Thư Viện Hoa Sen

Ni Sư Sensei Myokei Caine – Barrett

06/01/20211:00 SA(Xem: 2726)
Ni Sư Sensei Myokei Caine – Barrett

NI SƯ SENSEI MYOKEI CAINE – BARRETT
(Tiểu Lục Thần Phong chuyển ngữ)

 

Sensei Myoiei CaineTôi sinh năm 1951, tại Tokyo Nhật Bản. Tôi vốn lớn lên từ một gia đình quân nhân. Chúng tôi đã từng nhiều năm sinh sống ở Okinawa, Germany, El PasoTexas

Đạo Phật là chỗ dựa củ cuộc đời tôi, đạo Phật đã giúp tôi hiểu được lẽ thật của cuộc đời và đã cung cấp những phương pháp thực hành của niềm tin để hành xử với lẽ thật đó. Tôi đã học được sự buông bỏ quá khứ, không kỳ vọng tưởng ở tương lai. Đạo Phật đã dạy tôi biết chỉ có ở tại ngay đây và chính phút giây hiện tại.

Lần đầu tiên bất ngờ biết đến đạo Phật vào khoảng năm 1963, sau ba mươi sáu năm thực hành, tức năm 1990. Những câu hỏi trong đầu tôi và sự quan tâm đã khiến tôi rời bỏ Sokha Gakka International. Tôi đã thật sự đủ khả năng để liên lạc với Nichiren Shu vào năm 2002 và bắt đầu được huấn luyện ở cả hai nơi, Portland (Oregon) và Nhật Bản để trở thành một tu sĩ. Năm 2007, tôi đã được thọ phong Giáo thọ sư Phật giáo và được giao phụ trách làm công việc đứng đầu cũng như hướng dẫn Phật tử ở Nichiren Buddhist Shanga, HoustonTexas và cũng như vậy ở Myoken-Ji temple

Tôi là tuyên úy Phật giáo đã hoạt động (hướng dẫn thiền) ở các nhà tù. Tôi hướng dẫn cả tổ hợp tăng già và cả cá nhân trong toàn bộ hệ thống nhà tù của Texas. Tôi cũng còn làm việc cho nhà "An dưỡng cuối đời - Hospice" (nơi những người bệnh nặng chờ chết) và chương trình chữa trị cho cựu chiến binh Healing Warrior Heart. Hiện nay tôi là mục sư”*” ở dòng Nichiren Shu của vùng Bắc Mỹ."

Sensei Myokei Caine – Barrett là người phụ nữ tôn qúy đầu tiên có nguồn gốc Nhật lai châu Phi và cũng là người phụ nữ phương Tây duy nhất đã thọ phong và trở thành tu sĩ ở dòng tu Nichiren Shu. Bà là một nữ tu thường trực và là giáo thọ  sư ở Myoken – Ji Temple, ngôi nhà Nichiren Budhist Shanga của Texas. Bà là người thầy tôn quý trên toàn nước Mỹ, vừa là nhà hoạt động nữ quyền, công bằng xã hộichủng tộc.

Dịch từ một bài đăng trên Lion’s Roar Magazine

“*” Nguyên bản tiếng Anh dùng từ pastor : Mục sư, không biết trong Phật giáo thì tương đương với chức danh gì?
___________________________
Chú thích của BBT:

Theo WikiPedia, Phật giáo Nichiren là một nhánh của Phật giáo Đại thừa dựa trên những lời dạy của Đại sư Phật giáo Nhật Bản thế kỷ 13, Nichiren (1222-1282) và là một trong những trường phái Phật giáo Kamakura. Giáo lý của nó bắt nguồn từ khoảng 300, 400 chữ Hán và chuyên luận còn lại được quy cho Nichiren.

Với sự ra đời và những nỗ lực thịnh vượng của Soka Gakkai International, được gọi là "tôn giáo 'xuất khẩu' nổi bật nhất của Nhật Bản để thu hút một số lượng đáng kể những người cải đạo không phải người Nhật, Phật giáo Nichiren đã lan rộng khắp thế giới. Trong Phật giáo Nichiren, có hai bộ phận lớn khác nhau về cơ bản là liệu Nichiren có nên được coi là một vị bồ tát của trái đất hay không, một vị thánh, một vị thầy vĩ đại hay một vị Phật thực sự của thời đại thứ ba của Phật giáo. Một số tôn giáo mới của Nhật Bản là các nhóm giáo dân lấy cảm hứng từ Nichiren. Nó được thực hành trên toàn thế giới, với các học viên trên khắp Hoa Kỳ, Brazil và Châu Âu, cũng như ở Hàn Quốc và Đông Nam Á. Các giáo phái lớn nhất là Soka Gakkai/ (Soka Gakkai International), Nichiren Shu và Nichiren Shoshu. Phật giáo Nichiren tập trung vào giáo lý Kinh Liên Hoa rằng tất cả mọi người đều có Phật tánh bẩm sinh và do đó vốn có khả năng đạt được giác ngộ trong hình thức hiện tại và đời hiện tại của họ. Nichiren đề xuất một hệ thống phân loại xếp hạng chất lượng của các tôn giáo và các trường phái khác nhau của Nichiren có thể phù hợp hoặc phản đối mạnh mẽ với bất kỳ hình thức Phật giáo hay tín ngưỡng tôn giáo nào khác.


Xem thêm:
Phật Giáo Và Tín Ngưỡng Dân Gian Nhật Bản (Nguyễn Nam Trân)




.

Tạo bài viết
09/03/2014(Xem: 6773)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: