Dân tộc Việt: Một khối nhân loại còn đang ở tuổi thiếu niên

03/05/20212:14 CH(Xem: 3898)
Dân tộc Việt: Một khối nhân loại còn đang ở tuổi thiếu niên
DÂN TỘC VIỆT: MỘT KHỐI NHÂN LOẠI
CÒN ĐANG Ở TUỔI THIẾU NIÊN
Nguyễn Hữu Liêm

Nguyễn Hữu LiêmNăm 1916 Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu  viết bài thơ ngắn “Bính Thìn Xuân Cảm,” trong đó có hai câu lừng danh, Dân hai lăm triệu ai người lớn. Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.

Hơn 100 năm sau, cho đến ngày hôm nay, 2021, nhìn vào con người, chính thể và văn hóa Việt Nam tổng quan, chúng ta nên tự vấn, Nước và Dân ta đã hết trẻ con chưa?  Theo tôi, câu trả lời là Chưa. Dân ta, như là một khối nhân loại trên trường tiến hóa tâm thức, vẫn còn mang nặng bản chất trẻ con. Dù có trưởng thành lên chút ít, nhưng tựu chung thì Việt Nam vẫn còn đang ở trong giai thời thiếu niên, và chưa thực sự trưởng thành.

Từ bản sắc Sử tính

Từ trong chiều dài Sử tính Việt, mặc cảm tự ty của một tâm thức nô lệ của dân tộc nầy đã biến hóa ra thành nhiều dạng thức mà bản chất vẫn là phủ định, tiêu cực.  Lòng hận thùsợ hãi ngoại bang là động cơ chính cho lòng yêu nước.  Nỗi nhục tự ty, yếu kém là máu huyết của động cơ ái quốc

Vậy nên, chủ nghĩa yêu nước không những chỉ dừng lại ở ý thức hệ quốc gia - mà nó trở thành một tôn giáo, một giáo điều, một tín ngưỡng.  Tổ quốc trở thành thần linh - một sự hình thành ý thức dân tộc gần giống như là của dân Do Thái khi họ tự coi nòi giống họ, đất nước họ, là con và của riêng của Chúa Trời.

Có hai hình thái chủ nhân, masters, của dân Việt vốn phát xuất từ tâm thức nô lệ. Về địa lý chính trị thì ông chủ là Trung Hoa; về sinh mệnhbiến cố thì chủ thể là số Trời.  Tinh hoa Sử tính Việt là của một năng ý phủ định và vươn thoát hai ông chủ khắc nghiệt đó nhằm kiến tạo cho chính mình một Sử Mệnh mới.

Qua chiều dài Sử tính khắc nghiệt đó, và vì mang tâm thức thuần phủ định trong lòng yêu nước - đối với ngoại bang - Sử tính Việt thiếu hẳn đi một năng ý tích cực và tự tin cần thiết.  Tính tích cực nội tại nầy là thiết yếu vốn đòi hỏi mỗi con dân Việt phải tự mình chuyển hóa chính mình, đứng dậytrưởng thành và lớn lao lên trên cơ bản cá nhân - để từ đó xây dựng quốc gia trên nền tảng định chế đại thể và giá trị nội tại cho nhu cầu bảo vệ tổ quốc đồng thời đưa đất nước lên đến một tầm mức tiến hoá cao hơn theo nhịp trống thời đại.

Sự khiếm khuyết của một bản sắc tích cực trong năng thức Việt đã tạo ra một lịch sử hiện thân cho khuyết điểm nầy.  Điều nặng nề là tâm ý Việt vừa sợ và vừa thần phục Trung Hoa - và sau này cũng như thế đối với Pháp và các cường quốc Âu Mỹ.  Ta luôn đối đãi với Trung QuốcÂu Mỹ với một tâm thức nô lệ - vừa tự ty mặc cảm đồng thời hãnh diện bất khuất, vừa thần phục nhưng ghét bỏ. 

Tính bất an cũng đã làm cho con người Việt vừa yếu hèn vừa cực đoan trong cùng một hoàn cảnh.  Họ chỉ có thể vùng lên khi bị dồn vào đường cùng, khi mà khả năng kiên nhẫn và thuần phục, chịu đựng không còn nữa. Cái may của dân tộc nầy là đã bao nhiêu lần trong lịch sử, họ tưởng như là hoàn toàn bị mất tất cả mọi khả thể lập quốc và giữ nước, thế mà từ trong cùng quẫn của tình thếhoàn cảnh, họ đã lấy được cái dũng khí can trường cần thiếtđứng dậy giải phóng dân tộc và kiến tạo nước nhà.

Sử tính Việt, vì thế, được định hình một chiều.  Thế giớinhân loạikẻ thù hăm dọa cho sự sống còn của tổ quốc, hơn là một cơ hội chuyển hóa – the world at large and the humanity represent an existential threat to the survival of the nation rather than an opportunity to transform itself. 

Từ mặc cảm tự ty và bất an, cái Ta của người Việt, trong di sản văn minh của người Tàu, nhìn ra đại dương và thấy nó là một giới hạn.  Trong khi đó, người Tây Âu cũng nhìn ra đại dương và đã thấy nó là cơ hội.  Điều nầy cũng dễ hiểu.  Khi tự bản thân, nội tại của cái Ta dân Việt - từ bản sắc di truyền cho thân thể đến khả năng thực nghiệm về kỹ thuật, cho đến ý chí đại thể lớn lao – cái Ta dân tộc nầy, vì tự thân nó là một nước nhược tiểu, chưa bao giờ có khả năng lớn mạnh đủ để thử thách cơn sóng lớn của biển khơi, để đứng ngang hàng với các cường quốc khác. 

Cũng đã có vài lần trong chiến sử, các hạm đội của hải quân Việt Nam  đã chứng tỏ một sức mạnh ấn tượng – như thời Nguyễn Ánh -  nhưng tất cả cũng chỉ vừa đủ cho nhu cầu chiến tranh ngắn hạn, chứ chưa hề là hiện thân cho một ý chí thử thách đại dương và làm chủ lãnh hải. 

Cho đến sau 1975, từ cao trào vượt biển tỵ nạn thì lần đầu dân Việt mới ít nhiều vượt qua tâm lý sợ hãitiêu cực đối với đại dương.  Nhưng nên nhớ rằng, phần lớn người Việt vượt biển lúc đó đã biết hành trình sẽ đến nơi nào - chứ không như người Tây Âu nhiều thế kỷ trước, khi lên tàu bước ra khơi họ - dân Tây Âu - đã không biết là đại dương như thế nào và sẽ đi về đâu.  Thử thách cái không biết đến, the unknown, vẫn là sức mạnh của người Tây Âu.  Cho ý chítinh thần thử thách tương lai thì dân Việt vẫn còn yếu kém.

Thiếu sáng tạo và lười biếng

Tiếp theo, từ trong tâm thức tiêu cựcnô lệ, văn hóa Việt gần như hoàn toàn là một văn hóa trích mượn – a derivative culture. Nó thể hiện tâm chất bất an và thiếu tự tin.  Do đó, họ vừa cực đoan và vừa nhu nhược về dân tộc tính.  Như cộng đồng người Việt ở Mỹ cho ta thấy, hễ người khác xúc phạm người Việt thì dân Việt phản ứng mạnh mẽ cao độ.  Nhưng chỉ cần một thế hệ, hầu hết con cháu Việt Nam đã từ bỏ hay không màng đến những bản sắc văn hóa Việt. 

Dân Việt nói chung rất thiếu tự tin về nguồn gốc dân tộc mình. Không như dân Ấn Độ hay gốc Tàu ở Mỹ đến mấy thế hệ vẫn còn sử dụng một cách tốt và hãnh diện ngôn ngữ, y phục, phong hóa tập thể trong cộng đồng họ. Trong khi đó, chỉ cần hai thập niên thì người Việt gần như từ bỏ hết bản sắc gốc gác của họ. Từ ngôn ngữ, cách đặt tên cho con, từ cách nhuộm tóc hoe vàng cho đến cung cách văn hóa tập thể, cái Ta của người Việt ở hải ngoại là hiện thân của hai mặt tiêu cực từ một tâm thức bất annô lệ đó.  Tất cả đều có nguồn gốc từ Sử tính Việt như đã trình bày ở trên.

