Góp ý đôi điều về Phật Giáo trong tạp chí nghiên cứu tôn giáo và tạp chí công tác tôn giáo

03/10/20174:02 SA(Xem: 6349)
Góp ý đôi điều về Phật Giáo trong tạp chí nghiên cứu tôn giáo và tạp chí công tác tôn giáo
GÓP Ý ĐÔI ĐIỀU VỀ PHẬT GIÁO
TRONG TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO VÀ TẠP CHÍ CÔNG TÁC TÔN GIÁO
HT. Thích Đức Nghiệp

tap chi nghien cuu ton giaoTrước hết, chúng tôi đề nghị: Chính phủ ta nên cho tổ chức thêm các khoá đào tạo hay bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành về môn Tôn giáo hay Tỷ giảo Tôn giáo để tránh những sai lầm ngoài ý muốn về lý thuyếtthực hành của các tôn giáo nói chung, của Phật giáo nói riêng, hiện đương có mặt trên đất nước Việt Nam.

Sau đây, có ba (3) vấn đề của Phật giáo mà Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo và Tạp chí Công tác Tôn giáo, tại thủ đô Hà Nội, đã nêu ra và phổ biến, phần lớn không được chính xác nếu không muốn nói là sai lầm như:

 - Phật Giáoduy tâm ;
 - Phật Giáo mạo danh khoa học ;
- Niết Bàn của Phật Giáohư ảo.

Thí dụ:

     - Trong Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1-2004, trang 27-28, bài viết của Đỗ Thị Hoà Hới có nói rằng:

“... Ông (Nguyễn An Ninh) chỉ ra vì Phật giáo là duy tâm nên phương pháp của Đức Phật không thể cứu khổ được cho con người... (trang 27);

“... Lý luận Vô thường của Phật Giáo chỉ thấy vạn vật biến đổi và đã tuyệt đối hoá sự biến thiên ấy, coi nó là nguyên nhân sinh ra mâu thuẫn để làm khổ con người, đó là một sai lầm của nhận thức luận duy tâm Phật Giáo ... (trang 28);

“... Còn Nguyễn An Ninh đã có sự đi sâu nghiên cứu nội dung tư tưởng bên trong của phong trào Chấn hưng Phật giáo, chỉ ra sự mạo danh khoa học để biện hộ cho Phật giáo... (trang 28).

      Cũng trong Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4-2002, trang 6-7, bài viết của Hồ Bá Thâm có nói rằng: “... Thực chất của tôn giáo là nguyện vọng hướng tới sự an toàn, sự yên bình, sự hạnh phúc của con người, nhưng là sự hướng tới một cách hư ảo, không phải ở trần gian, mà là ở chốn Thiên Đường, cõi Niết Bàn, hoặc trong tâm tưởng vô định của con người thoát ly thế giới hiện thực... (trang 6 và 7).

Và trong Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 6-2008, trang 22, bài viết của PGS, TS Nguyễn Đức Lữ có nói rằng: “... Trên thực tế, chẳng ai có thể đạt được hạnh phúc tuyệt đỉnh như mơ ước của tín đồ Kitô giáo và Phật giáo về xã hộiThiên Đường hoặc cõi Niết Bàn xa xôi nào đấy (trang 22)”.

Sau đây, chúng tôi sẽ lần lượt phản biện và giải thích vô tư, không định kiến, những quan điểmliên quan tới Phật giáo mà Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo và Tạp chí Công tác Tôn giáo đã cho đăng tải và phổ biến sâu rộng trên toàn quốc Việt Nam. Do vậy, với cách đối xử công bằngtinh thần dân chủ tranh luận công khai, chúng tôi mong rằng bài viết này của chúng tôi sẽ được ấn hành trên quý báo để làm sáng tỏ vấn đề liên hệ.    

