-past-present-future-events-simultaneously/

https://thuvienhoasen.org/a8580/qua-vi-giac-ngo-duoi-coi-bo-de-thich-nu-nguyen-hien

https://en.wikipedia.org/wiki/Buddhism_and_science

http://www.buddhanet.net/e-learning/buddhism/lifebuddha/17lbud.htm

https://www.thoughtco.com/the-enlightenment-of-the-buddha-449789

http://www.aboutbuddha.org/english/life-of-buddha-4.htm/

https://www.quora.com/How-did-Siddhartha-become-enlightened

http://www.ancientpages.com/2017/05/17/mysterious-rishis-remarkable-ancient-sages-scientists-divine-knowledge-india/

http://www.messagetoeagle.com/past-present-and-future-exist-all-at-once-unravelling-secrets-of-quantum-physics/

https://thuvienhoasen.org/a2898/8-luan-ve-that-tuong-cua-cac-phap-theo-trung-quan

https://www.rongmotamhon.net/xem-sach_3.3-Thuc-tuong-cua-Phap--Nhu-thi-nhung-bien-the_dcgcclkg_show.html

http://www.sanghalou.org/oldsitebackup/heart_suttra.htm

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2016(Xem: 8052)
26/12/2018(Xem: 15611)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.