Nhân đọc bài " bất lập văn tự " của Nhuận bảo

23/04/20158:01 SA(Xem: 7922)
Nhân đọc bài " bất lập văn tự " của Nhuận bảo
Nhân đọc bài " bất lập văn tự " của Nhuận Bảo

Trân trọng gửi thập phương đạo hữu qua một số bài viết của tác giả Nhuận Bảo và lời bình của nhiều đạo hữu gần xa thể hiện vô vàn quan điểm từ mọi khía cạnh góc nhìn cùng sự hiểu biết phật học của mỗi người đều đem lại cho tôi một kinh nghiệm một cái nhìn khác về phật giáo để học hỏi thêm trong quá trình tu học nhưng  từ tận trong tâm khảm của mình tôi xin trân thành gửi tới quý đạo hữu Nhuận Bảo, GS001, Lưu-Tâm-Lực, BS Tào Trọng Nhân... vv.... vài điều trăn trở của riêng tôi hy vọng chúng ta cùng suy nghĩ thêm ngõ hầu làm sáng tỏ thêm những điều mình chưa hiểu chưa biết trong cái gọi là :Rừng nho biển Thích của ngôi nhà phật giáo, Vậy trước tiên tôi xin mạn đàm đôi điều về Thiền Tông.

Phật giáo kể từ khi đức Phật nhập Diệt sau đó vài trăm năm thì tư tưởng giáo pháp của ngài đã phát triển ra nhiều trường phái và có những trường phái vì một lý do nào đó đã không còn và có những trường phái vẫn tồn tại đến ngày này tỷ như : Câu xá Tông, Hoa nghiêm Tông, Tịnh độ Tông, Duy Thức tông ...vv và Thiền Tông cũng là một trong những trường phái của ngôi nhà Phật giáo nói chung còn lại đến ngày này nhưng tựu trung lại dù trường phái nào thì cũng đều cố gắng sử dụng một thủ pháp của mình để giúp các hàng đệ tử khai sáng tâm linhmục tiêu cuối cùnggiải thoát mọi khổ đau, hay nói theo cách của ngươi phương Tây là "Mọi ngả đường đều dẫn tới thành Rome".

Nhưng thành thật mà nói trong rất rất nhiều các trường phái như vậy Thì đại đa số những ai có chút tìm hiều về Phật giáo đều phải công nhận rằng : Thiền Tông là một trong những môn pháilịch sử khá rõ ràng cùng với hệ thống truyền thừa quy củ được lưu trữ ghi chép tương đối đẩy đủ trong cuốn " Cảnh đức truyền đăng lục" và cùng với đó là sự phát triển truyền pháp của hệ phái này có thể mạnh dạn nói rằng Phật giáo hôm nay phát triển mạnh mẽ ỏ rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam và thậm chí ở nhưng nơi cách nơi nó sinh ra cả nửa vòng trái đất và có được chỗ đứng trong tâm của ngay cả những người Âu mỹ nơi mà mọi thứ người ta đều phải mổ xẻ tìm hiều đánh giá và chỉ chịu tin khi họ thấy có điều gí đó logic thì không thể không nói đến một phần những nỗ lực không nhỏ của các Cao tăng thuộc hệ phái thiền tông, bắt đầu từ Sơ tổ của Họ là ngài Bồ Đề Đạt Ma.

Như vây tôi xin hỏi các Đạo Hữu nếu Thiền Tông cùng các vị tổ của họ có gì không ổn thỉ tại sao nó lại có thể tồn tại phát triển suốt một chiều dài lịch sử ngàn năm như vậy trong khi các tông phái khác cùng thời đã mất đi hoặc chỉ còn là cái tên tồn tại theo năm tháng mà thôi. Nếu đi xa thêm một chút nữa thì quý vị đạo hữu có khi nào tự lục vấn mình một câu hỏi tại sao Bồ đề Đạt ma vị tổ thứ 28 này của phật giáo lại quyết tâm vượt biển đem theo sự chứng ngộ của mỉnh về giáo pháp của Phật truyền vào Trung Quốc mà không phải là một quốc gia thịnh hành đạo phật khác lúc bấy giờ có vị trí địa lý gần với Ấn độ hơn tỷ như sirilanka, afhganistan, irắc vv...thậm chí là Việt nam, Myama hay Thái Lan chẳng hạn.

Liệu hay chăng vị tị tổ Thiền Tông này qua việc giao thương có đôi chút phát triển giữa Ấn độ và các nước khác lúc bấy giờ mà Đạt Ma đã thấy nền triết học cổ đại Lão, trang của Trung Hoa có điều gì đó phù hợp với nền tảng giáo pháp cốt tủy của Đức phậtĐạt Matrách nhiệm phải trao truyền và phát triển và theo lịch sử chép lại thì Khi Đạt ma đến trung Hoa thì phật giáo đã du nhập vào Trung quốc nhiều thập niên trước đó và đang phát triển rực rỡ .