1. Phật giáo có phải là duy tâm?

Thực ra, phương pháp cứu khổ của Đức Phậtbất bạo động, bằng giáo dục và cảm hoá với lòng từ bi, trí tuệdũng mãnh, ai nấy đều phải tránh ác, làm thiện nhằm xây dựng một thế giới hoà bình, công bằnghạnh phúchiện tại và tương lai

Theo Phật giáo nguyên thuỷ và chính thống (Theravada) thì, kể từ thế kỷ thứ 6, thời kỳ của Đức Phật, trước Tây lịch cho tới nay, tại Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, và tại các nước Âu, Mỹ, Úc và Phi Châu, rõ ràng Phật giáoTrung Đạo (Majjhima-patipada). Bởi lẽ, sau khi Đức Phật thành đạo dưới gốc cây Bồ đề, Ngài liền đi tới vườn Lộc Uyển để giảng bộ kinh đầu tiên (The First Sermon) cho năm người đệ tử, mà ý nghĩa chủ yếu là Trung Đạo nhằm hoá giải tất cả những quan điểm cực đoan (It sets forth The Middle Way between all extremes...)[*]. Nghĩa là: Về vật chất, người ta không nên sống quá khổ hạnh và quá lạc thú; Về tinh thần, người ta nên tránh những định kiến sai lệch và tư tưởng cực đoan như Duy vật, Duy tâm v.v... vì bất kể “Duy” gì đều là cực đoanphiến diện, cũng như cuốn Đạo Phật của giáo sư người Mỹ Richard A. Gard, trang 128, có ghi: “Trung Đạo là giáo lý căn bản của Phật giáo, nhưng theo Phật giáo ngày xưa, thì Trung Đạo có nghĩa là cái ở giữa duy vật và duy lý (The Middle Path is a fundamental tenet of Buddhism, but in early Buddhism it means the middle between metarialism and rationalism (ucchedavada and sasvata-vada). Biết rằng, duy lý là đồng nghĩa với duy tâm.

Do vậy, sống và làm việc phảitoàn diện và cân đối. Chuẩn mực này Phật giáo gọi là Trung Đạo, và nền tảng của nó được xây dựng trên Tám Lối Sống chính xáctrung dung (Bát Chính Đạo) mà cốt lõi là Giới, Định và Tuệ.

Theo quan điểm chung của Phật giáo, cả Nam TôngBắc Tông, nếu muốn có trí tuệ viên mãn để tìm hiểu chân lý chính xác của tất cả sự vật (tất cả các pháp chủ thể và khách thể, ở trong và ở ngoài), thì mỗi người phải trải qua 3 quá trình tu dưỡng thân tâm, liên quan mật thiết với nhau:

1.    Giới luật
2.    Thiền định
3.    Trí tuệ.

Nhờ có thực hành giới luậtđạo đức bản thân, mới có thiền định cân bằng; nhờ thiền định cân bằng giữa tĩnh và động, giữa chỉ và quán, mới phát sinh trí tuệ trong sáng; và nhờ trí tuệ trong sáng, mới đạt được giác ngộ chân lý chính xác của tất cả sự vật. Khi đó thân tâm chúng ta hoàn toàn thanh tịnh, cũng như một tấm gương trong sáng phản chiếu tất cả sự vật một cách đúng nhất và đầy đủ nhất. Do đó, Đức Phật và các vị A La Hán mới có được Tam MinhLục Thông.

 Còn về Đại Thừa Phật giáo (Mahayana), kể từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 sau Tây lịch, rồi đến hiện nay, tại Ấn Độ, cách Đức Phật khoảng 500 năm, nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của các hàng Phật tử bấy giờ, một số đệ tử của Đức Phật sau đó như các ngài đại sư: Mã Minh, Long Thụ, Vô Trước, Thế Thân v.v... đã phương tiện tạo thêm giáo lý mớicho Phật giáo Đại Thừa, mang ý nghĩa Duy Tâm, Duy Thức và Duy Thần..., dựa trên các bộ Kinh mới biên soạn như: Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Lăng Già, Kinh Giải Thâm Mật, Kinh Đại Nhật, Kinh Kim Cương Đỉnh và Kinh Di Đà v.v..., mang một danh nghĩa chung là:

Tam giới duy tâm,
Vạn pháp duy thức.

Rõ ràng đây không phải là Phật giáo chính thống, tức là phi chính thống (Hétérodoxie, Non-Conformisme). Tuy nhiên, Đại Thừa Phật giáo, kể từ thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch đến nay, vẫn tiếp tục phát triển tại Ấn Độ, Népal, Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Đại Hàn, Nhật BảnViệt Nam.

