Khi tôn tượng không còn “để thờ”

22/12/20184:27 SA(Xem: 7569)
Khi tôn tượng không còn “để thờ”

Vấn đề sử dụng hình ảnhtôn tượng Phật giáo - Kỳ 1:
KHI TÔN TƯỢNG KHÔNG CÒN “ĐỂ THỜ”

Giao Hảo

 

Một thực tế cho thấy, hiện nay, việc sử dụng tượng tôn giáo nhằm mục đích trang trí dưới nhiều hình thức, đang ngày càng trở nên phổ biếnbị lạm dụng đến mức phản cảm, đặc biệt là đối với các tôn tượng Phật giáo. Điều này đang gây nên nhiều tranh cãi trong cộng đồng Phật tử nói riêng và dư luận nói chung… 

tontuongGH (1 of 1)-2
Tượng Phật và các tượng tôn giáo khác bị đặt ngổn ngang trên vỉa hè - Ảnh: H.Hảo
Nhiều năm trở lại đây, chúng ta đã không còn thấy xa lạ gì với việc sử dụng tượng Phật trong thiết kế nội thất cũng như ngoại thất của bất cứ công trình nào. Việc này nếu trước đây thường chỉ gói gọn trong phạm vi mang tính đặc thù tôn giáo, đảm bảo giữ nguyên sự tôn nghiêm vốn có của tượng, thì giờ đây, tượng đã bị “cách tân” một cách khó chấp nhận, từ nơi đặt để, kết cấu cho đến ý nghĩa

Phá bỏ kết cấu tượng 

Không giống như các loại tượng khác, tượng Phật nói chung mang đặc thù tôn giáo, với mỗi pho tượng là đại diện cho niềm tin, tín ngưỡng của người Phật tử, đồng thời cũng phản ánh sự sáng tạo, tư duy và tâm huyết của nghệ nhân. Quy trình chế tác tượng Phật đòi hỏi nghệ nhân nhiều yêu cầu khắt khe hơn, như phải công phu nghiêm cẩn, nắm vững những quy định về tư thế, kích thước, trang phục, thủ ấn và các đặc tính cơ bản của mỗi kiểu tượng. 

Song, tùy vào văn hóa đặc trưng của vùng miền, mà hình thức, ý nghĩa các pho tượng Phật có phần khác nhau, song nhìn chung đều đảm bảo tuân thủ theo những quy chuẩn khá đồng nhất, như việc lấy kích thước đầu tượng để làm chuẩn, tính tỷ lệ kích thước các bộ phận khác của tượng... Đặc biệt, bởi yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng, với mục đích để thờ phụng, việc chế tác đầy đủ và trọn vẹn từng chi tiết, bộ phận của tượng Phật cũng là một đòi hỏi không thể thiếu. 

Thế nhưng hiện nay, trước nhiều nhu cầu khác nhau, không ít cơ sở tạc tượng tôn giáo ra đời đã phá bỏ những khuôn mẫu cũ, thay vào đó là các mẫu thiết kế kiểu dáng tượng Phật từ “đa phong cách” cho đến lược bỏ các bộ phận của tượng. Đơn cử như việc chỉ sử dụng phần đầu tượng, để trang trí cho nội thất hay ngoại thất. 

Nói về vấn đề này, TT.Thích Thọ Lạc, Q.Trưởng ban Văn hóa GHPGVN nhận định: “Tượng Phật, tuy nói là tượng, nhưng bản chất vẫn xuất phát từ tinh thần tôn giáo, cụ thể ở đây là Phật giáo. Như vậy, hình tượng Đức Phật được biết đến với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, một đấng toàn năng, thì cớ sao lại tự mình hủy bỏ đi hầu hết các nét đẹp ấy. Việc chỉ giữ lại đầu tượng Phật để phục vụ cho trang trí, xét ở góc độ văn hóa tôn giáo là sự thiếu tôn kínhtôn trọng tôn giáo ấy”. 

Có thể thấy, việc chỉ sử dụng phần đầu tượng Phật sẽ “tiết kiệm” được nhiều lần so với việc sử dụng một pho tượng hoàn chỉnh. Nhiều chủ doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh cho biết, việc tiết kiệm này đến từ nhiều khâu, từ khâu vận chuyển, chi phí tạc tượng, cho đến diện tích đặt để…, song vẫn đảm bảo tính “khả dụng” của tượng Phật. Thêm vào đó, với mẫu mã đa đạng, cả về hình thức lẫn chất liệu, không cần theo khuôn khổ, quy chuẩn, lại có nét nghệ thuật độc đáo, ấn tượng, là những lý do khác khiến người ta không ngần ngại phá bỏ sự tôn nghiêmý nghĩa thiêng liêng vốn dĩ phải có của tượng tôn giáo nói chung và tượng Phật giáo nói riêng. 

