Đây Có Phải Hình Ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Không?

27/03/20184:42 SA(Xem: 65275)
Đây Có Phải Hình Ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Không?
Lời Ban Biên Tập:

blankSau khi phổ biến bài viết của GSTS. Nguyễn Tường Bách: Về Một Bức Tranh Của Phật Thích Ca từ ngày 9 tháng 2 năm 2012 chúng tôi vẫn nhận được những ý kiến phản hồi nói rằng một số ấn phẩm Phật Giáo xuất bản năm 2014 - 2017 vẫn dùng bức ảnh này, kể cả một tác phẩm Phật họcgiá trị và tầm cỡ (tác giả là hai vị Tiến sĩ). Nay một học giả / hành giả Phật Giáo Nam tông là TS. Bình Anson cho biết ý kiến như sau:




ĐÂY CÓ PHẢI HÌNH ẢNH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI KHÔNG?
Bình Anson


có phải đức thế tônThỉnh thoảng tôi thấy hình này truyền bá trên Internet. Đây có phải hình Đức Phật không? Có người giải thích đây là do Ngài Phú Lâu Na vẽ khi Đức Phật còn tại thế (41 tuổi), được lưu giữ tại viện bảo tàng Anh quốc.

Tôi đã biết đến hình này khoảng 20 năm trước. Một đạo hữu ở Bắc Mỹ gửi cho tôi bản photocopy kèm lời giải thích. Về sau, tình cờ tôi thấy được hình nầy trong trang cuối của một cuốn sách Phật học cũ, xuất bản tại Việt Nam trước 1975 (tôi không nhớ tên cuốn sách này). Như thế, có thể nói tấm hình và lời giải thích về xuất xứ đã được truyền bá trong 30, 40 năm qua.

Tôi có vài nhận xét riêng - cá nhân, như sau:

1) Gương mặt giống như người Tàu, người Mông Cổ, không có vẻ là người Ấn Độ.
2) Râu tóc xồm xoàm, không giống như các tỳ-khưu Phật giáo phải cạo râu tóc.
3) Đeo bông tai, một loại trang sức, trái nghịch với giới luật tỳ-khưu.
4) Trong kinh điển, mặc dù có đề cập đến Ngài Phú Lâu Na, nhưng không thấy nói Ngài có tài hội họa, vẽ chân dung.

5) Ấn Độ vào thời đức Phật chưa chế ra giấy để viết hay vẽ (giấy là do người Tàu sáng chế).

6) Vào thời Đức Phật cho đến khoảng 500 năm sau khi Ngài nhập diệt, người Ấn Độ không có truyền thống vẽ hay tạc tượng các vị đạo sư. Để tưởng nhớ hay để tôn kính Ngài, họ chỉ nắn, tạc hoặc khắc vào đá hình bánh xe Pháp hoặc hình cây và lá bồ đề. Đến khi đoàn quân Hy Lạp xâm lăng và định cư tại miền Tây Ấn, nghệ thuật tạc hình của Hy Lạp mới được truyền vào Ấn Độ, và từ đó, có hình tượng đức Phật.

7) Tôi tìm tòi trên mạng, về các cổ vật Phật giáo trưng bày tại các viện bảo tàng Anh quốc, chưa bao giờ tìm thấy hình vẽ này. Thật ra, tôi chưa bao giờ tìm thấy một hình vẽ nào của đức Phật – trên giấy hay trên vải – trong thời kỳ cổ xưa đó tại Ấn Độ.

8) Nếu quả thật đây là hình vẽ đức Phật, lại được lưu giữ tại viện bảo tàng Anh quốc, ắt hẵn đây phải là một di tích quan trọng mà nhiều học giả Phật giáo trên thế giới biết đến. Tuy nhiên cho đến nay, qua những sách báo tài liệu về lịch sửvăn hóa Phật giáo (bằng tiếng Anh) của các học giả Phật học và các chuyên san Phật họcuy tín, tôi chưa thấy ai đề cập đến tấm hình này.

Vì thế, cho đến khi nào tôi có được những bằng chứng, hay kiến giải, có tính thuyết phục, tôi vẫn cho rằng đây là một bức hình có xuất xứ nguồn gốc chưa rõ ràng, giải thích chưa có căn cứ. Chúng ta không nên tiếp tục truyền bá những thông tin chưa được kiểm chứng.
 
Bình Anson
Thư Viện Hoa Sen

Xem thêm bài của GS Nguyễn Tường Bách:
Về Một Bức Tranh Của Phật Thích Ca



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/10/2015(Xem: 17076)
19/02/2014(Xem: 8859)
24/08/2022(Xem: 2416)
08/03/2015(Xem: 9246)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.