       Theo Phật giáo thì trong thế giới hữu vi này, thế giới hiện tượng thuộc nhân quả sinh diệt liên tục, thường có ba đặc tính hay ba dấu ấn (Tam Pháp Ấn). Đó là vô thường (anicca), khổ não (dukkha) và vô ngã (anatta), chung cho cả Sắc pháp (rupa), Tâm pháp (citta) và Bất tương ưng hành pháp (citta-viprayukta-samskara), nghĩa là chung cho cả vật lý, tâm lý và cái chẳng phải tâm, chẳng phải vật, nói theo khoa học vật lý, đó là âm tử, dương tử và trung tử.

A.    Về mặt vô thường:

      Vô thườngquy luật chuyển động chung của thế giới, nhân sinhvạn vật trong thế giới hữu vi, thế giới hiện tượng, nhân quả sinh diệt liên tục này. Nếu gặp thuận duyên (điều kiện thuận lợi) thì tiến lên. Trái lại, nếu gặp nghịch duyên (điều kiện trở ngại, mâu thuẫn) thì lùi xuống. Nói cách khác, dù tiến lên hay lùi xuống, nó vẫn phải luôn chuyển động, không có cái vĩnh hằng hay đoạn diệt trên tiến trình vô thường. Nói chung, vô thường chuyển động từng giây phút trong bốn chu kỳ nối tiếp:

-      Thành, trụ, hoại, không

dành cho các thế giới, hành tinh và thiên hà.

-      Sinh, trụ, dị, diệt

dành chung cho vạn vật.

-      Sinh, lão, bệnh, tử

dành cho loài ngườiđộng vật.

Nếu so với quy luật vô thường khách quan của Phật giáo, thì thuyết Tiến hoá theo vòng xoáy trôn ốc (évolution en spirale) của nhà sinh vật học Darwin, người Anh (1809-1882), dựa trên cuốn sách của ông, tên là: Về nguồn gốc các chủng loại bằng con dường lựa chọn tự nhiên (De L’origine des espèces par voie de sélection naturelle), trong đó ông chứng minh bằng:

-      Con hươu cao cổ girafe và

-      Con khỉ dã nhân gorille ở châu Phi, chỉ đúng được một phần, bởi lẽ thuyết Tiến hoá này chỉ nói về động vật mà thôi, chứ không phải vạn vật.

B.     Vấn đề Khổ Não hay Bất Toàn:

Dukkha không chỉ có nghĩa là Khổ đau, mà còn có nghĩa là Bất toàn. Vì con ngườiđộng vật thuộc loài hữu tình, có tình thức và cảm giác, nên có cảm nhận và biết khổ đau (suffering); còn loài vô tình như thực vật và khoáng vật, thì không có tình thức và cảm giác, nên không biết khổ đau, mà chỉ ở trong cái thân phận Bất toàn (Imperfection), cái trạng thái không được hoàn toàn trọn vẹn, nghĩa là, không được CHÂN, không được THIỆN, không được MỸ.

Và một trong những nguyên nhân chính của khổ đau nơi con ngườitham dục mù quáng, không sáng suốt, tức là mê hoặc, vô minh; rồi có những hành động bất chính, tức là hành nghiệp; sau cùng dẫn đến kết quả khổ đau, đó là nguyên lý: Hoặc + Nghiệp = Khổ.

Đối lại, nếu chúng tatinh thần giác ngộ sáng suốt, cộng với việc làm chân chính, có đạo hạnh, thì tất nhiên chúng ta sẽ đạt được kết quả hạnh phúc, an vui. Đó là đạo lý:Giác + Hành= An Lạc.

Thí dụ:

1- Người lái xe say rượu; lái xe không chuẩn; kết quả gây ra tai nạn ô tô, làm khổ cho mình và người khác.

2- Trái lại, người lái xe luôn sáng suốt; lái xe chuẩn; kết quả sẽ đi đến nơi, về tới đích một cách tốt đẹp, vui tươi.

C.    Vấn đề Vô Ngã:

Về bản chất con ngườivạn vật, thì chỉ là tương duyên, tương đối; chứ không có cái thực thể riêng tuyệt đối, mà chỉ là cái hợp thể gồm nhiều yếu tố kết hợp lại.

