Ni Sư Zenju Earthlyn Manuel

25/01/20211:00 SA(Xem: 2360)
Ni Sư Zenju Earthlyn Manuel

NI SƯ ZENJU EARTHLYN MANUEL
Tiểu Lục Thần Phong

 

Zenju Earthlyn Manuel
Ni sư Zenju Earthlyn Manuel

Đạo Phật thuở ban đầu cho phép nam giới xuất gia, tương truyền bà di mẫu ba lần cầu xin xuất gia nhưng Phật không chấp nhận, phải đến lần cuối, bà và năm trăm người nữ khác đi bộ đến toạc cả bàn chân đến xin xuất gia thì Phật mới chấp nhận và cũng đề ra bát kỉnh pháp để bảo hộ người nữ xuất gia, bảo vệ chánh pháp khỏi những tai hại

Đạo Phật truyền sang các nước phương bắc thì có sự thay đổi để phù hợp với tập quán văn hóacăn cơ của người dân… Các dòng truyền thừa Phật giáo bắc truyền đều chấp nhận sự xuất giathọ giới một cách đầy đủ. Phật giáo nam truyền và Phật giáo nguyên thủy một số địa phương vẫn không chấp nhận cho người nữ xuất gia hoặc cho xuất gia nhưng không cho thọ đại giới. Đạo Phật truyền đến Âu – Mỹ như thổi một luồng gió mới vào xứ này. Nhiều người vốn là tín đồ thiên chúa, thậm chí là tu sĩ nhưng tình cờ tiếp xúc với Phật giáo mà họ lại say mê và đi theo tiếng gọi của sự tỉnh thức. Một trong số ấy có ni sư Zenju Earthlyn Manuel. Bà là người Mỹ gốc châu Phi, lớn lên trong đức tin ky tô giáo và tình cờ tiếp xúc với đạo Phật mà những chủng tử trong tạng thức khởi dậy và bà đã lên đường dấn thân theo lối xưa của di mẫu Kiều Đàm Di.

Bài giới thiệu ni sư Zenju Earthlyn Manuel này được đăng trên trang nhà của ni sư Ayya Yeshe (Một ni sư người Australia) và được tag cho nguồn cảm hứng từ phụ nữ Phật giáo. Tôi xin dịch sang tiếng Việt để tặng bạn hữu duyên, tuy nhiên tiếng Anh quá yếu kém, nhiều chỗ dịch tối nghĩa, rất mong qúy huynh đệ sử chữa và chỉ giáo giúp cho, xin cảm ơn.

 

Zenju Earthlyn manuel là một nữ thiền sư xuất gia, bà kế thừa pháp của Phật ( có lẽ hiểu là thực hành theo pháp của Thế Tôn), sau còn được gọi là Zenkei Blanche Hartman, là người nối tiếp dòng thiền Shunryu Suzuki Roshi thông qua trung tâm thiền ở San Francisco ( San Francisco Zen Center). Bà vốn là một thiền sinh đứng đầu cùng với Kiku Christina Lehnherr Roshi, sự truyền pháp của bà ấy được hoàn thành bởi Shosan Victoria Justin Osho. Bà được đề nghị phong là một Osho, có nghĩa là một người thầy lớn trong truyền thống của dòng thiền này.

Zenju Earthlyn Marselean Manuel sinh ra ở Los Angeles, California. Bà là con gái của ông bà Lawrence Manuel và Alvesta Pierre Manuel. Hai người họ di chuyển từ Louisiana đến. Zenju lớn lên ở Los Angeles, được gọi bằng cái tên mà mẹ bà ấy đặt cho, Earthlyn marselean vốn là tên của bà ngoại

Osho Zenju thực hành với sự ảnh hưởng của văn hóa truyền thống người Mỹ bản địa và người Phi. Bà vốn lớn lên trong nhà thờ thiên chúa, nơi mà bà say mê đọc kinh thánh, tôn thờ những phép bí tích… Bà được giáo dục như thế cho đến khi trưởng thành. Bà cũng tham gia các buổi lễ thờ phượngthần thánh Ifa của Dahomey “*”của châu Phi và nghiên cứu một cách căn bản về Yoruba”**”. Ni sư Osho Zenju đã lấy được bằng tiến sĩ và làm việc trong nhiều thập kỷ với tư cách là một nhà nghiên cứu xã hội học. Bà còn là giám đốc phát triển cho các tổ chức phi lợi nhuận để phục vụ phụ nữ và trẻ em gái, phục vụ văn hóa nghệ thuật, chăm sóc sức khỏe tâm thần

Dù là một người dạy thiền nhưng cuối cùng bà ấy cũng là một một người yêu nghệ thuật, âm nhạc và vũ đạo.

( dịch từ trang nhà của ni sư AYYA YESHE )

 

p.s. “*”Dahomey là một vương quốc ở châu Phi, tồn tại từ 1600 – 1904, nay là một phần của Benin
 “**”Yoruba là một tôn giáo tâm linh truyền thống ở tây nam Nigeria, là cơ sở cho một số tôn giáo ở tân thế giới như: Santeria, Umbanda, Trinidad Crisha, Haiti Vodou. Yaruba là tổng hợp của nhiều bài hát, lịch sử, câu chuyện, khái niệm văn hóa… tạo nên một xã hội Yoruba

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, Jan.18/2021

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/03/2014(Xem: 6372)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.