Lại Thêm Một "thượng Sư" Truyền Bá Pháp Môn Âm Thanh

10/04/201112:00 SA(Xem: 47914)
Lại Thêm Một "thượng Sư" Truyền Bá Pháp Môn Âm Thanh

LẠI THÊM MỘT "THƯỢNG SƯ"
TRUYỀN BÁ PHÁP MÔN ÂM THANH

___________________________________

blankHỏi: Tôi là người sơ cơ mới quy y Tam bảo và đang tìm hiểu Phật pháp. Tôi được một số người giới thiệu pháp môn Diệu Âm, một khi được "thiền sư" Trần Tâm truyền tâm ấn thì có thể khai ngộthành tựu giải thoát ngay trong đời này. Qua tìm hiểu sơ lược về pháp môn này, tôi thấy không hợp với Chánh pháp của Phật Thích Ca. Mong quý Báo chỉ dẫn thêm để tôi vững tin vào Chánh pháp. (Nguyễn Huy Khôi, nguyenhuykhoi...@yahoo.com)

Đáp: Bạn Nguyễn Huy Khôi thân mến!

Mặc dù bạn mới quy y và chỉ đang trong giai đoạn tìm hiểu Phật pháp nhưng nhận thức của bạn thật sâu sắc khi phát hiện ra pháp môn Diệu Âm của "thiền sư" (còn được gọi là minh sư) Trần Tâm không hợp với tinh thần Chánh pháp của Phật Thích Ca.

Thông qua website chanthienmy.net (trang thông tin của "thiền sư" Trần Tâm hoằng truyền pháp môn Diệu Âm) chúng tôi được biết "thiền sư" Trần Tâm là người Việt Nam (hiện sống tại Mỹ) được các vị đạo sĩ ở Hymalaya (Ấn Độ) trao truyền pháp môn Diệu Âm, một trong những pháp tu của các đạo sĩ Ấn giáo.

Tôn chỉ của pháp môn Diệu Âm là "Trực diện với Thượng đế qua thiền định Âm thanh và Ánh sáng nội tại". Người tu tập pháp môn Diệu Âm phải được thọ tâm ấn, tức được "minh sư" Trần Tâm truyền trao Lực lượng, nương tựa Lực lượng của "minh sư" để phát triển tình thương, trau dồi trí tuệ, thể nhập với Thượng đế.

Mặc dù giáo phái này chủ trương ăn chay, thọ trì 5 giới cấmsử dụng rất nhiều thuật ngữ Phật giáo như Phật, Bồ tát, Phật tính, từ bi, trí tuệ, vô ngã, thiền định v.v…nhưng rõ ràng pháp môn này không phải Chánh pháp của Đức Phật.

Đạo Phật luôn tôn trọng các tôn giáo, tín ngưỡng cùng các giáo phái khác. Nhung điều đáng nói ở đây là "thiền sư" Trần Tâm được đệ tử xưng là minh sư, thiền sư cùng với tướng đầu tròn, cách ăn mặc quấn y (giống với các sư hệ phái Khất sĩ) hoặc mặc áo vàng giống các thầy ở thiền viện, thuyết giảng vay mượn nhiều thuật ngữ Phật giáo, cho nên nếu không tìm hiểu kỹ sẽ nhầm tưởng "thiền sư" Trần Tâm là tu sĩ Phật giáo.

Do vậy, các Phật tử khi được giới thiệu tu tập các pháp môn thiền Âm thanh và Ánh sáng của "thượng sư" Thanh Hải hay "thiền sư" Trần Tâm phải hết sức tỉnh táo, phát huy tuệ giác biết rõ không phải Chánh pháp, kiên quyết không thực tập theo, đồng thời sách tấn, nhắc nhở các đạo hữu khác cảnh giác với những pháp môn phi Chánh pháp này.

Tổ Tư vấn (tuvangiacngo@yahoo.com) (Nguồn: http://giacngo.vn/tuvan/2011/04/01/776441/)
_
__________________


TRẦN TÂM RUMA LÀ AI ?
____________________________________________

Cách đây vài năm, tôi có quen một cư sĩ giới thiệu tôi về Mình Sư Trần Tâm, là một bậc thầy rất từ bi, được quay Clip chim chóc bao quanh, đang hành đạo tại Campuchia và nhiều người theo học. Nghe vậy, tôi cũng bán tín bán nghi.

Đến khi ra Hà Nội, được vài Phật tử dắt đến quán chay của Đạo Sư Ru Ma (Tên khác của Trần Tâm), tôi mới tá hoả. Vì đây là một dạng tà đạo được truyền bá thông qua hình thức quán chay như Thanh Hải Vô Thượng Sư. Cũng là một dạng tà đạo tương tự, cùng quảng bá pháp môn thiền ánh sáng của đạo Sikh, nhưng không chấp nhận nhau vì tranh giành ảnh hưởng. Được gọi là pháp môn Diệu Âm.

Cũng như Thanh Hải, Trần Tâm là một người thế tục, cầu pháp với giáo sĩ đạo Sikh, rồi vọng ngôn chứng thánh. Dùng hình thức Phật giáo, bằng cách thuyết giảng cách kinh điển Đại Thừa một cách lẫn lộn, tự đắp y Tỳ Kheo của các tông phái Phật giáo. Thỉnh thoảng có mặc giáo phục của tu sĩ Thiên Chúa Giáo, đánh đồng Niết bànThiên Đường; Chúa với Phật, tự xưng mình là Thượng đế cao hiện cả Phật để phỉnh dụ quần chúng.

Bằng sự si mê của một bộ phận Phật tử, Trần Tâm lợi dụng thuật ngữ truyền tâm ấn của Thiền Tông để đánh lạc tín đồ. Hễ ai được sư phụ truyền tâm ấn rồi, không cần phải tu nữa. Chỉ niệm thần chú tên sư phụ Ru ma thay vì các chú ngữ Phật giáo khác. Nếu đã theo đạo sư  Ru Ma thì không được thắp nhang thờ cúng ông bà, vì thắp nhang thì cửu huyền sẽ bị hỏa thiêu nơi luyện ngục. Tất nhiên là không cần thờ Phật. Chỉ treo hình Trần Tâm hoặc đeo hình Trần Tâm là đủ. Bằng lý luận ngây ngô, dễ dãi ấy, nhiều Phật tử cả tin qua Campuchia để được truyền tâm ấn. Than ôi, lòng dục không bỏ, học đạo chưa xong, lại lũ lượt vọng ngôn chứng thánh, dắt nhau vào địa ngục. Sở dĩ Trần Tâm phát triển được ở Campuchia là nhờ chiêu bài từ thiện.

Nếu theo Trần Tâm, tất nhiên Phật tử chỉ tin vào sự cứu rỗi của đạo sư Ru ma, không màng đến nhân quả nữa. Như vậy, chính Trần Tâm đang âm thầm phá hoại Phật giáodẹp bỏ truyền thống thờ cúng tổ tiên của người Việt. Đó là một đứa con lạc loài và sản phẩm tâm linh của y tạo ra là tôn sùng cá nhân và sống vong bản.

Rất nhiều gia đình Phật tử vì ham chạy theo hình thức bên ngoài như thế mà tan nhà nát cửa. Đạo Phật là đạo vô ngã. Học đạo, tu đạo, chứng đạohành đạo đều ở nơi bình thường. Nên không có gì bí mật, huyễn hoặc cả. Kinh Pháp Hoa nói:” Lìa kinh một chữ, tức đồng ma thuyết”. Lại nói: “ Nếu tự nói dối chứng thánh tức đại vọng ngữ”. Nghĩa là những ai dạy chúng ta tôn thờ tự ngã, thần thánh hoá cá nhân đều cách xa với đạo. Bằng khởi tâm hướng ngoại là Phật tử đã rơi vào đường tà. Xưa nay trong Phật giáo không hề có sự truyền thừa nào trái với giới- định - tuệ. Sự quảng cáo bằng truyền thông, chỉ thuyết phục những Phật tử thiếu suy xét. Thật đáng thương hơn là đánh trách.

