Monica Lindberg Falk - Sư cô Viên Ngạn dịch
Giáo dục được mong đợi sẽ giải quyết các vấn đề xã hội và cá nhân và được xem như phương tiện để đạt được một tương lai mong muốn. Chương trình giảng dạy tại trường Dhammajarinee theo những đường lối mà cải cách giáo dục đề ra.
Bài tham luận này xoay quanh vấn đề giới tính và Phật giáo tại Thái Lan. Năm 1990, một “Ni viện” Phật giáo và chi nhánh của Viện Phật giáo Thái Lan mở một trường học không được nhà nước chính thức công nhận để đào tạo giáo dục các nữ sinh và các nữ tu Thái Lan. Kể từ đó, nữ sinh và các nữ tu Thái Lan có cơ hội theo học chương trình giáo dục trung học với các vị giáo thọ đến từ một cộng đồng nữ tu Phật giáo.
Năm 1999, chính phủ Thái Lan quyết định thông qua một chính sách giáo dục mới. Hệ thống giáo dục cải cách tại Thái Lan, được áp dụng từ năm 2003, với chín năm học bắt buộc cho cả nam và nữ, đã giảm khoảng cách về giới trong hệ thống giáo dục trước đây mà theo đó trẻ em trai được ưu đãi hơn trẻ em gái. Cho dù chính phủ Thái Lan hiện nay đã thiết lập hệ thống giáo dục cho các nữ sinh, “ni trường” cũng đã không trở nên dư thừa. Bài tham luận này tìm hiểu lý do tại sao ni trường này đã tăng số lượng học sinh từ khoảng 50 em vào năm 1998 lên hơn 300 em trong năm 2009 sau khi cải cách giáo dục được thực hiện. Trường đã phát triển thành một trường học được nhà nước công nhận, cung cấp giáo dục mầm non, tiểu học, và trung học cho các em gái. Việc chuyển đổi thành một trường học được nhà nước công nhận đã mang lại nhiều trách nhiệm lớn hơ và những thách thức mới cho ni chúng ở đây, và vấn đề này sẽ được đề cập tới trong bài tham luận này.
Các phân tích mang tính dân tộc học cho bài tham luận này dựa trên các tài liệu thu thập từ năm 1997 đến năm 2009. Các phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin là quan sát người tham gia phỏng vấn và thông tin thu thập trong quá trình phỏng vẩn. Tôi tiếng hành nghiên cứu thực địa tại nữ tu viên vào năm 1997 và năm 1998; tại thời điểm đó có khoảng 59 nữ tu và 47 nữ sinh học Phật pháp. Các nữ sinh học Phật pháp theo học chương trình giáo dục trung học và Phật giáo tại trường Dhammajarinee( Dhammajarinee có nghĩa là trường dạy Phật pháp cho các bé gái). Các nữ sinh đến từ các vùng miền khác nhau của đất nước Thái Lan và các em ở nội trú trong hai hoặc bốn năm tại trường. Ngoài ra, các nữ tu lớn tuổi hơn cũng theo học chương trình giáo dục trung học tại trường[1].
Dhammajarinee – Trường Phật học cho các bé gái
Trường Phật học cho các bé gái Dhammajarinee được thành lập vào năm 1990 tại một nữ tu viện hoạt động tự túc và là trường học đầu tiên cho các em gái ở Thái Lan được thành lập bởi các nữ tu. Suốt mười bốn năm sau ngày thành lập, trường Dhammajarinee là một trường học không được nhà nước công nhận và trong thời gian đó các nữ tu dạy hầu hết các môn học. Năm 2004, trường được nhà nước chính thức công nhân. Phần lớn các nữ tu khong có chứng chỉ đào tạo giáo viên chuyên nghiệp và dó đó chỉ đủ điều kiện để giảng dạy các môn học Phật giáo. Tuy nhiên, các nữ tu hiện đang đảm nhiệm công tác quản lý và các giáo viên là Phật tử làm việc dưới sự giám sát của họ. Các nữ tu tại Ni viện giữ lối sống và nề nếp tu tập của mình – họ theo thời khóa và giữ thanh quy như họ vẫn luôn làm từ trước. Tuy nhiên, nhà trường đã trải qua những thay đổi lớn. Tại trường học không được nhà nước công nhận các bé gái chỉ học các môn trong chương trình giáo dục trung học tại Ni viện. Trong năm 2004 trường Dhammajarinee mở thêm trường mẫu giáo và tiểu học. Vì vậy, các nữ sinh không có nhiều thời gian như trước để làm những việc như trồng rau hay các việc thủ công mỹ nghệ.
