Đại Học Nalanda Ở Ấn Độ Hoạt Động Trở Lại Sau 800 Năm

25/04/20213:36 CH(Xem: 3343)
Đại Học Nalanda Ở Ấn Độ Hoạt Động Trở Lại Sau 800 Năm
ĐẠI HỌC NALANDA Ở ẤN ĐỘ
HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI SAU 800 NĂM

AKHILESH  PILLALAMARRI | TRẦN  KHIẾT  BÁCH dịch 

Dai-hoc-Nalanda-e1477702921675-300x229Một trong những ngôi trường đại học nổi tiếng nhất thời xưa của Ấn Độ, Viện Đại học Nalanda, mới được tái khai giảng vào ngày  1-9-2014 vừa qua  sau  một thời gian gián đoạn hoạt động kéo dài suốt tám trăm năm. Cả những  phế  tích của Viện Đại học Nalanda cổ lẫn ngôi trường Đại học Nalanda mới đều tọa lạc gần Rajgir trong  bang  Bihar, Ấn Độ; một vùng đất tập trung  nhiều di tích lịch sửtôn giáo, kể cả Bồ-đề Đạo tràng, nơi Đức Phật thành  đạo. Khu vực này là trung tâm của vương quốc cổ Magadha (Ma- kiệt-đà), nổi tiếng bởi chất men chính trị và tri thức của các vương triều thời ấy. Không chỉ là một trung  tâm chính của Bà-la-môn giáo, Magadha từng là cái nôi của Phật giáo và Kỳ-na giáo. Đế quốc đầu tiên của Ấn Độ, đế quốc  Maurya, cũng  xuất phát  từ Magadha;  và vị hoàng đế nổi tiếng của vương triều này, Đại đế Ashoka (vua A-dục), đã là người có ảnh hưởng lớn lao trong việc bảo trợtruyền bá Phật giáo đến khắp châu Á.

Thực sự, cái tên  hiện  thời của bang  Bihar vốn có nguồn  gốc từ thuật  ngữ vihara, danh  từ dùng  để chỉ một tu viện của Phật giáo, cho thấy một số lượng rất lớn các tu viện Phật giáo đã từng được xây dựng rải rác khắp vùng ngày nay là Bihar. Viện Đại học Nalanda đã xuất hiện trong  bối cảnh đó, tương  tự những  ngôi trường của các thị quốc Athens và Alexandria đã có mặt từ lòng nhiệt tình tri thức của nền văn minh cổ Hy Lạp trong vùng Địa Trung Hải. Xứ Ấn Độ cũng còn có nhiều trường đại học cổ khác như Takshashila (Taxila) thuộc nơi ngày nay là Pakistan, nhưng Viện Đại học Nalanda nổi bật do quy mô và tinh thần thế giới chủ nghĩa của mình.

Được xây dựng dưới thời đế quốc Gupta – nhà nước gắn liền với thời kỳ hoàng kim về mặt văn hóa và khoa học của Ấn Độ – Viện Đại học Nalanda nguyên  thủy đã tồn tại từ năm 413 đến năm 1193. Mặc dù được xây dựng với tính cách là một trung tâm nghiên cứu triết lý Phật giáo, Viện Đại học Nalanda đã lần lần trở thành một học viện quan  trọng  cho việc nghiên  cứu nhiều lãnh vực khác, kể cả những  đề tài thế  tục, tương  tự phong cách của những trường đại học Thiên Chúa giáo thời trung cổ đã biến hóa từ những trung tâm nghiên cứu kinh viện để trở thành  những  tổ chức học thuật tổng quát hơn. Viện Đại học Nalanda đã từng nổi tiếng về mặt nghiên cứu toán học và y học.

Nguồn  gốc Phật  giáo và chương  trình  giảng  dạy nghiêng  hẳn  về giáo  lý Đức Phật  của Viện Đại học Nalanda đã là lý do khiến viện thu hút một số rất lớn những sinh viên đến từ những xứ ngoài Ấn Độ, mang lại cho viện một không khí “tứ hải vi gia” và khuyến khích những cuộc diễn thuyết tri thức mang tính văn hóa đối chiếu. Theo các nhà nghiên  cứu, chính kiến thức sâu rộng của các vị giảng sư ở Nalanda đã thu hút các vị học giả ở những  nơi xa xôi như Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka và cả trong vùng Đông Nam Á. Vào lúc thịnh thời, viện đại học này có tới 10.000 sinh viên và 2.000 giáo sư với một thư viện tập trung khoảng vài trăm ngàn quyển sách.