Hãy nhìn vào thế giới tri thức. Người cầm bút Việt Nam hầu như chỉ có làm được ba chuyện: làm thơ, viết truyện ngắn, và dịch thuật sách ngoại ngữ.  Ngay cả về văn chương, văn sĩ Việt vẫn không có khả năng viết chuyện dài, hay trường thiên tiểu thuyết.  Trí thức Việt không có ý chí đại thể lớn lao về năng lực tri thức.  Họ không có đủ tự tin – dù rất có thể là về khả năng thì họ có đủ - để sáng tạo lý thuyết, triết học cho mình. 

Hơn nữa, trí thức Việt mang bệnh lười biếng suy nghĩ sáng tạo.  Họ nỗ lực cao độ - nhưng phải dựa vào một nội dung có sẵn.  Vì vậy, họ chỉ thích dịch sách mà thôi.  Vì công việc phiên dịch, chuyển ngữ, họ không cần suy nghĩ về khái niệm, về ý tưởng, về cấu trúc bố cục cho sách.  Họ ưa tranh luận về câu văn, cụm từ nào đó có dịch cho đúng với ý nghĩa theo văn bản tiếng ngoại quốc hay không.  Họ không bàn đến ý nghĩa của khái niệm hay lý thuyết. Họ chỉ muốn tranh cãi về những tiểu tiết – the trivial facts - vốn chỉ là vay mượn.

Hoang tưởng văn hóa và giấc mơ cường quốc

Tâm ý Việt mang nội dung bất an của một dân tộc, vừa hãnh tiến nhưng đồng thời cũng không đủ tự tin về văn hóa của mình.  Từ đó, vì thiếu chiều dày tích lũy giá trị của một nền văn minh có chiều sâu, trí thức Việt mang ý chí huyền thoại hóa lịch sử dân tộc và sáng tác ra những câu chuyện văn hóa Việt cổ đại huyễn hoặc để tự phong cho dân Việt là tác giả của những nguồn mạch văn hóa lớn – chứ không phải của Trung quốc. Hai vị trí thức đáng kính gần đây, Kim Định và Lê Mạnh Thát, là biểu trưng cho năng ý huyền thoại hóa văn hóa Việt nầy.

Về chính trị địa lý thì giới lãnh đạo Việt Nam vẫn mang điều hoang tưởng về khả thể cường quốc – một “tiểu Trung Hoa” theo mô hình xã hội chủ nghĩa mơ hồ, bị chi phối với tầm nhìn ngắn hạn và thực dụng. Sự loay hoay giữ hoang tưởng vĩ cuồng cho quốc gia bị mâu thuẫn trầm trọng với khả năng kinh tế và chính trị của thể chế cũng như của giới doanh nhân Việt. Hãy nhìn đến nguồn gốc của sự giàu có của giới đại gia Việt – hầu hết, gần như tuyệt đối, là nhờ kinh doanh bất động sản.

Hãy thử đi ngang qua những khu chung cư cao tầng ở Hà Nội hay Sài Gòn, ta sẽ thấy một quang cảnh phát triển phố thị vô lý – và nhất là phản cảm, thiếu thẩm mỹ. Từ đường Nguyễn Hữu Cảnh ở Sài Gòn, khi nhìn vào khu chung cư cao tầng Central Park, ta sẽ rùng mình bởi một cảnh tượng xây cất mang sắc thái hiếp đáp hồn người. Quang cảnh phố thị với những nhà cao tầng thiếu thẩm mỹ đã triệt tiêu cái đẹp của tâm hồn người phố thị. Ở Sài Gòn hiện nay, hầu hết các dự án căn hộ cao cấp đều dành cho giới siêu giàu để họ đầu cơ với chính sách thuế khóa vô lý, phản tiến bộ  – trong khi giới trung lưunghèo khó đang đối mặt với khủng hoảng gia cư trầm trọng.

Nhưng, như đã nói trước đây, năng ý sử Việt là ước muốn được công nhận. Từ ý chí Sử tính quốc gia đối với Trung Hoa, và sau nầy là Âu Mỹ, trí thức Việt Nam muốn được coi trọng và công nhận một cách chính thức.  Nhìn lại lịch sử, mỗi khi đánh đuổi được quân xâm lăng Hán, Nguyên, Minh, Mông, Thanh thì các vua chúa Việt Nam phải cử sứ thần sang Trung Hoa để triều cống và xin được phong vương vị. 

