Khúc Quanh Báo Động Cải Đạo Trên Truyền Thông Phật Giáo

27/03/201112:00 SA(Xem: 38493)
Khúc Quanh Báo Động Cải Đạo Trên Truyền Thông Phật Giáo

BÁO PHATTUVIETNAM.NET &
KHÚC QUANH BÁO ĐỘNG CẢI ĐẠO TRÊN TRUYỀN THÔNG PHẬT GIÁO

Minh Thạnh

baophattuvietnamnetTrong một bào viết trước chúng tôi đã nói đến việc nhiều trang web Phật giáo cũng như không Phật giáo liên tục đăng lại những bài về cải đạo trên Phattuvietnam.net. Đó là một cách hưởng ứng, nhưng còn là hưởng ứng thụ động.

Bài viết này giới hạn ở một số biểu hiện ghi nhận vào 2 tháng đầu năm 2011.

Đó là những ghi nhận về một niềm tin mới của người Việt Nam theo đạo Phật thể hiện trên một số trang web Phật giáo.

Niềm tin nói trên của Phật tử Việt Nam chúng ta là một niềm tin có cơ sở, dựa vào kết quả đã đạt được trong năm qua.

Cơ sở xuất phát chính của niềm tin về bước chuyển mới của Phật giáo Việt Nam, theo chúng tôi, là tình trạng nhận thức mới của Phật giáo Việt Nam, được tạo ra sau hoạt động truyền thông báo động về vấn đề sự kiện “lửa cháy Mỹ Đình”, mà chúng tôi tạm so sánh với liều thuốc giải tình trạng “Narcotism” của Phật giáo Việt Nam.

Narcotism là một thuật ngữ dùng trong y khoa, tạm gọi là tình trạng gây mê để người thầy thuốc có thể làm mọi việc có thể gây đau đớn mà bệnh nhân không hay biết.

Lâu dần, narcotism trở thành một tiếng lóng trong giới chính trị xã hội phương Tây, dùng để chỉ mưu kế, biện pháp gây mê đối phương để dễ bề hành động (chẳng hạn, các sử gia Hoa Kỳ hiện đại đã dùng từ Narcotism để chỉ biện pháp và kết quả mục tiêu mà quân phiệt Nhật Bản đã gây ra cho Hoa Kỳ trước sự kiện Trân Châu Cảng, Chiến tranh Thế giới thứ II).

Chính vì bị rơi vào “narcotism” mà các báo cáo tình báo về việc khả năng tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng đã bị chính giới Mỹ bỏ qua, thậm chí là các viên tướng Mỹ còn quở trách thuộc cấp vì báo cáo thấy có nhiều máy bay được cho là của Nhật trên màn hình ra đa. Để rồi sau đó là trận oanh tạc tàn sát!

Nếu tình trạng Narcotism chưa được giải quyết thì những bài viết cảnh báo về hiểm họa cải đạo tín đồ Phật giáo Việt Nam chỉ được coi là những lời lo âu vu vơ, ngoài lề, chỉ là nhiễu (tín hiệu không có ích).

May thay, loạt bài cải đạo của nhiều tác giả đăng trên Phattuvietnam.net đã không bị vô hiệu bởi tình trạng Narcotism mà Phật giáo Việt Nam đang gặp phải, mà nó lại trở thành liều thuốc giải tình trạng narcotism trong Phật giáo Việt Nam, có hiệu nghiệm bước đầu, và có thể nói, một bộ phận tăng tín đồ Phật giáo Việt Nam đã ra khỏi tình trạng narcotism về mặt nhận thức (trừ một vài trường hợp đặc biệt).

Cái nhân của liều thuốc giải là sự kiện nổi lửa Mỹ Đình, cùng với các liều thuốc trước đó và tiếp theo đã gây một phản ứng dây chuyền, và phản ứng đó còn đang tiếp tục.

Trong một bào viết trước chúng tôi đã nói đến việc nhiều trang web Phật giáo cũng như không Phật giáo liên tục đăng lại những bài về cải đạo trên Phattuvietnam.net. Đó là một cách hưởng ứng, nhưng còn là hưởng ứng thụ động.

Chúng tôimục tiêu xã hội, là Phattuvietnam.net chỉ làm một cú hích. Sau đó cần có tiếng nói riêng từ các cơ quan truyền thông Phật giáo.

Và thật đáng mừng đã có nhiều bài viết, cá biệt có bài còn “mạnh” hơn cả những bài trên Phattuvietnam.net. Chúng tôi nghĩ rằng đã chuyển sang sự hưởng ứng tích cực.

Có thể kể đến các bài như: “Cải đạo biến tướng của sự cuồng tín tôn giáo” của tác giả Thích Thanh Thắng đăng trên trang Chùa Bửu Minh, trang Giác Ngộ, Điểm Nhìn, bài “Lửa đốt dân tộc ta” của Hồng Ngọc đăng trên trang Giao Điểm…

Tiếp theo lại có một bài thể hiện dưới dạng thư ngỏ Chấn hưng Phật giáo, ký tên tập thể cư sĩ Tâm Diệu, Trần Trúc Lâm, Trí Tánh, Quán Như Phạm Văn Minh, Hồng Quang, Nguyên Tánh Trần Tiễn Khanh…, đăng ở nhiều trang web.

Mới đây lại có bài “Niềm ưu tư lớn cho năm Tân Mão – 2011tác giả Thích Giác Tâm, đăng trên trang chùa Bửu Minh.