Khun Mae Prathin, giám đốc của trường, xác định nhiệm vụ của trường là giáo dục đào tạo các em gái nghèo vì đến tận bây giờ xã hội vẫn không hỗ trợ các bé gái có hoàn cảnh khó khăn được công bằng như những hỗ trợ của chính phủ dành cho các em trai nghèo thông qua các chương trình giáo dục dành cho trẻ em trai tại các chùa. Trong năm năm đầu tiên trường Dhammajarinee tồn tại nhờ các khoản đóng góp của cư sỹ, các vị tăng và các nữ tu. Nhà trường hiện vẫn phụ thuộc vào sự đóng góp của các cá nhân, nhưng chính phủ giờ đã đóng góp nhiều hơn cho tài chính của trường so với trước đây khi trường còn là một trường học không được công nhận. Sự hỗ trợ từ chính phủ giúp chi trả khoảng 25 phần trăm chi phí của trường và bảy mươi lăm phần trăm còn lại trường chi trả từ các khoản đóng góp cá nhân[2]. Điều hành một trường nội trú rất tốn kém, nhưng trường đã trở nên nổi tiếng sau nhiều năm hoạt động và hiện có nhiều người đóng góp cho trường hơn, Khun Mae nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc mà các nữ tu đang làm và những đóng góp họ dành cho trường Dhammajarinee. Sư nói rằng các nữ tu đại diện cho tính liên tục, bền vững và sự có mặt của họ là điều kiện tiên quyết để trường Dhammajarinee có thể tồn tại. Theo sư, trường Dhammajarinee sẽ không thể tồn tại mà không có sự góp mặt của các nữ tu trong những công việc chung.
Cải cách Giáo dục
Nhờ những thay đổi mà chính phủ Thái Lan áp dụng đối với hệ thống giáo dục, các bé gái và bé trai giờ đây có quyền bình đẳng trong việc tiếp cận chương trình giáo dục miễn phí. Những trở ngại về mặt pháp lý để có được một nền giáo dục công bằng cho các bé gái ở Thái Lan cuối cùng đã được gỡ bỏ. Giáo dục cơ bản ở Thái Lan được chia thành sáu năm học tiểu học( pathom 1- 6) sau đó là ba năm học trung học cơ sở( mattayom 1- 3 ) và ba năm phổ thông trung học( mattayom 4-6). Năm 1999 chính phủ khởi xướng một cuộc cải cách giáo dục và việc thực thi điều này trong phạm vi cả nước là một cả quá trình dài. Hệ thống giáo dục dựa trên chín năm giáo dục bắt buộc( ban hành năm 2003) với mười hai năm giáo dục cơ bản miễn phí quy định trong hiến pháp. Các trường mẫu giáo dành cho trẻ từ ba đến năm tuổi, trường tiểu học (lớp 1 -6) dành cho trẻ từ sáu đến mười một tuổi, trung học cơ sở( lớp 7 – 9 ) dành cho trẻ em từ mười hai và mười bốn tuổi, trường phổ thông trung học( lớp 10 – 12) và trường dạy nghề và kỹ thuật dành cho trẻ em từ mười lăm năm và mười bảy tuổi[3].