Dĩ nhiên, đó là công việc ngoại giao mềm mỏng, một chiến thuật đối ngoại cần thiết nhằm ổn định quan hệ quốc tế với một đại cường để cho đất nước có khoảng thời gian phục hồixây dựng sau chiến tranh. 

Nguyễn Trãi là một trường hợp điển hình. Dù là tác giả của Bình Ngô Đại Cáo oai phong, tuyệt vời cả về văn ngữ lẫn tinh thần nội dung, nhưng khi đọc Quân Trung Từ Mệnh Tập mà Nguyễn Trãi đã viết thay mặt Lê Lợi gởi cho nhà Minh, chúng ta cũng không khỏi ngậm ngùi cảm nhận được cái nhục nhã, cái thái độ khom mình cúi đầu thần phục đối với phương Bắc.  Dần dần cái chiến thuật nhún nhường cần thiết với nghi thức phong kiếnngôn ngữ của kẻ yếu đã trở nên một bản chất cá tính của dân tộc Việt. 

Bản sắc cá tánh nầy trở thành một yếu tố di truyền trong văn hóa bằng cấp, học hàm , học vị của người Việt.  Với truyền thống thi đỗ thì được làm quan để cho cả họ được nhờ, học vị khoa bảng đã trở thành chìa khóa cho thực tại tiến thân trong xã hội - cũng như cho tâm ý được coi trọng và công nhận giá trị nhân bản bởi tha nhân và đại thể khách quan. Ta chỉ là một công dân khi được có bằng cấp, hay chức vị trong triều đình. Ta chỉ hiện hữu khi Ta được công nhận bởi tha nhân. Từ đó, cái Ta được định hình bằng cái không-Ta, mà bản chất là một biện chứng tiêu cực có gốc rễ từ một tâm ý nô lệ. Yếu tố di truyền văn hoá nô lệ về khoa bảng danh vọng nầy vẫn còn đang tiếp tục thịnh hành trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Tính tình thiếu niên của con người Việt

Bạn hãy suy nghẫm về kinh nghiệm bản thân khi tiếp xúc, giao tiếp, làm ăn, sinh hoạt với người Việt ta. Người Việt dù lớn tuổi, bằng cấp học vị, học hàm, chức vụ, nghề nghiệp, kể cả giới tu sĩ các tôn giáo hay lãnh đạo chính trị, nhà nước, trong hay ngoài nước, hầu hết đều mang tính tình niên thiếu.

Nếu bạn có dịp giao tiếp hay làm việc với người Âu Mỹ thì sẽ thấy rằng họ - người phương Tây - chững chạc, trưởng thành hơn chúng ta nhiều. Dĩ nhiên là cũng có những thành phần quần chúng, như dân Mỹ chẳng hạn, vẫn còn mang nặng tính tình trẻ con. Tuy nhiên, đại đa số dân Việt khắp thế giới, vẫn là một tập thể nhân loại chưa chín chắn, rất bồng bột – và đầy ngây thơ và hoang tưởng.  Nhìn vào các cộng đồng mạng xã hội mấy năm nay để thấy được cái tệ hại của sự thiếu trưởng thành và trẻ con nầy. Có người đã nhận xét rằng, hãy lên Facebook để thấy cái bản mặt xấu xí của dân Việt – the truly ugly side of Vietnameseness - với tính tình nặng chất trẻ con của họ là như thế nào.

Từ đó, người Việt, tuy là trẻ con - và cũng vì thế - không thể ngồi chung, làm việc với nhau trên bình diện dân sự. Nguyên do chính là vì dân ta thiếu vắng văn hóa cộng đồng. Người Việt không thể thành lập hội đoàn dân sự vững mạnh, lâu dài, uy tín. Hầu hết các tổ chức tự nguyện người Việt khắp thế giới đều tự tan rã vì không ai chịu ai. Hệ quả là nền văn hóa duy tập thể của Đảng Cộng Sản Việt Namít nhất là trong nước - hình như là câu trả lời cần thiết và đương nhiên cho sự khiếm khuyết của chất keo văn hóa dân sự và công dân đó.

Không lẽ hơn trăm năm sau, nay ta lại phải ngâm tiếp bài thơ đó của Tản Đà, rằng, Cám cảnh khói cây mờ mịt biển. Lo đời sương tuyết bạc đầu non.

NHL

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/03/2019(Xem: 6636)
10/04/2019(Xem: 10239)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.