Thí dụ:

-    Vật chất gồm tinh cha, huyết mẹ, tức là sắc pháp, kết hợp với tinh thần: cảm giác, tri giác, ý giác và thức giác, tức là tâm pháp, tạo thành con người.

-    Hai nguyên tử khinh khí kết hợp với một nguyên tử dưỡng khí tạo thành nước. Vì thế, chúng tacông thức H2O.

Ngoài ra, Vô Ngã còn hàm chứa một tinh thần vị tha tích cực, quên mình trong cộng đồng xã hội, nhằm dấn thân vào công tác cứu khổ, độ sinh.

       
Cũng trong Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1-2004, trang 28, Đỗ Thị Hoà Hới đã dẫn chứng bằng lời nói của Ông Nguyễn An Ninh trong tác phẩm Phê bình Phật giáo rằng: Phật giáo đã có sự mạo danh khoa học...

Nói đúng ra thì Phật giáoPhật giáo. Thực ra, Phật giáo đã đi trước khoa học phương Tây hơn 2.000 năm, Phật giáo chẳng cần lợi dụng khoa học, càng không cần mạo danh khoa học. Còn mới đây, trong thế kỷ 20, ở mọi nơi trên thế giới này, bằng sự tiếp cận giữa Phật giáo và khoa học, người ta có quyền nhận định rằng: Phật giáo là hợp khoa học, bởi lẽ Phật giáo không phải giáo điềukhông chấp nhận Thượng Đế. Tuy nhiên, sự nhận định ấy phải là chính xác, vô tư, khách quan, không định kiến

Thí dụ:

-    Ở phương Đông, có Lương Khải SiêuVương Tiểu Từ, người Hoa, nói rằng Phật giáo hợp với khoa học.

-    Ở phương Tây, ở Berlin Đông Đức, có Bác sĩ Dr. Paul Dahlke đã viết và xuất bản cuốn sách Phật giáo và Khoa học (Buddhism and Science) năm 1913;

- Tại Paris, Pháp, có G. Constant Lounsbery, Hội trưởng Hội Ái hữu Phật giáo (Président des Amis du Bouddhisme), người đã viết bài tham luận: Khoa học làm sáng tỏ thuyết Vô ngã của Phật giáo (Anattà in the light of Science) năm 1927;

Cũng tại Pháp, ông André Bareau, giám học trường Cao học Pháp, đã viết trong bài Tư tưởng Phật giáo ngày xưa rất phong phú và mới Lạ (Richesse et Diversité de la Pensée Bouddhique Ancienne) năm 1959 rằng: “... Thật là vui mừng để xác nhận rằng, cái đơn vị thế giới lớn của Phật giáo, đó là Đại Thiên Thế Giới, gồm một tỷ thế giới và, do vậy, cũng giống như một Thiên Hà của chúng ta, cũng như hình thể của nguyên tử trong Luận Câu Xáđại sư Thế Thân đã tính ra, cũng thuộc về hệ thống hình thể nguyên tử mà khoa học hiện đại xác nhận (Il est amusant de constater que l’unité cosmique majeure du Bouddhisme, le grand chiliocosme, compte un milliard de mondes et s’apparente par là à notre Galaxie, de même que les dimensions de l’atome, caculées par vasubandhu dans l’Abhiddharmakosa, sont de l’ordre de celles que lui reconnaît la science moderne). Ngoài ra, theo Luận Câu Xá, phẩm Phân Biệt Thế Gian và phẩm Phân Biệt Nghiệp, thì nguyên tử có hình thể lập phương ba chiều về không gian; và nó chuyển động bằng thời lượng ngắn nhất của một phần giây, một sát - na, trong dòng thời gian liên tiếp.

