Viii. Ảo Tưởng Chiến Tranh

12/04/201112:00 SA(Xem: 9562)
Viii. Ảo Tưởng Chiến Tranh


CHIẾN TRANH VÀ BẤT BẠO ĐỘNG

Nguyên tác: Religion and Society” by S. Radhankrishnan 
do nhà xuất bản George Allen and Unwin LTD ấn hành - HT. Thích Quảng Độ dịch


VIII. ẢO TƯỞNG CHIẾN TRANH

Thế giới này đã chịu nhiều nỗi đau đớn ê chề vì những việc làm mà ta tin là phải hơn là vì những việc làm mà ta biết là quấy. Những nỗi đau khổ do những kẻ cướptội phạm gây ra cho loài người ít hơn là do việc làm quấy của những người lương thiện. Các cuộc Thánh chiến được Giáo hội ban phúc. Các cuộc tra tấn để tìm sự thật không những chỉ dùng cho tội phạm mà cho cả nhân chứng. Các cuộc chiến tranh cũng được những người dân lương thiện coi như những định chế tự nhiênvô hại trong đời sống văn minh. Những kẻ xấu xa không phải là mối nguy thật sự, nhưng chính những công dân hiền lành, ngoan ngoãn, cần cùtôn trọng luật pháp đã trở nên điên rồ vì những lý tưởng quốc gia, bởi lẽ quan niệm của họ về điều phải và quấy đã bị hướng dẫn sai lầm một cách cố ý và có hệ thống.

Một sự lạm dụng càng ăn sau vào chế độ xã hội bao nhiêu, thì càng khó mà thức tỉnh lương tri con người chống lại nó bấy nhiêu. Chúng ta phải vững vàng để tiến tới một thế giới không còn chiến tranh. Bản tính nhân loại vốn có những khả năng tính tương lai của nó vẫn chưa được phát hiện. Theo một ý nghĩa nào đó, mặc dầu thiên đường của Chúa sẽ không bao giờ được thể hiện trên trái đất này, tuy nhiên, theo một ý nghĩa khác, nó luôn luôn đang được thể hiện. Chưa bao giờ thế giới hoàn toàn đen tối mặc dù nó chưa đạt đến điểm mà nó phải đi tới. Những tội ác hiện hữu trong bản tính và các cơ cấu của con người đã thiêu đốt thế giới ngày nay cũng sẽ là điềm báo trước một sự tiến bộ xa hơn nữa.

Chúng ta phải phát triển ý chí hòa bình và tạo nên những điều kiện mà trong đó chiến tranh chỉ là ảo tưởng, không còn sức hấp dẫn được ai. Bản tính con người vốn bảo thủ và trì trệ. Chỉ có nhu cầu bén nhọn nhất mới thúc đẩy được nó hành động. Nó chỉ biến đổi trong trường hợp sự cần thiết thôi thúc ở cả nội tâm lẫn ngoại cảnh, nhưng thật sự nó có biến đổi. Nếu không thì con người sẽ chỉ là một vật bất động. Không có cái gì quá co giãn như tâm tính con người. Loài người thì đang trưởng thành chứ chưa phải đã hoàn toàn.

Những quốc gia văn minh đang bắt đầu thừa nhận chiến tranh là phương pháp lỗi thời để giải quyết mọi xung đột. Sự tàn phá do chiến tranh hiện đại gây nên quá lớn so với những mục đích đến nỗi các lý lẽ và luận cứ mà trước kia người ta dùng để biện minh cho chiến tranh thì ngày nay không thể đứng vững được nữa. Người ta bảo thói quen giết chóc và gây khổ đau là một yếu tố tự nhiên trong con người. Spengler viết: “Người là con thú dữ. Tất cả các nhà mô phạmđạo đức trong xã hội muốn chối bỏ hình thù ấy cũng chỉ là con thú dữ già nua ghét những con khác vì cuộc tấn công mà họ cố tránh”.

Gần đây, trong một cuốn sách nhan đề Chủ nghĩa quốc gia, tác giả viết: “Sự xung đột không phải là chủ nghĩa quốc gia hay chủ nghĩa dân tộc mà là trong bản tính con người. Niềm hy vọng sẽ có một thời kỳ mà trong đó người ta không tự tổ chức nhau lại thành nhóm cho mục đích tranh đấu với những nhóm khác, có vẻ chỉ là không tưởng”[1]. Loài người không phải là thú dữ thường ăn tươi nuốt sống những con vật yếu kém hơn, cũng không giống như những con vật nguy hiểm. Vả lại, hành động của con người phần nhiều là hậu thiên chứ không phải là bản năng. Chính điều này làm cho con người khác với muôn vật. Hành động của con người có thể thích ứng nới hoàn cảnh.

