Sự trình hiện của tư duy phản biện trong triết học Phật giáo

19/10/20184:43 CH(Xem: 5894)
Sự trình hiện của tư duy phản biện trong triết học Phật giáo

SỰ TRÌNH HIỆN CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG
TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
(Minh Tuệ)

 

Có lẽ đã từ lâu chúng ta quá quen với việc nhận thức ăn “móm” sẵn trong lĩnh vực tư tưởng. Do vậy con người dần dà trở thành kẻ tiêu thụ, mà quên mất sứ mệnh làm ra hoặc làm mới tư tưởng của mình. Từ đó con người với bản chất là “một nhân vị độc đáo”[1] – nói theo ngôn ngữ của các nhà Triết Học Hiện Sinh, đã       lụi tàn. Mà giờ đây chỉ còn lại những cá thể như nhau gộp lại thành tổng thể con người. Nói thế để thấy tư duy phản biện là công cụ khai minh, khắc tinh của bệnh máy móc và giáo điều.

Tư duy phản biện “là một quá trình tư duy nhằm chất vấn các giả định hay giả thiết. Đó là cách để khẳng định rằng một nhận định nào đó là đúng hay sai, đôi khi đúng, hay có phần đúng”[2]. Thật vậy với tư duy phản biện, con người luôn không bằng lòng hay tự mãn với những giá trị hiện tồn, đặc biệt trong lĩnh vực tư tưởng. Nó đòi hỏi con người luôn luôn đặt lại vấn đề về những tư tưởng đã được dán lên nhãn hiệu “chân lý”. Nhờ đó mà chúng ta khai quật những yếu tố bất thật ẩn tàng dưới danh xưng là chân lý, hoặc chí ít là hiểu tường tận đến căn để vấn đề vốn là chân lý bất di bất dịch.

Trong truyền thống triết học phương Tây, tinh thần tư duy phản biện hay nói cách khác là tư duy lý tính luôn chiếm địa vị “ông hoàng” trong hầu hết các giai kỳ triết học. Nó khởi đầu từ triết học Hy Lạp cổ đại mà chúng ta có thể nhắc đến câu nói thời danh của Aristotle “thầy và chân lý đều quý, nhưng chân lý còn quý hơn”[3]. Từ phát súng lệnh đó, nền triết học với tinh thần phản biện phương tây chạy dài đến thời cận – hiện đại, mà chúng ta có thể biết đến với tuyên bố máu chốt trong tư tưởng của Descartes: “cogito ergo sum” nghĩa là “tôi tư duy, do vậy tôi tồn tại”[4] và đến Hegel rồi được Karl Marx kế thừa, luôn coi việc đặt vấn đề để tìm và giải quyết mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát triển trong tự nhiên, xã hội và trong tư duy.

Điểm qua một cách sơ lược ở phương Tây, còn ở phương Đông thì chúng ta lại thấy sắc thái trái ngược hoàn toàn. Nếu như các nhà triết học Phương Tây thế hệ sau có thể “đạp đổ” lâu đài tư tưởng của các nhà triết học đi trước để kiến thiết hệ thống triết học riêng của mình. Còn ở phương Đông thì “thầy và lời dạy của thầy là chân lý”, với quan niệm như vậy cho nên hình thành nên quan điểm những hàng đệ tử về sau chỉ cần làm đúng như lời dạy của các thế hệ đi trước là tròn vai lắm rồi! Do thế ngục tù tư tưởng đã và đang giam hãm chúng ta. Thế thì trong Phật giáo thì sao? Có thể nói triết học Phật giáo là nền triết học gần như là duy nhấtĐông phương khuyến khích tinh thần phản biện, tìm hiểu căn nguyên của tất cả vấn đề.

