Minh triết phương đông và triết học phương tây Francois Jullien Nguyên Ngọc dịch
François Jullien, giáo sư trường Đại học Denis Diderot Paris VII, giám đốc Viện tư tưởnghiện đại và Viện Marcel Granet của trường này, là một nhà triết họcnổi bật hiện nay ở Pháp, và cả ở phương Tây nói chung. Các
tác phẩm của ông rất phong phú, chứng tỏ một sức sáng tạo rất dồi dào, và cũng thật độc đáo. Trong nhiều năm qua, ông chăm chú nghiên cứu về minh triết phương Đông, hoặc nói cho thật đúng hơn, ông làm một cuộc đối
chiếu, ngày càng sâu sắc, tinh vi, triệt để giữa minh triết phương Đông
với triết học phương Tây, - không chỉ để cố gắng thấu hiểu đến thực chất của nền minh triết ấy như một cách, một khả năng tư duy khác, một khả năng tư duy nữa của nhân loại, bên cạnh tư duy của triết học - mà còn, như chính ông nói, trong và qua sự đối chiếu ấy, “giả thuyết của tôi là, bằng cách dựng lại minh triết một cách hữu cơ như một cực đối nghịch của triết học, ta có thể nhìn nhận lại triết học từ một cái bên ngoài nào đó... để có thể lần ngược trở lên những thiên kiến của nó”. Cuộc tìm kiếm này đương nhiên là vô cùng khó khăn, và chúng ta có thể thấy, qua nhiều công trình mới rất phong phú của ông, nó đang được tiếp tục đầy triển vọng, với mong ước, cũng như chính ông nói, “có thể chăng,
đến một ngày nào đó, chúng (triết học và minh triết) có thể không còn chia cắt với nhau nữa?”.
Viết công trình này tác giả qua lại giữa hai bờ của thượng lưu dòng sông
tư tưởngnhân loại: tư tưởng Trung Hoa cổ đại (là cơ sở để nghiên cứu minh triết phương Đông) và triết lý Hy Lạp cổ đại (là căn cứ để xác định
tư duytriết học phương Tây).
Francois Jullien (F.J) có quan niệm riêng trong sự định nghĩa và phân hoá hai khái niệm: minh triết (sagesse) và triết học (philosophie).
Trong các ngôn ngữ phương Tây những từ để gọi triết học (Pháp: philosophie, Anh: philosophy, Tây Ban Nha: filosofia, Nga: filosofija...) đều có gốc ở từ La Tinh philosophia. Phân tích từ nguyên từ này: Philo là yêu mến, sophia là minh triết, như vậy philosophia (triết học) là yêu mến, quý chuộng minh triết.
Francois Jullien không quan tâm đến trật tự trên dưới giữa minh triết và
triết học, ông xem đây là hai phương thức trí năng (mode d'intelligibiltté) khác nhau, có thể bổ sung cho nhau. So sánhtư duy của minh triết phương Đông và tư duy của triết học phương Tây, tác giả không làm công việc suy tư quẩn quanh về những chỗ giống nhau và khác nhau, không dừng lại ở sự đối lậpdễ dãi nữa tư duy duy lý phương Tây và
tư duy huyền bí phương Đông hoặc năng lực phân tích của tư duy phương Tây và năng lực tổng hợp của tư duy phương Đông. Có một chiều sâu khác thường trong phương pháp luận so sánh văn hoá Đông Tây của tác giả có thể trình bày như sau: “Hiểu lý trí Âu Châu từ lý trí Trung Hoa và ngược
lại”, "suy tư Trung Hoa bằng Âu Châu và ngược lại". Từ tư duy đối sánh chiều sâu được bộc lộ khá bất ngờ những nhược điểm cơ bản của minh triết
phương Đông phải chăngtác giả muốn làm sáng tỏ ngọn nguồn trì trệ của phương thức sản xuất tinh thần?). Mặt khác, cũng nêu lên được những gì minh triết phương Đông ngộ được mà bất cập đối với triết học phương Tây.
Tác giả đã nhập được vào phương thức trí năng của minh triết để ngộ và tìm cách trình bày những gì ngộ được bằng ngôn ngữtrí năng của triết học phương Tây. Mục đích của tác giả làtrình dẫn dư duy Trung Hoa... sao
cho gây được những hiệu quảvang dội trong tư duy Châu Âu "mà vẫn có mạch lạc" (coherent). Đọc công trình của Francois Jullien những độc giả "Tây giả" (Á và Âu) có thể thấy được rằng người bà con nghèo của triết học có những sở đắc - không lẩn thẩn chút nào - mà triết học bỏ tuột mất.
Nhan đề của tác phẩm Un sage est sans ideé có thể dịch sang tiếng Việt: Minh triết là "vô ý". Vô ý là từ của Khổng Tử được trích từ một câu nói của Khổng Tử: Đức Khổng Tử chẳng hề có bốn điều lỗi này: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã (Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã) [Luận ngữ, IX].
F.J đã hiểu như thế nào là vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã?
Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc - Xuân Quý Mão, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi có lời chúc mừng năm mới, lời thăm hỏi ân cần tới tất cả các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tới chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; kính chúc quý vị một năm mới nhiều an lạc, thành tựu mọi Phật sự trên bước đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc!
Trong ngày hội truyền thống dân tộc, toàn thể đại khối dân tộc đang đón chào một
mùa Xuân Quý mão sắp đến, trước nguồn hy vọng mới trong vận hội mới của đất nước,
vừa trải qua những ngày tháng điêu linh thống khổ bị vây khốn trong bóng tối hãi hùng
của một trận đại dịch toàn cầu chưa từng có trong lịch sử nhân loại, cùng lúc gánh chịu
những bất công áp bức từ những huynh đệ cùng chung huyết thống Tổ Tiên; trong nỗi
kinh hoàng của toàn dân bị đẩy đến bên bờ vực thẳm họa phúc tồn vong,
Khi tuyết trắng xóa phủ đầy miền đất Bắc Mỹ và những cơn gió đông rét mướt tràn xuống miền nam của Bắc Bán Cầu cũng là lúc Tết truyền thống Việt Nam đang về với hàng triệu trái tim và gia đình người Việt tha hương. Thay mặt Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNHK, tôi xin kính gửi đến chư tôn Thiền Đức Tăng, Ni và quý đồng hương Phật tử lời chúc mừng năm mới Quý Mão 2023 phước huệ trang nghiêm, thân tâm thường lạc và vạn sự kiết tường.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.