Tính hiếu chiến không phải là một thái độ của bản năng nhưng là một tập quán hậu thiên. Xã hội ngày nay muốn rằng chúng ta phải chịu khổ hay chết ngoài chiến trường, cững như các thời kỳ khác nó đã đòi hỏi người ta phải tự thiêu hay chết dưới xe Jagannath. Chế độ xã hội uốn nắn tâm hồn chúng ta. Người ta sợ xã hội hơn cả sợ đạn đại bác. Muốn đừng sợ, chúng ta phải vượt ra ngoài ước lệ xã hội. Chúng ta cần thay đổi bầu không khí tâm lý.

Trước khi hạ một con thú, người thợ săn viện ra một nhiệm vụ xã hộicung cấp thực phẩm. Ngày nay người ta không cần đến người thợ săn cho mục đích ấy nữa, thế nhưng sự săn bắn vẫn thịnh hành vì săn bắn để giải trí đã thay thế cho săn bắn để sinh sống. Cũng thế, khi chúng ta bị những kẻ dã man bao vây và tấn công thì người chiến sĩ là nguồn hi vọng, nhưng ngày nay chiến tranh còn cần thiết nữa không? Loài người là loài vật duy nhất giết nhau vì những lý do không tưởng, vì quyền sở hữu đất đai, vì tranh nhau một cô gái, vì hư danh, vì đường biên giới ở chỗ này chứ không phải ở chỗ kia v.v…Khi một định chế không còn cần thiết nữa, chúng ta lại tưởng tượng ra một lý lẽ khác để thỏa mãn thị hiếu do thói quen lâu ngày tạo nên.

Chiến tranh đã là trò chơi của các vua chúa và là thể tháo của giai cấp thượng lưu mà trong đó phần thưởng là danh vọnglợi lộc[2]. Chiến tranh tự nó đã trở thành cứu cánh, một trò chơi thích thú, một cuộc đầu tư của các nhà tài phiệt. Những kẻ tham chiến không phải là những người xấu tự tin rằng họ đang là quấy mà là những người lương thiện nghĩ rằng mình đang làm một công việc phải. Chừng nào mà quyền lựcthành công còn được tôn sùng thì truyền thống quân sự, với hình thức kỹ thuật tàn bạo hiện đại, sẽ còn được ưa chuộng. Chúng ta phải thay đổi những giá trị của chúng ta, phải nhận chân rằng bạo lực là một sự bất hạnh phá vỡ xã hộitìm ra những phương pháp khác để thiết lập các mối bang giao khả quan hơn, Bernard Shaw nhận định rằng trong một xã hội thật sự văn minh sẽ không còn chỗ cho bạo động, bởi vì không một người nào có thể dùng bạo động đối với một người khác.

Sự mỉa mai chua chát của chiến tranh là ở chỗ chúng ta tham chiến không phải vì chúng tađộc ác mà là chúng ta muốn tỏ ra mình tử tế, rộng lượng. Chúng ta tham chiến để cứu vãn nền dân chủ, để đem lai tự do cho thế giới, để bảo vệ đàn bà, trẻ con và gia đình chúng ta. Ít nhất chúng ta tin như thế. Cũng như chủ nghĩa ăn thịt người, treo cổ tội nhân, đốt sống nữ phù thủy và các cuộc đấu kiếm coi như phản xã hội thì chiến tranh cũng phải được coi là một tội ác khủng khiếp. Chúng ta phải thừa nhận rằng những tiêu chuẩn luân lý cũng phải được áp dụng cho các quốc gia, và những hành động của một cá nhân được xem như tội ácvô luân, phản xã hội thì không có lý do gì những hành động ấy lại trở nên chính đánghợp lý khi chúng được thực hiện bởi nhà nước. Chiến tranh, dù cần thiết đến mấy đi nữa, vẫn là một tội ác, tội sát nhân, trộm cướp do đa số tham dự.

Người ta biện luận rằng có những đức tính quân sự như can đảm, hỷ xả, trung thành với nghĩa vụ và sẵn sàng hi sinh. Người lính được xưng tụng là vĩ đại vì tự nguyện phục tùng bộ máy chiến tranh. Mà sở dĩ được như thế là vì chiến tranh được diễn tả bằng những lời lẽ rất kiêu, rất hùng tráng và rất hấp dẫn một cách tưởng tượng. Chiến tranh được xem như một yếu tố cần thiết cho sự tiến bộvăn minh là nguồn đạo đứchạnh phúc[3]. Vào buổi đầu, chiến tranh tương đối còn là một sự kiện nhỏ, nó chỉ là một cuộc chiến đấu đơn lẻ như các cuộc đấu quyền thuật.