Tùy tiện trong ứng dụng 

Không chỉ sẵn sàng phá bỏ kết cấu tượng Phật, hay tùy nghi thiết kế các mẫu tượng theo sở thích cá nhân, mà việc sử dụng tượng Phật vào nhiều mục đích ngoài tôn giáo cũng là một trong những thực trạng đáng quan ngại. Trong đó, phải kể đến việc sử dụng tượng Phật nói chung và đầu tượng nói riêng để trang trí dưới nhiều hình thức, từ các khu thương mại cho đến nhà hàng, quán bar, khách sạn... 

Hình ảnh Đức Phật không chỉ là điểm nhấn trong thiết kế nội ngoại thất, mà giờ đây, hình ảnh Ngài còn được biến tấu để trở thành hình xăm ở bất kỳ đâu trên cơ thể, được in trên ốp lưng điện thoại... và có thể nằm gọn trong túi quần, cốp xe, hay mang vào phòng tắm, nhà vệ sinh… 

Đáng nói, một nhà hàng chay sang trọng vào loại bậc nhất ở thủ đô Hà Nội đã trang trí cổng vào bằng cách “lấp đầy” hai trụ lớn hai bên bằng những chiếc đầu tượng Phật - ngổn ngang, chồng chéo lên nhau, đủ mọi kích cỡ. Thậm chí, những chiếc đầu tượng Phật này còn bị đặt từ trên cao xuống sát mặt đất. Không rõ thực khách là những Phật tử sẽ nghĩ gì khi bước qua cánh cổng phản cảm như thế?! 

Việc sử dụng đầu tượng Phật một cách thiếu trang nghiêm như vậy còn được xem như là một cách “trấn phong thủy” được không ít điểm kinh doanh mặt hàng thờ cúng Phật giáo rao bán, chào mời. Gõ cụm từ “đầu tượng Phật trang trí” trên thanh tìm kiếm của Google, chúng ta dễ dàng tìm thấy hàng loạt các địa điểm rao bán, thậm chí tư vấn thiết kế, thiết trí theo phong thủy, của nhiều cửa hàng trên toàn quốc. 
tuong ton giao (1)Một nhà hàng chay tại Hà Nội sử dụng đầu tượng Phật trang trí cổng ra vào - Ảnh internet
 

Phản cảm nơi đặt để 

Một trong những thực trạng về vấn đề lạm dụng hình ảnhtôn tượng Phật giáo ngoài mục đích thờ tự, gây nên nhiều ý kiến trái chiều từ phía dư luận, còn phải nói đến việc đặt để tượng Phật một cách tùy tiện ở những nơi công cộng

Dạo qua một vòng những địa điểm như khách sạn, spa, quán bar, nhà hàng hay các phòng tập yoga, chúng ta dễ dàng bắt gặp tượng Phật. Bên cạnh yếu tố phong thủy, một số nơi cũng lý giải rằng, trang trí tôn tượng chư Phật tại địa điểm kinh doanh thư giãn, làm đẹp… có khả năng mang lại cảm giác thư thái, nhẹ nhàng cho khách hàng sau những giờ làm việc căng thẳng

Mặt khác, nhằm mục đích kinh doanh, tượng Phật nói riêng và tượng tôn giáo nói chung, thường bị bày biện tùy tiện như một vật phẩm trưng bày ngay trên các vỉa hè, sau khi được các thợ điêu khắc đá cho “ra lò”. Xót xa hơn khi các pho tượng Phật, Bồ-tát… bức còn nguyên vẹn thì lấm lem bụi đường nắng mưa, bức bị sứt mẻ thì đứng, nằm ngổn ngang như những phế phẩm, ngay cạnh chuồng động vật, hay dưới những dãy móc phơi áo quần... 

Từ khi nào, các tôn tượng Phật giáo, mang hình ảnh của chư Phật và các vị Bồ-tát… thường được nhìn thấy ở những khung cảnh trang nghiêm, thanh tịnh, với ý nghĩa hết sức thiêng liêng, giờ lại “nghiễm nhiên” trở thành “vật phẩm” sử dụng trong phong thủy; hoặc chỉ đơn giản để phục vụ cho mục đích trang trí theo chủ ý của cá nhân; thậm chí, bị phơi lăn lóc, ngổn ngang trên các vỉa hè, không khác gì một “phế phẩm”? Điều này đang phản ánh một nhận thức chưa thật sự phù hợp đối với việc cung kínhgiữ gìn nguyên vẹn các tôn tượng cũng như hình ảnh tôn giáo hiện nay. 

Ý kiến chư tôn giáo phẩm, chuyên gia cũng như bạn đọc trước hiện trạng này? Những người chủ cơ sở kinh doanh, tạc tượng nói? Xin mời độc giả đón đọc kỳ sau. 

Giao Hảo | Giác Ngộ


 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/03/2019(Xem: 6551)
10/04/2019(Xem: 10142)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.