Mặc dù chính sách của chính phủ Thái Lan là cung cấp giáo dục cho tất cả các trẻ em gái, trường Dhammajarinee do các nữ tu điều hành vẫn là một điều cần thiết. Số lượng các trẻ em gái đang học tại trường đã thực sự tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua. Khun Mae nói rằng lý do tại sao các bé gái ghi danh theo học tại trường Dhammajarinee đã thay đổi về mặt bản chất. Nghèo đói vẫn là một lý do chính; Được hưởng nền giáo dục miễn phí cũng không đủ cho các bé gái, vì còn có các chi phí khác như đồng phục, sách vở, dụng cụ học tập và chi phí đi lại từ nhà tới trường, những chi phí này quá cao đối với nhiều gia đình nghèo. Hơn nữa, để cho một đứa trẻ tiếp tục học có nghĩa là đứa trẻ không thể đóng góp cho nền kinh tế của gia đình và gia đình phài trả mọi chi phí để hỗ trợ các trẻ em, một điều vượt quá hạn mức mà nhiều gia đình có thể có được. Như đã đề cập, số lượng các bé giá theo học tại trường Dhammajarinee đã tăng mạnh. Ngày nay, nữ tu viện điều hành một nhà trẻ, trường mẫu giáo và còn cung cấp giáo dục tiểu học và trung học. Nhà trường đang có kế hoạch cung cấp chương trình giáo dục phổ thông trung học trong tương lai gần đây. Các bé gái hiện đang theo học ở các trường phổ thông trung học trong khu vực gần nữ tu viện trả tiền học nhờ sự trợ giúp tài chính của tu viện.
Việc chuyển đổi tư trường không được chính thức công nhận thành thường được chính thức công nhận đã dẫn đến một số thay đổi quan trọng về mặt tổ chức tại trường Dhammajarinee. Khi Dhammajarinee còn là trường không được chính thức công nhận, các nữ tu thực hiện hầu hết công việc giảng dạy, nhưng khi trường được công nhận, hầu hết các giáo viên là cư sỹ. Lý do dẫn đến sự thay đổi này là một trường học được chính thức công nhận đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chính quy trong khi hầu hết các nữ tu không chính thức đủ điều kiện đê giảng dạy các môn thế học. Do đó, các nữ tu giờ đây dạy các môn học Phật pháp, và bàn giao việc giảng dạy các môn thế học cho các giáo viên là cư sỹ. Nhà trường phấn đấu để có một giáo viên cho mười học sinh và vào thời điểm tháng 8 năm 2009 đã có 25 giáo viên đang giảng dạy tại trường.
Trường Dhammajarinee – vẫn còn là một nơi nương náu cho các bé gái
Trường Dhammajarinee – vẫn còn là một nơi nương náu cho các bé gái. Trong cuối những năm 1990 phần lớn học sinh đến từ các làng nghèo trong hai hoặc bốn năm. Năm 1998, giáo dục trung học vẫn còn ngoài tầm với của những bé gái không có phương tiện tài chính và trường Dhammajarinee trở thành cơ hội duy nhất để các em tiếp tục việc học của mình. Những nữ sinh đã hoàn thành giáo dục tiểu học và ở độ tuổi mười một hoặc mười hai được tiếp nhận vào trường.
Thông tin về trường Dhammajarinee đã lan rộng thông qua mạng lưới các nữ tu trong cả nước và qua các phương tiện truyền thông. Trường giờ đây nổi tiếng là một nơi an toàn cho các bé gái theo học. Khun Mae và các nữ tu khác ở tu viện được mời đến trường học và chùa chiền tại các làng xóm xa xôi để giớ thiệu về trường Dhammajarinee. Vài năm trước, một thầy tăng đã đưa một nhóm gồm mười ba cô bé dân tộc Karen đến nhập học tại trường Dhammajarinee[4]. Khi các cô bé trở về nhà, các em kể với cha mẹ của mình và người dân trong làng về những trải nghiệm tốt đẹp khi học tập tại trường Dhammajarinee và kết quả là nhiều cô bé trong làng đăng ký theo học tại trường. Vào nhăm 2009 đã có khoảng bốn mươi em gái dân tộc Karen học tập tại trường Dhammajarinee.