Ở thời Trung cổ người ta theo đuổi nghề nghiệp quân sự và tự bán mình cho các quốc gia kình địch như những lính đánh thuê tham dự các cuộc chiến không có liên can gì đến họ. Họ phạm tội giết người vì các quốc gia mà họ không mang ân nghĩa gì cả. Nhưng các cuộc chiến tranh hiện đại với những vũ khí man rợ giết người hàng loạt, đa số là dân thường, là một tai họa khủng khiếp giáng xuống đầu một dân tộc. Đàn bà và trẻ con ở trong trận tuyến. Tài phát minh của con người đã tiến từ đá vụn đến thép, từ thép đến thuốc súng, từ thuốc súng đến hơi độc và vi trùng (khí giới).

Chiến tranh trong thế giới máy móc hiện đại là sự đe dọa khủng khiếp cho nền văn minh. Bằng bạo lực vật chất và không ngừng tuyên truyền gây hận thù đối với kẻ địch, chiến tranh đã làm cho tình cảm con người trở nên chai đá. St. Augustine hỏi: “Người ta lên án chiến tranh vì lẽ gì? Có phải nó giết nhiều người mà một ngày kia đều phải chết? Những người yếu bóng vía – chứ không phải những nhà tôn giáo – có thể trách cứ chiến tranh vì lẽ đó. Điều mà người ta lên án chiến tranh là ý muốn hãm hại, lòng thù hận, và ham muốn chiếm đoạt”. Trong tác phẩm vĩ đại Chiến Tranh Và Hòa Bình, Tolstoi viết: “Mục đích của chiến tranh là giết người, dụng cụ của nó là mật thám, là phá hoại dân lành, cướp đoạt của họ để tiếp tế cho quân đội, lừa bịp, dối trá mà người ta kêu là kế sách nhà binh, những thói quen của nghề lính là thiếu tự do, tức là, kỷ luật, lười biếng, dốt nát, bạo ác, tàn nhẫn, say sưa”.

Frederick đại đế viết cho đại thần Podewills: “Nên là những người thật thà, nhưng nếu cần phải dối trá thì chúng ta sẽ dối trá”[4]. Không một ai thấy rõ sự sụp đỗ toàn diện các tiêu chuẩn, những nỗi đau khổ và khủng khiếp của chiến tranh, những tra tấn cực hình của con người mà lại còn phóng đại chủ nghĩa anh hùngthắng lợi của chiến tranh. Chiến tranh đã đưa hàng triệu người xuống hố thẳm của chết chóc, hàng triệu gia đình tan hoang. Tất cả tội lỗi đều tập trung trong chiến tranh. Quận công Wellington nói: “Hãy tin tôi đi, nếu bạn chỉ thấy chiến tranh trong một ngày thôi thì bạn sẽ cầu nguyện đấng tối cao đừng bao giờ cho bạn thấy chiến tranh trong một giờ”. Lão tử nói: “Một cuộc chiến thắng phải được cử hành theo nghi thức tang lễ”[5].

Người ta cho chiến tanh là một tội ác không thể tránh khỏi, là một tai họa, một ngọn roi trùng phạt của Thượng Đế, một hiện tượng thiên nhiên cũng như động đất, bảo lụt và giông tố, hoàn toàn vô nhân cách (imperspnal). Sự xuất hiện của những kẻ dã man cũng giống như cộc tấn công của đàn châu chấu hay một đám vi trùng dịch tả, chúng ta phải đẩy lùi cuộc tấn công ấy bằng bạo lực. Chiến tranh không phải là hành động của Thượng Đế hay những luật tác thiên nhiên, mà là do con người gây ra.

Chiến tranh chỉ khó tránh khỏi chừng nào mà chúng ta còn coi quyền chính trị là tự nhiên. Nếu những giá trị công bằngkhoan dung phải phụ thuộc vào mục đích quyền lực thì người ta không thể thay thế được “luật rừng rú”. Nếu thực tế chính trị có nghĩa là thừa nhận chiến tranh như hiện tượng thiên nhiên thì chúng ta phải vứt bỏ sự tự do của con người. Hòa bình trên trái đất là một niềm tin, một hành động ý chí chống lại quyết định luận.

Có người bảo ta phải dùng lửa để dập tắt lửa khi nhà cháy, nhưng người khác lại chủ trương dùng nước để diệt đám cháy. “Một khẩu súng chỉ có thể tắt họng bởi một khẩu súng khác”. Nếu chúng ta tin tưởng ở bạo lực thì chúng ta không thể trách khứ Đức Quốc Xã đã dùng bạo lực một cách chính xác, khoa học và tàn bạo để đập tan ý chí của con người. Nhưng chúng ta có thể đánh bại chủ nghĩa phát xít bằng bạo lực và uy hiếp mà chính nó đã áp dụng? Chúng ta lý luận rằng chủ nghĩa văn minh ngày nay đang bị một chủ nghĩa dã man mới đe dọa và còn khủng khiếp hơn ở quá khứ vì nó được trang bị bằng khoa học và kỷ thuật tiến bộ hơn.