Tuy nhiên để trồng được hạt giống thiền Tông nảy nở trên mảnh đất này ngài đã phải chín năm bích quán đợi chờ người đệ tử đầu tiên của mình mới chính thức truyền pháp, và rồi thiền tông đã này nầm và phát triển vượt qua tất cả các môn phái phật học sau này thống lĩnh vị trí tăng thông của mình suốt một chiều dài lịch sử từ đời Đường, Tống, Minh, nguyên, Thanh và rồi khi chiều hướng Thiền Tôngtrung quốc có hường lụi tàn thì các vị cao tăng của môn phái này lại tiếp tục con đường của vị tị tổ Đạt ma của mình đem chân nguyên côt tủy của Thiền truyền vào Nhật bản mà không phải là: nga, Mông cổ, triêu tiên hay một nước nào đó.và thêm một lần nữa minh chứng những người có trách nhiệm đôt đèn nhiên đăng của phật đã đúng khi mà thiền đã đi vào cuộc sống văn hóa tính cách của người nhật bản từ trà đạo, kiếm đạo đến võ sĩ đạo và quan trong hơn cả người nhật đã đem cốt tủy trong giáo pháp của phật ra nói chuyện công bằng với những thế giới văn minh khác ỏ trời tây cuối cùng phải nói rằng nhờ một phần không nhỏ của họ mà phật giáo đã thiêt lập một vị trí vững chắc trong những tôn giáoảnh hưởng lớn nhất trên thế giới ngày nay.

Vậy theo thiển ý của tôi  đối với Thiền Tông, các Đạo Hữu chúng ta đừng vội vàng bình luân, đánh giá,công nhận hoặc bác bỏ những lịch sử, di ngôn, ngữ lục của nó một cách tùy tiện.

Tại sao tôi lại nói thế vì Thiền Tông nó có cái đặc thù không giống như các hệ phái khác của phật giáo. nó nổi tiếng là một môn phái kỳ ngôn dị ngữ các cao tăng thường xuyên sử dụng nhưng " kỳ ngôn, quái ngữ" mà phần lớn đối với những người sơ cơ thì "hình như" nó chẳng liên quan gì đến kinh thư, giáo điển của nhà phật cả  thậm chí để khai tâm cho các hàng để tử các cao tăng sẵn sàng dùng cả gậy gộc đánh đạp thậm chí còn đấm đá chứ chẳng chơi. 


Tôi xin dẫn ra đây vài dữ kiện để các Đạo Hữu có lúc nào tâm tư bình thản thì suy nghi thêm nhé liệu có hay không Thiền tông là một quái thai của Phật giáo mà nếu là quái thai của phật giáo thì sao nó lại tồn tại và phát triển như vậy : Các bạn thấy không khởi nguồn của Thiền đã có cái gì không giống ai rồi " Thế tôn Liêm Hoa, Ca Diếp mỉn cười" đó chính là cái dữ kiện khai sinh ra Thiền Tông khổ nỗi lại không kèm theo một lời giải thích nào về ý nghĩa của cái dữ  kiện trên cả, trước tiên tôi tin rằng chẳng ai có thể kiểm chứng câu chuyên trên là thực hay hư vào cái thời mà đến chữ viết còn chưa có.

Nhưng với tôi suy nghĩ thì không tự nhiên người ta lại dựng lên cái dữ kiện đấy để làm gì liệu có một thông điệpsâu xa gửi gắm cho hàng đệ tử sau này của tông phái thông qua câu chuyện trên hay không thì còn tùy thuộc vào sự cố gắng tìm hiểu của mỗi người.  hay như câu cư sĩ Nhuận Bảo và các bạn đang luận bàn "Suốt bốn mươi chín năm thuyết pháp mà chưa hề động tướng lưỡi rộng dài" đã nói là thuyết pháp lại không động lưỡi là sao         
      
Đã nói là thuyết pháp lại không động lưỡi là sao. Nói thế thì chẳng khác gì không nói nhưng nếu các bạn chịu khó lục lọi trong lịch sử nhà Thiền thì những kiểu nói thế này được chép vô vàn trong các ngữ lục tôi xin dẫn ra đây vài câu vậy : Bạch Ẩn Huệ Hạc khai tổ Thiền Tông nhật bản đã từng nói : hãy nói cho ta tiếng vỗ của một bàn tay” đương nhiên muốn vỗ thì phải có hai bàn tay mới có thể vỗ một bàn tay sao mà vỗ được đúng không, hay “ tay không cầm cây cuốc, đi bộ cưỡi lưng trâu , câu trôi nước chẳng trôi “ rồi là  “ ông trương uống rượu ông lý say” .