Trần Tâm là ai? Chỉ là một tay tà sư bịp bợm lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của quần chúng, dựa vào Phật giáo để phá hoại đạo Phật, như Long Hoa Hội, Tịnh Vương Nhất Tông, Thanh Hải Vô Thượng Sư, Thiền Vô Vi, Thiền Nhân Điện, Thiền Mở Luân Xa, Pháp Luân Công ( Lý Hồng Chí tự xưng là Phật)... Nhất định Phật tử chúng ta phải cảnh giác.

Không thể nào nấu cát muốn thành cơm. Cảnh giới vô tu vô chứng của Bồ tát đẳng giác đâu thể cho hạng phàm phu tục tử thuyết. Muốn xây nhà phải làm cái móng thật chắc. Đó là giữ tròn tam quy ngũ giới và tin sâu nhân quả. Không thể có một kinh nghiệm giác ngộ nào xảy ra quá dễ dàng nếu hành giả không chịu kham nhẫn mọi nghịch duyên thuận cảnh. Như chư tổ nói:

“Nếu chẳng một phen sương lạnh buốt
Hoa mai đâu dễ ngưởi mùi hương”.

Ngay cả khi Đức Phật Niêm hoa thị chúng, cũng không phải truyền cho ngài Ca Diếp gì ngoài sự ấn chứng, đó là dĩ tâm truyền tâm, khi tâm của thầy trò tương ưng với nhau. Nếu thầy Ca Diếp, không liễu ngộ thì Đức Phật dẫu có giơ ngàn đóa sen lên cũng vô ích. Nếu đạo ở cành sen thì thiền sư Câu Chi đâu cần chặt ngón tay chú tiểu để khai thị. Vì mỗi lần có người đến hỏi: “ Đạo là gì?” Câu Chi đều giơ ngón tay lên, nên chú tiểu bắt chước. Đến chỗ “ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt” há là chỗ cho kẻ còn tham đắm danh văn lợi dưỡng như Trần Tâm nói ư? Đó là lỗi tại người học ưa lý luận cao siêu mà chẳng có tí gì căn bản.

Hãy là chính mình. Khi chúng ta biết chấp nhậntừ bỏ chính mình, thì chắc chắn sẽ đi đúng con đường giác ngộ. Hãy tự hỏi lòng mình với câu thoại:” Ta là ai?” Còn vướng mắc là còn chấp, chưa buông bỏ được. Đừng ham lý luận nhiều. Đừng chạy theo những hình thức mục ruỗng để hối hận muôn đời.

Chí Ngu

https://nguoiphattu.com/phat-phap/su-kien-van-de/12600-tran-tam-la-ai-.html

 

TÁN GIA BẠI SẢN, GIA ĐÌNH LỤC ĐỤC
TÀ ĐẠO RUMA TRẦN TÂM

_________________________


Đây không còn là vấn đề riêng của người thân của tôi mà đó chính là sự mờ ám của pháp môn này. Có nhiều người đã bỏ nhà cửa, chồng con để qua thiền đường làm việc không công cho Ruma. Bao gia đình đã tan nhà, nát cửa vì chúng. Khi không còn tiền để cung phụng thì họ sẽ đi lang thang, không ai còn biết tung tích gì nữa.

 

Việt Nam là một quốc gia gắn liền với những phong tục, tập quán, tín ngưỡng rất lâu đời như đạo thờ cúng tổ tiên, ông bà. Các tôn giáo ngoại lai đã du nhập vào nước ta từ rất lâu và phát triển mạnh mẽ nhất là Phật giáo. Đạo Phật ở nước ta được xem là quốc giáo vì có số lượng tín đồ đông đảo nhất. Có lẽ vì điều này mà Phật giáo đã bị những người có dã tâm lợi dụng nhằm trục lợi cho bản thân.

Chắc hẳn những người Phật tử thuần thành đã từng nghe qua những cái tên như Thanh Hải Vô Thượng Sư, Long Hoa Di Lặc,... đều là những môn phái tà đạo mượn danh Phật giáo mà phát triển. Tuy nhiên chúng đã bị chính quyền Việt Nam “sờ gáy” và không còn cơ hội hoạt động ở nước ta.