Đặc trưng chính của chủ nghĩa mới này là cơ giới hóa xã hội, coi nghệ thuật, văn hóa, khoa học và triết học chỉ là dụng cụ để tranh thủ quyền lực. Chẳng có gì là thiêng liêng cả: đàn ông, đàn bà, trẻ con, gia đìnhtôn giáo. Nhà nước được tổ chức như một cộng đồng khổng lồ và thi hành toàn bộ chế độ quân phiệt. Đức Quốc Xã, nơi mà chủ nghĩa quân phiệt là hoạt động chính của nhà nước, là lí luận cực đoan của giáo điều bạo lực. Câu nói cổ điển của Lord Baldwin là: “Nếu sự phòng vệ duy nhất còn lại mà bị xâm phạm thì điều đó có nghĩa là chúng ta phải giết đàn bà và trẻ con nhanh hơn kẻ thù nếu chúng ta muốn tự cứu lấy mình.

Nếu kẻ thù dùng hơi độc thì chúng ta cũng phải dùng hơi độc. Nếu chúng trung binh thì chúng ta cũng phải trung binh, vì muốn đánh bại kẻ thù chúng ta phải làm hệt như kẻ thù. Các quốc gia đồng minh phải là những bộ máy chiến tranh toàn diện. Chúng ta quả quyết những nguyên tắc dân chủ, tự dokhoan dung phải tạm thời nhượng bộ. Chúng ta phải dựng lên một chế độ hệt như kẻ địch mà ta tỏa ra khinh bỉ. Chúng ta phải chiến đấu với tội ác bằng tội ác, cho đến khi chúng trở thành chính cái tội ácchúng ta đang chiến đấu. Không chinh phục được kẻ thù, chúng ta để cho họ tạo nên chúng ta theo hình ảnh của chính họ”[6].

Thông điệp của Staline gởi cho dân Nga cho thấy nguy cơ này: “Không thể đánh bại được kẻ địch nếu chúng ta không căm ghét chúng đến tận xương tủy của chúng ta.” Chúng ta có những hoài bảo khác với kẻ thù nhưng lại áp dụng những phương pháp tương đẳng. Chúng ta tin rằng chúng ta có thể dùng sự căm ghét để phát triển tình thương, và cưỡng bách toàn diện để tăng thêm tự do. Đó là sự cạnh tranh nhau của tàn nhẫn và bất công, nhưng, chung cực, tất cả những điều đó sẽ làm cho tâm hồn trở nên bệnh hoạn và không có cách nào chữa được. Thomas Aquinas nói: “Dù là mục đích tốt đẹp ta cũng phải theo những đường lối chân chính, chứ không phải đường lối xấu xa”.

Nếu chúng ta khích động tinh thần căm phẩn hận thù để chiến thắng thì đến khi kiến tạo hòa bình thì chúng ta cũng không thể gạt bỏ tinh thần ấy ra một bên. Người ta lí luận rằng vì để đánh bại kẻ thù chúng ta hãy tạm quên lí tưởng của chúng ta và khi trật tự được vãn hồi chúng ta sẽ khôi phục lí tưởng ấy: đó là một lỗi lầm thảm hại. Nếu ta áp dụng những biện pháp của kẻ địch để đánh bại họ và, để chiến thắng trên trận địa. Nếu ta phản bội lí tưởng của ta thì truyền thống văn minh cũng bị phản bội.

Chiến tranh làm bùng cháy những dục vọng của chúng ta, hâm nóng sự mường tượng khiến ta trở nên cuồn nhiệt, và trong trại thái chiến tranh không một sự dàn xếp hợp l‎í nào có thể đạt được. Trận chiến thứ nhất mặc dầu thắng trên chiến trường nhưng đã thua trong lâu đài Versailles. Trong các cuộc nghị hòa, trước điều ước Versailles. Lloid George gởi cho Clemanceau một bức giác thư, sau được in vào cuốn sách của ông ta nhan đề là “Sự thật về điều ước hòa bình” trong đó ông ta đã viết như sau: “Các ngài có thể chiếm đoạt hết các thuộc địa của nước Đức, giảm quân đội của nó xuống chỉ còn một lực lượng cảnh sát, hay hải quân của nó xuống hàng một cường quốc thứ năm, tất cả không có gì thay đổi, cuối cùng nước Đức cảm thấy đã bị đối xử một cách bất công trong hòa bình 1919 nó sẽ tìm cách lấy lại những cái mà những kẻ chiến thắng đã cưỡng đoạt của nó.