   - Ở Mỹ, theo sách giáo khoa Sources of Indian Tradition của trường đại học Columbia tại New York, trang 98, thì có ghi rằng: “... Kinh Lượng Bộ Phật giáo đã nhấn mạnh tính chất nguyên tử của các yếu tố trong một chuỗi dây . Cứ mỗi giây phút, một vật thể mất đi, lại được thay thế bằng một vật thể mới, trở thành hiện hữu như là một hậu quả của cái sau cùng. Vũ trụ quan này giống như thuyết Lượng Tử của khoa học Vật lý hiện đại theo Max Planck và nó cũng được các tông phái khác trong hệ thống của Phật giáo chấp nhận bình thường” (The Sautrantikas emphasized the atomic nature of the component elements of the chain –– every instant a composite object disappeared, to be replaced by a new one which came into being as a result of the last. This view of the universe, which appears in the system of other Buddhist sects in a less emphatic form, is akin to the Quantum Theory of modern physics by Max Planck).

- Cũng tại Mỹ, nhà đại học khoa học giữa thế kỷ 20, Albert Einstein (1879-1955), ông sinh tại thành phố Ulm Đức trên bờ sông Danube, sang Thuỵ Sĩ, rồi đổi thành quốc tịch Mỹ, sau cùng ông sống và làm việc tại đại học Princeton, New Jersey, ông đã được giải thưởng Nobel vật lý năm 1921. Trong cuộc hội thảo Tôn giáo với Khoa học, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc New York, gồm các vị đại diện các tôn giáo và các nhà khoa học, ông Albert Einstein đã phát biểu về Phật giáo như sau: “... Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu. Tôn giáo ấy nên vượt qua một đấng Thượng Đế, tránh những giáo điềuThần học. Bao gồm cả tự nhiêntâm linh, tôn giáo ấy nên xây dựng trên một ý nghĩa tôn giáo, phát xuất từ chứng nghiệm về tất cả sự vật, tự nhiêntâm linh, và là một sự thống nhất có đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo đáp ứng được điều kiện đó.

Nếu có một tôn giáo nào mà có thể đương đầu với những nhu cầu của Khoa học đương đại, thì tôn giáo ấy phải là Phật giáo. Phật giáo không cần phải xét lại những quan điểm của mình để theo khoa học vì Phật giáo bao gồm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.”

[...The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend a personal god and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religions sense arising from the experience of all things, natural and spiritual and a meaningful unity. Buddhism answers this description.

If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to surrender its views to science, because it embraces science as well as goes beyond science.]

Thí dụ:

Thuyết Tương đối của Albert Einstein chứng minh sự tương xứng của Khối và Năng lượng (l’équivalence de la masse et de l’énergie) cùng với thuyết Sắc tức thị Không - Không tức thị Sắc của nhà Phật:

-      E = mc2.

-      S = R (Sunyata = Rupa).

          Về tâm lý học, theo sách Buddhism trang 18 của ông Christmas Humphreys là Hội trưởng Hội Phật giáo Luân Đôn và là cố vấn pháp luật cho Nữ hoàng Elisabeth, có ghi rằng: “... Tiềm Thức hay Tạng Thức của Phật giáo rõ ràng đã đi trước Vô Thức của tâm lý học phương Tây” (The Bhavanga or the Alaya-Vijnana of Buddhism appears the forerunner of the Unconscious of Western psychology.).

  3. Niết Bàn của Phật giáo có phải là hư ảo, xa xôi?

Sau đây, chúng tôi đề cập tới vấn đề Niết Bàn (Nibbana, Nirvana) của Phật giáo, chung cho tất cả các trường phái hay tông phái Phật giáo, mà Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo và Tạp chí Công tác Tôn giáo đã phê phán là hư ảo và xa xôi.

Trước hết, chúng tôi thấy cần giải thích lại cho đúng nghĩa để tránh sự hiểu lầm Phật giáo.

Niết Bàn là Hán âm của chữ Pali và chữ Sanskrit của Ấn Độ. Nó có nghĩa là giải thoát,tịch diệt... và có nghĩa là thổi tắt ngọn lửa tham dục, sân hậnsi mê, không còn khổ đau ở hiện tạichấm dứt sinh tửđời sau.

- Về thể tính của Niết Bàn thì có nghĩa là an tịnh (Santi), an vui và trong sáng.

- Về chủng loại của Niết Bàn thì có 3:

1- Hữu Dư Y Niết Bàn (upadhisesa-nirvana) nghĩa là đạt được giải thoát, an vui ở ngay đời sống hiện tại khi còn có cái thân người;

2- Vô Dư Y Niết Bàn (nirupadhisesa-nirvana or pari-nirvana) nghĩa là đạt được giải thoát, an vui sau khi đã chết, không còn thân người.