Hiện nay, cái tên Master Ruma hay còn gọi là minh sư Trần Tâm dường như khá xa lạ với mọi người. Đây là một tổ chức có tên là “Hội thiền thất quốc tế Master Ruma” do người đàn ông tên Trần Văn Tâm, người Việt, quốc tịch Mỹ sáng lậpmọi người hay gọi là minh sư Ruma hay minh sư Trần Tâm. Tổ chức này đặt trụ sở tại Cam-pu-chia (Huyện Kien Svay - Tỉnh Kandal - Vương quốc Campuchia) và Thái Lan (thiền đường Chiang Mai).

Khi vào đạo này bạn sẽ được hướng dẫn tu tập thiền quán với tên gọi “Quán âm thanh và ánh sáng” mà theo họ đó là pháp môn Diệu âm của đức Quan Thế Âm Bồ Tát của Phật giáo. Nhưng theo tìm hiểu của tôi thì được biết đây là pháp môn thiền “Thanh Sắc Quang Ảnh” của đạo Sikh - một tôn giáo nổi tiếngẤn Độ nhưng chưa du nhập vào Việt Nam.

Tuy nhiên không phải cứ đơn giản mà bạn được tu tập pháp môn này đâu. Ngưỡng cửa đầu tiên là bạn phải được họ truyền tâm ấn và trước thời gian truyền tâm ấn bạn phải ăn chay hoàn toàn trong vòng 30 ngày. Nơi truyền tâm ấn sẽ được định vào một ngày nhất định tại một ngôi nhà nào đó gần nơi bạn cư ngụ. Tôi và người thân đã được thọ tâm ấn ở một căn nhà trong khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh tại địa chỉ số 49, đường số 1, phường Tân Kiểng, quận 7.

Chi phí cho một cái thẻ thành viên khi thọ tâm ấn có giá 100 nghìn đồng và được chuyển từ Cam-pu-chia về. Trong buổi tâm ấn ấy, họ bắt bạn phải học thuộc ngay tắp lự tên của năm vị thánh mà họ cho rằng đó là năm vị tôn sư luôn bảo hộ cho mình và không được ghi chép hay thu âm lại mà phải học từ khẩu hình và cách phát âm của người truyền tâm ấn (người này được gọi là sư huynh).

Theo trí nhớ của tôi, tên của năm vị thánh đó là:

1. Dốt-nia-rành-danh ; 2. Om-ca 3. Ra-răng-ca;  4. Sô-hăng ; 5. Sát-nam. Nếu bạn có nghiên cứu về đạo Sikh thì có lẽ sẽ biết tên các vị này và đặc biệt đây là bí mật không thể bật mí mà họ luôn căn dặn các thiền sinh phải giữ, không được cho lọt ra ngoài nếu không sẽ bị luân hồi, chịu sự trừng phạt,...

Sau buổi truyền tâm ấn ấy là tới “trò” bán toạ cụ. Một cái đệm ngồi có giá 200 nghìn đồng mà ngoài chợ thường bán cỡ 50 nghìn đồng. Một cái khăn trắng giá 100 - 200 nghìn đồng, rồi bán các kinh sách Ruma được xuất bản ở Campuchia.

Đây chỉ là lối mở để vào đạo nên thật ra nó cũng chưa có gì đáng nói. Chỉ khi đặt chân vào thiền đường trên đất Cam thì tôi mới biết được chúng hoạt động như thế nào. Được xây dựng đồ sộ trên một khu đất khá rộng ở một vùng quê hẻo lánh ở Campuchia, thiền đường này có một cái tháp được xây dựng rất công phu , trong đó thờ một bức tượng bằng đá tạc hình Trần Tâm. Có một nhà hàng chuyên bán những thức ăn dành cho khách V.I.P và Trần Tâm xuất hiện thường xuyên ở nơi này để “chặt chém” vì mỗi lần Trần Tâm chạm tay vào món ăn nào thì món đó sẽ được nâng giá gấp đôi. Ví dụ như tô bún cà-ri có giá gốc là 50 nghìn đồng thì bạn sẽ được tính thành 100 nghìn đồng nhưng chẳng ai dám mặc cả vì xem là được ăn thức ăn mà minh sư gia trì, sẽ được phước báu và tiêu trừ bệnh tật.