Cái ấn tượng giết chóc trong 40 năm trời đã in sâu vào lòng người và sẽ không phai mờ với những năm được đánh dấu bởi trận đại chiến kinh hồn. Vậy thì sự duy trì hòa bình sẽ dựa trên căn bản không có những nguyên nhân khích nộ luôn luôn khấy động tinh thần yêu nước, yêu công lí và tinh thần võ hiệp. Nhưng người ta sẽ không bao giờ quên và tha thứ sự bất công và kêu căng biểu hiện trong giờ phút chiến thắng”[7]. Điều ước Versailles không có một tí trách nhiệm nào đối với những biến sự xảy ra sau đó. Trong những sách lược ngoại giao tiếp theo, sự chán nản và thất vọng của một vài quốc gia sự nghi kị và sợ hãi những người khác đã tạo nên một tình hình căn thẳng và cuối cùng, các nhà lãnh đạo quốc gia đã mất bình tĩnh xô đẩy thế giới đến vực thẳm chiến tranh. Chúng ta có thể thắng cuộc chiến này nhưng chúng ta sẽ có đạt được hòa bình không? 

Lại nữa nếu một cuộc tranh chấp được giải quyết bằng vũ lực thì nó được giải quyết đúng cách không? Hễ bên nào có nhân lực, tài lực và súng đạn nhiều nhất sẽ thắng. Điều đó không có nghĩa là họ có chính nghĩa mà chỉ có nghĩa là quân lực của họ hùng mạnh hơn. Chiến tranh không giải quyết được bất cứ vấn đề gì trừ có một điều là bên nào mạnh hơn. Những kẻ muốn trở thành bá chủ thế giới có trong tay một nền văn minh máy móc và kỹ thuật mới, và dùng nó cho những mục đích gian ác, lại ngụy trang như những kẻ nhiệt thành tận tụy và yêu chuộng tự do.

Nếu chiến tranh là một đặc điểm thường xuyên trong đời sống quốc tế, nếu chúng ta luôn luôn sống trong trạng thái chuẩn bị và khủng hoảng, thì văn minh sẽ là một sự hắc ám thường xuyên. Những nỗ lực chiến tranh không phải là một giải pháp cho các nhu cầu của con người. Trái lại, nó chỉ mang cho nhân loại những khổ đau và thảm họa không thể tả xiết.

Người ta tự hỏi phải lựa chọn đường nào đây? Một sự nô lệ nhực nhã trong đó chỉ có cuộc đời tối tăm, hoang lạnh và tàn bạo, một cuộc đời mà cái gì là lý tưởng, là tinh hoa đều bị cướp mất và không thể nào có sự tiến bộ tinh thần? Chiến tranh, mặc dầu khủng khiếp, là một cái kém ác hơn trong hai tội ác. Nó là một cánh duy nhất mà nhờ đó chúng ta có thể bảo tồn được niềm tin ở các giá trị tinh trong con người. Người Hi Lạp đã có lí họ khi đứng lên chống lại Xerxes chứ không chịu làm nô lệ. Người Mĩ đã làm đúng khi họ chọn chiến tranh hơn là làm tôi mọi cho George đệ tam. Các nhà cách mạng Pháp đã làm một việc phải bằng cách đổ máu để đoạt lấy sự tự do tinh thần. Cũng thế, chúng ta có lí để lên án chủ nghĩa Đức Quốc Xã, có các cuộc chiến tranh chính nghĩa.

Những cuộc chiến tranh nào cũng được cả hai bên tham chiến coi là chính nghĩa. Vậy chính nghĩa ở đâu? Nếu chính nghĩa tràn lan tất cả thì những sự phân phối bất công về tài sản, cơ hội, nguyên liệu, đất đai, kinh tế và ảnh hưởng chính trị đều là đúng cả. Nếu chính nghĩa bao hàm trong sự tương xứng giữa tính chất quan trọng của một quốc giatài sản của quốc gia ấy, thì sự quan trọng ấy được chứng minh như thế nào? Có phải đó là dân số, sức mạnh, văn hóakinh nghiệm cai trị? Có một hệ thống pháp luật nào làm mục tiêu đấu tranh không? Chúng ta có chủ trương rằng không một quốc gia nào đưa thế giới đến vực thẳm chiến tranh chừng nào mà các cuộc điều đình, nghị hòa và trọng tài còn có hiệu lực? Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh giải phóng và tự vệ. Mục đích của các cuộc chiến tranh ấy là bảo vệ dân chúng để chống lại sự xâm lược ở bên ngoài mưu toan đặt ách thống trị lên đầu lên cổ họ.