Diễn tiến song song với tình hình tỏng những năm 1990 khi trường được thành lập, rất nhiều các bé gái đã đến từ vùng đông bắc Thái Lan và hiện nay các nhà sư tại các ngôi chùa làng trong vùng cũng đã trở nên một nhân tố quan trọng trong việc giới thiệu trường Dhammajarinee cho các bé gái và gia đình họ. Tuy nhiên, một sự khác biệt đáng chú ý là rất nhiều cac bé gái hiện đang học tại trường Dhammajarinee thuộc dân tộc thiểu số và phần lớn thuộc dân tộc Karen và dân tộc Môn. Hầu hết các cô bé dân tộc Karen đến từ phía bắc của Thái Lan và các cô bé dân tộc Môn đến từ cùng một tỉnh nơi nữ tu viện tọa lạc.
Nền giáo dục mà chính phủ cung cấp vẫn còn ngoài tầm với của nhiều trẻ em Thái Lan và một nữ tu giải thích rằng việc nhận hưởng nền giáo dục mà chính phủ cung cấp là một trong ngại cho những trẻ em sống ở các vùng xa xôi hẻo lãnh. Nhiều bé gái dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa không thể đến được nơi xe buýt của nhà trường đón học sinh vào buổi sáng vì đi bộ từ nhà ra đường chính nơi có các điểm dừng xe buýt phải mất hàng giờ và đi bộ về nhà vào ban đêm là điều không thể.
Vấn đề an toàn cho các cô bé gái là một chủ đề thường xuyên đưa ra những cuộc nói chuyện của tôi với các nữ tu giáo viên cư sỹ. Các nữ tu và giáo viên cứ sỹ lo lắng về các hoàn cảnh dễ bị xâm phạm mà nhiều bé gái phải chịu đựng. Khun Mae nói rằng trường Dhammajarinee càng trở nên nối tiếng thì càng có nhiều bé gái ở vào các tình huống dễ bị tổn thương được đưa tới học ở trường. Khun Mae xác định nhiệm vụ của nhà trường là chăm sóc những bé gái này và tìm nguồn tài chính để điều hành trường và chi trả các chi phí sinh hoạt của các em. Đối với Ni sư, điều đó quan trọng không chỉ đối với các em và gia đình mà còn cho tương lai của xã hội Thái Lan[5].
Trường Dhammajarinee theo các chương trình giảng dạy chung trong hệ thống giáo dục Thái Lan. Các nữ tu nói rằng các chương trình giảng dạy tại trường đã được cải thiện và họ coi đó là một thành quả của việc đánh giá chương trình học do các cơ quan chức năng tiến hành[6].
Quy đinh được ban hành là giáo viên trường phải tốt nghiệp một trong các môn học chính và họ phải có chứng chỉ giảng dạy; hầu hết các nữ tu không đạt được tiêu chuẩn này.