Tôi đã khá “may mắn” khi được trải nghiệm đĩa mì Ý dở tệ với giá 150 nghìn đồng. Ngoài ra, ở đây còn có một siêu thị và một cửa hàng bán đồ gia trì. Để được vào khu nhà thiền để ngồi thiền thì phải mua một bộ quần áo trắng toát có in logo “Happy Golden Age” với hình cây đàn Lyre độc quyền của tổ chức này với giá 500 nghìn đồng. Những vật dụng được bày bán đều có in hình logo này. Ngoài ra, bạn phải mua một tô inox với giá 100 nghìn (loại tô mà ta thường hay ăn bún ngoài chợ) và muỗng để có thể ăn cơm ở nhà bếp (khi bạn nghèo, không có tiền vào nhà hàng V.I.P).

Thức ăn ở nhà bếp thực sự rất tệ, lần ấy tôi được cho ăn bánh đúc cùng với nước lèo bún Huế, trộn thêm rau sống còn thừa của bữa trưa, trông chẳng khác gì thức ăn cho gia súc nên tôi buộc lòng phải mò vào cái nhà hàng V.I.P đó mà ăn cho qua bữa. Ở phòng bán đồ gia trì thì những vật dụng được bày bán đó là đồ dùng Second-hand của Trần Tâm từ dao, kéo, muỗng, đũa, chai nước suối uống dở, cho đến từng nhúm tóc của Trần Tâm. Mỗi thứ đều có dán giá 200 nghìn đồng. Những món trang sức có giá khoảng vài trăm triệu và người thân của tôi đã bị dụ dỗ dùng số tiền 100 triệu để thỉnh về một tượng đồng điêu khắc chân dung của Ruma cao tầm 20 cm, rộng 10 cm về Việt Nam thờ phụng.

Mọi chuyện chưa kết thúc ở đó, bây giờ người thân của tôi suốt ngày tâm hồn chỉ hướng về Ruma mà quên hết tất cả. Luôn đòi bỏ nhà qua bên ấy sống để hằng ngày nhận được ân điển của minh sư. Tiền bạc, của cải đều gửi hết qua bên ấy để cho Trần Tâm làm việc thiện như đi xây trường học, cứu trợ, xây thiền đường,...

Nhưng theo tôi tìm hiểu thì không chỉ có mỗi người thân của tôi bị tình trạng như trên mà đã có rất nhiều người, rất nhiều gia đình lâm vào tình trạng như trên.

Thiết nghĩ, đây không còn là vấn đề riêng của người thân của tôi mà đó chính là sự mờ ám của pháp môn này. Có nhiều người đã bỏ nhà cửa, chồng con để qua thiền đường làm việc không công cho Ruma. Bao gia đình đã tan nhà, nát cửa vì chúng. Khi không còn tiền để cung phụng thì họ sẽ đi lang thang, không ai còn biết tung tích gì nữa. Cụ thể là bạn mình bên Đài Loan có quen một người phụ nữ, con bà ấy du học Đài Loan rồi tử nạn bên ấy. Linh cửu được gửi vào chùa và bà thường hay đến nhang khói. Tuy nhiên từ khi đi theo pháp môn này thì bà ấy chỉ đôi ba lần đến chùa suốt ngày nói về minh sư Ruma rồi sau này không còn thấy mặt mũi đâu nữa. Ngày giỗ của con gái bà cũng không về có lẽ vì lý do Ruma luôn miệng hứa với các thiền sinh rằng ai được thọ tâm ấnhết lòng tin minh sư thì cữu huyền thất tổ của họ trong nhiều đời nhiều kiếp đều một bước siêu thoát hết.

Ruma là ai mà có thể làm được điều này?

Nguyễn Thúy Hà

Xem thêm:







.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/03/2019(Xem: 6550)
10/04/2019(Xem: 10142)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.