Còn chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh xâm lược nó nhằm mục đích cướp đoạt và nô lệ hóa các quốc gia khác. Những sự phân biệt này có thật rõ ràng không? Vấn đề hết sức phức tạp và những nguồn tin tức của ta thường bị các chính phủ đầu độc nên rất khó cho ta quyết định đâu là chiến tranh chính nghĩa. Rất khó mà phân biệt thật rõ ràng phải và trái, mỗi bên đều tự cho mình là phải. Cuối cùng người ta đã phân biệt là nhiều chính nghĩa hơn và ít chính nghĩa hơn. Sự sai khác giữa kẻ xâm lăng và người tự vệ không được thực tế. Chúng ta không cần nghĩ rằng kẻ thù của chúng ta là những con quỉ nuốt sống con cái của chúng. Những kẻ tự vệ những cái mà trước kia họ cũng đã đạt được bằng sự xâm lăng.

Họ đang bảo vệ cái nguyên trạng (Status quo) chứ không phải một xã hội mới công bằng. Quyền sở hữu sẽ vô nghĩa nếu không phải là một xã hộipháp luật, và cái thế giới hỗn loạn không tôn trọng luật pháp. Chúng ta tin rằng nếu đè bẹp được người Đức và người Nhật thì tất cả sẽ đâu và đấy. Không nên lạc quan và tự mãn như thế. Cuộc chiến tranh vừa rồi kết liễu, người Đức đã suy yếu và bị nhục nước Đức bị buộc là thủ phạm đã gây ra thế chiến. Hải quân Đức bị dìm xuống đáy biển là lục quân thì giảm xuống chỉ còn là một lực lượng cảnh sát gồm 100.000 người. Nước Đức bị giải giới bằng lời hứa hẹn sẽ giải giới toàn diện mặc dầu không một cường quốc nào ở Âu Châu có ý định giải giới.

Những sự bồi thường chiến tranh bất công được quy định không những biến cái thế hệdính líu đến cuộc chiến thành những tên nô lệ mà cả con cái, cháu chắt của họ nữa. Nói theo ngôn ngữ của Sir Eric Geddes là: “Chúng ta vắt nước Đức cho đến khi những con gà con phải kêu lên”. Nước Đức được bao bọc bởi một số tiểu bang. Saar trở nên một tiểu bang độc lập dưới sự hỗ trợ của Hội Quốc Liên, Rhineland bị chiếm đóng và Ruhr thì bị xâm lược. Tất cả những việc ấy đều được thực hiện theo nguyên lý sức mạnhlẽ phải. Bất cứ một dân tộc kiêu hãnh nào mà bị đối xử như vậy thì cũng nhào xuống hố sâu tuyệt vọng và đón nhận động lực hủy diệt của Hitler và Đức Quốc Xã vốn chủ trương “dù là cái gì đi nữa cũng còn tốt đẹp hơn tình trạng hiện tại”.

Hãy lấy trường hợp nước Nhật, nơi mà một dặm vuông có tới 465 người, trong khi Hoa Kỳ có 41. Hàng năm dân số Nhật gia tăng khoảng một triệu, mức sống hạ thấp dần và cuối cùng, Nhật chắc chắn phải đối diện với một thời kỳ chết đói. Viễn tượng ấy làm Nhật sợ, Nhật phải có nguyên liệu nếu không thì chết. Nhật thấy Nga tràn xuống Trung Hoa ở phía Bắc và phía Tây, Pháp có một Đế Quốc ở phía Nam Trung Hoa và Anh có một ảnh hưởng lớn tại khu vực sông Dương Tử. Người Nhật không phải con quỷ dã man, nhưng là một dân tộc bình thường sợ rằng nếu họ không là điều họ đang phải làm thì sẽ chết.

Chúng ta căm ghét người Đức đã bức hại người Do Thái, nhưng Hoa Kỳ lại không làm như thế đối với người Nhật. Đạo luật Lệ Ngoại còn đó, làm hàng triệu người bất mãn. Đức Quốc xã đang thi hành một chương trình kỳ thị chủng tộc mà kỷ thuật thực hiện chủ yếu mượn của một vài nước đồng minh. Ông Lloyd George yêu cầu chúng ta đừng phán đoán tác giả của điều ước Versailles bằng sự “Lạm dụng liền sau đó những điều khoản và quyền lực do một vài quốc gia đã thảo ra những điều luật ấy. Người ta không thể quyết định giá trị của một đạo luật bằng sự giải thích man trá những mệnh đề của nó bởi những kẻ tạm thời ở vào địa vị có quyền lạm dụng luật pháp và có quyền trốn tránh nghĩa vụ danh dự.