Thí dụ:

1- Khi 35 tuổi, Đức Phật thành đạo giác ngộgiải thoátdưới gốc cây Bồ Đề, đó là Ngài đạt được Hữu Dư Y Niết Bàn;

2- Khi 80 tuổi, Đức Phật mất ở dưới cây Sa La Song Thụ, tại Kusinara, đó là Ngài đã vào Vô Dư Y Niết Bàn.

3- Vô Trụ Xứ Niết Bàn (apratisthita-nirvana): Đây là trạng thái của các vị Bồ Tát thuộc Đại Thừa Phật giáo. Vì lòng từ bi muốn dấn thân trên đường cứu khổ, độ sinh, các Ngài đã phát nguyện: Không vào cảnh Niết Bàn để hưởng an vui cho riêng mình, như Bồ Tát Địa Tạng.

Về hành tướng giải thoát của Niết Bàn thì có 3:

1- Giải thoát hết tính tham, sân, si thì gọi là Chân Không Giải Thoát;

2- Giải thoát không còn tướng trạng tham, sân, si thì gọi là Vô Tướng Giải Thoát; và

3- Giải thoát không còn đèo bồng, vướng mắc ảnh hưởng của tham, sân, si thì gọi là Vô Nguyện hay Vô Tác Giải Thoát.

    Về đặc tính của Niết Bàn thì có 4 (Niết Bàn tứ đức):

1- Chân thường nghĩa là hoà bình và an ninh thực sự, không còn loạn lạc chiến tranh;

2- Chân lạc nghĩa là hạnh phúc, an vui thực sự, không còn đau khổ về vật chấttinh thần, cũng như không còn khổ đau về thân và tâm;

3- Chân ngã nghĩa là được tự do, tự tại thực sự, không còn cố chấp cái ta chủ quan ích kỷ, cũng như không còn vướng mắc những sự việc sai lầm;

4- Chân tịnh nghĩa là môi trường sống trong sáng thực sự, không còn bị ô nhiễm mọi mặt về sinh thái.

Nói ngắn gọn là: Phật tử chúng ta phải tích cực cùng nhau chuyển hoá cái thế giới vô thường, khổ não, vô ngãbất tịnh này, trở thành cụ thể cái thế giới chân thường, chân lạc, chân ngãchân tịnh. Đó là 4 thuộc tính cụ thể của Niết Bàn.

 Còn về thế giới Cực LạcTịnh ĐộAn Lạc và An Dưỡng của Đại Thừa Phật giáo thì cũng có hai loại:

1-   Ở đời hiện tại; và

2-   Ở đời sau khi người ta đã chết.

Bởi vậy, các kinh điển Đại Thừa thường nhấn mạnh:

Cực lạc đương xứ, Tịnh Độ hiện tiền!

Cực lạc ở ngay nơi đây và Tịnh Độ ở ngay hiện tại trước mắt; chứ không phải hư ảo và ở đâu xa.

Muốn được vậy, chúng ta phải tích cực tu dưỡng thân tâm hướng thiện.

TP. Hồ Chí Minh        
Tổ Đình Vĩnh Nghiêm

Phật lịch 2552    Dương lịch 2008.

 

Tỷ Khiêu, Bồ Tát Giới Thích Đức Nghiệp kính soạn.

Sách Tham Khảo:

1.    Kinh Chuyển Pháp Luân.
2.    Kinh Đại Niết Bàn.
3.    Luận Câu Xá.
4.      Luận Thành Thật.
5.       Présence du Bouddhisme sous La direction de René de Berval.
6.  Sources of Indian Tradition, Columbia University Press, by Théodore de Bary.
7.    Buddhism by Dr. Richard A. Gard.
8.  A Popular Dictionary of  Buddhism by Christmas Humphreys.

 


[*] Buddhism by Christmas Humphreys, p.77. Ông là Hội trưởng Hội Phật Giáo Luân Đôn và cố vấn pháp luật cho Nữ Hoàng Elisabeth.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/03/2019(Xem: 6551)
10/04/2019(Xem: 10142)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.