Thật là không may, Viện Đại học Nalanda nguyên thủy đã bị phá hủy vào năm 1193. Một liên minh các vương triếu Ấn giáo ở phía Bắc bên trên Nalanda đã bị đánh bại bởi một viên tướng Hồi giáo người Afghanistan là Muhammad  of Ghor trong trận giao tranh lần thứ hai ở Tarain vào năm 1192 khiến cho toàn bộ vùng thung lũng sông Hằng (Ganges River) ở Bắc Ấn trở nên trống trải trước những kẻ xâm lăng. Trong vòng một năm, viên tướng Thổ Nhĩ Kỳ là Bakhtiyar Khilji đã cho cướp bóc Viện Đại học Nalanda, một nơi hoàn toàn không phòng thủ, không xây dựng công sự và cũng không phải là một địa điểm có bất kỳ một giá trị quân sự chiến lược nào. Một bản biên niên sử của Thổ Nhĩ Kỳ thời bấy giờ tường thuật rằng đã có hàng ngàn vị Tăng bị đốt sống và hàng ngàn vị Tăng khác bị chặt đầu vì Khilji đã cố gắng bằng mọi khả năng để tiêu diệt Phật giáo. Việc đốt phá tòa thư viện đã diễn ra trong suốt nhiều tháng trời và “khói từ những bản sách viết tay bị đốt cháy đã tụ lại như một tấm màn đen bao phủ khắp những ngọn đồi phía dưới suốt nhiều ngày liền”. Vị Viện trưởng cuối cùng của Viện Đại học Nalanda phải bỏ chạy sang Tây Tạng.

Mục đích việc nối lại hoạt động củaViện Đại học Nalanda là để làm hồi sinhẤn Độ tinh thần đã được coi là đặc trưng của Viện Đại học Nalanda thời cổ: tinh thần học tập của những người coi bốn biển là nhà. Nước Ấn Độ hiện đại cũng chẳng có bao nhiêu trường đại học được thế giới biết đến, có lẽ trừ ra Viện Công nghệ Ấn Độ (Indian Institutes of Technology IIT), một cơ sở học thuật nghiêng hẳn về khoa học. Tầm nhìn của Viện Đại học Nalanda mới là nhắm thiết lập một viện đại học quốc tế với một chương trình giảng dạy rộng rãi. Trang mạng của trường đại học này cho biết, “Viện Đại học Nalanda được thành lập vào năm 2010, dựa trên một đạo luật đặc biệt của Nghị viện Ấn Độ, một bằng chứng thể hiện địa vị quan trọng của viện trong toàn cảnh tri thức Ấn Độ hiện nay. Nalanda có địa vị của một trường đại học quốc tế, không giống bất kỳ một trường đại học nào khác đã được thành lập trong nước”.

Do lịch sử nổi trội của mình, Viện Đại học Nalanda đã được đặt dưới sự bảo trợ của một số nhân vật nổi tiếng như nhà kinh tế học đã được giải thưởng  Nobel là ngài Amartya Sen, hiện đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viện Đại học Nalanda. Một quỹ đại học trị giá 500 triệu đô-la Mỹ đã được mười lăm quốc gia châu Á hứa đóng góp; tuy nhiên, quỹ này chưa thực sự hoạt động. Thêm vào đó, do tình trạng thiếu ngân quỹ và sự chậm trễ của bộ máy thư lại ở Ấn Độ đã khiến cho ngôi trường chưa được xây dựng hoàn chỉnh vào lúc khai giảng. Hiện nay cũng mới chỉ có mươi lăm sinh viên theo học tại lớp học vừa khai giảng, trong đó chỉ có hai vị đến từ nước ngoài. Các lớp học đang được tổ chức trong hoàn cảnh tạm bợ vì một phần công trình vẫn chưa có thể bắt đầu trên một khuôn viên rộng 455 mẫu Anh (khoảng 1,82km2) trong lúc chờ chính quyền giải quyết các thủ tục khai quang.

Một lễ khánh thành chính thức được dự kiến tổ chức vào giữa tháng Chín này. Hy vọng của Hội đồng Quản trị là khi sự việc được biết đến, số lượng sinh viên sẽ tăng lên và nhiều ngân khoản sẽ được đổ vào. Một ý tưởng lớn như thế có được sự ủng hộ của nhiều nhân vật nổi tiếng như thế xứng đáng được thực hiện một cách tốt đẹp  hơn so với những  gì đang  diễn ra. Hy vọng rằng chính phủ mới của Ấn Độ sẽ có khả năng thúc đẩy công việc mạnh mẽ hơn. Nếu Viện Đại học Nalanda đáp ứng được những mục tiêu theo kế hoạch thì đây sẽ là một bước nhảy vọt cho nền giáo dục cao cấp của Ấn Độ.■ „

Nguồn: India’s Nalanda University opens again after 800 years, bài đăng trên tạp chí Diplomat, Volume 34, 2014.

Văn Hoá Phật Giáo số 209

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/04/2012(Xem: 34453)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.