Người ta không nên trách cứ những Điều Ước. Lỗi là tại những kẻ đã tạm quên những lời ước hẹn trang trọng của chính họ bằng cách lợi dụng một cách không danh dự cái ưu thế tạm thời của mình để đối xử bất công với những người tạm thời cô thế”[8]. Khi người Đức chịu đình chiến trên căn bản Mười Bốn Điểm của Wilson thì họ được những kẻ chiến thắng đối xử theo cách mà ông Lloyd George đã thuật lại như thế này: “Người Đức đã chấp nhận những điều kiện đình chiến của chúng ta, như vậy họ đã thỏa thuận với phần lớn những điều kiện khắc khe ấy. Nhưng, cho đến nay, chưa một tấn thực phẩm nào đã được gởi đến nước Đức.

Những tàu đánh cá cũng không được nhỗ neo. Hiện giờ thì Đồng Minh là đấng tối cao, nhưng một ngày nào đó, kỷ niệm chết đói sẽ trở lại chống lại họ. Người Đức đang chết đói trong khi hàng trăm tấn thực phẩm đang nằm chờ ở Rotterdam để được chuyên chở sang Đức. Đồng Minh đang gieo rắc những mối hận thù trong tương lai, họ đang chồng chất đau khổ không phải lên người Đức mà lên chính họ”[9]. Chừng nào các quan niệm hiện tại còn hoạt động, thì vở tuồng như thế vẫn còn tiếp diễn trên sân khấu chiến tranh, chỉ những đào kép thì sẽ thay đổi.

Nhưng, chúng ta có thể luôn luôn tham chiến ngay cả khi chúng ta biết là chúng ta có chính nghĩa? Động cơ duy nhất chính đáng của chiến tranh là ngăn chặn bất công. Vì mục đích đó mà ta chấp nhận chiến tranh như một điều kém ác hơn trong hai điều ác. Nếu khôngviễn tượng chiến thắng cầm chắc trong tay thì sự chống trả quân sự sẽ tăng thêm tội ác chứ không giảm bớt. Chúng ta đừng tin tưởng ở bạo lực, và hãy phán đoán chính nghĩa của ta bằng sức mạnh bạo lực đằng sau chính nghĩa ấy.

Có một cái gì khủng khiếp hơn cả chiến tranh: sự giết chết tâm linh của con người. Một thế giới Đức Quốc Xã có thể có sự đoàn kết hơn bao giờ hết, nhưng đó sẽ là sự đoàn kết không hồn, giống như những xã hội của loài côn trùng. Mặc dầu những khuyết điểm, các nước Đồng Minh đứng lên để giành lại tự do cho con người, hòa bình cho thế giớicông lý cho những kẻ bị cướp đoạt trên thế giới. Tuy nhiên, hàng triệu người trên thế giới cảm thấy cả hai đều bám chặt vào đường lối cũ, và không màn đến công bằng của kẻ bị áp bức. Cả hai phe đang chiến đấu để bảo vệ hay cướp đoạt những thuộc địa và sẵn sàng chấp nhận sự khủng khiếp của chiến tranh để bảo toàn quyền lợi của họ.

Quan niệm của chúng ta về nhà nước cần phải được thay đổi. Quyền hành và bạo lực không phải là một thực tại chung cùng trong xã hội loài người. Một quốc gia là một đoàn thể sống trong một lãnh thổ được quy định với một chính phủ chung. Khi một quốc gia được coi là hùng cường hơn một quốc gia khác thì điều đó có nghĩa là dân cư của nước ấy, nhờ những sự thuận lợi lào đó, về dân số, vị trí chiến lược
đó mà họ muốn những người đó làm. Ngày xưa, cá nhân nào có sức mạnh hơn người về thể chất sẽ làm chủ người yếu kém hơn, các quốc gia hùng cường cũng vậy, làm bá chủ các quốc gia nhỏ yếu. Trên nguyên tắc, điều này có khác gì người chồng đánh người vợ của hắn, một kẻ côn đồ bắt giữ một người ở góc phố và giật lấy túi xách của họ, hay một công nhân phá vỡ cuộc bãi công? Sự tin tưởng vào bạo lực đã trở thành một chứng bệnh đã phá hoạihành hạ thế giới. Nó đã cướp mất nhân tính của ta.