Bài “Cải đạo, một biểu tượng của sự cuồng tín tôn giáotác giả Thích Thanh Thắng đã cứng rắn hơn rất nhiều so với những bài viết của tôi trên Phattuvietnam.net, đã chỉ ra được một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc cải đạo rầm rộ hiện nay, đó là tình trạng ở một tôn giáo khác, có thể coi là thuộc về bản chất, là tình trạng cuồng tín.

Đây là một sự lý giải mang tính chiến lược, vĩ mô, giải thích cơ chế, vượt trên những bài viết của chúng tôi, chỉ ở tầm ghi nhận sự kiện, phân tích, bày tỏ thái độ ở cấp đơn vị “cơ sở”.

Bài “Lửa đốt dân tộc ta”, tác giả Hồng Ngọc là sự đào sâu những bài viết đăng trên Phattuvietnam.net, đặc biệt, bổ sung nhiều thông tin quan trọng.

Bài này cho biết đã có nhiều hình thức phản đối Tuyên ngôn này, kể cả việc Phật tử Việt kiều “liên lạc với Tòa Đại sứ Việt Nam tại Washinhton về bài Tuyên ngôn Thuộc linh này. Tổ chức Tin Lành này đã vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc, điều 29. Hiến chương Liên Hiệp Quốc viết như sau:

“Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra ngõ hầu những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng”.”

Bài viết này còn phân tích những sự kiện đã được thông tin từ khía cạnh luật pháp Mỹ: “… Không những nhóm Tin Lành nầy “tuyên truyền hủy hoại nền văn hóa truyền thống…, mà họ còn công khai: “…hình ảnh con rồng, tức con rắn xưa ma quỷ…”. Đã là ma quỷ thì phải tiêu diệt. Mặc dù chưa công khai nói rõ như thế, nhưng chủ ý là như thế. Hành động này Mỹ gọi là suspected killer hoặc intentional wrong doing. Họ sẽ bị cơ quan FBI điều tra và cần thì tống cổ vào nhà lao”.

Chỉ mấy ngày sau, một bài hưởng ứng khác lại được nhiều trang web Phật giáo đăng tải.

Nhưng lần này, không chỉ còn là nói, mà đã là làm.

Thư ngỏ vận động Tủ sách Chấn hưng Phật giáo đã dẫn lại một số sự kiện quan trọng về việc cải đạo mà giới Phật giáo quan tâm để làm cơ sở xúc tiến thành lập tủ sách Chấn hưng Phật giáo.

Liên tiếp hai năm, 2010 và 2011, lễ Noel tại sân vận động Mỹ Đình Hà Nội, giáo phái Tin Lành trong cái gọi là “Tuyên ngôn Thuộc linh” công khai thách thức cho rằng dân tộc Việt Nam là rắn, mà rắn thì cần phải…”

Hay, ở một đoạn trước:

Tấm gương mờ trì trệ, thiếu viễn kiến của một Phật giáo Hàn Quốc co cụm, tiêu cực trong thế chiến thứ II, là nguyên nhân để Phật giáo nơi này trở thành một tôn giáo thiểu số, và gần đây một số chùa đã bị con chiên cuồng tín Tin Lành đốt phá và chặt cổ tượng Phật vì họ cho đó là ma quỷ! Nam Thái Lan trở thành vùng bất ổn trong nhiều năm qua vì sự suy yếu của Phật giáo Thái. Đông Timor đã biến thành một nước Thiên Chúa giáo tách rời khỏi Indonesia”…

Đặc biệt, sự kiện một vị "Chân tu" cải đạo và "thánh lễ" trong "chùa", mà Phattuvietnam.net đã lên tiếng đầu tiên với sự bóc trần sự thật qua những bằng chứng hết sức cụ thể của tác giả Thích Thanh Thắng chính là bước ngoặt cho sự "tỉnh mộng" của đông đảo cộng đồng Phật giáo.

Như vậy, tiến trình bảo vệ chính pháp, ngăn chận việc cải đạo tín đồ Phật giáoPhật giáo Việt Nam trong và ngoài nước đã đi là:

BÁO ĐỘNG SỰ VIỆC -> GHI NHẬN VÀ THÔNG TIN VỀ CÁC HIỆN TƯỢNG -> PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG ĐƠN LẺ -> PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SÂU XA ->KÊU GỌI CÙNG NHAU BẢO VỆ ĐẠO PHÁP -> PHỐI HỢP LÊN TIẾNG ĐỀU KHẮP -> LIÊN TỤC ĐÀO SÂU PHÂN TÍCH VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN BỔ SUNG VỀ SỰ VIỆC -> BƯỚC ĐẦU XÚC TIẾN HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ.

Trong tiến trình trên, trang web Phattuvietnam.net đã góp phần nhấn định trong giai đoạn khởi động tiến trình. Giai đoạn khởi động trước đó đã bắt đầu với việc thông tin về điều được gọi là một kế hoạch về ngày tàn của Phật giáo.

Sau đó, mới đây bước chuyển biến hộ pháp trong năm qua tiếp nối ngay vào năm nay đã hết sức rõ ràngchuyển biến ngày càng nhanh hơn, chất lượng hơn, thu hút số đông tăng dần.

Vì vậy, trong những năm đầu năm mới 2011 – Tân Mão, toàn thể tín đồ Phật giáo chúng ta lạc quan nhìn về phía trước, hứa hẹn những bước tiến mới.

Điều cơ bản là Phật giáo Việt Nam chúng ta bước đầu đã thoát khỏi tình trạng Narcotism. Đó là sự kiệntính chất bước ngoặc, và từ đó sự chuyển biến theo hướng tốt lên là hoàn toàn chắc chắn.

MT

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/03/2019(Xem: 6553)
10/04/2019(Xem: 10142)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.