Các giáo viên cư sỹ hiện làm việc tại trường Dhammajarinee đã giúp cho việc nhận các em nhỏ vào trường nhập học trở nên khả thi. Một lý do quan trọng dẫn đến nhu cầu giới trẻ em đến học tại nữ tu viện là các bé gái tại Thái Lan có nhiệm vụ lo cho các em ruột của mình. Điều này rất rõ ràng khi nhiêu em bé theo chị gái đến trường Dhammajarinee. Một số cha mẹ yêu cầu con gái lớn hơn phải chăm sóc em gái học cùng trường. Đối với một số bé gái việc chăm sóc các em ruột là một điều kiện tiên quyết để các em có thể đến trường. Khun Mae nói rằng các nữ tu không muốn các bé gái mất đi cơ hội học tập, và thừa nhận rằng nếu trường Dhammajarinee từ chói không nhận các em với lý do dựa trên trách nhiệm đối với em trai và em gái, các em có thẻ sẽ phải trở về nhà khó có thể kết thúc chương trình học. Do đó, trường đã mở một nhà trẻ để chăm sóc trẻ em từ ba tuổi để những người chị có cơ hội học tập
Kết Luận
Trường Dhammajarinee được thành lập tại một tu viện Phật giáo hoạt động tự túc vào năm 1990 với mục đích giúp các bé gái nghèo khó vươn tới một tương lai tốt hơn. Việc phụ nữ không được chấp nhận trong tăng đoàn đã làm cho các bé trai trở thành người duy nhất được hương chương trình giáo dục tại các tu viện. Các bé gái giờ đây được hưởng nền giáo dục nhờ bởi nỗ lực của cộng đồng các nữ tu tại trường Dhammajarinee. Giáo dục được xác định là một yếu tố chủ chốt có thể tạo ra hoàn cảnh tốt hơn cho phụ nữ và trẻ em nghèo; chính vì thế các nữ tu từ lâu đã muốn cung cấp giáo dục cho những bé gái không có cơ hội phát triển trong việc học của mình.
Những cải cách trong ngành giáo dục được áp dụng gần đây tại Thái Lan nhằm mục đích cung cấp cho cả trẻ em trai và trẻ em gái cơ hôi được hưởng giáo dục miễn phí. Tuy nhiên, nhiều bé gái, đặc biệt là những bé gái ở vùng sâu vùng xa, vẫn gặp khó khăn khi ghi danh nhập học tại các trường công và đó là một trong những lý do để các em phải rời khỏi nhà để đi học tại trường Dhammajarinee. Các nữ tu trong ban điều hành trường Dhammajarinee nói rằng những lý do chính tại sao các bé gái đăng ký vào trường Dhammajarinee là kết hợp của các vấn đề xã hội, nghèo đói và khó khăn trong gia đình.
Giáo dục được mong đợi sẽ giải quyết các vấn đề xã hội và cá nhân và được xem như phương tiện để đạt được một tương lai mong muốn. Chương trình giảng dạy tại trường Dhammajarinee theo những đường lối mà cải cách giáo dục đề ra. Thêm vào đó, nhà trường giữ gìn cách giáo dục truyền thống mà theo đó các giá trị đạo đức, kỷ luật được coi trọng. Nhà trường còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảng dạy Phật pháp. Được theo học chương trình giáo dục cơ bản, thấm nhuần cách hành xử tốt đẹp theo tinh thần Phật giáo và trở thành một con người tốt được coi là lá chắn an toàn cho một cá nhân, hoàn toàn phù hợp với những gì mà giá trị xã hội truyền thống Thái Lan xem là cần thiết để tạo ra một hòa bình và tự do.
Người dịch: Sư cô Viên Ngạn
CHÚ THÍCH:
- Xem Falk, Monica, Lindberg. Làm ruộng phước: nữ tu sĩ khổ hạnh Phật giáo và các giáo đoàn được phân biệt theo giơi tính tại Thái Lan. Copenhagen/washington: NIAS Press/Nhà in Trường Tổng Hợp Washington.
- Phỏng vấn thực hiện tháng tám 2009.
- Thông tin về hệ thống giáo dục Thái Lan có trên trang web www.oec.go.th
- Khoảng một phần tư triệu dân người Karen sống ở Thái Lan và là dân tộc thiểu số lớn nhất tại Thái Lan. Người Karen có truyền thống văn hóa riêng của họ. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người trong số họ theo đạo Thiên chúa do các hoạt động truyền giáo mạnh mẽ tại đây. Những người dân Karen còn lại là Phật tử và ở Thái Lan, họ thực hành cùng với người Thái. Huyện nơi trường Dhammajarinee tọa lạc và huyện Kanchnaburi lân cận có một lượng lớn dân người karen sinh sống.
- Phỏng vấn thực hiện tháng năm và tháng tám năm 2009.
- Phỏng vấn thực hiện tháng tư năm 2009.
Nguồn: GHPGVN