Mạch nước ngầm

06/07/20218:04 SA(Xem: 3598)
Mạch nước ngầm

MẠCH  NƯỚC  NGẦM
Minh Mẫn

 

Những năm qua, các Tôn giáo có mặt trên đất nước, chưa có Tôn giáo nào được một số youtuber, facebooker, Twitter.. lưu tâm vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết như Phật giáo Việt Nam.

Không phủ nhận có những tiêu cực do lắm kẻ mượn bóng dáng tu sĩ để kiếm sống nhưng phong cách và lối sống vẫn là phàm phu tục tử; cũng có người xuất thân từ nhà chùa, không được thầy Tổ giáo dục căn bản, không qua trường lớp đào tạo về oai nghi phẩm hạnh, nếp sống hưởng thụ mà giới luật không cho phép. Một khi không được đào tạo luật giới thì việc buông thả phẩm hạnh là chuyện khó tránh khỏi. Những thành phần như thế tạm gọi là “ẩn dương nương Phật”.

Tại sao các quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo như Thái, Myanmar,Srilanka, Campuchea, và một số nước đạo Phật phát triển như Đài Loan…không hề bị tai tiếng như Phật giáo Việt Nam? Phải chăng giáo hội những quốc gia đó đã có sự đào tạo một tu sĩ vững chãikiểm soát chặt chẽ?

Phật giáo Việt Nam có bề dày lịch sử, song hành với dân tộc; 1975 về trước, trong lúc đất nước loạn li, Phật giáo  bị tác động ảnh hưởng chính trị, thế nhưng chưa bao giờ tai tiếng như ngày nay. Phải chăng Phật giáo được quá nhiều ưu đãitu sĩ một số lạm dụng sanh kiêu căng, quyền lực và hưởng thụ mà không cần nghĩ đến tai tiếng cho tập thể! Thế gian còn biết “ăn cây nào rào cây nấy”, thì một số mặc áo đạo lại “ăn cháo đá bát”.

Cho dù nhiều người tín tâm Tam Bảo còn ngán ngẩm trước những tai tiếng, sao tránh khỏi ai đó ác cảm với đạo Phật, tìm cớ thổi bùng những đốm lửa đôm đốm, thành nguồn nhiệt loang lổ trên tấm cà sa!

Chính những tai tiếng và sự đố kỵ của một vài cộng đồng mạng đã đưa Phật giáo vào tầm ngắm của những cơ quan như “Tổng cục điều tra kinh tế”. Điều tra kinh tế  là điều tất yếu trong  mọi quốc gia. Nhưng chưa có quốc gia nào điều tra hoạt động cơ sở Phật giáo gồm: “các khoản phí chi cho hoạt động quản lý,vận hành của cơ sở tự viện như : đồ cúng lễ Tam bảo, sinh hoạt hàng ngày, chi phí điện, nước, chất đốt,chi phí tu bổ, sửa chữa tự viện, và các khoản thù lao khác… ngoài chuyên mục tín ngưỡng Tôn giáo là các hoạt động tham gia sản xuất, nghề thủ công, phát hành văn hóa phẩm…”như họ đã yêu cầu đối với PGVN ngày nay.

cong van so 168Được biết Phật giáo nói riêng và các Tôn giáo có mặt trên đất Hoa Kỳ, chưa hề phải khai báo chi tiết đến độ: “sinh hoạt hàng ngày”, chả lẽ Tổng cục điều tra kinh tế nhầm lẫn chăng? Sinh hoạt hàng ngày phải khai báo thế nào cho chính xác khi cơ thể sinh lý đâu phải lúc nào cũng khỏe mạnh? Giấy vệ sinh, tiền ăn sáng, thuốc men, tiền mua card điện thoại..đâu phải lúc nào cũng như nhau; ngay cả “các hoạt động tham gia sản xuất, nghề thủ công, phát hành văn hóa phẩm” cũng phải khai báo. Các chùa trên thế giới chỉ thông báo chung về thu chi trên bảng tại chùa mà không phải kê khai như kê khai thuế. Cơ sở sản xuất kinh doanh những mặt hàng từ nhang đèn, tương chao, y áo, chuông mõ chỉ được đánh thuế khi bày bán tại nơi công cộng

dĩ nhiên ngoài những biên lai điện nước, thuế nhà đất, Tổng cục kiểm kê kinh tế không phải bận tâm đến chi tiêu hàng ngày đối với Phật giáo như Việt Nam.

Chủ trương “sai đâu sửa đó” làm cho việc điều hành bất nhất, tiên hậu bất nhất, người đân khó hiểu chính sách nhất quáng trong việc quản lý một đất nước.

Phản ứng trước nạn tiêu cực của cộng đồng mạng không thể như lối chữa cháy cấp thời. Tôn giáo cũng thế,phải cân nhắc tùy trường hợp giữa tình và lý,giữa bối cảnh và thực tế. Phật giáo Việt Nam từ ngàn xưa chưa bao giờ phải đối đầu sự phức tạp về việc kê khai sinh hoạt thường ngày để nhớ mình đã làm gì, đi vệ sinh hay đi ăn sáng thế nào cần chi tiêu bao nhiêu.

Nội bộ Phật giáo cũng cần chỉnh lý những tu sĩ sai phạm và  có đường hướng giáo dục trước khi sai phạm xảy ra. Trong xã hội, từ khủng hoảng thông tin mạng đến việc quy định hành chánh đối với Phật giáotiếng chuông cảnh tỉnh cần xét lại chính mình. Phải thành thật nhận xét Phật giáo ngày nay đang phát triển quá nhanh về cơ sở Tôn giáo lại bỏ  sót việc giáo dục để xảy ra quá nhanh, quá nhiều những tai tiêng khó cưỡng, đây là tỷ lệ nghịch mà giáo lý nhà Phật không hề khuyến khích hoặc tán dương.

MINH MẪN                                                                                                                     
06/7/2021 

(Rất tiếc phải nói vấn đề này khi tự nguyện  tạm thời chấm dứt đàm luận trên Facebook để dành thời gian cho việc hữu ích hơn)

 



.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/03/2015(Xem: 9211)
30/03/2019(Xem: 6626)
10/04/2019(Xem: 10234)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.