Bạo hơn nữa như có người hỏi Vân Môn thiều dương lão nhân : Đại ý của phật pháp là gì ngài trả lời : Ngọn Đông sơn đi trên nước” với cái suy luận thường tình của chúng ta thì núi mà sao đi được trên nước đây, và còn rất rất nhiều những câu nói kiểu như thế này toàn nhưng câu tối nghĩa, cổ quái nhưng tôi tin rằng nếu các bạn bình tâm suy nghĩ lưu giữ nó trong lòng lâu ngày thì tôi tin một ngày kia các bạn sẽ thấy bàng bạc trong đó ý nghĩa xâu xa của nó chẳng khác gì những lời trong kinh giáo chỉ là cách diễn đạt có đôi chút không giống nhau mà thôi . ngày xưa khi tôi đứng trước một bức tượng Quan thế Âm Bồ tát tôi cứ tự hỏi rằng sao người ta lại vẽ tạc vị ấy là hình tượng một người phụ nữ mà không phải là nam giới nghĩ lâu rồi tôi mới hiểu dụng ý của những nhà họa điêu. Đấy thiền đôi lúc là như thế đấy. Qua những điều tôi nói trên đây có thể đơn giản gom lại thế này thiền tông trong một khía cạnh nào đó luôn muốn hàng đệ tử của mình tự thân phải cố gắng tìm hiểu kinh qua những gian khổ mà có được sự chứng ngộ của chính mình vì cố nhân từng nói “ của gia bảo không bao giờ đến từ bên ngoài” đó cũng là lý do tại sao ngữ lục trong thiền luôn không bao giờ kèm theo một lời giải thích vì tỷ có như chúng ta được giải thích điều gì về thiền thì đó cũng không phải là của chúng ta vậy.

Qua một bài viết nhỏ này tôi không thể nào nói hết được những điều mình muốn nói nhưng tôi trân thành nhắn gửi các Đạo Hữu dù đứng trước một vấn đề gai góc nào nó có thể thuận với suy nghĩ của mình hay không thuận cũng đừng vội vàng đánh giá một cách phiến diện mà hãy bình tâm suy nghĩ giống như người trà tượng khi bắt đầu pha trà họ không để ý điều gì ngoài việc đặt hết tâm trí của mình vào việc từ sửa soạn chố ngồi cho ngay ngắn xếp các nếp áo cho ngọn gàng lau rủa trà cụ cho sạch sẽ rồi đốt hương nấu tra nhâm nhi từng ngụm một để tận hưởng những vị trà thơm ngon trong không khí tĩnh lặng của một buổi chiều tà. Hãy tìm hiểu cặn kẽ vấn đề rồi thì mình sẽ thấy những giá trị to lớn phía sau nó tôi nghe người ta nói : trong trà đạokiếm đạo của nhật bản thấm đượm tinh thần của thiền nếu các bạn có dịp đến nhật bản tìm được một trà thất và một vị trà tượng chân chính sau khi thưởng thức tôi cá rằng các bạn sẽ thấy thú vị biết bao.  

Để thay cho lời kết bài viết này của tôi. Tôi xin nói đôi lời về cuộc sống, chúng ta luôn được dạy dỗ và chấp nhận là 1+1 tất phải = 2 nhưng kỳ thực có rất nhiều lúc nhiều nơi chính chúng ta không biết rằng vô tình hay hữu ý mà đã làm những việc, nói những lời,  hay tâm tư cũng đã từng tự hỏi 1+1 sao lại = 3 hoặc bằng 4 cũng chẳng biết nữa hay tại sao tôi lại làm việc này, giống như những người mới yêu họ chì nhìn nhau bằng một ánh mắt không lời mà họ đã biết họ yêu nhau tự khi nào, như thi hào Nguyễn du từng nói “ bên trong đã nhận nhưng ngoài còn e” đó chính là “ Đồng thanh thì tương ứng đồng khí thì tương cầu “ Vậy liệu chúng ta có thể khẳng định một sự việc nào là đúng là đúng hay sai là sai mọi lúc mọi nơi trong cái thế giới tương đối này không khi mà đôi lúc việc làm này trong lúc này không gian này hoàn cảnh này là đúng nhưng trong hoàn khác địa lý khác thời gian khác lại là sai thế mới có câu “ thiện ác giai thiên lý” hay như có người hỏi Cao tăng triệu châu” con chó có phật tính không “ Triệu chấu đáp “ không” nếu nói theo Triệu châu thì trái với lời phật mà theo phật thì trái với Triệu châu các bạn tính sao đây. trân trọng !

Baophucle. 24-4-2015 

http://thuvienhoasen.org/a22715/bat-lap-van-tu

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/09/2013(Xem: 9679)
15/10/2011(Xem: 8601)
14/05/2011(Xem: 53803)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.