Cũng chính tư duy phản biện mà đức Phật thoát khỏi triết lý thần quyền đầy sai lạc và mang tính chất mị dân của Bàlamôn giáo (Brahmana), vốn cắm rễ sâu dày trong khối óc của người dân Ấn Độ đương thời. Để thực hiện cuộc “lật đổ” ấy, đức Phật phải trải qua một chặng đường dài thẩm sát lại toàn bộ nền triết học Bàlamôn giáo và nhận ra rằng không có cái bản thể gọi là Tinh Thần Vũ Trụ Tối Cao, Đại ngã – Brahman; hay tùy thể của nó, Tiểu ngã – Atman, hoặc sự hòa nhập giữa chúng. Mà tất cả chỉ là tồn tại trong tính điều kiện và quan hệ chặt chẽ với nhau, tức duyên khởi (Pratītyasamutpāda), đó là xuất phát điểm đưa đến giác ngộ, giải thoát thật sự cho tự thân và tha nhân. Kinh nghiệm ấy, được đức Phật truyền dạy lại, cho dân chúng Kalama: “Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo Sư của mình”[5] và mục đích cuối cùng của tinh thần tư duy phản biện, không gì khác là nhận chân được “Các pháp này là thiện; các pháp này là không có tội; các pháp này được các người có trí tán thán; các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc, an lạc”[6]. Hơn nữa chưa có một vị “tư lệnh” tư tưởng nào lại khuyến khích hàng đệ tử không nên thần tượng mình và cũng chưa có trường hợp tiền lệ nào mà vị hướng đạo sư lại cho phép hàng đệ tử phê phán mình trước hội chúng như đức Phật:  “Này các Tỷ-kheo, nay Ta mời các Ông nói lên, các Ông có điều gì chỉ trích Ta hay không, về thân hay về lời nói?”[7]. Đó đã làm nên điều đến để mà thấy chứ không để mà tin trong đạo phậtPháp do thế tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu”[8]. Tinh thần phản biện đó được các hàng hậu học của đức Phật kế thừachúng ta có thể nhìn rõ nhất trong thời kỳ Phật giáo bộ phái. Nghĩa là trong thời kỳ vắng bóng đức Phật các hàng đệ tử tiếp tục mổ xẽ giáo lý của đức Thích Tôn để phát triển và làm cho chúng tương thích với thời đại. Chính lẽ đó, mà trong thời kỳ Phật giáo bộ phái, nền siêu hình học Phật giáo đã khai hoa nở nhụy, mà trước đó Phật giáo Nguyên Thủy vốn không chú tâm bàn luận đến. Có thể nói công lao lớn nhất của các Tăng sĩ thời kỳ bộ pháigiải quyết hài hòa mối quan hệ giữa giáo lý Vô Ngã (Anātman) và Luân Hồi (Saṃsāra), vốn là vấn nạn nhức nhối đặt ra khi mà câu hỏi: Đã vô ngã thì cái gì luân hồi? hay cái gì tạo phước, tội lỗi? hoặc cái gì giải thoát? Nhìn từ góc độ này, chúng ta thấy rằng sự phân chia bộ phái không hẳn là sự chia rẽ nội bộ của tăng đoàn Phật giáo, mà trái lại nền triết học Phật giáo được hoàn thiện và phát triển sáng ngời và là bước đi không thể thiếu trong việc hình thành Phật giáo Phát Triển hay trước thường gọi là Phật giáo Đại Thừa (Mahayana). Ngay trong nền văn học Đại Thừa chúng ta vẫn nhận thấy tinh thần ấy vẫn được duy trì mạnh mẽ. Điều đó chúng ta có thể bắt gặp trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharmapuṇḍarīka-sūtra) khi nói về hình tượng Tịnh NhãnTịnh Tạng, đã có công hóa độ vua cha (Diệu Trang Nghiêm Vương) ra khỏi con đường tà đạo[9]. Chứ không phải tuân theo uy quyền của vua cha mà từ bỏ chánh kiến của mình, do vậy câu tục ngữCá không ăn muối cá ươn; Con cãi cha mẹ trăm đường con hư đã tự phơi bày tính tương đối về mặt giá trị của nó. Về sau nó lại được phát triển rực rỡ trong thiền tông, biểu thị qua câu thiền ngữ: Đại nghi đại ngộ, Tiểu nghi tiểu ngộ, Bất nghi bất ngộ”[10]. Phân tích vậy để chúng ta thấy rằng từ thời đức Phật cho đến các giai đoạn Phật giáo hậu kỳ luôn đề cao tinh thần tư duy phản biện, coi đó là động cơ của sự phát triển cũng như tạo nên một nhân dạng riêng có của Phật giáo.

Nói thì như vậy, nhưng tinh thần tư duy phản biện đó hiện nay dường như đã bị chôn vùi dưới lớp đất của kinh viện và giáo điều chủ nghĩa. Ngoại trừ một số ít tăng sĩ dám đứng lên tái khẳng định giá trị các bản kinh (đặc biệt thuộc hệ Phật giáo Phát Triển) cũng như là lời dạy của chư Tổ. Dẫu biết rằng chư Tổ thì đáng kính, vì “kính lão” thì “đắc thọ”. Nhưng chúng ta không vì thế mà đóng khung những “chân lýcủa quý Ngài vào trong những tháp ngà nguy nga để chiêm ngưỡng, phụng thờ. Đã có người lấy lời của Tổ này, Tổ nọ hay của một vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đứcuy tín làm bình phong cho những hành động sai quấy của họ. Không đâu xa, chính 2 câu kệ cuối của thiền sư Quảng Nghiêm:

Nam nhi tự hữu xung thiên chí
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành”

Dịch “Làm trai có chí xông trời thẳm
Chớ dẫm Như Lai vết đã qua”[11]

Nhiều người xuất gia rất tâm đắc câu này và xem nó là kim chỉ nam cho việc tu tập, rồi nảy sinh ra những phương thức tu tập không giống ai. Nhưng thử hỏi xem ngoài con đường Bát Chánh Đạo (āryāṣṭāṅgika-mārga), vốn là con đường độc lộ đưa đến an lạc giải thoát, thì còn có đường nào khác hơn?  Điều đó được ghi lại trong kinh Pháp Cú (273):

“Tám chánh đường thù thắng,
Bốn câu lý thù thắng,
Ly tham pháp thù thắng;
Giữa các loài hai chân,
Pháp nhãn người thù thắng”[12]

Như vậy đi theo con đườngđức Phật đã khai thị thì chúng ta không phải hoặc không mang tính khí của nam nhi hay sao? Mặt khác có người cho rằng bài kệ trên cốt yếu là phá chấp. Nhưng chúng ta cũng không nên quên rằng, hễ cái gì dùng ngôn ngữ diễn tả thì phải chịu sự chi phối bởi luật tắc của ngữ pháp và đương nhiên vẫn phải bị “kẹt”, hơn nữa sự thuyên thích của ngôn ngữ luôn bất lực trước thực tại sống động, tựa như câu sáo ngữ diễn tả: “giới hạn của ngôn ngữvăn chương, giới hạn của văn chươngthi ca; giới hạn của thi caâm nhạc; giới hạn của âm nhạc là sự im lặng”[13]; vả lại tác giả của bài kệ trong khi khuyến khích đi một con đường khác, vậy thì con đường đó là con đường gì? Ít nhất tác giả phải trình diện được một “sản phẩm” Giải Thoát Luận riêng của mình, nhưng điều đó chúng ta lại không bắt gặp từ tác giả bài kệ.

Hay câu chuyện khá hài hước khác, các nhà chuyên nghiên cứu giới luật cho rằng điều giới thứ 13 trong 30 pháp Xả Đọa, trong bản dịch của cố HT. Thích Thiện Hòa đã bị lầm lẫn giữa việc may ngọa cụ (rất có khả năng là do đánh máy sai), nếu dịch đúng thì hai phần của ngọa cụ là lông dê rặc đen, phần thứ ba trắng, phần thứ tư vằn. Trong khi trong bản dịch là “Tỳ kheo may ngọa cụ mới, nên dùng hai phần lông dê rặc đen, ba phần trắng, bốn phần vằn…”[14]. Nhưng lạ thay khi đã phát hiện sự nhầm lẫn ấy, các lần tái bản sau chúng ta lại không có sự chỉnh cú, vì “e ngại” đủ thứ. Người viết cho rằng nếu cố Hòa Thượng còn sinh tiền khi thấy bản dịch Tỳ Kheo Giới Kinh của mình được hoàn thiện những sai sót nhỏ ấy, thiết nghĩ Ngài rất hoan hỷmãn nguyện.

Cũng như một đất nước muốn phát triển luôn cần có sự song hành của hệ thống phản biện xã hội thực sự mạnh mẽ. Đại loại như báo chí, các cơ quan truyền thông…nhờ đó mà các u nhọt, khuyết tật tồn tại trong lòng xã hội được phanh phui và tận diệt, đem lại sự hanh thông cho đất nước. Thiết nghĩa tổ chức Tăng đoàn, tư tưởng trong Phật giáo vẫn không ngoại lệ. Hy vọng rằng tinh thần phản biện được đức Phật dạy trong kinh Kalama, và tấm gương sáng của chính đức Thế Tôn luôn soi sáng  trong sinh hoạt tư tưởng, lối sống của Tăng sĩ. Không gì khác hơn là đem lại phát triển trong sự ổn định, thanh tịnh và minh triết của Phật giáo. Tuy nhiên tinh thần tư duy phản biện cũng phải được khởi động đúng thời, đúng vấn đề, để tránh tình trạng “đa nghi như Tào Tháo” và cũng cần nên nhớ rằng ranh giới giữa phản biện để phát triển và ngụy biện để xuyên tạc rất mong manh. Khi người viết mạo muội viết lên những dòng chữ này, không gì khác hơn là đề cao sự phản biện trong phản biện, chứ không là phản biện để chống phản biện!

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/02/2016(Xem: 19095)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.