Một thế giới trong đó đầy dẫy những khả năng tính chiến tranh thì thế giới ấy không đáng được cứu. Chúng ta hãy loại bỏ nền trật tự xã hộithế giới ác mộng được duy trì bằng những loa phóng thanh, ánh đèn chóa mắt và chiến tranh định kỳ. Chiến tranh dựng lên một vòng luẩn quẩn độc ác, một nền hòa bình gượng ép bằng trả thù, sự bất mãn và lòng khao khát trả thù về phía kẻ thua trận, rồi lại chiến tranh! Đó là điều nhục nhã cho tất cả chúng ta, một kỹ thuật mới, một kỹ thuật cách mạng, phải được áp dụng. Về sự tranh chấp giữa hai gia đình Capulet và montague, Mercutio bị giết trong trận quyết chiến, trước khi trút hơi tjở cuối cùng đã kêu lên: “Một điều nhục nhã, khốn nạn cho cả hai gia đình các ngài”. Cuộc tranh đấu giữa hai gia đình kình địch ấy bị cắt ngang bởi một tình thương đã đập nát cái vòng thù ghét độc ác. Vào phút cuối cùng của tấu tuồng, Capulet nói: “Anh Montague ơi! Hãy nắm lấy tay tôi”.

Chú thích:

[1]- P. 335

[2]- Trong cuốn: “The rise of European Civilization” Charles Seignobos nói: “Các nhà quý tộc (ở thời Trung Cổ) không coi chiến tranh là một tai họa nhưng là một trò giải trí, không, hơn thế nữa, một cơ hội trở nên giàu có bằng cách cướp đoạt đất đai của kẻ địch, hay bắt cầm tù để đòi thục mạng. Để thay cho chiến tranh, đôi khi một cuộc đua tranh giữa các nhà quý tộc trong cùng một xứ được sắp đặt trước. Đây là hình thức chính của cuộc đấu võ trong đó cả hai bên chiến đấu với những vũ khí giết người, họ cầm tù người thua trận để đòi tiền chuộc mạng”.

[3]- Cp. Treitschke: “Chỉ một số ít người ảo tưởng khiếp nhược mới nhắm mắt trước sự huy hoàng của Cựu Ước đã ca ngợi vẽ đẹp của một cuộc Thánh Chiến, chính nghĩa v.v… một dân tộc cứ mơ ước hảo huyền một nền hòa bình vĩnh cữu sẽ tự cô lập hóa và suy đồi đến phải tiêu diệt v.v… Nếu bảo rằng chiến tranh vĩnh cữu phải được loại trừ khỏi thế gian thì đó chỉ là niềm hi vọng không những vô lý mà còn phi đạo đức. Nếu không có chiến tranh, những năng lực cao cả của linh hồn con người sẽ bị tiêu hao và cả thế giới sẽ là một ngôi đề thờ chủ nghĩa vị kỷ”. Thus Spake Germany, Coole and Potter (1941), pp. 59-60.

[4]- X. 25. cp. Frederik the Great: “Phương pháp chắc chắn nhất để che giữ một bí mật của người cần quyền là bên ngoài phải tỏ ra hòa bình, chờ khi nào thuận tiện sẽ thực hiện ý đồ bí mật của mình”.

[5]- Đạo đức kinh XXXI.

[6]- Sir Edward Grigg: “Nếu tôi phải cầm vũ khí để chứng tỏ rằng sử dụng vũ khí là một tội trạng chống lại nhân loại, thì tôi tin rằng tôi cũng không hơn gì người hàng xóm của tôi sử dụng vũ khí chỉ để chúng tỏ rằng anh ta có thể sử dụng nó khá hơn tôi và vì thế có quyền cai trị tôi. Mục đích của hắn và của tôi, phương pháp của hắn và của tôi trở nên giống nhau y hệt: Tôi phải cai trị hắn bằng vũ lực nếu không thì hắn cai trị tôi”. – The Faith of an Englishman.

[7]- (1938), P. 405.

[8]- Sự thật về những điều ước hòa bình, (1938), trang 6.

[9]- The Truth about the Peace treaties (1938), pp. 294-5. Bá tước Von Brock Dorff Rantzau, nhân danh phái đoàn Đức phát biểu khi các điều khoản của bản thỏa ước được đệ trình, nhắc đến sự bạo tàn của chiến tranh, ông nói: “Những tội ác trong chiến tranh có thể không được tha thứ, nhưng người ta phạm phải trong lúc chiến đấu để giành chiến thắng, trong ý chí bảo vệ sự sống còn của dân tộc, trong sự nồng cháy của dục vọng làm tiêu tan lương tri của các dân tộc. Hàng trăm nghìn dân thường đã bị giết chết từ ngày 02 tháng 02 bằng sự phong tỏa, bị giết một cách cố ý thản nhiên, sau chiến thắng. Hãy nghĩ về điều ấy khi các ngài luận về tội ác và bồi thường” (p. 979).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/01/2019(Xem: 9222)
04/12/2020(Xem: 5264)
11/01/2013(Xem: 19562)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.